Lúa (Oryza spp.) là một trong năm loại cây lương thực chính của thế giới, cùng với ngô (Zea Mays L.), lúa mì (Triticum sp. tên khác: tiểu mạch), sắn (Manihot esculenta Crantz, tên khác khoai mì) và khoai tây (Solanum tuberosum L.). Sản phẩm thu được từ cây lúa là thóc. Sau khi xát bỏ lớp vỏ ngoài thu được sản phẩm chính là gạo và các phụ phẩm là cám và trấu. Trấu là lớp vỏ ngoài cùng của hạt lúa và được tách ra trong quá trình xay xát. Trong vỏ trấu chứa khoảng 75% chất hữu cơ dễ bay hơi sẽ cháy trong quá trình đốt và khoảng 25% còn lại chuyển thành tro. Chất hữu cơ chứa chủ yếu cellulose, lignin và Hemi – cellulose (90%), ngoài ra có thêm thành phần khác như hợp chất nitơ và vô cơ. Lignin chiếm khoảng 25-30% và cellulose chiếm khoảng 35-40%.
Đang xem: Vỏ trấu và công dụng của vỏ trấu
Hiện trạng vỏ trấu tại Việt Nam
Vỏ trấu có rất nhiều tại Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng, 2 vùng trồng lúa lớn nhất cả nước. Chúng thường không được sử dụng hết nên phải đem đốt hoặc đổ xuống sông suối để tiêu hủy. Theo khảo sát, lượng vỏ trấu thải ra tại Đồng bằng sông Cửu Long khoảng hơn 3 triệu tấn/năm, nhưng chỉ khoảng 10% trong số đó được sử dụng.
Các ứng dụng của vỏ trấu hiện nay
1-Sử dụng vỏ trấu làm chất đốt
Từ lâu, vỏ trâu đã là một loại chất đốt rất quen thuộc với bà côn nông dân, đặc biệt là bà con nông dân ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Chất đốt từ vỏ trấu được sử dụng rất nhiều trong cả sinh hoạt (nấu ăn, nấu thức ăn gia súc) và sản xuất (làm gạch, sấy lúa). Trấu là nguồn nguyên liệu rất dồi dào và lại rẻ tiền: Sản lượng lúa năm 2007 cả nước đạt 37 triệu tấn, trong đó, lúa đông xuân 17,7 triệu tấn, lúa hè thu 10,6 triệu tấn, lúa mùa 8,7 triệu tấn (Nguồn Bộ Nông Nghiệp và phát triển Nông Thôn). Như vậy lượng vỏ trấu thu được sau xay xát tương đương 7,4 triệu tấn.
Thành phần là chất xơ cao phân tử rất khó cho vi sinh vật sử dụng nên việc bảo quản, tồn trữ rất đơn giản, chi phí đầu tư ít.
Đối với sản xuất tiểu thủ công nghiệp và chăn nuôi, trấu cũng đưọc sử dụng rất thường xuyên. Thông thường trấu là chất đốt dùng cho việc nấu thức ăn nuôi cá hoặc lợn, nấu rượu và một lượng lớn trấu được dùng nung gạch trong nghề sản xuất gạch tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
2-Dùng vỏ trấu để lọc nước
Tại thành phố Hải Dương đã có người phát minh ra cách chế tạo thiết bị lọc nước từ vỏ trấu, có khả năng lọc thẳng nước ao, hồ thành nước uống sạch. Cốt lõi của thiết bị là một cụm sứ xốp trắng, hình trụ nằm trong chiếc bình lọc. Điều đặc biệt là loại sứ này được tạo ra bằng cách tách ôxit silic từ trấu, có đặc tính lọc cực tốt, với lỗ lọc siêu nhỏ, nhỏ hơn lỗ lọc của thiết bị của Mỹ tới 10 lần, của Nhật 4 lần, ngoài ra nó cũng có độ bền cao (có thể sử dụng 10 đến 20 năm).
Thiết bị còn có khả năng khử được mùi ở nguồn nước ô nhiễm, khử chất dioxin khi mắc nối tiếp một bình lọc có ống lọc bằng than hoạt tính.
Để kiểm tra tính hiệu quả, an toàn của thiết bị lọc nước, Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Hải Dương đã lấy mẫu nước hồ Bạch Đằng, nơi bị ô nhiễm nặng trong thành phố Hải Dương đem xử lý qua thiết bị lọc từ vỏ trấu. Kết quả cho thấy: nước hồ sau xử lý đạt tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống về các chỉ tiêu vi sinh.
Xem thêm: Ẩn Dụ Và Hoán Dụ Là Gì – Lý Thuyết Về Phép Tu Từ Ẩn Dụ Và Hoán Dụ Văn 10
Mặt khác việc bảo dưỡng lõi lọc khá đơn giản, chỉ cần dùng giẻ lau hoặc khăn mặt lau sạch là lõi lọc trắng, tốc độ lọc như ban đầu.
3-Sử dụng vỏ trấu tạo thành củi trấu
Máy ép củi trấu được sản xuất tại Gò Công (Tiền Giang) có công suất 70 – 80 kg củi/giờ, tiêu thụ điện 6 – 7 KW/h. Cứ 1,05 kg trấu thì cho ra 1 kg củi trấu. Chỉ cần cho trấu vào họng máy, qua bộ phận ép thì máy cho ra những thanh củi trấu. Củi trấu có đường kính 73 mm, dài từ 0,5 – 1 m. Cứ 1 kg củi trấu thì nấu được bữa ăn cho 4 người.
Huyện Gia Viễn, Ninh Bình người ta đã tạo ra các sản phẩm mỹ nghệ nội thất từ vỏ hạt thóc. Vỏ hạt thóc (trấu) được nghiền nhỏ tạo thành bột dưới dạng mịn và bột sợi. Sau khi kết hợp với keo, trấu được cho vào máy ép định hình sản phẩm và sấy khô, hoàn thiện… để trở thành một sản phẩm mỹ
5-Ứng dụng vỏ trấu để sản xuất gas sinh học (khí hóa trấu)
Những năm gần đây công nghệ năng lượng tái tạo nói chung đặc biệt là công nghệ năng lượng sinh khối (Biomass: củi, trấu, cùi bắp, vỏ đậu phộng, mùn cưa, dăm bào…) đã và đang phát triển rất mạnh.
Công nghệ năng lượng sinh khối không chỉ thay thế phần nào cho năng lượng hóa thạch mà còn góp phần đáng kể trong việc xử lý rác thải. Nguồn phế thải – phụ phẩm nông nghiệp (cả sau thu hoạch lẫn sau chế biến) như rơm rạ, trấu, vỏ cà phê, sơ dừa, bã mía …trong cả nước ước tính trên 30 triệu tấn/năm.
Do đó, khai thác tiềm năng về năng lượng tái tạo từ nguồn phụ phẩm nông nghiệp ( trong đó có trấu ) là hướng đi và việc làm mang tính chiến lược, có ý nghĩa phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ môi trường.
Trấu tại ĐBSCL cũng như cả nước đang được sử dụng để đun nấu và đốt lò để nung gạch ,gốm , sấy nông sản v.v. chủ yếu bằng phương pháp đốt trực tiếp trên ghi lò. Kiểu đốt này kèm theo khói bụi , gây ô nhiễm nặng nề cho môi trường. Đây thực sự là vấn nạn với hầu hết các địa phương và các khu công nghiệp tập trung . Thay đổi quy trình đốt là phương án giải quyết tận gốc nguồn phát sinh ô nhiễm . Phù hợp với xu hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa của nước ta và phù hợp với xu hướng của thế giới nói chung .
Xem thêm: Đơn Vị Ppt Là Gì – Độ Mặn Và Dụng Cụ Kiểm Tra Độ Mặn
Một trong các giải pháp thay đổi quy trình đốt là khí hóa trấu ( hoặc các sản phẩm Biomas khác ) . Sử dụng lượng khí tạo ra đó để đốt như sử dụng LPG thông thường.