Bảo hiểm xã hội (BHXH) là 1 trong những chính sách an sinh xã hội đối với người lao động. Khi tham gia vào quan hệ lao động thì người lao động phải tham gia bảo hiểm xã hội bằng việc trích một số tiền từ lương cũng với số tiền mà người sử dụng đóng cho người lao động. Khi tham gia bảo hiểm xã hội người lao động sẽ được cấp sổ bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, nhiều người đặt câu hỏi sổ bảo hiểm xã hội được cấp mấy lần?

Chúng tôi xin chia sẻ đến bạn đọc những nội dung liên quan đến câu hỏi Sổ bảo hiểm xã hội được cấp mấy lần?

Sổ bảo hiểm xã hội là gì?

Theo khoản 1 điều 3 luật bảo hiểm xã hội năm 2014, khái niệm bảo hiểm xã hội được quy định như sau:

“ Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.”

Các chế độ bảo hiểm xã hội tại Việt Nam hiện nay bao gồm:

a) Chế độ bảo hiểm ốm đau;

b) Chế độ bảo hiểm xã hội tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp;

c) Chế độ bảo hiểm thai sản;

d) Chế độ bảo hiểm thất nghiệp;

e) Chế độ hưu trí;

g) Chế độ bảo hiểm y tế

h) Chế độ tử tuất.

Đang xem: Người lao động có được làm sổ bảo hiểm mới trong khi đã có một số sổ bảo hiểm?

Sổ bảo hiểm xã hội là loại sổ dùng để ghi chép quá trình đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội (BHXH) cũng như làm cơ sở để giải quyết các chế độ này. Chính vì vậy, đây là loại sổ vô cùng quan trọng đối với người lao động.

Chủ thể nào giữ sổ bảo hiểm xã hội?

Theo quy định trước đây sử dụng lao động là người có trách nhiệm giữ sổ BHXH cho nhân viên của mình.

Quy định mới này một phần người lao động cảm thấy phấn khởi khi họ được giữ sổ của mình, nhưng cũng có nhiều người lại lo lắng vì việc tự giữ sổ có thể làm mất hoặc hư hỏng. Tuy nhiên, cũng theo quy định của Luật này, dù người lao động tự giữ sổ nhưng cơ quan bảo hiểm vẫn lưu chứng từ điện tử trên hệ thống quản lý. Do đó, nếu người lao động làm mất, hỏng sổ vẫn được cơ quan bảo hiểm xã hội cấp lại và không ảnh hưởng đến quá trình đóng bảo hiểm.

*

Sổ bảo hiểm xã hội được cấp mấy lần?

Hiện nay pháp luật hiện nay quy định mỗi cá nhân chỉ có 01 sổ bảo hiểm tương ứng với 01 số BHXH. Pháp luật không quy định số lần cấp sổ bảo hiểm xã hội cho người tham gia. Tuy nhiên, pháp luật có quy định về cấp sổ bảo hiểm xã hội mới và cấp lại sổ bảo hiểm xã hội, những người có hai sổ bảo hiểm thì phải tiến hành gộp sổ. Quy định mỗi người chỉ có một sổ bảo hiểm xã hội làm cho công tác quản lý hiệu quả hơn cũng như tạo sự thuận tiện cho người tham gia bảo hiểm.

Điều 46 Quyết định số 595/QĐ-BHXH hướng dẫn về cấp và quản lý sổ bảo hiểm xã hội như sau:

Thứ nhất: Cấp sổ BHXH lần đầu

“ 1. Cấp sổ BHXH lần đầu: Người tham gia BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN được cơ quan BHXH cấp sổ BHXH.”

Thứ hai: Cấp lại sổ bảo hiểm

“ 2. Cấp lại sổ BHXH trong các trường hợp như sau:

2.1. Cấp lại sổ BHXH (bìa và tờ rời) các trường hợp: mất, hỏng; gộp; thay đổi số sổ; họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; người đã hưởng BHXH một lần còn thời gian đóng BHTN chưa hưởng.

2.2. Cấp lại bìa sổ BHXH các trường hợp: sai giới tính, quốc tịch.

2.3. Cấp lại tờ rời sổ BHXH các trường hợp: mất, hỏng.”

Điều 27 Quyết định số 595/QĐ-BHXH hướng dẫn về cấp lại, đổi, điều chỉnh nội dung trên sổ BHXH

Thứ nhất: Cấp lại sổ BHXH do mất, hỏng:

Thành phần hồ sơ: Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Xem thêm: 5 Giáo Viên Luyện Thi Đại Học Môn Tiếng Anh Ở Hà Nội Ạ, Cô Thu Trang

Thứ hai: Cấp lại sổ BHXH do thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch; điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổ BHXH

Thành phần hồ sơ:

a) Người tham gia

Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).

Hồ sơ kèm theo (Mục 3,4 Phụ lục 01).

b) Đơn vị: Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS).

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Thủ tục gộp sổ bảo hiểm xã hội

Theo quy định một người chỉ có một sổ bảo hiểm duy nhất. Tuy nhiên, do nhiều lần thay đổi công việc mà không ít người lao động vẫn có từ 02 sổ BHXH trở lên. Song, để đảm bảo quyền lợi cho mình, người lao động nên làm thủ tục gộp sổ.

Điều 27 Quyết định 595 quy định về thủ tục gộp sổ BHXH thực hiện như sau:

Về hồ sơ gồm:

Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (Mẫu TK1-TS: Đối với người lao động);

Sổ BHXH (Tất cả các sổ mà người lao động có);

Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS: Đối với doanh nghiệp).

Về trình tự thực hiện như sau:

 Người lao động nộp hồ sơ cho người sử dụng lao động nơi mình đang làm việc hoặc trực tiếp nộp tại cơ quan BHXH nơi tham gia bảo hiểm.

Không quá 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định hoặc không quá 45 ngày trong trường hợp cần xác minh quá trình đóng BHXH ở các tỉnh khác nhau hoặc ở nhiều đơn vị nơi người lao động có thời gian làm việc thì người lao động được cấp sổ BHXH mới.

Xem thêm: Chiến Lược Viết Cv Cho Sinh Viên Mới Ra Trường, Mới Tốt Nghiệp

Lưu ý: Điểm e khoản 3 Điều 43 Quyết định 595 như sau:

“ Trường hợp một người có từ 02 sổ BHXH trở lên có thời gian đóng BHXH, BHTN trùng nhau thì cơ quan BHXH thực hiện hoàn trả cho người lao động số tiền đơn vị và người lao động đã đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất và số tiền đã đóng vào quỹ BHTN (bao gồm cả số tiền thuộc trách nhiệm đóng BHXH, BHTN của người sử dụng lao động), không bao gồm tiền lãi.”

Trên đây là những nội dung mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc nội dung liên quan đến câu hỏi Sổ bảo hiểm xã hội được cấp mấy lần? Nếu có bất kỳ thắc mắc nào nội dung liên quan đến câu hỏi Sổ bảo hiểm xã hội được cấp mấy lần, bạn đọc vui lòng liên hệ đến tổng đài 1900 6557 để được tư vấn trực tiếp.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *