Dưới đây là những hướng dẫn cách phân tích nhân vật Liên trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam một cách chi tiết nhất. Ngòi bút của Thạch Lam chứng minh rõ nét cho nhận định “Văn học là nhân học” của M.Gorki. Tuyến nhân vật cũng được tác giả xây dựng chăm chút, tỉ mỉ miêu tả hết được tư tưởng và tâm hồn của người viết. Hình ảnh nổi bật là nhân vật Liên sẽ được Kiến Guru phân tích dưới đây để các bạn cùng tham khảo nhé.

Đang xem: Dàn ý phân tích nhân vật liên trong hai đứa trẻ

I. Tìm hiểu chung để phân tích nhân vật Liên

1. Tác giả

– Thạch Lam (1910-1942) là nhà văn nổi tiếng trong nhóm Tự lực văn đoàn với gia đình có truyền thống về văn học.

*

Nhà văn Thạch Lam (1910-1942)

– Ông có sở trường viết truyện ngắn với cốt truyện nhiều suy tư, tình cảm và cảm xúc, giàu tính nhân văn – nhân đạo.

– Tác phẩm nổi tiếng: Gió lạnh đầu mùa, Nắng trong vườn, Ngày mới, Sợi tóc,…

2. Tác phẩm

– Rút ra từ tập Nắng trong vườn.

*

Tập truyện ngắn “Nắng trong vườn” của Thạch Lam

– Là truyện nhưng không có cốt truyện, kết hợp nhuần nhuyễn yếu tố hiện thực và lãng mạn.

II. Phân Tích nhân vật Liên chi tiết

1. Tâm trạng nhân vật Liên trước cảnh ngày tàn:

– Cảm thấy trong lòng dâng lên nỗi buồn man mác trước cảnh chiều tàn, bóng tối bắt đầu dần phủ lên trên tất cả: “mặt trời đã lấp sau rặng tre, nhìn lên chỉ thấy khóm tre màu đen kịt trên nền trời phớt hồng”.

– Liên ngửi thấy được mùi âm ẩm bốc lên vào cuối ngày tại nơi phố huyện nhưng lại thấy quen thuộc, gần gũi và đầy yêu thương.

– Liên chứng kiến như thường ngày khung cảnh chợ vãn buổi chiều còn lèo tèo vài người bán hàng thu dọn gánh, vài đứa trẻ đi lượm nhặt các thứ lặt vặt…

=> Khung cảnh nặng trĩu sự hiu quạnh, u tối, không chút sự sống khiến tâm trạng của Liên cũng trở nên nặng nề, man mác.

2. Tâm trạng nhân vật Liên trước những mảnh đời tàn:

– Liên nhìn thấy những đứa trẻ nhặt rác ở bãi chợ: Liên xót thương thay và thấy chúng vô cùng đáng thương, tội nghiệp nhưng lại bất lực vì không thể giúp đỡ được gì khi cuộc sống gia đình Liên hiện tại cũng còn rất khó khăn, vất vả để mưu sinh qua ngày mà không còn ấm no như trước nữa.

– Mẹ con chị Tí ban ngày đi mò cua bắt tép, tối lại dọn hàng bán nước với ngọn đèn thắp leo lét. Ngày nào mẹ con cũng dọn hàng ra bán từ chập tối đến đêm nhưng “chả kiếm được bao nhiêu” -> Niềm yêu thương, sự quan tâm, ân cần, và cả những thương cảm cho gia cảnh bần hàn, cơ cực của mẹ con chị.

– Bóng bác Siêu bán phở chập chờn trong đêm.

Xem thêm: Tìm Hiểu Về Mạng Điện Ba Pha Là Gì, Tìm Hiểu Khái Niệm Mạch Điện 3 Pha Là Gì

– Vợ chồng bác xẩm sống bằng nghề đàn ca nghệ thuật, cất lên tiếng đàn bầu trong không gian tĩnh mịch. Thằng con bò ra ngoài phía manh chiếu, nhặt rác bẩn.

– Cụ Thi hơi điên, nghiện rượu, có tiếng cười khanh khách: Liên dẫu biết và thông cảm, thấu hiểu cho hoàn cảnh của bà nhưng dù sao vẫn có chút sợ sệt.

3. Tâm trạng nhân vật Liên trong lúc đợi chuyến tàu đêm muộn:

– Liên ráng thức chờ đợi chuyến tàu đêm muộn và hồi tưởng về một thời ký ức đẹp đẽ lúc ấu thơ, khi gia đình vẫn còn khá giả, cuộc sống ấm no, đầy đủ và nhớ cả ánh đèn điện xa hoa của Hà Nội.

*

Hai chị em Liên thức đợi tàu

– Trước không gian tịch mịch, ánh sáng thì chập chờn, âm thanh thưa thớt khiến Liên luôn có một cảm giác thật mơ hồ, khó hiểu.

– Tâm trạng chờ mong, ngóng đợi đón chuyến tàu đêm từ Hà Nội về => Liên không chờ để bán được vài món đồ cho khách tàu đêm mà thực ra Liên đang chờ đợi chuyến tàu sẽ mang đến phố huyện nghèo nàn, tăm tối này những vầng sáng, niềm hy vọng mới và ước mơ thay đổi cuộc đời.

– Sau bao trông ngóng, đợi chờ đầy háo hức là sự hụt hẫng, tiếc nuối khi chuyến tàu mất hút vào đêm tối. Liên lặng lẽ, ngậm ngùi quay trở về với thực tại tàn khốc, tối tăm và cuộc sống vẫn bế tắc.

=> Qua những chi tiết phân tích nhân vật Liên trong Hai đứa trẻ, tác giả thể hiện sự trân trọng trước những ước mong của Liên về một cuộc sống tốt đẹp, ấm no hơn hiện tại.

Soạn văn bài Hai Đứa Trẻ của tác giả Thạch Lam

Ý nghĩa hình ảnh đoàn tàu trong tác phẩm Hai Đứa Trẻ

III. Tổng kết phần phân tích nhân vật Liên

1. Giá trị nội dung

– Bức tranh đầy tâm trạng của Liên thể hiện nghệ thuật xây dựng tuyến nhân vật đầy tài tình và tinh tế của Thạch Lam, qua đó tác giả còn chất chứa một thông điệp ý nghĩa về cuộc sống nhân sinh giàu giá trị nhân đạo.

2. Giá trị nghệ thuật

– Kết hợp hài hòa giữa bút pháp hiện thực và lãng mạn, giàu giá trị nhân đạo.

– Sử dụng hình ảnh giàu ý nghĩa biểu đạt, nhiều chi tiết đắt giá được tác giả chăm chút.

Xem thêm: Biến Chứng Chèn Ép Mật Của U Đầu Tụy Là Gì, U Đầu Tụy Lành Tính: Những Điều Cần Biết

Với những hướng dẫn chi tiết về cách phân tích nhân vật Liên ở trên hy vọng là nguồn tham khảo hữu ích với các bạn. Qua nhân vật cho người đọc nhận ra mỗi tác phẩm của Thạch Lam chất chứa một sức sống trường tồn cùng lòng người. Tình người của tác giả với nhân vật đưa ý nghĩa của truyện lên tầng cao mới. Và Thạch Lam là một trong rất nhiều nhà văn định hướng theo mảng giá trị nhân đạo này mà bạn có thể tìm đọc trên app Kiến Guru nhé.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *