Đại học Lớp 12 Lớp 11 Lớp 10 THCS Tiểu học Dành cho giáo viên

Đang xem: Bài tập hóa phân tích

*

Tài liệu là phần 1 của tuyển tập 50 Bài tập Hóa học Phân tích, được biên soạn bởi các thầy cô trường THPT Chuyên Lam Sơn – Thanh Hóa. Thư viện tài liệu chia sẻ miễn phí cho bạn đọc tham khảo bao gồm cả đề bài và hướng dẫn giải.

50 Bài tập Hóa học Phân tích – Phần 1 1/ Tính pH và thành phần cân bằng trong dung dịch thu được khi trộn 50,00 ml dung dịch NH3 2,40.10-3M với 50,00 ml dung dịch H2SO4 2,00.10-3M. Cho: pKa(HSO4-) =1,99 pKa(NH4+) = 9,24 2/ Tính pH trong hỗn hợp gồm H3AsO4 0,010 M và NaHSO4 0,010 M. Cho: pKa(HSO4-) =1,99 pKai(H3AsO4) = 2,13; 6,94; 11,5 3/ a) Tính độ điện li của H3PO4 khi thêm 6,00 ml dung dịch NaOH 0,024 M vào 24,00 ml dung dịch H3PO4 0,020 M. b) Tính thể tích dung dịch NaOH 0,024 M cần để trung hoà 24,00 ml dung dịch H3PO4 trên đến pH1 =7,21 và pH2 = 9,77. Cho: pKai(H3PO4) = 2,15; 7,21; 12,32 4/ Tính pH và thành phần cân bằng trong dung dịch A thu được khi trộn 10,00 ml dung dịch H2SO4 0,0200 M với 10,00 ml dung dịch Fe2(SO4)3 0,0200 M. Biết: pKa(HSO4-) =1,99 lg*FeOH2+ = -2,17. 5/ a)Tính pH và thành phần cân bằng trong dung dịch A thu được khi trộn 10,00 ml dung dịch H2S 0,100 M với 10,00 ml dung dịch NH4Cl 1,00 M. b)Tính thể tích dung dịch NaOH 0,100 M cần thêm vào 10,00 ml dung dịch A để pH = 7,00. Cho biết: pKa(NH4+) = 9,24 pKai(H2S) = 7,02; 12,92 6/ Trộn 10,00 ml dung dịch NaOH 0,2000 M vào 10,00 ml dung dịch A chứa KCN 0,0400 M, NH3 0,0800 M, NH4Cl 0,1200 M và HCN 0,0800 M thu được dung dịch B. a. Tính pH dung dịch A. b. Tính thành phần cân bằng trong dung dịch B.

Xem thêm: 999 Tên Tiếng Anh Độc Đáo Tiếng Anh Là Gì ? Độc Đáo Tiếng Anh Là Gì

Xem thêm: Tác Dụng Của Thuốc Tránh Thai Khẩn Cấp 120 Giờ, Uống Thuốc Tránh Thai Có Tác Dụng Trong Bao Lâu

c. Tính số mg axit HCOOH cần thêm vào dung dịch B để thu được dung dịch có pH = 7,00. (Coi thể tích dung dịch không đổi khi thêm HCOOH). Cho biết: pKa(NH4+) = 9,24 pKa(HCN) = 9,35 pKa(HCOOH) = 3,75 7/ Trộn 10,00 ml dung dịch NaOH 0,1002 M với 10,00 ml dung dịch NaHCO3 0,1000 M (dung dịch B). a) Tính pH và nồng độ cân bằng các cấu tử trong dung dịch B. b) Tính pH của dung dịch khi thêm 5,00 ml HCl 4,10.10-1 M vào dung dịch B. Biết : pKai(H2CO3) = 6,35; 10,33 độ tan của CO2 trong nước LCO2= 3.10-2 M. 8/ 1/ Tính pH của dung dịch khi pha loãng 20,00 ml dung dịch Na3PO4 0,105 M với 10,00 ml nước cất. 2/ Thêm 10,00 ml NaOH 0,030 M vào dung dịch A chứa 20,00 ml Na3PO4 0,105 M và 10,00 ml HCl 0,210 M. a-Viết các phương trình phản ứng xảy ra trong thí nghiệm trên. b-Xác định thành phần giới hạn và tính pH của hệ. Cho : pKai(H3PO4) = 2,15; 7,21; 12,32 9/ Hoà tan 0,477g Na2CO3 tinh khiết bằng 450 ml hỗn hợp HCl, HNO3¬ có pH = 2, sau đó chuyển hỗn hợp thu được vào bình định mức 500 ml và định mức bằng nước cất, thu được 500 ml dung dịch A. a)Thiết lập biểu thức tính pH và tính pH của dung dịch A. Tính thành phần cân bằng của dung dịch A. Biết: CHCl : CHNO3 = 1: 2 b)Tính thể tích hỗn hợp HCl, HNO¬3 và thể tích nước cần dùng để hoà tan 0,477g Na¬2CO3 thành 1 lít dung dịch có pH = 6,35 Biết: pKai(H2CO3) = 6,35; 10,33 10/ Dung dịch axit HA sau khi pha loãng gấp đôi thì có độ điện li là 0,707% a) Hãy xác định độ điện li của axit HA ban đầu b)Trộn 50,00 ml dung dịch HA ban đầu với 50,00 ml dung dịch NaOH 2,4.10-2 M thì thu được hỗn hợp có pH=12. Hãy tính hằng số Ka của axit HA và pH của dung dịch HA ban đầu.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *