*

Hoạt động trải nghiệm tết hàn thực tại trường MN Ngán Chiên
HOẠT ĐỘNG HƯỞNG ỨNG NGÀY SÁCH VIỆT NAM
HOẠT ĐỘNG CỦA CHI ĐOÀN TRƯỜNG MẦM NON NGÁN CHIÊN CHÀO MỪNG NGÀY THÀNH LẬP ĐOÀN 26/3
LUẬT BIÊN PHÒNG VIỆT NAM 2020
Kế hoạch triển khai phong trào thi đua đảm bảo trật tự, an toàn giao thông giai đoạn 2021-2025 của…
tài liệu truyền thông hướng dẫn phòng, chống dịch covid-19 dành cho trẻ em mầm non và học sinh phổ…

Chủ đề: Hiện tượng tựnhiên

Lĩnh vựcphát triển nhận thức

Hoạt động: Toán

Đề tài :   Dạy trẻ phân biệt hình tam giác và hình vuông.

Đang xem: Giáo án nhận biết hình vuông hình tam giác

Độ tuổi: 4 tuổi

Thời giandạy: 20 – 25 phút

I. MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU

1. Kiến thức

– Trẻ biết nhận biết, phân biệt được hình vuông, hình tamgiác qua đường bao và que tính khác nhau để tạo hình.

2. Kỹnăng

-Rèn kĩ năng phân biệt và so sánh.

-Phân biệt được sự giống nhau, và khác nhau giữa các hình về số cạnh.

3.Thái độ

-Trẻ có thái độ học tập.

-Biết chơi theo nhóm đoàn kết hợp tác.

II. CHUẨN BỊ

-Máy tính, màn hình, giáo án.

-Mỗi trẻ 7 que tính có màu sắc khác nhau, hình tam giác, hình vuông, rổ.

– 2 đường hẹp, 2 bảng gắn trên bảng có gắn các hình tamgiác, hình vuông còn thiếu 1 cạnh.

-Giấy đề can, 2 tờ giấy A3.

– Nội dung tích hợp: Thể dục “Đi trong đườnghẹp”. Tạo hình “ Dán hình”. Âm nhạc “Trời nắng trời mưa”.

III. TIẾN HÀNH

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

 *Hoạt động 1: Bé cùng trò chuyện

– Xin chào mừng các bạn đến với chương trình “Bé vui học toán” ngày hôm nay. Chương trình do trường MN Ngán Chiên tổ chức với sự tài trợ của công ti trách nhiệm hữu hạn Ngán Chiên. Đến tham gia chương trình, gồm có đội Mặt trời và đội Mây trắng, các đội muốn gửi tặng chương trình một bài hát sôi động. Mời khán giả cùng thưởng thức.

– Cho cả lớp hát và nhún nhảy theo bài hát “Trời nắng trời mưa”.

– Để có được chiếc vé tham gia chương trình “bé vui học toán”, các bạn phải trả lời các câu hỏi thử tài thông minh sau:

+ Các bạn vừa hát, vận động theo bài hát gì?

+ Nắng mưa là hiện tượng gì?

+ Khi đi dưới trời nắng chúng ta phải làm gì?

+ Khi trời đổ mưa chúng ta phải làm gì?

– Giáo dục trẻ không chơi ngoài nắng, khi trời đỏ mưa. Biết bảo vệ sức khỏe khi thời tiết thay đổi.

– Các bạn rất xứng đáng bước vào chương trình “Bé vui học toán”. Chủ đề của chương trình hôm nay là “Phân biệt hình vuông và hình tam giác”

* Chương trình gồm 3 phần:

+ Phần thứ nhất: “Bé nhận hình”

+ Phần thứ hai: “Bé phân biệt hình”

+ Phần thứ ba: “Bé chơi với hình”

– Chào mừng các bạn đến với phần thứ nhất “Bé nhận hình”

* Hoạt động 2: Bé nhận hình

– Cô nêu cách chơi:

+ Khi cô đưa ra yêu cầu chọn hình nào thì trẻ phải tìm trong rổ đúng với hình cô đã yêu cầu và giơ cao cho cô và các bạn cùng kiểm tra.

– Cô lần lượt cho trẻ chọn hình theo yêu cầu và cho trẻ kiểm tra lẫn nhau.

– Cô kiểm tra lại và sửa sai cho trẻ.

– Cô hỏi trẻ tên các dạng hình trên máy.

– Cô thấy 2 đội đều rất xuất sắc đã vượt qua được phần thi thứ nhất và tất cả 2 đội đều được một tràng pháo tay thật to, và bây giờ chúng mình cùng bước vào phần thi thứ 2 có tên gọi” Bé phân biệt hình”

* Hoạt động 3: Bé phân biệt hình

– Cô chiếu các slide trên máy tính cho trẻ nhận biết các hình vuông và hình tam giác.

– Hình tam giác: Cô chiếu slide cho trẻ xem và đặt các câu hỏi cho trẻ tìm hiểu hình:

+ Đây là hình gì?

+ Các con đếm xem hình tam giác có mấy cạnh?

+ Các con hãy tìm trong rổ của mình hình tam giác và chỉ vào các cạnh đếm xem hình tam giác có mấy cạnh?

– Cô cho trẻ chỉ vào các góc của hình tam giác và cho trẻ đếm.

– Hình tam giác có mấy góc?

– Hình tam giác có 3 cạnh và 3 góc.

– Cho trẻ lăn hình tam giác và hỏi: Hình tam giác có lăn được không? Vì sao?

– Hình tam giác không lăn được vì có các cạnh, các góc.

– Cô chiếu slide cách xếp hình tam giác bằng que tính cho trẻ xem.

Xem thêm: Viêm Âm Đạo Là Gì – Bệnh Viêm Âm Dạo Là Gì

+ Cô hỏi: để xếp được hình tam giác ta cần mấy que tính?

– Cô yêu cầu trẻ lấy các que tính và xếp thành hình tam giác.

– Hình tam giác có những đặc điểm gì?

– Cô khái quát lại hình tam giác có 3 cạnh và 3 góc.

– Cho cả lớp nhắc lại

– Hình vuông: Cô chiếu slide cho trẻ xem và đặt các câu hỏi cho trẻ tìm hiểu hình:

+ Đây là hình gì?

+ Hình vuông có mấy cạnh?

– Các con hãy tìm trong rổ của mình lấy lên hình vuông. Các con hãy sờ và đếm xem hình vuông mà các con đang cầm trên tay có mấy cạnh nào?

– Cô khái quát lại hình vuông có 4 cạnh

– Cô cho chiếu slide và cho trẻ đếm các góc của hình vuông.

– Tương tự cô cho trẻ cầm hình vuông và chỉ vào các góc và đếm.

– Cô khái quát: Hình vuông có 4 cạnh dài bằng nhau và có 4 góc.

– Cho trẻ lăn hình vuông và hỏi: Hình vuông có lăn được không? Vì sao?

– Hình vuông không lăn được vì có các cạnh, các góc.

– Cô chiếu slide cách xếp hình vuông bằng que tính cho trẻ xem.

– Cô hỏi: để xếp được hình vuông chúng ta cần có mấy que tính?

– Cô yêu cầu trẻ lấy que tính để xếp thành hình vuông.

– Chúng mình hãy suy nghĩ xem 4 cạnh của hình vuông như thế nào?

– Muốn biết đựơc 4 cạnh của hình vuông có bằng nhau hay không? Các đội hãy cùng cô kiểm tra nhé . Hãy thu 4 cạnh của hình vuông lại sau đó chúng mình chụm 1 đầu xuống đất và để ý đầu kia nếu không có phần thừa ra thì bằng nhau còn có phần thừa ra là không bằng nhau.

– Chúng mình cùng nhìn lên màn hình có đúng là bằng nhau không?

– Cô cho trẻ khái quát lại hình vuông có 4 cạnh dài bằng nhau và có 4 góc.

– Cô cho xuất hiện các hình vuông và hình tam giác và hỏi:

+ Các con có biết hình vuông và hình tam giác có điểm gì giống và khác nhau không?

* Điểm giống:

– Cả 2 hình đều có các cạnh và các góc.

* Điểm khác:

– Hình tam giác chỉ có 3 cạnh và 3 góc.

– Hình vuông thì có 4 cạnh và 4 góc.

– Cô nhận xét lại: hình vuông và hình tam giác giống nhau: 2 hình đều có cạnh và góc, không lăn được.

– Khác nhau: hình vuông có 4 cạnh, hình tam giác có 3 cạnh.

– Cô chúc mừng tất cả 2 đội đã vượt qua phần thi thứ 2 cả 2 đội đều được 1 tràng pháo tay và bước tiếp vào phần thi thứ 3 có tên gọi “Bé chơi với hình”

* Hoạt động 4: Bé chơi với hình

– Phần thi thứ 3 gồm 2 trò chơi:

 + Trò chơi 1: ” Đội nào nhanh hơn”

– Luật chơi như sau: Đi trong đường hẹp dán cạnh còn lại của 1 hình đội nào dán nhiều đội đó thắng cuộc.

– Khi nghe hiệu lệnh trẻ đứng đầu mỗi đội sẽ đi theo đường hẹp để lên bảng của đội mình chọn 1 đoạn giấy phù hợp dán vào cạnh của hình bất kì trên bảng, sau đó chạy về cuối hàng để bạn thứ 2 lên tiếp tục thực hiện như bạn thứ nhất nhưng phải dán vào hình khác, thời gian tính là 1 bản nhạc, đến hết thời gian đội nào dán nhiều hình đội đó sẽ thắng cuộc.

– Cô tổ chức cho trẻ chơi 2 – 3 lần.

– Cô chú ý sửa sai, khuyến khích trẻ thực hiện

– Hỏi trẻ tên trò chơi?

– Sau khi 2 đội chơi xong cô kiểm xem đội nào dán nhiều, đúng.

– Vừa rồi cô thấy các đội đã rất khéo léo vượt qua trò chơi thứ 1, nhưng cuộc thi sẽ hấp dẫn hơn ở trò chơi thứ 2, nào chúng mình cùng bước vào nhé.

– Trò chơi 2: “Dán tranh”

– Cô mời chúng mình về bàn ngồi nào.

– Bây giờ các đội cùng quan sát lên màn hình cô có bức tranh gì đây?

– Yêu cầu cô : Trước mặt chúng mình là giấy, và giấy màu bây giờ cô yêu cầu các đội hãy tìm những hình đã học dán thành bức tranh giống cô và thi đua nhau xem đội nào dán tranh, giống cô và đẹp mà xong trước đội đó sẽ thắng cuộc.

– Cô cho trẻ thực hiện.

– Cô bao quát, theo dõi trẻ thực hiện

– Hỏi trẻ tên trò chơi.

– Hôm nay cô thấy 2 đội, đội nào cũng xuất sắc dành danh hiệu “Những thiên tài nhí” Cô xin chúc mừng 2 đội.

Xem thêm: Đề Thi Học Sinh Giỏi Toán Lớp 2 Cấp Huyện, Tỉnh Thành Phố, Đề Thi Học Sinh Giỏi Lớp 2 Có Đáp Án

– Còn bây các đội hãy đem những bức tranh mà đội mình đã làm được, đem tặng các cô giáo, những người đã ủng hộ và cổ vũ cho chương trình giúp cho chương trình thành công nào.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *