Giám định trong tố tụng dân sự là việc người giám định sử dụng các kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ để kết luận về chuyên môn những vấn đề có liên quan đến hoạt động giải quyết vụ việc dân sự theo trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hoặc theo yêu cầu của người yêu cầu giám định, theo quy định của pháp luật.

Đang xem: Trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự

*

Câu hỏi: Xin chào Luật sư Công ty Luật Thái An, tôi có một thắc mắc muốn nhờ Luật sư tư vấn cho tôi như sau: Vợ chồng tôi sống với nhau đã được 5 năm. Do tính chất công việc nên tôi hay đi công tác xa nhà. Trong một lần đi công tác về sớm trước dự định, vì muốn tạo bất ngờ nên tôi không báo cho vợ mà đi thẳng về nhà. Tôi phát hiện vợ tôi đang ngoại tình với một người khác. Tháng sau vợ tôi có thai nhưng tôi nghi ngờ đứa con trong bụng vợ không phải là con tôi. Tôi nộp đơn xin ly hôn. Vợ tôi không đồng ý. Tôi yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định. Nhờ Luật sư cho tôi hỏi, trưng cầu giám định khi nào và ai là người thực hiện giám định? Xin chân thành cảm ơn!

Trả lời tư vấn: Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi về Công ty Luật Thái An. Với thắc mắc của bạn, chúng tôi xin được giải đáp như sau:

1. Cơ sở pháp lý:Luật Giám định tư pháp năm 2012.Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.2. Trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự:

Giám định trong tố tụng dân sựlà việc người giám định sử dụng các kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ để kết luận về chuyên môn những vấn đề có liên quan đến hoạt động giải quyết vụ việc dân sự theo trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hoặc theo yêu cầu của người yêu cầu giám định, theo quy định của pháp luật.

Theo quy định của Luật Giám định tư pháp và Bộ luật Tố tụng dân sự, để có kết luận giám định được tiến hành bằng 2 hình thức là trưng cầu giám định và yêu cầu giám định.

Trưng cầu giám định là hoạt động do Thẩm phán hoặc người tiến hành tố tụng thực hiện khi có yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết nhằm làm chứng cứ và cơ sở để giải quyết vụ việc dân sự. Trong quyết định trưng cầu giám định ghi rõ tên, địa chỉ của người giám định, đối tượng cần giám định, vấn đề cần giám định và các yêu cầu khác mà cần có kết luận của người giám định.

Trong trường hợp nếu xét thấy kết luận giám định không đầy đủ, không rõ ràng hoặc có dấu hiệu mờ ám, vi phạm pháp luật thì Tòa án có thể yêu cầu người giám định giải thích kết luận giám định hoặc triệu tập người đó đến phiên tòa, phiên hòa đến hỏi những nội dung cần thiết.

Nếu đương sự có yêu cầu hoặc nếu thấy cần thiết, Tòa án sẽ ra quyết định trưng cầu giám định bổ sung trong trường hợp nội dung kết luận chưa rõ, chưa đầy đủ hoặc khi phát sinh vấn đề mới liên quan đến tình tiết của vụ việc đã được kết luận giám định trước đó.

Xem thêm: Ngày Tết KháM Phá Trang Phục Truyền Thống Của Các Nước Trên Thế Giới

Việc giám định lại chỉ được thực hiện trong trường hợp có căn cứ xác định việc giám định lần đầu không chính xác, không khách quan, có dấu hiệu vi phạm quy định pháp luật về giám định tư pháp hoặc theo quyết định của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

Yêu cầu giám địnhlà là quyền của đương sự yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định hoặc tự mình yêu cầu giám định sau khi đã đề nghị Tòa án trưng cầu giám định nhưng Tòa án từ chối yêu cầu của đương sự. Quyền này được thực hiện trước khi Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục sơ thẩm, quyết định mở phiên họp giải quyết việc dân sự.

Như vậy, khi xét thấy cần làm rõ nội dung vụ việc dân sự hoặc theo yêu cầu của đương sự, Tòa án sẽ ra quyết định trưng cầu giám định. Việc trưng cầu giám định trongtố tụng dân sự có ý nghĩa rất quan trọng, giúp làm sáng tỏ các vấn đề còn đang hoài nghi, làm căn cứ cơ sở để Thẩm phán ra quyết định cuối cùng một cách khách quan, trung thực, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự tham gia tố tụng.

3. Ai là người giám định trong tố tụng dân sự?

Căn cứ vào Điều 79 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, người giám định là người có kiến thức, kinh nghiệm cần thiết theo quy định của pháp luật về lĩnh vực có đối tượng cần giám định khi Tòa án trưng cầu giám định hoặc khi đương sự có yêu cầu.

Người giám định có các quyền và nghĩa vụ nhất định theo quy định của pháp luật.

Người giám định phải từ chối giám định hoặc bị thay đổi trong trường hợp:

Người giám định đồng thời là đương sự, người đại diện, người thân thích của đương sự.Có căn cứ cho rằng người giám định không vô tư trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.Thuộc một trong các trường hợp không được giám định tư pháp theo quy định của Luật Giám định tư pháp.Đã tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người phiên dịch trong cùng một vụ án.Đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký tòa án, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên.

Xem thêm: Top 15 Địa Điểm Đi Chơi Ở Hà Nội Với Người Yêu Ở Hà Nội Yêu Siêu Lãng Mạn

Trên đây là một số ý kiến tư vấn của Công ty Luật Thái An về trưng cầu giám định vụ việc dân sự. Nếu còn bất kì thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này, xin liên hệ với tổng đài 1900.6218 để được tư vấn trực tiếp.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *