Các môn học ngành quản trị kinh doanh

*

Kinh tế vi mô 

Môn học này nghiên cứu việc ra quyết định của các chủ thể tham gia vào nền kinh tế (người tiêu dùng và các doanh nghiệp), cách thức họ phản ứng trước những thay đổi trên thị trường (bao gồm các cơ hội và ràng buộc mà người tiêu dùng và doanh nghiệp phải đối mặt) và cách thức các chủ thể này tương tác với nhau trên thị trường. Môn học bắt đầu bằng việc nghiên cứu các lý thuyết về hành vi của người tiêu dùng và nhà sản xuất, sau đó, nghiên cứu kết hợp chúng trên từng thị trường riêng lẻ, bao gồm thị trường cạnh tranh hoàn hảo, thị trường độc quyền bán, thị trường độc quyền mua, thị trường độc quyền nhóm và những tình huống khác.

Đang xem: Quản trị kinh doanh cần học những môn gì

Môn học sử dụng các khung lý thuyết để đặt ra các câu hỏi, thiết lập và làm sáng tỏ các vấn đề định tính và định lượng, nhằm giúp người học có cái nhìn khoa học về các vấn đề kinh tế vi mô trong thực tế.

Kinh tế vĩ mô 

Mục tiêu của kinh tế học vĩ mô là tập trung phân tích việcra quyết định của toàn xã hội khi phải đối mặt với sự khan hiếm – xã hội không có đủ nguồn lực sản xuất để thỏa mãn mọi nhu cầu của con người. Cụ thể, môn học này thảo luận các chủ đề xoay quanh các lý thuyết tăng trưởng tổng sản lượng của toàn xã hội, thất nghiệp và tăng trưởng kinh tế, chính sách tiền tệ, cán cân thanh toán, mối quan hệ giữa tăng trưởng và phát triển.

Kinh tế lượng 

Trong môn học này, học viên sẽ được tiếp cận cách thức mà các nhà kinh tế học đã sử dụng các mô hình kinh tế lượng để phân tích các vấn đề thực tế, từ đó đưa ra khuyến nghị phù hợp, hỗ trợ cho các nhà hoạch định chính sách trong việc ra quyết định. Những kỹ thuật kinh tế lượng cho phép chúng ta kiểm định sự phù hợp của các lý thuyết kinh tế trong thực tế. Môn học này giới thiệu cho học viên các phương pháp ước lượng cơ bản để kiểm tra mối quan hệ giữa các biến số quan sát được và kiểm định giả thuyết của các mối quan hệ đó dựa trên các lý thuyết kinh tế học.

Tiếng Anh học thuật trong kinh tế 

Môn học nhằm hỗ trợ học viên cải thiện kỹ năng viết tiếng Anh theo lối học thuật. Học viên được luyện tập kỹ năng trình bày bài luận một cách khoa học, nắm được cấu trúc của các dạng chủ đề học thuật khác nhau, diễn đạt các ý tưởng phức tạp một cách mạch lạc và súc tích, tuân thủ khắt khe văn phong viết theo lối học thuật và nâng cao vốn từ vựng hàn lâm trong bài viết.

Kinh tế phát triển 

Môn học này phân tích các vấn đề cơ bản và chuyên sâu về kinh tế phát triển, như tăng trưởng kinh tế và sự thay đổi công nghệ, các yếu tố đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, thương mại quốc tế và đầu tư nước ngoài, nông nghiệp và công nghiệp hóa, nhân lực và sức khỏe, di cư và kiều hối. Môn học giới thiệu cho học viên các phương pháp nghiên cứu nhằm mục đích so sánh sự khác biệt giữa lý thuyết và thực nghiệm thông qua các nghiên cứu học thuật có độ tin cậy cao.

Thẩm định dự án đầu tư 

Mục đích của môn học là giúp học viên nắm bắt những nguyên lý cơ bản và áp dụng các nguyên lý này vào việc thẩm định các dự án đầu tư. Sau khi hoàn thành môn học, học viên sẽ có được những kỹ năng cần thiết để phân tích các vấn đề tài chính, rủi ro, hiệu quả kinh tế và xã hội của các dự án.

Kinh tế môi trường 

Kinh tế Môi trường được thiết kế nhằm giúp học viên hiểu về mối quan hệ giữa các hoạt động kinh tế và môi trường. Môn học giới thiệu các lý thuyết và các công cụ có thể được sử dụng để hiểu rõ và đo lường các mối quan hệ giữa kinh tế và môi trường, từ đó có thể đưa ra các quyết định phù hợp nhằm quản lý môi trường và tài nguyên tự nhiên một cách tốt nhất.

Phát triển nông thôn

Nhiệm vụ chính của môn học là cung cấp hiểu biết về mặt lý thuyết và các chính sách đã được áp dụng trong phát triển nông nghiệp và nông thôn suốt năm thập kỷ qua, những kinh nghiệm thành công, thất bại và thách thức mà các nước đã trải qua, cũng như các phương án xây dựng chiến lược và chính sách phát triển nông thôn hiệu quả ở các nước đang phát triển.

Môn học đa ngành này cung cấp cho học viên một cái nhìn tổng quan về các vấn đề toàn diện trong sự nghiệp phát triển nông thôn của các nước trên thế giới. Sau khi kết thúc môn học, học viên có thể đạt được:

Nắm bắt được những lý thuyết và khái niệm căn bản trong phát triển nông thôn và vai trò của phát triển nông thôn đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế, giảm nghèo và bảo vệ môi trường trong bối cảnh toàn cầu hóa và biến đổi khí hậu.Áp dụng được những lý thuyết và khái niệm căn bản trên để phân tích quá trình cải cách ruộng đất ở các nước đang phát triển, phân tích và đánh giá những cuộc tranh luận về lý thuyết và chính sách liên quan đến phát triển nông nghiệp và nông thôn.Tiếp cận với những vấn đề có liên quan đến phát triển nông thôn ở Việt Nam như: tăng trưởng kinh tế, bình đẳng, giảm nghèo, bảo vệ môi trường và những chiến lược phát triển nông thôn đang được nhà nước Việt Nam và các tổ chức quốc tế theo đuổi.

Marketing quốc tế

Môn học này nhằm trang bị cho học viên kiến thức về quản trị marketing toàn cầu, thông qua những khái niệm căn bản, công cụ và lý thuyết. Môn học làm tăng khả năng tư duy phản biện của học viên về vấn đề cạnh tranh marketing toàn cầu. Học viên được kỳ vọng sẽ đạt được các mục tiêu sau:

(a) Nhận thức được những vấn đề và bối cảnh của quản trị marketing toàn cầu;

(b) Có khả năng tranh luận về cách mà các yếu tố thuộc về môi trường kinh doanh tác động đến quản trị marketing toàn cầu;

(c) Hiểu được và diễn giải những chiến lượng marketing toàn cầu khác nhau;

(d) Có khả năng phân tích để kết hợp các thành phần của tổ hợp marketing toàn cầu (phát triển sản phẩm, định giá, khuyến mãi và phân phối);

(e) Hiểu rõ các chiến lược marketing toàn cầu hiện tại của các công ty lớn;

(f) Hiểu và áp dụng được các khung phân tích và các công cụ khác nhau trong nghiên cứu quản trị marketing toàn cầu.

Thương mại quốc tế

Mục tiêu của môn học nhằm cung cấp cho học viêncác khái niệm, lý thuyết và các công cụ trong thương mại và tài chính quốc tế; nâng cao tính ứng dụngvà kỹ năng phân tích của người học. Phạm vi môn học, các chính sách và các vấn đề liên quan tạo thành một khía cạnh không thể tách rời của tăng trưởng và sự ổn định trên thế giới, và của tiến trình phát triển ở các nước đang phát triển. Do vậy, ngoài góc nhìn toàn cầu, môn học còn phân tích dựa trên góc độ của các quốc gia đang phát triển nói chung và bối cảnh đất nước học viên đang sinh sốngnói riêng. Điều này đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với các chuyên gia, các nhà hoạch định chính sách, các học giả và tất cả các đối tượng tác động hoặc chịu sự tác động của toàn cầu hóa thương mại và tài chính quốc tế.

Tiền Tệ – Ngân hàng

Môn học nhằm giới thiệu với học viên bản chất và cách thức hoạt động của các thị trường tài chính, những đóng góp của chúng trong một nền kinh tế thị trường đầy biến động, đồng thời cung cấp cho học viên một sự hiểu biết về chính sách tiền tệ và định chế tài chính. Qua môn học này, học viên sẽ hiểu được sự phân cấp của hệ thống tài chính, nhiệm vụ và mục tiêu hoạt động của mỗi cấp được phân biệt rạch ròi. Một sự phân biệt quan trọng được xác định là sự phân biệt giữa thị trường vốn và thị trường tiền tệ. Những hiểu biết về bản chất và cách thức hoạt động của các thị trường tài chính là cần thiết trong việc làm rõ vai trò của mỗi thị trường đối với một nền kinh tế theo cơ chế thị trường và sự phát triển của nền kinh tế này.

Tài chính quốc tế

Môn học này cung cấp cho học viên những nguyên lý cơ bản của tài chính quốc tế. Trên thực tế, các dòng chảy tài sản khổng lồ đang di chuyển giữa các quốc gia, các thị trường tài chính quốc tế ngày càng trở nên gắn kết hơn, và các hoạt động kinh tế đã không còn bị giới hạn trong phạm vi một nước, những nhà đầu tư tài chính hoạt động không ngừng nghỉ trên phạm vi toàn thế giới. Những nhà đầu tư New York có thể đặt mua 100 triệu đô la Úc ngay cả khi họ đang mua sắm trong các trung tâm thương mại ở Sydney.

Cũng như các vấn đề khác, lợi ích luôn đi liền với cái giá của chúng. Môn học này cung cấp cho học viên các kiến thức nền tảng để hiểu rõ cách thức các nhà đầu tư đã tối thiểu hóa hoặc thậm chí triệt tiêu những rủi ro trong quá trình thực hiện các quyết định đầu tư. Chủ đề chính của môn học xoay quanh những nhân tố tác động lên dòng chảy vốn, giá cả và những rủi ro đi kèm, và những kỹ thuật giúp giảm thiểu hoặc loại bỏ các rủi ro.

Xem thêm: Ứng Dụng Tổng Xích Ma Là Gì, Nghĩa Của Từ Liên Kết Xích Ma Trong Tiếng Việt

Môn học bắt đầu bằng một cuộc thảo luận về các thị trường tài chính quốc tế, bằng cách đưa ra một cái nhìn tổng quan về thị trường tiền tệ và thị trường vốn quốc tế. Cán cân thanh toán được xem là cầu nối tốt nhất để tìm ra mối liên hệ giữa thị trường tài chính quốc tế và nền kinh tế vĩ mô: đây là hai khía cạnh quan trọng mà môn học này sẽ đề cập.

Thị trường ngoại hối và các vấn đề liên quan đến tỷ giá hối đoái sẽ được đề cập một cách chi tiết khi đưa vào phân tích trong bối cảnh của nền kinh tế thực. Các cuộc thảo luận nhằm trả lời cho các câu hỏi cơ bản có liên quan đến các bên (như những nhà hoạch định, những nhà quản trị tài chính của các công ty đa quốc gia, những nhà đầu tư danh mục quốc tế, những nhà xuất khẩu và nhập khẩu) được đặt ra hằng ngày: cách xác định tỷ giá hối đoái. Việc giảm thiểu và loại bỏ rủi ro bằng những công cụ phái sinh và hoán đổi cũng được nhắc đến.

Phần tiếp theo đề cập đến các vấn đề quản trị rủi ro dựa trên quan điểm của các công ty hoạt động trong môi trường quốc tế. Những rủi ro khác nhau sẽ được thảo luận thông qua các tình huống nghiên cứu thực tế để phân tích các chiến lược của công ty đối với vấn đề quan trị rủi ro tài chính.

Tài chính công ty

Tài chính doanh nghiệp là môn học liên quan đến những sự lựa chọn có tác động tài chính đến trái chủ và cổ đông. Trong môn học này, các vấn đề chính của tài chính doanh nghiệp được đề cập đến bao gồm:

– Quyết định đầu tư: một công ty nên đầu tư dài hạn vào gì?

– Cách thức một công ty phân bổ nguồn lực vào các dự án khác nhau?

– Quyết định tài chính: một công ty sẽ sử dụng nguồn tài chính dài hạn được lấy từ đâu để chi trả cho các khoản đầu tư của nó? Phân bổ nguồn vốnhiệu quả giữa việc vận hành hoạt động của công ty và các dự án đầu tư mới?

– Quyết định cổ tức: phân bổ dòng tiềnphát sinh từcác khoản đầu tư của công tyđể chi trả chochủ sở hữu và tái đầu tư?

– Cho thuê là cách mà các doanh nghiệp đầu tư cho máy móc, tài sản và trang thiết bị. Các hình thức cho thuê? Lý do nên cho thuê và không nên cho thuê?

Tài chính công

Mục tiêu của môn học này nhằm cung cấp cho học viên (1) các công cụ cơ bản trong việc phân tích về chi tiêu công và các chính sách thuế nói chung, và (2) giới thiệu về thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam nói riêng.

Tài chính hành vi

Tài chính hành vi là một lĩnh vực nghiên cứu đang ngày càng thu hút nhiều sự chú ý của các nhà kinh tế học. Vượt xa những quan niệm sai lầm khi cho rằng Tài chính hành vi chỉ là một phần bổ sung của môn tài chính cổ điển, bằng cách phát hiện các bất thường có liên quan đến những thành kiến về mặt tâm lý, Tài chính hành vi hướng đến quá trình khám phá thế giới tài chính bằng một tư duy cởi mở hơn. Am hiểu sở thích của các nhà đầu tư có thể giúp ích trong việc mô hình hóa các hành vi của họ, từ đó, đơn giản hóa cách thức giải thích các hiện tượng tài chính đang xảy ra trong thế giới thực.

Phạm vi ứng dụng của Tài chính hành vi khá rộng, từ nghiên cứu lý thuyết đến thực tiễn. Điều này sẽ được hé lộ dẩn dần trong khóa học. Tài chính hành vi là điểm hội tụ giữa Tâm lý học, Xã hội học, Kinh tế học, Kinh tế tài chính, Đầu tư và Kế toán hành vi. Cụ thể hơn, phương pháp tiếp cận hành vi có thể tìm thấy trong Kinh tế học hành vi, Định giá tài sản, Quản trị doanh nghiệp, Quản lý danh mục đầu tư, Văn hóa tài chính và Hệ thần kinh tài chính…và những ngành khác. Việc thấu hiểu tâm lý con người, dù để sửa chữa những sai lầm hay lợi dụng điều đó đều tạo động lực lớn lao cho người nghiên cứu lý thuyết và các nhà chuyên môn.

Khóa học được thiết kế cho học viên cao học, nghiên cứu sinh và cả các nhà chuyên môn. Môn học đòi hỏi một cái đầu dũng cảm, vượt qua những lý thuyết tài chính quen thuộc để đưa ra những ý tưởng và giải pháp mới mẻ. Vào cuối khóa, người học sẽ có được cái nhìn tổng quan về những hạn chế của giả thuyết cách tiếp cận thị trường hiệu quả, nguyên nhân gây nên các dị biệt; hiểu biết sâu sắc các khía cạnh tâm lý của nhà đầu tư, theo đó là hành vi của họ, sẽ giải thích tốt hơn các hiện tượng tài chính. Đây làý nghĩaquan trọngtrong cả nghiên cứu lý thuyết và ứng dụng thực tế.

Tổ chức tài chính và phát triển kinh tế

Chủ đề chính của môn học là bàn về cách thức xây dựng một hệ thống tài chính hiệu quả,hướng đến phát triển kinh tế trong một nền kinh tế mở, đang phát triển như Việt Nam. Hướng tiếp cận định chế là phương thức được sử dụng xuyên suốt môn học.

Môn học bắt đầu với một bức tranh tổng quan về các định chế và cấu trúc của hệ thống tài chính và vai trò quan trọng của chúng trong sự phát triển chung của nền kinh tế. Phần tiếp theo thảo luận về những thất bại của chính phủ gắn liền với các cơ chế áp chế tài chính khác nhau. Chủ đề tự do hóa tài chính, về bản chất là một cuộc tranh luận có liên quan đến tiến trình tự do hóa tài chính và tốc độ tái cơ cấu nền kinh tế, cũng sẽ được bàn luận trong môn học này.

Môn học nhằm cung cấp cho học viên một cái nhìn tổng quan về vấn đề tài chính phát triển. Mục tiêu chính của môn học là nhằm giúp học viên:

Hiểu được các định chế và cấu trúc của hệ thống tài chính và vai trò của phát triển tài chính trong tăng trưởng và phát triển kinh tế;Áp dụng các lý thuyết kinh tế để phân tích khu vực tài chính (các công cụ, thị trường, định chế và cơ sở hạ tầng tài chính);Phân tích vai trò của chính phủ trong phát triển tài chính, hiểu rõ các yêu cầu và thách thức trong vấn đề tạo lập một hệ thống tài chính hoạt động lành mạnh theo định hướng thị trường.

Phân tích kinh tế ứng dụng

Môn học này được thiết kế như một chuỗi các chủ đề nghiên cứu thực nghiệm khác nhau. Mục tiêu của khóa học là tìm hiểu cách mà các nhà kinh tế áp dụng các công cụ phân tích để trả lời câu hỏi nghiên cứu và đưa ra các kiến nghị chính sách cho nhà hoạch định. Thông qua các chủ đề được lựa chọn, môn học này sẽ minh họa cho người học về cách thức xây dựng các mô hình thực nghiệm từ các khái niệm, cùng với các công cụ phân tích định lượng.

Mỗi bài giảng giới thiệu một chủ đề nghiên cứu, với hai nội dung.Trước tiên là giới thiệu và thảo luận các khái niệm liên quan đến chủ đề: lý thuyết, các nghiên cứu thực nghiệm và mô hình. Sau đó, giảng viên sẽ giới thiệu một nghiên cứu thực nghiệm minh họa cho việc biến đối từ khái niệm lý thuyết đến mô hình thực nghiệm, từ đó phân tích và thảo luận.

Ngoài việc cung cấp những ý tưởng quan trọng để tiến hành một nghiên cứu thực nghiệm, môn học này còn cung cấp cho học viên nhiều tài liệu liên quan đến các chủ đề nghiên cứu. Những tài liệu này, bao gồm các nghiên cứu trước đây liên quan đến các chủ đề được giảng viên chọn lọc, sẽ cung cấp cho học viên hiểu biết chuyên sâu về vấn đề. Qua khóa học, người học sẽ biết cách xây dựng và phát triển các ý tưởng nghiên cứu thành các chủ đề luận văn.

Xem thêm: MáY RửA MặT Clarisonic Mia 2 Sạch Bụi Bẩn, Ngừa Mụn, Máy Rửa Mặt Cọ Clarisonic Mia 2

Phương pháp nghiên cứu kinh tế

Môn học được thiết kế nhằm giới thiệu cho học viên cách vận dụng phương pháp nghiên cứu để hoàn thành luận án tốt nghiệp. Vào cuối khóa, học viên nắm được một số phương pháp luận cơ bản của khoa học kinh tế, có khả năng xác định mục tiêu nghiên cứu, chuyển nó thành câu hỏi nghiên cứu và tìm ra các công cụ thích hợp để phân tíchmục tiêu nghiên cứu đó. Người học cũng được nâng cao kỹ năng làm việc với các bài viết khoa học và trình bày các dữ liệu định lượng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *