Với loạt bài chia sẻ về đặc điểm của ong mật, bài tiếp theo này lltb3d.com sẽ đề cập đến những yếu tố chuyên sâu hơn về quá trình sinh sản và vòng đời của họong mật.

Đang xem: Vòng đời của ong mật

Nhằm giúp ngườimới bắt đầu nuôi ong có được những kiến thức nền vững chắc, và hiểu rõ hơn về những hành vi, tập tính của đànong mà mình đang nuôibằng cách thấu hiểu những con ong.

Vòng đời của ong, ong sinh sản như thế nào?

Video tóm tắt vòng đời của ong mật

Ong chúa phụ trách công việc sinh sản ở ong, trước khi đẻ, ong chúa dùng hai chân trước đo kích thước lỗ tổ để quyết định nên đẻ trứng thụ tinh hay trứng không thụ tinh vàođó.

Vòng đời của ong bắt đầu từtrứng ong, sau đó chuyển qua giai đoạnấu trùng, tiếp theo là hóanhộng và cuối cùng làong trưởng thành.

Sau 3 ngày trứng nở thành ấu trùng vàđược ong thợ mớm cho ăn trực tiếp mỗi ngày hơn 1.000lần, cho đến khi ấu trùng thànhnhộng thì không được ăn nữa và ong thợ đóng nắp lỗ tổ lại.

Kết thúc thời kỳ nhộng, nhộng ongcắn nắp lỗ tổ chui ra ngoài và phát triểnthành ong trưởng thành.

Đó là đối với các giống ong mật như ong ruồi, ong khoái, ong nội địa, ong ý .v.v, còn với loài ong tiền sử nhưong dú lại có cách sinh sản ngược lại, xemtại đây

Cuộc sốngcủa loàiong trải qua bốn giai đoạn, với mỗi giai đoạn, vàứng với mỗi cấp bậc ong, đều có thời gian phát triển khác nhau, cụ thể như hình dưới.(1), (2)

*

Những đặc điểm sinh họccủa ong mậttrong vòng đời của chúng

Nhìn hình ta biết được các đặc điểm trong vòng đời của ong như sau:

Trứng ong. Bao gồm cả trứng ongthợ, trứng ong chúa và trứng ong đực,đều nở sau ba ngày.Thời gianđể phát triểnthành một con ong đực là lâu nhất trong các cấp bậc trong đàn ong.

Phải mất tới 24 ngày, từ khi là trứng để hình thành ong đực,hơn hẳn ong chúa 8 ngày, và hơn ong thợ 3 ngày, điều này củng là tuân theo quy luật của tự nhiên.

Với những loài côn trùng có kích thước cơ thể lớn hơn, sẽ cần phảimất nhiều thời gian hơn, để hoàn thiện cơ thể của chúng.

*

Nhưng điều này lại không đúng với ong chúa của ong mật?

Ong chúa chỉ mất khoảng5,5 ngày ở giai đoạn ấu trùng, và tầm 7,5 ngày cho giai đoạn nhộng, và sau 16 ngày ong chúa mới, hình thành trong tổ ong.

Ấu trùng và nhộng của ong mật chúa, phát triển thành ong trưởng thành nhanh hơn ấu trùng và nhộng củaong thợ và ong đực.

Ong chúa ở con ong mật phát triển nhanh như vậy cho thấy, trong vòng đời của ongmật có sự cạnh tranh giữa các con ong chúa với nhau.

Nghĩa là, ong chúa nào nở ra trước sẽ giữ vai trò thống lĩnh tổ ong, và sẽ cắnphá hết các mũ ong chúa (ổ chúa) còn lại chưa nở.

Nên trong quá trình tiến hóa và phát triển, con chúa của ong mật, sẽđược ưu tiênphát triển nhanh hơn các cấp bậc khác trong một đàn ong.

Quá trình phát triển của ong chúa và ong thợ, tuổi thọ của loàiong

*

Xem hình ta thấy, cùng là một quảtrứng ong có thụ tinh, nhưng sau khi nở thành ấu trùng,với chế độ ăn và thức ăn khác nhau, sẽ hình thành hai cấp bậc ong khác nhau, cụ thể:

Nếu ấu trùng nào được ăn sữa ong chúa liên tục cho đến khi hóa nhộng, sẽ phát triển thành con ong chúa, và được ăn sữa ong chúa trong suốt cuộc đời,nên tuổi thọ củaong chúatừ 3 – 4 năm.

Ngược lại, nếu ấu trùngchỉ được ăn sữa ong chúa 3 ngày đầu, và chuyển sang ăn lương ong cho đến khi thành nhộng ong, sẽ phát triển thànhong thợ.

Vì ong thợ chỉ được ăn lương ong, nên tuổi thọ của chúng chỉ từ 60 – 70 ngày.(1), (2)

Lương ong (thức ăn của ong). Một thuật ngữ dùng trong nghề nuôi ong, nó bao gồm: Phấn hoa + mật hoa + nước bọt của ong + thời gian khoảng 12 – 15 ngàylên men mà thành.

Tóm tắt

Ong chúa ra đời từ mũ chúa, và mấtkhoảng16 ngày thì mũ ong chúa nởtừ khi còn là trứng thụ tinh.(1), (2), (*)Vì được ăn sữachúa trong suốt vòng đời, nên ong chúa có thể sống từ 3 – 4 năm.(1), (2), (*)Ong thợ củngnở ra từ trứng thụ tinh, nhưngphảicầnkhoảng21 ngày để phát triển thành ong trưởng thành.(1), (2), (*)Vì không được ăn sữa ong chúavà làm việc nhiều,nên chúng chỉ sống từ 60 – 70 ngày.(1), (2), (*)Ong đực nở ra từ trứng không thụ tinh, vàthời gian phát triển thành ong đực là24 ngày.(1), (2), (*)Do không làm việc gì ngoài giao phối với ong chúa, nênong đực sống lâuhơn từ 4 – 6 tháng, hoặc chết khi giao phối xong.(1), (2), (*)

Xem video rút gọn quá trình sinh trưởng của ong mật chỉ trong 1 phút 8 giây bên dưới

Ấu trùng ong và sự phát triển của nhộng ong

Thức ăn của ấu trùng ong trong3 ngày đầu tiên làsữa ong chúa, đến ngày thứ 4 chỉ ấu trùng ong chúa mới được ăn sữa chúa, còn ấu trùng ong thợ và ấu trùng ong đực phải ăn lương ong.(1)

Ấu trùng ong

Trong suốt quá trình phát triển, ấu trùng ong ăn một lượng thức ăn rất lớn, khoảng 20g,và được ong thợ bón mớm từ 1.000 – 1.3000 lần/ngày, vì vậy ấu trùng lớn rất nhanh.(1)

Trong vòng đời của ấu trùng ong phảilột xác 5 lần, và trong thời kỳ này phânkhông đượcbài tiết ra, mà tích lũy ở ruột giữa.

Trước khi hóa nhộng, các cặn bã này được thải ra ngoài và tồnlại ở đáy lỗ tổ, sau khi ong nở, được ong thợ khác đến dọn vệ sinh lỗ tổ.

Xem thêm: Các Loại Đường Glucose Là Đường Gì Và Hoạt Động Như Thế Nào?

Nhiệt độ và độ ẩmbên trong tổ ong

Nhiệt độ bên trong tổ ong khoảng 330C – 360C vàđộ ẩm từ65% – 70%, là điều kiện tốt nhất vàđảm bảo sự phát dục bình thường của ấu trùng ong.(1), (2)

Nếu nhiệt độ và độ ẩmcao quá mức hoặc quá thấp, đều ảnh hưởng không tốt đếnsinh trưởng của ong vàphát dục của ấu trùng.(1), (2)

Để duy trì nhiệt độ này trong tổ. Ong điều chỉnh nhiệt độ và độ ẩmbằng cách, dùng cánhquạt gió, lấy nước giải nhiệtkhi nóng, hoặc tụ lại thành hình cầu khi quá lạnh.(1), (*)

Trong tập tính loài ong, thấy rằng, ong nội địa quạt gió đầu quay ra ngoài, ong ngoại quạt gió đầu quay vào trong tổ, ong dú quạt gió đầu quay ra ngoài, vậy tùy theo tập tính của loài ong nào mà có cách quạt gió khác nhau.(1), (*)

*

Hình ảnh ong mật thợ đang quạt gió để làm mát tổ ong

Nhộng ong

Ong thuộc lớpnhộng trần, đầu tiên màu trắng, sau cùng là hồng nhạt. Mắt nhộng củng đổi màu theongày tuổi. Căn cứ vào màu sắc của nhộng ta có thể suy ra đượctuổi ấu trùng.(1), (2), (*)

*

Kết thúc thời kỳ nhộng, ong non cắn nắp lỗ tổ chui ra, màng kén ong bịdính lạitrên thành lỗ tổ, do đó mỗi một thế hệ ong ra đời lại làm thể tích lỗ tổ ong nhỏ lại và có màu đen.(1), (*)

Cứ sau 12 thế hệ, thì kích thướclỗ tổ ong hẹp đi 6%, nên những con ong của lớpsau nếu ở bánh tổ cũ sẽ bị nhỏ đi.(1), (*)

Vì vậy, trong cách nuôi ong mật,người ta phải thay bánh tổ cũ hàng nămđể có được lớp ong thợ mới to, khỏe mạnh, đạt năng suất cao hơn.(1), (*)

Ong chúa và vòng đời của ong chúa

Ong chúa sinh ra như thế nào?

Vòng đời của ong chúanở ra từ trứng đãthụ tinh, sau 3 ngày trứng nở và phát triển thành ấu trùng, sau đó hóa nhộng và cắn nắp chui ra thành ong chúa non.

Ong chúa là ong cái duy nhất trong đàn ong, có cơ quan sinh dục phát triển hoàn thiện nhất, và có thểgiao phối đượcvới ong đực.

Thức ăn duy nhất của ong chúa làsữa ong chúa, nó là mộtchất dịch màu trắng đục, được tiết ra từ tuyến họng của ong thợ.

Ong chúa bao nhiêu ngày thì nở? Và đi giao phối bao nhiêu ngày?

*

Theo vòng đời của ong chúa, từ trứng, qua 16 ngày phát triểnsẽ nở rathành ong chúa non, vànếu thuận lợi thì từ 3 – 6 ngày ong chúa sẽ bay ra ngoài tổ để giao phối.(1), (2), (*)

Một ong mật chúa có thể giao phối từ 15 – 20 ong đực trên không trung.(1), (2), (*)

Ong chúagiao phối với nhiều ong đực, sẽ giúp cho ong chúa có thể chọn lọc tinh trùng từ nhiều nguồn ong đựckhác nhau, và hạn chế tối đa mức cận huyết khi ong chúa sinh sản.(1), (2)

Cáchchọn ong chúa giống tốt nhất,kinh nghiệm nuôi ong lấy mật(*)

Thườngsau khi nở,từ ngày thứ 8 đến ngày thứ 10 ong chúa phải đẻ trứng, nếu ngày thứ 12 màong chúa không đẻ, thì là chúa kém chất lượng, nên bỏ.

Nguyên nhân ong chúa không đẻ: Chúa phối chậm, chúa bị yếu, sẽlàm hư giống.

Hoặc trong cách di trùng tạo chúa, nếu chưa đến 12 ngày mà ong chúa đã nở, thì là ong chúa kém chất lượng.

Nguyên nhân: Múc trùng to quá, ong nuôi ít sữa, chúa sinh ra đa phần còi cọc, hoặc có khi rất to, nhưng khi đẻ lết như rùa, không nhanh nhẹn.

Vai trò của ong chúa trong đàn ong

Nhiệm vụ của ong chúa trong tổ ong là đẻ trứng để duy trì nòi giốngvàtiết ra chất chúa (pheromone)để kiểm soát, quản lý trật tự trong tổ ong, hoặc để dẫn dụ ong đực, ong thợtrong lúc giao phối, bốc bay.v.v.(1), (2)

Pheromone của ong chúa(chất chúa/mùi chúa): Là chất dẫn dụ sinh học được tiết ra từ cơ thểcủa ong chúa, dùng để dẫn dụ và quản lýcáchoạt động của tổ ong

Ong chúa đẻ được bao nhiêu trứng trong một ngày một đêm?

*

Hình ảnh con ong chúa đang đẻ cùng trứng ong, ấu trùng ong.

Trong một tổ ong từ 6 – 7 cầu (bánh tổ ong), đầy đủ thức ăn, ong chúa có thể đẻ từ 700 – 900 trứng trong một ngày đêm.(1), (2)

Nhưng vẫn con ong chúa đó, nếu nuôi ở đàn ong 2 – 3 cầu, và thức ăn không đầy đủ, thì ong chúa chỉ đẻ từ 300 – 400 trứng một ngày đêm.(1), (2)

=> Chứng tỏ rằng, khả năng đẻ trứng của ong chúa không chỉ phụ thuộc vào cách tạo ong chúa thật tốt, mà cần phải quan tâm đến số lượng ong thợvà thức ăn có trong một tổ ong.

Ong chúa là thành phần phát triển nhanh nhất và sống lâu nhất trong tổ ong, ong chúa sống tới 3 – 4 năm.(1), (2)

Tuy sống lâu, nhưng giai đoạn ong chúađẻ trứng tốt nhất chỉ ở năm đầu tiên,ong chúa càng già, chất chúa càng giảm, sức đẻ càng kém, dù có kích thích ong chúa đẻ củng không cải thiện.(1), (2), (*)

Vì thế, mặc dù ong chúa sống được 3 – 4 năm, nhưng người nuôi ong vẫn thay ong chúa định kỳ6 – 12 tháng một lần, để có ong chúa đẻ khỏe,và cho năng suất cao nhất.(1), (2), (*)

Mũ ong chúa xuất hiện khi nào?

Trong tổ ong, mũ ong chúa và ong chúa mới, chỉxuất hiện trong đàn chỉ có 4 trường hợp sau đây:(1), (2)

1. Khi ong chia đàn tự nhiên(1), (2), (*)

Khi đàn ong muốn tách đàn tự nhiên sẽ xây từ 3 – 8 mũ chúadùng để chia đàn, chia đàn tự nhiên là hành vi của loài ong nhằm để mở rộng nguồn gen của tổ ra các khu vực xa hơn.

2. Khi đàn ong thaychúa tự nhiên(1), (2), (*)

Với ong chúa đã quá già, hoặc ong chúa non bị dị tật tiết chất chúa kém, khả năng đẻ ít, cắt cánh, gãy râu, què chânv.v.

Lúc này sẽ thấy ong thợ xây từ 1 – 2 mũ chúa, mục đích để thay thế chúa cũ kém chất lượng.

Ong chúa ra đời trong trường hợp này thường rất tốt, vì tổ ong chủ động và có thời gian bồi dưỡng củng như là chuẩn bị cho ong chúa mới được tốt nhất có thể.

*

Mẹonuôi ong: Nhiều ngườiứng dụng tập tính của ong mậtnàyđể có thểnuôi một tổ ong hai ong chúa.

Bằng cách làm què một chân, hoặc cắt cánhcủa ong chúa cũ ở mức độ nhẹ, rồi dùng cách giới thiệu ong chúa mớichất lượng vào, như vậyđànong sẽ chấp nhận có cả hai chúa đang đẻ cùng một lúc.(*)

3. Khi ong chúa chết đột ngột hoặc tổ ong mất chúa

Không biết vì lý do gì mà tổ ong đột ngột mất chúa, ong thợ khẩn cấp cải tạo lỗ tổ ong thợ có sẵn ấu trùng ong thợ, để buồi dưỡng thành ong chúa.

Ong chúa được tạo khấp cấp, không có sự chuẩn bị,gọi là ong chúa cấp tạo. Chúa cấp tạo thường nở sớm hơn chúa bình thường, nên chất lượng ong chúa cấp tạo đa số đều kém.

4. Do con người di trùng đểtạo chúa nhân tạo

Với cáchdi trùng ong chúa, bằng cách gấp ấu trùng ong thợđưa vào mũchúa bằng nhựa/đúc bằng sáp, để tạo thành ong chúa mới trong đàn ong.

Ong đực và tập tính của ong mật, sinh sản trinh sinh ở ong

*

Khi tìm hiểu về loài ong mật, ởloài ong có một điều rất đặc biệt, đó là trứng không được thụ tinh vẫn có thểnở được, và phát triển thành ong trưởng thành.

Xem thêm: Vải Cát Hàn Là Vải Gì ? Ưu Nhược Điểm Và Phân Loại Vải Cát Hàn

Những con ong nở ra từ trứng không thụ tinh này được gọi là ong đực, và hình thức sinh sản này được gọi là sinh sảntrinh sinh ở ong.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *