Để tạo nên sản phẩm may mặc, người ta phải dùng các kiểu can vải để may ráp các chi tiết của sản phẩm, dùng các kiểu viền vải để viền mép sản phẩm cho mép vải không bị sổ và kết hợp trang trí. Thực hiện các đường may cơ bản đúng kĩ thuật, phù hợp với chi tiết cần may sẽ tạo nên sản phẩm bền và đẹp. Vì vậy, để nắm vững các kiểu can vải và các kiểu viền vải, chúng ta cùng học bài: “Các đường may cơ bản”. Mời các em cùng theo dõi nội dung chi tiết của bài học dưới đây.

Đang xem: Các loại đường may cơ bản

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1.Các kiểu can vải (may can, may nối)

1.2.Các kiểu viền vải

2. Luyện tập bài 5 Công Nghệ 9

2.1. Trắc nghiệm

2.2. Bài tập SGK & Nâng cao

3. Hỏi đápBài 5 Quyển 1 Công Nghệ 9

*

1.1.1. Can rẽKý hiệu:

*

Can rẽ là cách nối vải bằng một đường may. Trước khi may cần vắt sổ mép vải.Đây là cách may nối đơn giản và thông dụng.a. Quy trình thực hiệnÚp hai mặt phải vải vào nhau, hai mép vải trùng nhau (hình 1.a).May đường may song song và cách mép vải 1cm (hình 1.b).Mở đôi mảnh vải, cạo rẽ đường can để hai mép vải nằm về hai phía (hình 1.c). Hoặclàm ẩm mép vải rồi dùng bàn là nóng là ép cố định đường can (hình 1.d)

*

*

Hình 1. Can rẽ

b. Yêu cầu kỹ thuậtMặt phải: Đường can thẳng, mặt vải phẳng.Mặt trái: Hai mép vải cách đều đường can và êm.c. Ứng dụng

Đường can rẽ dùng để may sườn tay, sườn thân, đường giàng quần, dọc quần…

1.1.2.Can lộn (may nối lộn)Ký hiệu:

*

Can lộn là cách may nối vải bằng hai đường may, thường áp dụng để may khi mép vải không được vắt sổ.a.Quy trình thực hiệnÚp hai mặt trái vải vào nhau, hai mép vải trùng nhau (hình 2.a).May đường may thứ nhất cách mép gấp 0,3÷0,5cm để mép vải gọn vào trong (hình 2.b).Dùng kéo cắt hết xơ vải (nếu có), lộn vải sang mặt trái, cạo sát đường may (hình 2.c).May đường may thứ hai cách mép gấp 0,5÷0,7cm để mép vải gọn vào trong (hình 2.d).

*

*

Hình 2. Can lộn

b. Yêu cầu kỹ thuậtMặt phải: Đường can thẳng, mặt vải phẳng, êm, không lộ mép vải.Mặt trái: Đường may cách đều mép gấp.c. Ứng dụng

Đường can lộn dùng để may ống quần, đáy quần, sườn tay, sườn thân áo… khi mép vải không được vắt sổ.

1.1.3.Can cuốn phải (may nối ép)Ký hiệu:

*

Can cuốn phải là cách may bằng hai đường may ở mặt phải vải. Hai đường may này song song và cách đều nhau, mép vải được cuốn lại phía trong đường may.a. Quy trình thực hiện:Đặt hai mặt trái vải vào nhau, mặt phải ra ngoài, mép vải lệch nhau 0,6÷0,8cm (hình 3.a).Gấp mép mảnh vải ở dưới úp lên sát với mép mảnh vải ở trên (hình 3.b).Úp mép vải vừa gấp xuống bàn máy, may đường thứ nhất cách đều mép gấp 0,5÷0,7cm (hình 3.c).Mở hai mảnh vải ra, cạo sát đường may, cắt sửa mép vải, cuộn mép vải vào trong (hình 3.d).May đường thứ hai sát mí, cách mép cuốn 0,1cm. Ở mặt phải vải có hai đường may cách đều nhau 0,4÷0,6cm (hình 3.e).

*

Hình 3.Can cuốn phải

b. Yêu cầu kỹ thuậtĐường may phẳng, chắc.Hai đường may cách đều nhau và có cỡ mũi may bằng nhau.c. Ứng dụng
1.2.1. Viền gấp mép

Viền gấp mép là cách giữ cho mép vải không bị sổ sợi bằng cách gấp trực tiếp mép vải của sản phẩm hoặc nối mảnh vải khác vào vị trí cần viền, sau đó may cố định.

Xem thêm: 70+ Câu Nói Ngôn Tình Ấn Tượng Nhất Lay Động Lòng Người, Anh Đâu Biết Trước

a. Quy trình thực hiện

a.1. Viền gấp mép không nối vải

Ký hiệu:

*

Gấp mép vải vào mặt trái hai lần: lần thứ nhất gấp xuống một khoảng bằng 0,5cm (hình 4.a).Gấp tiếp lần thứ hai theo nét vẽ phần vải chừa để may nẹp (hình 4.b).May viền: May sát mí cách mép gấp 0,1cm (hình 4.c).

*

Hình 4.Viền gấp mép không nối vải

a.2.Viền gấp mép có nối vải

Ký hiệu:

*

Dạng đường cong: Cắt vải viền theo hình dạng mép vải cần viền.Ví dụ: Vòng cổ thân áo (hình 5.a)Úp mặt phải vải viền vào mặt phải cần viền, sắp bằng mép đường cong, may một đường cách mép vải 0,5cm (hình 5.b).Cắt xơ vải, sửa mép đường cong cho đều, bấm theo đường cong (cách đường may 0,2cm) để khi lộn sang trái, nẹp không bị cộm, dúm (hình 5.c).May nẹp viền: Cạo sát đường may, lật nẹp viền sang mặt trái vải cần viền, gấp mép vải viền, lược cố định (hình 5.d). May sát mí hoặc khâu vắt, khâu chữ V.

Xem thêm: Tính Quãng Đường Vật Đi Được Trong Giây Cuối Cùng, Quãng Đường Vật Rơi Trong Giây Cuối Cùng

*

Hình 5.Viền gấp mép có nối vải (dạng đường cong)

b. Yêu cầu kỹ thuậtVải nẹp cắt đúng hình dạng chỗ cần viền và có bề rộng bằng nhau.Đường may viền phẳng, êm, không dúm, giữ được hình dạng của chi tiết sản phẩm.c. Ứng dụng

Viền gấp mép dùng để viền cổ áo, gấu áo, váy, quần…

1.2.2.Viền bọc mépKý hiệu:

*

Viền bọc mép là cách dùng một miếng vải canh xéo cùng màu hoặc khác màu với sản phẩm để bọc mép vải vào trong, giữ cho mép vải không bị sổ sợi, đồng thời làm đẹp cho sản phẩm.a. Quy trình thực hiện

a. 1. Cắt vải viền canh xéo (chéo sợi): rộng 2,5÷3cm, dài bằng chỗ cần viền. Nếu không đủ chiều dài thì phải nối vải theo đường chéo để mép viền không bị cộm.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *