Romeo và Juliet của Shakespeare là vở bi kịch nổi tiếng nhất trong văn học thế giới. Cùng thưởng thức tác phẩm này qua bản dịch tiếng Việt do nhóm dịch thuật Lightway giới thiệu

*

” data-image-caption=”kịch romeo và juliet bản dịch

” data-medium-file=”https://lltb3d.com/wp-content/uploads/2021/09/luan-ly-tinh-duc-538×400.jpg” data-large-file=”https://lltb3d.com/vo-kich-romeo-va-juliet/imager_1_11284_700.jpg” />

Trọn bộ bản dịch 5 hồi của vở kịch này giá 300.000đ. Các bạn có nhu cầu xin liên hệ ad: 0904624177

Theo ý kiến đa số các nhà nghiên cứu, vở Romeo và Juliet viết vào khoảng 1594- 1595.

Đang xem: Vở kịch romeo và juliet

Viết vở kịch này, Shakespeare đã dựa theo một truyện bằng văn vần (khoảng 3.000 câu) của một nhà thơ trẻ người Anh là Arthur Brooke, xuất bản năm 1562. Bruc đã phóng tác theo một truyện bằng văn xuôi do một người Ý là Matteo Bandello viết, xuất bản năm 1554, hay nói cho đúng hơn, theo bản dịch tiếng Pháp của truyện này doPierre Boisteaudịch, xuất bản năm 1559.

Thực ra, những nét chính của câu chuyện tình này đã có từ sớm hơn nữa, trong những truyện ngắn của Luigyđa Porto xuất bản khoảng 1535, củaAdrien Sevinxuất bản khoảng 1542, v.v.

Mỗi người viết hoặc người dịch lại thêm thắt, sửa đổi cho cầu chuyện thêm hấp dẫn, hoặc tô vẽ các nhân vật cho thêm nổi. Chẳng hạn Sevinthêm vào nhân vật thầy lang,Brookecho rõ nét nhân vật nhủ mẫu…

Nhưng chính là thông qua tác phẩm của Shakespeare mà câu chuyện của đôi bạn tình thành Veronađã được lưu lại cho hậu thể.

Nội dung

Tóm tắt nội dung vở kịch

Ngày xưa ở thành Veronacủa nước Ý, giữa hai họ lớn, họ Capuletvà họ Montague, có một mối thù lâu đời. Mối thù sâu sắc đến nỗi hễ người hai họ, thậm chí gia nhân hai nhà, gặp nhau là có chuyện cãi cọ hoặc chém giết.

Một đêm, tộc trưởng họ Capuletmở dạ yến. Romeo, con trai tộc trưởng họ Montague, đang say mê Rôdalin, một cô gái trong họ Capulet, nên cùng một vài người bạn đeo mặt nạ đến dự buổi yến này để được gặp Rodalin. Nhưng khi đến nơi, thì Romeogặp Juliet, contộc trưởng Capiulet, và hai người yêu nhau say đắm ngay từ buổi đầu gặp gỡ.

Nửa đêm, tiệc tan, Romeo vượt tường nhảy vào vườn sau nhà Capiulet. Juliet hiện ra trên ban công phòng nàng, và hai người cùng trao cho nhau lời thề chung thủy.

Sáng hơm sau, Romeo tới gặp cha đỡ đầu là tu sĩ Loran và yêu cầu tu sĩ làm lễ thành hôn cho hai người. Tu sĩ ưng thuận vì hy vọng rằng mối lương duyên này sẽ giúp hai nhà hóa thù thành bạn. Sau lễ thành hôn, Juliet trở về, Rome hứa đêm sẽ lại tới.

Nhưng cũng ngày hôm đó xảy ra chuyện không may. Tiban, anh họ của Juliet, gặp Romeo và buông lời hỗn xược. Romeo nhịn, nhưng bạn chàng là Mokiuxio gây chuyện với đối phương. Hai bên đánh nhau và Mokiuxio bị đâm chết. Báo thù cho bạn, Romeo giết Tiban, và vì thế bị kết án lưu đày khỏi thành Veronice.

Sau khi giết Tiban, Romeo trốn trong phòng tu sĩ Loran. Ông an ủi chàng và khuyên chàng đêm đến hay tới từ biệt Juliet. Khi rời khỏi Veronice, hãy tìm cách tới Mantua, chờ ngày trở lại.

Đêm đó, nhờ vú nuôi giúp đỡ, Romeo và Juliet gặp nhau. Nhưng sáng hôm sau khi đôi bên từ biệt, cả hai linh cảm có chuyện không lành.

Quả vậy, Juliet bị gia đình ép hôn với một nhà quý tộc. Tuyệt vọng, nàng tới gặp tu sĩ xin kế giải vây. Ông cho nàng một lo thuốc giả chết, sau khi uống vào cơ thể sẽ cứng đờ, nhưng vài ngày sau sẽ tỉnh lại. Đêm đó nàng uống thuốc. Gia đình tưởng nàng chết thật, đem thây đặt vào hầm mộ gia đình.

Nhưng gia nhân của Romeo tưởng Juliet chết thật,phi ngựa tới Mantua báo tin. Nhận tin chẳng lành, Romeotuyệt vọng, mua một liều thuốc độc rồi định trở về chết bên thi thề người yêu.

Nửa đêm hôm đố, Romeotới hầm mộ nhà Capulet. Pariscủng tới đó để khóc than nàng. Hai người đánh nhau. Parisbị Romeodâm chết. Romeovào trong hầm mộ, uống thuốc độc, rồi hôn Juliet mà chết.

Tu sĩ Lawrencekhi dược tu sĩ Johncho biết tin không di dược, cũng lật đật tới hầm mộ Juliet dêm đó để chờ nàng tỉnh dậy. Nhưng khi tới nơi thì đã quá muộn. Rômêo dã chết.

Juliet tinh dậy. Tu sĩ khuyên nàng vào nương thân trong nhà tu kín. Nhưng nàng không nghe và dùng dao của Romeotự vẫn.

Tin lan ra, khắp thành Veronaxôn xao. Vương chủ và người hai nhà kéo tới. Câu chuyện thương tâm dược tu sĩ kể lại.

Và “bên xác con, cha mẹ mới quên thù”.

Romeovà Juliet, vởkịch của tình yêu

Đúng như vậy, Romeovà Juliet là vở kịch của tình yêu trong sáng và chân thành. Như Flobe (Flaubert) đã nói: “Virgin đã sáng tạo ra người thiếu phụ yêu dương, Shakespeare dã sáng tạo ra người thiếu nữ yêu đương. Tất cả những thiếu phụ và thiểu nữ yêu dương khác chi là mô phỏng theo hai nhân vật Didonvà Juliet”.

Nhưng nếu chl nói đơn giản rằng chủ dề của Romeovà Juliet là tình yêu thì không đủ. Chủ dề của vở kịch có hai mặt: tình yêu của đôi lứa thanh niên và oán thù truyền kiếp giữa hai họ. Vở kịch mở đầu bằng một cuộc ẩu đả giữa gia nhân hai nhà. Nó kết thúc bằng sự giải hòa giữa hai họ. Sự thù hằn giữa hai họ khiến cuộc tình duyên của Romeovà Juliet dang dở nhưng chính cái chết của dôi bạn tinh dã chấm dứt mối thù truyền kiếp.

Cái chết của họ không cho ta một cảm tưởng khuất phục đầu hàng. Họ đã thắng. Cái xã hội phong kiến hẹp hòi ti tiện đã phải cảm phục tinh yêu trong sáng của họ. Họ làm được một việc mà uy quyền của một vương chủ đã không làm nổi: chấm dứt một mối thù truyền kiếp.

Sự đấu tranh quyết liệt của Romeovà Juliet để bảo vệ tinh yêu của họ là sự đấu tranh quyết liệt của những tư tưởng nhân đạo thời Phục hưng chống lại những thành kiến dã man và ngu muội của thời Trung cổ. Chủ dề của vở kịch là: tinh yêu và lòng chung thủy chiến thắng oán thù.

Tinh yêu giữa Romeovà Juliet là một tinh yêu chân thành, thủy chung, trong sạch, rất trần thế, xa lạ với những quan niệm ảo mộng, siêu hình, tôn giáo hoặc bệnh não. Quan hệ giữa Romeovà Juliet là một sự hòa hợp cân bằng giữa vật chất và tinh thần, một mối tinh thơ mộng nhưng không viển vông, một sự yêu dương say đắm không hề bị hạ thấp xuống mức những dục vọng thấp hèn. Như một nhà nghiên cứu Liên Xô đã nói: “Hoàn toàn không có mâu thuẫn giữa lòng say mê của Juliet và sự ngay thẳng trong sạch của mối tinh nàng. Khi nàng nói với Romeo: “Em vuốt ve quá nhiều thi chàng đến chết mẩt”, chúng ta không cảm thấy một âm thanh nào lạc điệu”

Nghệ thuật của Romeo và Juliet

Thứ nhất là kịch tính cao độ của hành động. Trong truyện của Actơ Bruc, thời gian kéo dài tới mẩy tháng. Trong vở kịch của Shakespeare, thời gian co lại chỉ còn bốn ngày sôi nổi.

Thứ hai là tính chát sinh dộng của phong cách và vốn phong phú của ngôn ngữ. Shakespeare dã dược gọi là nhà pháp sư của ngôn ngữ Anh. Ông sử dụng một vốn từ rất lớn, trong đó ngôn ngữ dân gian góp mộtphần đáng kể. Các tục ngữ được ông sử dụng rất linh hoạt. Trong tác phẩm của ông, văn xuôi và văn vần đi liền với nhau, có khi gài vào nhau. Những câu nói đùa nhả nhớt của nhũ mẫu và Makiuxiô xen vào những đoạn tự tình ngây ngất giữa Romeovà Juliet, và đi liền ngay sau là những suy nghĩ triết học của tu sĩ Lawrence! Vở Romeovà Juliet đặc biệt có nhiều chỗ chơi chữ, những kiểu nói ý cầu kỳ, những lối nói cợt bằng những chữ cùng âm khác nghĩa. Trong quá trình dịch chúng tôi đã cố găng bám sát những hlnh tượng của nguyên văn. Tuy vậy, có nhiều trường hợp chúng tôi đã phải tỉm những hỉnh tượng tương đương, quen thuộc hơn đối với độc giả Việt Nam.

Về những lời đùa cợt nhả nhớt, có khi ngụ ý tục tằn, của hai nhân vật nhũ mẫu và Mercutio, chúng tôi muốn nhắc lại nhận định của Victo Huygo: ‘Về hai mặt phóng túng và bạo nói, Shakespeare chẳng thua gìRabelais”.

Bản dịch này chủ yếu căn cứ trên bản Anh văn của Nhà xuất bản Cambridge University Press (1955) do J.D.Wilson và G.I.Duthie khảo hiệu và chú thích. Trong quá trình dịch, chúng tôi có tham khảo một số bản dịch Pháp văn như của Duval, Roth, Koszul và Victor Hugo.

Người dịch

Nhân vật trong vở kịch Romeo và Juliet của William Sharespeare

Escalus: Vương chủ thành Verona

Paris: một chàng quý tộc trẻ tuổi, thân thích của Vương chủ

Montague và Capulet: hai tộc trưởng của hai họthù địch

Một ông già họ Capulet

Romeo: con trai Montague

Mercutio: người họ của Vương chủ và bạn của Romeo

Benvolio: cháu Montague, và bạn của Romeo

Tybalt: cháu Capuletphu nhân

Tu sĩLawrence: dòng thánh Franxit

Tu sĩJohn: cùng một dòng đạo đó

Balthasar: người hầu của Rômêồ

Sampson: gia nhân của Capulet

Gregory: gia nhân của Capulet

Peter: người hầu của nhũ mẫu của Juliet

Abraham: gia nhân của Montague

MỘT THẦY LANG

BA NHẠC CÔNG

BAN ĐỒNG CA

TIỂU ĐỒNG CỦA PARIS

MỘT TIỂU ĐỒNG NỮA

MỘT VÕ QUAN CỬA ĐỘI TUẦN TRA

MontaguePHU NHÂN

CapuletPHU NHÂN

JULIET: con gái Capulet

NHŨMẪU CỦA JULIET

Một số công dân thành Verona– một số quý tộc nam nữ, thân thích của hai nhà – một số người đeo mặt nạ – lính tuần – người gác – người hầu.

Chuyện xảy ra ở thành Verona

trừ hồi V cảnh I thì ở Mantua

HỒI MỘT

Tự ngôn

Ban đồng ca ra(1)

Ngày xưa, ở thành Veronatươi đẹp,Có hai nhà thuộc dòng thế phiệt trâm anhMối thù xưa bỗng gây cảnh bất bìnhMáu lương thiện khiến tay người lành nhuộm đỏ.Số phận éo le, thâm thù hai họLại khéo xui sinh hạ đôi tình nhânMối tình ai thê thảm muôn phầnChôn cừu hận, chỉ còn đành một thácTình lứa đôi thảm thương tan nátTrên xác con cha mẹ mới quên thù Chuyện thương lắm, trình diễn đôi giờ, Xin quý vị kiên tâm chiếu cốSức mọn tài hèn, chúng tôi xin gắng trổ.

Ban đồng ca vào

(ở thời Shakespeare, “ban đồng ca” thường chỉ là một người mặc y phục đen, ra làm công việc giới thiệu)

CẢNH I

Nơi công cộng

Sampsonvà Gregoryra, cầm kiếm, đeo mộc

SAMPSON– Gregorynày, ta không thể nào chịu nhọ mặt được.

GREGORY– ừ, mình có làm lái than đâu.

SAMPSON– Không… Tao định nói rằng tức lên cổ là ta rút ngay.

GREGORY– ừ, thòng lọngchẹn cổ thì phải rút ra mới sống được chứ!

SAMPSON– Tao mà sôi tiết lên là tao giã ngay.

GREGORY– Khốn nhưng tiết mày thì đợi đến bao giờ cho sôi!

SAMPSON– Cứ thấy một thằng chó nhà Montaguelà tao ngứa ngáy chân tay.

GREGORY– Ây! Ngứa chân là muốn co cẳng rồi! Đứng yên mới chính thị là tay can trường. Mày mà ngứa chân là muốn co giò chuồn thẳng đấy!

SAMPSON– Khi một thằng chó chết nhà Montaguetrêu gan tao thì tao đứng vững như thành ấy chứ lị! Dù gặp trai hay gái nhà nó, tao cũng giành lấy lề đường sát tường tao đi .

GREGORY– Thế là mày hèn rồi. Chỉ có đứa nào yếu mới tìm tường mà dựa lưng.

SAMPSON– Đúng! Đàn bà là giống yếu đuối nên bao giờ cũng bị ép vào tường. Tao là tao cứ gạt bắn bọn đàn ông nhà Montaguera khỏi tường mà ép bọn đàn bà con gái nhà nó vào đấy.

GREGORY– Chuyện hiềm khích này chỉ dính dáng đến các ông chủ và trai tráng hai nhà thôi chứ.

SAMPSON– Kệ! Tao phải ra tay bạo chúa mới được. Tao sửa cho bọn đàn ông xong thì bọn đàn bà con gái liệu hồn. Cứ gọi là không còn sót một ả!

GREGORY– Không một ả nào còn sống ấy à?

SAMPSON– Hay là còn nguyên. Muốn hiểu thế nào thì hiểu.

GREGORY– Á nào nếm mùi thì sẽ hiểu.

SAMPSON– Tao mà còn đứng vững thì tao còn cho các ả nếm mùi. Tao là tay có sừng có mỏ chứ có phải vừa!

GREGORY– ừ, may đấy, chứ giá mày có vây có vẩy thì thật hệt con cá mắm. Thôi rút đồ lề ra đi… hai thằng nhà Montagueđến kia kìa.

Abrahamvà Balthasarra

SAMPSON– Gươm tao đã tuốt trần rồi đây. Gây sự đi, đã có tao đằng sau.

GREGORY– Thế nào? Đứng sau để chuồn cho dễ phỏng?

SAMPSON– Đừng sợ gì tao nhé!

GREGORY– Mẹ kiếp, tao mà lại sợ mày!* ’

SAMPSON– Phải nắm phần phải về mình. Để chúng gây sự trước.

GREGORY– Qua mặt chúng, tao sẽ cau mày, để xem chúng muốn giở trò gì.

SAMPSON– Để xem chúng dám giở trò gì chứ lị! Còn tao, tao sẽ nhổ nước bọt. Chúng im thì chúng nhục.

ABRAHAM– Quý ông nhổ vào chúng tôi đấy phải không?

SAMPSON– Vâng, đúng là tôi nhổ nước bọt đấy, thưa quý ông.

ABRAHAM– Quý ông nhổ nước bọt vào chúng tôi phải không?

SAMPSON(hỏi nhỏ) – Nhận thì có trái luật không?

GREGORY– Trái.

SAMPSON– Không, tôi không nhổ vào quý ông. Nhưng đúng là tôi nhổ đấy.

GREGORY– Quý ông định gây sự chăng?

ABRAHAM– Gây sự ấy à? Không! Thưa quý ông.

SAMPSON– Nếu quý ông định gây sự thì tôi sẵn sàng tiếp chuyện. Chủ tôi chẳng kém gì chủ các quý ông.

ABRAHAM– Nhưng cũng chẳng hơn.

SAMPSON– À… thưa quý ông…

Benvoliora; rồi đến Tybalt

GREGORY(bảo nhỏ X) – Cứ bảo là hơn đi. Có bà con ông chủ tới kia rồi!

SAMPSON(bảo A) – À… chủ ta hơn chứ.

ABRAHAM– Anh nói láo!

SAMPSON– Các anh có giỏi thì tuốt kiếm ra! – Này Gregory, nhớ đánh miếng bổ thượng của mày nhé!

Cả bọn đánh nhau

BENVOLIO– Mấy thằng rồ có thôi đi không? Tra gươm vào vỏ nào! Chúng mày mất trí rồi!

Gạt kiếm của cả bọn xuống

Tybalttừ sau xông lên

TYBALT– Thế nào? Ngươi lại đi so gươm với bọn đầy tớ nhút nhát này à? Quay lại đây, Benvolio, trông cái chết đến với ngươi đây!

BENVOLIO– Ta đang dàn hòa đấy chứ! Hãy tra gươm vào vỏ, hoậc hãy dùng gươm giúp ta can bọn này ra.

TYBALT– Gươm trần cầm tay mà miệng lại nói chuyện dàn hòa! Sao mà ta căm ghét hai tiếng dàn hòa thế, cũng như ta căm ghét âm ti địa ngục, căm ghét cả họ Montague, căm ghét chính ngươi nữa. Coi chừng gươm ta đây, đồ hèn!

Đánh nhau. Thêm gia nhân hai nhà kéo đến, cùng xông vàoloạn đả. Rồi một số công dân thành Veronavà một võ quantuần cảnh đến, tay cầm gậy gộc, giáo mác.

VÕ QUAN – Gậy đâu, giáo mác đâu, đánh đi! Choảng cho chúng một trận đi! Đánh cho chết họ nhà Capulet! Đánh cho chết họ nhà Montague!

Capuletra, mặc áo dài, đi cùng Capuletphu nhân

CAPIULET– Cái gì ồn ào thế? Bay, đưa thanh trường kiếm cho ta!

CAPIULETPHU NHÂN – Đưa cho ông cái nạng, cái nạng! Ông đòi kiếm để làm cái trò gì?

CAPULET– Đã bảo đưa kiếm cho ta mà! Lão già Montagueđã đến kia. Lão đang vung kiếm thách ta đó.

Montague và Montague phu nhân ra

MONTAGUE– À tên khốn kiếp Capulet! – Bỏ ta ra nào, đừng giữ ta lại nữa!

MONTAGUE PHU NHÂN (chống lại) – Ông đừng hòng nhích được một bước mà đi gây lộn.

Vương chủ ra, quần thần theo sau

VƯƠNG CHỦ – Quân làm loạn, lũ phá rối trị an kia! Sao bay nỡ gây cảnh gươm đao dây máu láng giềng!… Chúng không nghe thấy ta nói gì chăng?… Này lũ kia, lũ bay là người hay thú vật, mà nỡ đem máu đào ra rửa mối thù hằn độc hại. Ta ra lệnh cho lũ bay phải vứt ngay những vũ khí hung hăng trên những bàn tay vấy máu kia xuống và nghe ta phán truyền đây, nếu cưỡng lời ta sẽ cho dùng đến nhục hình! Đã ba lần rồi, chỉ vì những chuyện không đâu, mà hai ngươi – Capuletvà Montaguekia – đã làm náo loạn phố phường. Đã ba lần rồi, những công dân kỳ cựu thành Veronađã phải cởi bỏ những bộ quần áo trang nghiêm để rồi với bàn tay già cầm ngọn mác gỉ xông ra dẹp mối thù sâu độc của bọn ngươi. Nếu từ nay các ngươi còn gây rối loạn trong thành, ta quyết sẽ không tha cho tội chết. Lần này ta cho phép tất cả các ngươi lui. Capulet, đi theo ta. Còn ngươi, Montague, chiều nay hãy tới lâu đài Tự do là nơi ta thường xử án, để nghe ta truyền phán thêm về việc này. Một lần nữa, ta truyền tất cả phải lui ngay, kẻ nào trái lệnh sẽ phải tội chết.

Tất cả vào, trừ Montague,Montaguephu nhân và Benvolio

MONTAGUE– Ai đem bới cái chuyện hiềm khích cũ này ra thế? Lúc việc xảy ra cháu có đây không, hãy kể lại ta nghe.

BENVOLIO– Khi cháu tới đây thì gia nhân hai nhà đang đánh nhau rồi. Cháu bèn tuốt gươm để can chúng ra thì vừa lúc ấy thằng Tybalthung hăng kia xông đến, gươm trần lăm lăm cầm tay. Miệng nó hò hét thách thức, tay nó múa vung tàn tán, nhưng chỉ đánh gió. Gió kêu vi vu như chế giễu sự bất lực của nó. Trong lúc cháu và nó trao đổi vài đường kiếm thì mỗi lúc lại thêm người hai phe đến loạn đả, cho tới khi vương chủ tới ngăn đôi bên ra.

MONTAGUEPHU NHÂN – Còn Romeođâu? Hôm nay cháu có thấy nó đâu không? Nó không dính líu đến chuyện này, thật ta mừng quá.

BENVOLIO– Thưa bác, một giờ trước khi vừng nhật thiêng liêng hiện ra trước khung cửa dát vàng của phương Đông, cháu thấy trong dạ bồi hồi, bèn ra ngoài dạo chơi. Đến rừng sung ở phía tây thành, cháu thấy anh Romeođã ở đấy rồi. Cháu đi tới gặp anh, nhưng anh đã trông thấy cháu, và lẩn ngay vào rừng. Suy bụng ta ra bụng người, cháu thấy khi một mình thơ thẩn lại là lúc tâm tư bận rộn nhất, nên cũng tiếp tục suy nghĩ chuyện riêng mà chẳng tìm biết chuyện của anh ấy nữa. Thấy anh ấy có ý lẩn, thì cháu cũng vui lòng tránh.

MONTAGUE– Nhiều buổi sáng người ta đã bắt gặp nó ở đó, hạt lệ đầm đìa làm thêm ẩm ướt giọt sương mai, rồi lại não nuột thở dài khiến đám mây mù thêm u ám. Nhưng mặt trời vui tươi ở phương Đông xa xa vừa kéo màn đêm khỏi giường ngủ của Nữ thần Bình minh thì đứa con ảo não của ta đã buồn bã trở về để lẩn tránh ánh dương. Nó tự giam mình trong phòng riêng, đóng chặt cửa, không cho ánh hồng đẹp tươi lọt vào, tự tạo cho mình một cảnh đêm tối âm u. Nếu không khéo khuyên giải cho tiêu tan nguyên nhân sầu muộn đi, thì e sẽ nguy hại đến thân.

BENVOLIO– Thưa bác, bác có rõ vì đâu anh ấy ủ rũ như vậy không?

MONTAGUE– Ta nào có biết, mà hỏi thì nó không nói.

BENVOLIO– Nhưng bác đã hết sức gặng hỏi chưa?

MONTAGUE– Cả ta lẫn mấy ông bạn đều đã ân cần hỏi han, nhưng lòng ham mê của nó chỉ biết nghe có nó. Bạn tâm sự của nó lại là chính nó, một người bạn không rõ đáng tin cậy được bao nhiêu nhưng thật là kín đáo, bí mật, khó thăm dò. Nó như nụ hoa kia bị một con sâu ghét ghen đục khoét trước khi được phô hương khoe sắc dưới ánh mặt trời. Chỉ cần biết được nguyên nhân nỗi buồn của nó là ta sẵn sàng tìm mọi phương cứu chữa.

Romeotừ xađi tới

BENVOLIO– Anh ấy tới đây rồi. Xin hai bác hãy lui gót. Một là cháu được biết vì sao anh ấy âu sầu buồn bã, hai là sẽ bị nhiều lần từ chối đây.

MONTAGUE– Chúc cháu may mắn được nó dốc cả nỗi lòng!… Này bà, ta đi thôi!

MontagueMontaguephu nhân vào

BENVOLIO– Xin chúc anh một buổi sớm tươi vui!

ROMEO– Còn sớm thế kia ư?

BENVOLIO– Chín giờ vừa điểm.

ROMEO– Chao ôi, khi trong lòng phiền muộn thì thời gian trôi mới chậm làm sao!… Người vừa vội bỏ đi có phải là cha tôi đấy không?

BENVOLIO– Vâng, chính bác đấy… Nỗi buồn nào khiến chàng Romeothấy ngày giờ chậm quá thế vậy!

ROMEO– Tôi buồn vì chẳng được cái điều nó làm cho ngày giờ thành ngắn ngủi.

BENVOLIO– Anh yêu?

ROMEO– Không…

BENVOLIO– Không yêu?

ROMEO– Yêu nhưng không được yêu.

BENVOLIO– Than ôi, Ái tình bề ngoài trông thật hiền dịu mà sao vướng vào mói thấy quá nghiệt ngã khắt khe!

ROMEO– Than ôi, Ái tình mắt bị bịt kín mà sao vẫn tìm được lối đi tới đích đã nhắm ?… Chúng ta sẽ ăn tối ở đâu đây?… Trời! Lại có cuộc đánh lộn nào mới xảy ra ở đây thế này?… Thôi anh chẳng cần nói nữa, tôi biết cả rồi! Căm thù gây ra biết bao éo le rắc rối, mà ái tình lại còn gây ra lắm chuyện éo le rắc rối hơn… Ôi, ái tình cuồng loạn! Ôi, căm thù si mê! Ngươi từ cõi hư vô mà ra nhưng ngươi lại là tất cả! ôi, tưởng ngươi nhẹ tênh mà hóa nặng trĩu, vật hư phù mà quan trọng xiết bao! Cõi hỗn mang mà đầy hình ảnh đẹp tươi! Ôi, lông chim mà nặng như chì, khói đen mà tỏa ánh sáng, lửa rừng rực mà lạnh ngắt, khỏe mà lại ốm yếu tật bệnh! Ngủ mà vẫn thức, mình nhưng chẳng phải là mình! Đấy, tôi yêu thế đấy, nhưng tôi chẳng được yêu đâu. Anh lại cười à?

BENVOLIO– Không, có lẽ tôi đang muôn khóc đây.

ROMEO– Vì sao vậy, hỡi anh bạn đa cảm?

BENVOLIO– Vì thấy trái tim đa cảm của anh đau.

ROMEO– Tình thương yêu tệ hại như vậy đó. Lòng tôi đã trĩu nặng mối buồn riêng, nay lại nặng thêm vì nỗi phiền muộn của anh! Tình thân yêu của anh đối với tôi chỉ khiến tôi thêm sầu não. Ái tình cũng như làn khói tụ lại bằng hơi thở dài; được gạn trong thì thành ngọn lửa sáng rực trong mắt đôi lứa yêu nhau; bằng trái nguyện thì hóa ra biển thảm đầy nước mắt. Ái tình còn là gì nữa nhỉ? Là sự điên cuồng thận trọng nhất, là nỗi nghẹn ngào đắng cay, mà cũng là sự sảng khoái êm dịuCẢNH II

Ngoài phố

Capulet, Parisvà một gia nhân ra

CAPULET– Montaguecũng bị buộc như ta: nếu không giữ được lời cam kết thì sẽ cùng chịu một hình phạt. Tuổi tác như ta với hắn thì giữ điều hòa mục chắc cũng chẳng khó khăn gì.

PARIS– Cả hai vị đều là thế gia vọng tộc cả, mà hiềm kỵ lâu như thế thật là đáng tiếc… Thế còn lời khẩn cầu của chúng tôi thì tướng công nghĩ sao?

CAPULET– Ta chỉ có thể nhắc lại những điều ta đã nói với bá tước: con ta mới bước vào đời, nó chưa đầy mười bôn tuổi đầu. Hãy để cho cảnh huy hoàng của hai mùa hạ nữa tàn đi, mới đến lúc tính chuyện chồng con.

PARIS– Nhiều người còn ít tuổi hơn tiểu thư mà đã là những bà mẹ đầy hạnh phúc rồi.

CAPULET– Chóng nở thì lại chóng tàn… Mọi hy vọng của ta đã vùi sâu dưới đất, chỉ còn một mình Juliet là nguồn hy vọng độc nhất của ta. Bá tước hãy gắng chinh phục trái tim của con ta đi, ý ta tùy thuộc vào ý nó. Nếu nó ưng thuận ai, thì. sự đồng ý của ta cũng chỉ nằm trong vòng chọn lựa của nó mà thôi… Tối nay, theo tục lệ, ta đặt một buổi dạ yến, và đã mời nhiều bà con thân. Nếu bá tước đến dự được thì ta rất hoan nghênh. Đêm nay, tại tệ xá, bá tước sẽ được thấy những ngôi sao tuy ở trần gian nhưng còn làm mờ cả hào quang nơi thượng giới. Đêm nay, ở nhà ta, giữa những nụ hoa tươi thắm, bá tước sẽ được hưởng những phút say mê thường đến với các chàng trai mỗi khi mùa đông tập tễnh ra đi, nhường chỗ cho tháng tư lộng lẫy. Hãy nghe cho kỹ, nhìn cho tường mà chọn cô nào xứng đáng nhất. Mặc dầu một bông hoa chẳng đáng kể trong đám muôn hồng nghìn tía, nhưng nếu nhìn cho tinh thì may ra con ta cũng chẳng đến nỗi quá thua kém(1). Bá tước hãy theo ta. (Bảo gia nhân) – Còn ngươi, hãy chạy khắp thành Veronadiễm lệ, đến các vị có tên trên mảnh giấy đây nói rằng nhà ta đang chờ mong được tiếp đón các vị, nghe!

Đưa giấy cho gia nhân rồi cùng Parisvào

GIA NHÂN – Tìm những người có tên trên mảnh giấy này ư? Sách có chữ: thợ giày dùng thước, thợ may dùng dùi, ngư ông cầm bút vẽ còn họa sĩ thì đi kéo lưới! Sai mình đi tìm những người có tên trên giấy, mà mình thì ngay đến tìm tên trên giấy cũng chịu. Lại phải đi nhờ các tay thông văn tự mới được… May quá, đây rồi.

BenvolioRomeora

BENVOLIO– Thôi anh ơi! Ngọn lửa này dập tắt ngọn lửa kia, đau bệnh này thì đỡ bệnh khác. Quay chiều này chóng mặt thì cứ quay ngược lại sẽ khỏi. Đau buồn mấy mà có một mối buồn khác thì cũng quên. Bây giờ mà mắt anh bị một bùa mê mới nào thì bùa mê cũ nhạt ngay.

Xem thêm: Xen Kẽ Tiếng Anh Là Gì – Nghĩa Của Từ Được Xen Kẽ Trong Tiếng Anh

ROMEO– Thế thì dùng lá mã đề tốt quá.

BENVOLIO– Dùng làm gì kia?

ROMEO– Để chữa cái chân bị gẫy.

BENVOLIO– Ô kìa, anh Romeo, anh điên chăng?

ROMEO – Tôi không điên đâu, nhưng còn bị giam cầm quá là người điên: bị tù tội, bị nhịn đói, bị đánh đập, bị hành hạ khổ sở, bị…,(nói với gia nhân) – Chào chú mình!

GIA NHÂN – Xin chào công tử! Công tử có biết đọc chăng?

ROMEO– Chà, ta đọc được cả số mệnh ta trong nỗi buồn của ta.

GIA NHÂN – Cái đó thì chắc chẳng có sách nào dạy công tử. Nhưng công tử có đọc được bất kỳ văn thư nào không?

ROMEO– Được, nếu ta biết chữ, biết tiếng.

GIA NHÂN – Công tử thật thà quá. Chúa ban phúc cho công tử – (định quay đi).

ROMEO – Chú cứ đứng đây, ta đọc được. (Đọc) – Mactinô tiên sinh, phu nhân và các tiểu thư; bá tước Anxelâm và các cô em gái diễm lệ của người; bà quả phụ Vitruviô; Plaxensô tiên sinh và các cô cháu gái xinh tươi của người; Mercutio công tử và bào đệ là Valântainơ công tử; thúc phụ ta là cụ Capulet cùng phu nhân và các tiểu thư; điệt nữ Rôdalin xinh đẹp của ta; Livia tiểu thư; Valenxiô tiên sinh và biểu đệ là Tybalt công tử; Luxiô công tử và Helena tiểu thư. Toàn người lịch sự cả! Mời đi đâu thế này?

GIA NHÂN – Lên trên kia.

ROMEO– Đâu kia?

GIA NHÂN – Đi dự dạ yến; ở nhà chúng tôi.

ROMEO– Đó là nhà ai?

GIA NHÂN – Nhà chủ tôi.

ROMEO– Đáng lẽ ta phải hỏi câu này trước mới phải.

GIA NHÂN – Công tử không cần phải hỏi, để tôi xin nói: Chủ tôi là Capulettưởng công, vừa giàu lại vừa sang. Nếu công tử không phải họ nhà Montaguethì mời công tử đến xơi chén rượu… Xin chào công tử!

Vào

BENVOLIO– Đây là buổi dạ yến theo tục lệ cũ của họ nhà Capulet. Cô nàng Rôdalin xinh đẹp, mà anh đang chết mê chết mệt, cũng tới dự. Lại thêm đủ mặt hoa khôi thành Veronanữa. Anh hãy tới dự đi, rồi đem con mắt vô tư mà so sánh dung nhan nàng với vài dung nhan khác mà tồi sẽ chỉ cho anh. Anh sẽ phải công nhận với tôi rằng con thiên nga của anh thực chỉ là con quạ.

ROMEO– Nếu mắt tôi từ bỏ đức tin thiêng liêng mà công nhận một điều hư ngụy như vậy, thì xin Chúa hãy bắt nước mắt tôi biến thành những ngọn lửa; và đôi mắt này, đôi mắt đã`bao phen đẫm lệ nhưng vẫn chưa mờ, đôi mắt trong suốt mà lại tintheo tà thuyết, đôi mắt này xin chịu hỏa hình như những quân tà ngụy! Một người đẹp hơn người yêu của tôi ư? Từ ngày khai thiên lập địa, vừng dương soi thấu suốt muôn vật kia chưa từng được thấy ai sánh kịp nàng.

BENVOLIO– Chẳng qua là không có ai đứng bên nên anh tưởng cô nàng đẹp lắm. Mắt bên này nhìn thấy cô nàng, mắt bên kia cũng chỉ nhìn thấy cô nàng thôi. Nhưng đến buổi dạ yến này, tôi sẽ chỉ cho anh một trang tuyệt thế giai nhân để anh bắc lên hai cái đĩa cân pha lê kia mà so thì anh sẽ thấy người mà giờ đây tưởng là đẹp nhất thật ra chẳng đẹp là bao.

ROMEO– Được, tôi sẽ tới dự buổi dạ yến, không phải để nhìn ngắm người anh nói, nhưng để sung sướng trước vẻ diễm lệ của người mà tôi yêu.

Cùng vào

CẢNH III

Trong nhà Capulet

Capuletphu nhân và nhủ mẫu ra

CAPULETPHU NHÂN – Này nhũ mẫu, tiểu thư đâu, gọi ra đây cho ta bảo.

NHŨ MẪU– Thật rõ ràng tôi đã bảo cô ấy ra phu nhân gọi, rõ ràng như là tôi hãy còn đồng trinh… hồi tôi 12 tuổi. Thế nào, con cừu non của vú đâu! Con cánh camcủa vú đâu! Xin Chúa tha tội! … Thế nào em bé đâu, Juliet đâu?…

Juliet ra

JULIET – Cái gì thế? Ai gọi tôi thế?

NHŨ MẪU– Phu nhân gọi đấy.

JULIET – Thưa mẹ, con đây. Mẹ dạy gì ạ?

CAPULETPHU NHÂN – Có chuyện này… Vú hãy lui cho ta nói chuyện riêng một lát… À thôi, vú cứ ở đây, ta đã nghĩ lại, vú cứ ở đây mà nghe câu chuyện. Vú biết là con ta đã đến tuổi…

NHŨ MẪU– Thực đấy! Tôi nhớ tuổi cô ấy cả từng giờ.

CAPULETPHU NHÂN – Con ta chưa đến mười bốn tuổi.

NHŨ MẪU– Tôi xin cuộc ngay mười bốn cái răng của tôi – mặc dầu tôi chỉ còn có bốn chiếc thôi, khổ thân tôi! – là cô ấy chưa đến mười bốn tuổi. Còn bao lâu nữa thì tới ngày Hội Mùa(1) nhỉ?

CAPULETPHU NHÂN – Phải còn hơn nửa tháng nữa là ít.

NHŨ MẪU – Là ít, là nhiều, mặc dầu! Cứ biết là đến đêm hôm trước ngày Hội Mùa này là cô ấy mười bôn tuổi. Con cháu Xudan và cô ấy – cầu Chúa ban phúc cho mọi kẻ ngoan đạo – bằng tuổi nhau… Cháu Xudan thì về với Chúa rồi, tôi không có phúc giữ được cháu ở với tôi; nhưng dù sao cứ biết đến đêm hôm trước ngày Hội Mùa là cô ấy mười bốn tuổi, đúng là thế rồi. Tôi nhớ rõ lắm. Từ cái ngày động đất đến nay là mười một năm rồi. Và đúng cái hôm ấy là cô cai sữa, tôi quên làm sao được. Ngày nào chẳng cai lại cai đúng ngay cái ngày hôm ấy. Tôi đã bôi chất đắng vào đầu vú, và ngồi ngoài nắng dựa lưng vào chuồng chim. Hôm ấy tướng công và phu nhân đi Mantua… Chà! Trí nhớ của tôi tốt thật… Ây thế mà khi ngậm vào mồm thấy đắng là cái cô mình xinh xinh cáu ngay lên với cái đầu vú. Cái chuồng chim lúc ấy rung chuyển cả lên, chẳng phải ai bảo tôi cũng chạy cho nhanh… Thế mà đã mười một năm rồi đấy. Mà dạo ấy cô đã chơi một mình được rồi. Lạy Chúa! Cô chập chững chạy khắp đó đây rồi ấy chứ lại! Ngày hôm trước cái hôm đó, cô ngã bươu cả trán. Bố cháu – cầu Chúa phù hộ cho vong hồn bố cháu, con người thật là vui tính! – bố cháu mới đỡ cô dậy vào bảo: Úi chà, ngã sấp à? Lớn khôn rồi thì ngã ngửa nhé, phải không Juliet! Thế mà, lạy Đức Bà, con bé nín bặt rồi trả lời ngay rằng:ừ đấy! Đấy, phu nhân xem, đùa thế mà bây giờ hóa thật! Tôi mà có sống đếnnghìn năm cũng chẳng bao giờ quên được. Phải không Juliet! Bô’ cháu nó bảo thế là cái cô mình xinh xinh nín bặt rồi trả lời ngay: U đấy!

CAPULETPHU NHÂN – Thôi đủ rồi, vú im đi cho.

NHŨ MẪU– Thưa phu nhân, vâng. Nhưng cứ nghĩ đến lúc cô ấy nín bặt rồi trả lời bố cháu: U dấy! là tôi không nhịn cười được. Mà cái lúc ấy, trán đã bươu lên bằng quả cật gà. Gớm, ngã một cái ra dáng, khóc nức khóc nở!… úi chà, ngã sấp à, bao giờ lớn khôn rồi thì ngã ngửa nhé, phải không, Juliet? Bốcháu nó bảo thếmột cái là con bé im bặt và trả lời ngay: ừ đay!

JULIET – Thôi, u ơi, tôi cũng xin u im đi cho.

NHŨ MẪU– ừ, thì thôi, im. Cầu Chúa phù hộ cho em. Em là đứa bé xinh nhất mà u đã nuôi từ trước đến nay. u mà sống được để thấy em lấy chồng thì thật là hả dạ.

CAPULETPHU NHÂN – Thì ta đang định nói về việc chồng con của nó đây… Juliet con, chuyện hôn nhân con nghĩ thếnào?

JULIET – Thưa mẹ, con chưa dám nghĩ đến vinh hạnh đó.

NHŨ MẪU – Vinh hạnh!… Nếu không chỉ có mình u là vú nuôi em thôi thì u đã tưởng em bú được sữa người khôn rồi đó!

CAPULETPHU NHÂN – Con ơi, bây giờ là lúc phải nghĩ đến chuyện nhân duyên rồi. Nhiều người còn ít tuổi hơn con, ở ngay thành Veronanày, mà toàn là những người được trọng vọng cả, cũng đã tay bồng tay mang. Tính ra thì bằng trạc tuổi con bây giờ mẹ đã sinh con rồi, vậy mà con thì vẫn còn là con gái. Thôi để mẹ nói vắn tắt cho con hay: Chàng Paristài năng muốn hỏi con làm vợ đấy.

NHŨ MẪU– Tiểu thư ơi, người này mới thật!… ứi chao, dễ chừng cả thếgian này… Chà, con người cứ như là sáp nặn ấy!

CAPULETPHU NHÂN – Mùa hạ ở Veronacũng chẳng có bông hoa nào bằng.

NHŨ MẪU – Vâng, đẹp như hoa thật đấy!

CapuletPHU NHÂN – Con nghĩ sao? Con liệu có ưng chàng quý tộcnày không? Tối nay, con sẽ thấy chàng ở buổi dạ yến nhà ta. Con hãy ngắm nhìn dung mạo của chàng Paristrẻ tuổi như nhìn vào trang sách quý, con sẽ thấy vẻ thanh tao hiện ra dưới nét bút tuyệt trần. Con hãy nhìn kỹ từng nét cân đối của chàng, nét nọ như làm tăng vẻ đẹp của nét kia. Và nếu trên trang sách đó còn nét nào chưa rõ, thì như lời chú ghi bên lề sách, đôi mắt chàng sẽ làm sáng tỏ. Chàng chưa từng gắn bó với một ai, chàng như một tập tình ca quý giá chỉ cần một tấm bìa bọc lại là nên thiên tuyệt tác! Chàng như cá kia cần vẫy vùng nơi biển cả , và nếu vẻ đẹp bên trong lại được thêm vẻ đẹp bên ngoài ấp ủ thì thật là cảnh tuyệt vời. Quyển sách cũng được dự phần vinh hạnh dưới mắt bao người, khi cái móc gài bằng vàng của nó được ôm ấp những áng văn chương cũng quý giá như vàng. Kết duyên cùng chàng, con được chung hưởng mọi kho tàng quý báu của chàng, mà riêng phần con chẳng thiệt thòi sút kém gì.

NHŨ MẪU – Sút à? Gái phải hơi giai có phình ra thì có.

CAPULETPHU NHÂN – Hãy nói vắn tắt cho mẹ nghe, con có đáp lại mối tình của Pariskhông?

JULIET – Con sẽ để ý ngắm nhìn chàng để quý mến chàng, nếu ngắm nhìn nhau có thể khiến người ta quý mến nhau. Nhưng tầm mắt con cũng như mũi tên, mẹ ưng cho sức nó được bay tới đâu thì nó cắm sâu tới đó thôi.

Một gia nhân ra

GIA NHÂN – Thưa phu nhân, các quý khách đã đến, tiệc đã dọn. Mọi người đang hỏi phu nhân, đang chờ tiểu thư ra, còn nhũ mẫu thì trong bếp người ta đang nguyền rủa(2). Ai cũng bận tối cả mắt lại. Tôi phải ra hầu đây. Xin mời phu nhân ra ngay cho.

CAPULETPHU NHÂN – Chúng ta ra ngay đây. Juliet con, bá tước đang đợi.

NHŨ MẪU – Đi đi em. Đi tìm lấy những đêm vui để thêm vào chuỗi ngày vui của em.

Cùng vào

CẢNH IV

Ngoài phố

Romeo, Mercutio, Benvolio, năm sáu người đeo mặt nạ,

một số người mang đuốc và một số nhạc công ra

ROMEO– Thế nào, có phải dài dòng xin lỗi rồi hãy vào, hay cứ vào tự nhiên thôi?

BENVOLIO– Những lời lẽ tràng giang đại hải bây giờ quá thời rồi. Chẳng ai còn chuộng cái lối giả trang thần Kiupit, mắt bịt khăn, tay cầm cung quét sơn sặc sỡ kiểu Tácta để dọa các bà các cô như bù nhìn xua chim nữa. Chẳng cần phải có một bài giáo đầu học thuộc lòng, vừa đọc vừa phải có người nhắc, để dọn đường vào . Cứ để tuỳ họ đánh giá chúng ta thế nào mặc ý, ta nhảy vài điệu cho họ xem rồi cáo thoái thôi.

ROMEO– Đưa cho ta một bó đuốc đây. Ta chẳng nhảy nhót gì cả. Lòng ta âm u thế này, để ta cầm đuốc sáng.

MERCUTIO– Chàng Romeohào hoa phong nhã phải khiêu vũ chứ!

ROMEO– Không, anh ạ. Đôi giày khiêu vũ của anh nhẹ như bấc, còn lòng tôi nặng như chì, nó kéo tôi xuống không sao mà nhích bước được.

MERCUTIO– Anh đang say đắm vì tình. Vậy anh hãy mượn thần Ái tình đôi cánh mà tung bay ra khỏi cõi phàm tục.

ROMEO– Tôi đã bị trọng thương vì mũi tên của Kiupit rồi, còn mượn đôi cánh nhẹ của hắn mà bay sao được, số mệnh đã buộc tôi không thể tránh được cảnh khổ não. Gánh nặng của Ái tình đè lên tôi nặng trĩu.

MERCUTIO– Thế thì anh cứ đè lên Ái tình là hắn thua chứa gì: hắn dịu dàng thế ắt chẳng chịu nổi sự đè nén ấy đâu!

ROMEO– Ái tình mà dịu dàng ư? Hắn thô lỗ, tàn nhẫn, hung bạo, hắn xuyên vào thịt như chông gai.

MERCUTIO– Nếu Ái tình thô bạo với anh thì anh cũng thô bạo trở lại với hắn. Hắn xuyên vào anh thì anh cứ chọc vào hắn. Cứ thế là anh sẽ thắng Ái tình. (Bảo gia nhân)- Đưa ta một cái mặt nạ đây, (đeo mặt nạ). Mặt nạ lại phủ lên mặt nạ. Giờ thì mặc cho những con mắt tò mò muôn dòm ngó những nét xấu xí của ta! Đã có đôi lông mày sâu róm này nó xấu hổ hộ ta.

BENVOLIO– Thôi, ta gõ cửa mà vào. Vào trong nhà là khiêu vũ luôn.

ROMEO– Đưa đuốc đây cho ta. Cứ để cho các anh chàng mê chơi vô tâm nhảy nhót trên những bộ chiếu vô tình. về phần ta, ta sẽ theo câu nói của cổ nhân mà cầm đuốc đứng nhìn… Buổi dạ yến tưng bừng thế này mà lòng ta xám ngắt.

MERCUTIO– Chà, ban đêm thì ai chả xám. Nếu anh xám thế thì chúng tôi sẽ lôi anh ra khỏi – xin anh thứ lỗi – cái vũng bùn ái tình đen sì này mà anh đã ngã vào ngập đến mang tai… Thôi, nhanh lên, phí phạm cả ánh sáng ban ngày…

ROMEO– Ban ngày là thế nào?

MERCUTIO– Nghĩa là cứ chần chừ thế này thì đuốc đốt mất toi, như đốt đèn ban ngày vậy… Cứ nên hiểu lấy ý thôi, vì trong bụng có năm phần khôn ngoan tôi chỉ nói ra có một.

ROMEO– Đi làm cái trò đeo mặt nạ này, chúng ta có khôn nhưng thật chẳng ngoan tí nào.

MERCUTIO– Sao vậy?

ROMEO– Đêm qua tôi vừa nằm mơ.

MERCUTIO– Tôi cũng vậy.

ROMEO– Thế anh mơ thấy gì?

MERCUTIO– Mơ thấy những anh mơ ngủ thường hay nói chuyện tầm phào.

ROMEO– Trên giường ngủ, họ mê chuyện thực cả đấy.

MERCUTIO– À, thế thì đúng là Vương mẫu Mabơ đã đến thăm anh. Vương mẫu là bà tiên đỡ đẻ trong số các nàng tiên. Người Vương mẫu nhỏ bé như một viên mã não trên ngón tay một vị trưởng quan. Người đi một cỗ xe do những anh lùn bé tí kéo, lướt trên sống mũi những kẻ ngủ mệt. Thân xe làm bằng vỏ hạt dẻ, do chú thợ mộc Sóc hoặc một chú côn trùng nào đó nạo rỗng: từ thượng cổ đến giờ, chúng vẫn là thợ đóng xe cho các nàng tiên. Nan hoa bánh xe làm bằng chân nhện, mui xe bằng cánh cào cào, dây cương bằng tơ nhện, dây thắng bằng tơ trăng. Roi ngựa làm bằng xương dế, buộc phất phơ một sợi tơ mành. Xà ích là một chú muỗi mắt mặc áo xám, chỉ bé bằng nửa con sâu tí ti khêu được ở đầu ngón tay một cô gái lười. Cứ thế, đêm này qua đêm khác, Vương mẫu lướt đi, lướt qua trí não các cặp tình nhân là họ mơ thấy ái tình, lướt trên đầu gốì bọn triều thần là chúng mơ thấy còng lưng uốn gối, lướt trên ngón tay các luật sư là họ mơ thấy tiền thù lao, lướt trên môi các vị phu nhân là họ mơ thấy hôn hít yêu đương. Nhưng nhiều khi hơi thở của họ quá nồng hương kẹo bánhthì bà Mabơ nổi giận khiến họ mụn nhọt khắp người. Có khi Vương mẫu phóng xe qua mũi một anh nịnh thần, thế là hắn mơ thấy đánh hơi được một việc xin xỏ béo bở . Có khi bà lấy đuôi một con lợn nộp thuế cho Nhà Thờ cù vào mũi một cha đạo đang ngủ say, thế là ngài mơ ngay thấy được hưởng thêm một lộc vị nữa; có khi xe bà phi trên cổ một chiến binh, thế là anh này mơ thấy đâm chém kẻ thù, xung sát, phục kích, thấy gươm bén rèn tận Tây Ban Nha, thấy những cốc rượu sâu hàng năm sải tay; rồi bà lại gõ trống bên tai anh khiến anh giật mình choàng dậy, hoảng hốt lâm râm vài câu cầu nguyện rồi lại nằm vật xuống ngủ. Cũng chính bà Mabơ này đêm đêm thường tết bờm ngựa lại và buộc những mớ tóc bẩn thỉu hôi hám thành những nút ma, ai gỡ ra là bị rủi ro ngay. Chính cái bà quỷ quái này, khi thấy các cô gáinằm ngửa, thường đè lên họ cho họ quen chịu nặng và trở thành những tay lão luyện… Chính bà ấy…

ROMEO– Thôi, thôi anh Mercutioơi! Anh chỉ nói những chuyên vẩn vơ!

MERCUTIO– Đúng, tôi nói về những giấc mơ, những đứa con của một bộ óc nhàn rỗi, sinh ra do trí tưởng tượng không đâu, một thứ trí tưởng tượng loãng như không khí và hay thay đổi như ngọn gió kia, lúc này thì vuốt ve bộ ngực lạnh giá của phương Bắc, nhưng lát nữa lại thở phào giận dỗi quay mặt về phương Nam ẩm ướt hơi sương.

BENVOLIO– Trận gió của anh lôi chúng ta đi xa quá: người ta đã xong tiệc rồi, ta đến sẽ quá trễ.

ROMEO– Tôi thì lại e rằng chúng ta đến quá sớm, vì tôi linh cảm rằng một định mệnh nào đây, mà hiện nay còn treo lơ lửng trên các vì sao, sẽ lấy đêm vui này làm màn đầu cho một tấn thảm kịch; và đến màn chót thì cái số kiếp chẳng ra gì ủ ấp trong lồng ngực tôi đây cũng sẽ sớm tàn. Nhưng thôi, cũng tùy ở Đấng tối cao chỉ nẻo giương buồm!… Các bạn vui chơi ơi, ta tiến thôi.

Benvolio– Nổi trống lên nào!

Cùng vào

CẢNH V

Trong nhà họ Capulet

Các nhạc công đứng đợi. Một số gia nhân ra

GIA NHÂN I – Cái thằng Pôtpanđâu, không giúp ta dọn dẹp một tí? Bộ cái thằng ấy mà không thèm dọn bàn chắc! Bộ cái thằng ấy mà không thèm rửa đĩa chắc!

GIA NHÂN II – Phép tắc lịch sự đem giao phó cho một hai người mà lại vào loại tay chân nhem nhuốc thì hay hớm gớm!

GIA NHÂN I – Dọn những cái ghế đẩu này đi! Nhấc cái tủ bát này ra! Và coi chừng bát vàng đĩa bạc đấy… (bảo bạn) – Này, thủ cho tớ một cái bánh hạnh nhân nhé, và nếu đằng ấy quý tớ thì bảo hộ anh canh cổng cho hai nàng Susan Grindstonevà Nellvào… Anthonyđâu! Potpan đâu!

GIA NHÂN III – Có đây!

GIA NHÂN I – Người ta đòi, người ta gọi, người ta hỏi, người ta tìm ở trong phòng lớn kia kìa!

GIA NHÂN IV – Chỗ này cũng gọi, chỗ kia đòi thì làm thế nào!… Nhanh lên các cậu, nhanh tay nhanh chân lên một tí… Vui xuân kẻo hết xuân đi !

Cùng vào

Capuletra, theo sau là khách khứa, có cả Tybalt, Juliet,Nhũ mẫu; sau cùng là Romeo, cải trang làm. Ngườihành hương, và các bạn, tất cả đều đeo mặt nạ

CAPULET– Chào chư vị! Phen này thì mấy tiểu thư mà ngón chân không bị chai sẽ thử sức với các vị! Nào các cô, cô nào từ chối không khiêu vũ? Cô nào còn õng ẹo không chịu ra nhảy thì đúng là có chai chân nhé! Lão nói có đúng không? (Nói với bọn người mới đến) – Chào chư vị! Có một thời lão cũng đã đeo mặt nạ, cũng đã thủ thỉ bên tai người đẹp những lời êm ái ngọt ngào, nhưng cái thời ấy đã qua rồi, qua rồi… (nói với khách nữa mới đến) – Chào chư vị! Nhạc công đâu, tấu nhạc đi! Dọn chỗ đi để khiêu vũ! Nào các cô, nhảy đi!

Nhạc nổi, mọi người khiêu vũ

(Bảo gia nhân) – Thắp thêm đèn lên, chúng bay. Dọn bàn đi, dập tắt lò sưởi đi, trong phòng nóng quá rồi. Thế nào, chú mình, tình cờ khiêu vũ thế này cũng thú đấy chứ nhỉ? Mời ông ngồi, ông Capulet. Ông và tôi thì qua cái thời nhảy với nhót rồi. Cái lần cuối cùng chúng mình đeo mặt nạ khiêu vũ là cách đây bao năm rồi nhỉ?

CAPULETII – Lạy Đức Bà, ba mươi năm rồi.

CAPULETI – Ông ơi, làm gì đến, làm gì đến. Dịp đó là ăn cưới Luxenxiô. Lễ Thánh linh giáng lâm có đến nhanh chăng nữa cũng chỉ mới là hai mươi nhăm năm. Mà dạo đó chúng ta đeo mặt nạ đấy thôi.

CAPULETII – Lâu hơn chứ. Lâu hơn. Con hắn còn nhiều tuổi hơn. Con hắn đã ba mươi rồi còn gì.

CAPULETI – Làm gì đến! Con hắn cách đây hai năm còn chưa thành niên.

ROMEO(hỏi gia nhân) – Tiểu thư nào kia đang làm lộng lẫy bàn tay người khiêu vũ với nàng?

GIA NHÂN – Thưa công tử, tôi không biết.

ROMEO– Chao ôi, thật là nàng dạy cho những bó đuốc như thế nào mới là chói sáng! Nàng lộng lẫy trên gò má của nàng Đêm, khác nào viên ngọc quý óng ánh bên tai một thiếu nữ xứ Êtiôpi! Báu vật này, ai có thể chiếm được làm của riêng! vẻ tuyệt thế kia, sao cõi trần lại có? Nàng ở giữa đám phụ nữ này như bồ câu trắng ở giữa đàn quạ. Khi bản đàn này dứt, ta sẽ tìm đến chỗ nàng để bàn tay phàm tục này được diễm phúc nắm tay người đẹp. Tim ta tới nay đã yêu ai chưa nhỉ? Không, không, hỡi đôi mắt ta ơi, hãy nói là chưa đi! Vì chỉ tới đêm nay ta mới được thấy một con người thật là tuyệt sắc!

TYBALT– Giọng này nghe đúng là giọng một thằng Montague. (Bảo gia nhân) – Mi đi lấy cho ta thanh kiếm. Gớm thật, quân khốn kiếp dám đeo mặt nạ phường hề tới đây nhạo báng ngày lễ trang nghiêm của nhà ta. Vì danh dự của họ nhà, cho thằng này về âm phủ cũng chẳng mắc tội gì với Chúa!

CAPULET(tới gần) – Cái gì thế cháu? Việc gì khiến cháu giận dữ thế?

TYBALT– Thưa chú, kia là một thằng Montague, một tên tử thù của chúng ta, một tên khốn kiếp dám nghênh ngang láo xược đến đây nhạo báng lễ tôn nghiêm của họ nhà ta.

CAPULET– Ta trông như Romeo, có phải không?

TYBALT– Đích là thằng khốn Romeođó!

CAPULET– Cháu hãy bình tĩnh, để mặc nó. Nó đi đứng đàng hoàng lịch sự lắm. Mà nói thực, thành Veronanày cũng tự hào vì có một chàng thanh niên công tử đức hạnh và mực thước như nó. Cho ta tất cả của cải trong thành Veronanày ta cũng không muôn xảy ra trong nhà ta điều gì xúc phạm tới danh dự nó. Vậy cháu hãy nhẫn nại, đừng để ý đến nó nữa. Ý ta như vậy đó. Nếu cháu tôn trọng ý ta thì hãy tươi tỉnh lên, hãy bỏ cái bộ mặt hùng hổ kia đi; trong một buổi dạ hội, cái bộ mặt ấy thật chẳng thích hợp.

TYBALT– Bộ mặt ấy thích hợp lắm nếu có thằng khốn ấy là khách. Tôi quyết không để cho nó yên.

CAPULET– Anh phải để cho nó yên! Anh nghe chưa, hở anh chưa ráo máu đầu kia! Tôi đã bảo anh phải để cho nó yên. Thế nào, tôi là chủ ở đây, hay anh? Thế nào, anh không thể để cho nó yên à? Xin Chúa cứu vớt linh hồn tôi! Anh định gây náo loạn giữa khách khứa của tôi hả? Anh định giương vây giương cánh, anh định làm ra ta đây kẻ giờ phải không?

TYBALT– Nhưng, thưa chú, thật là một điều sỉ nhục.

CAPULET– Thôi đi, thôi đi, anh là thằng láo. A, anh định làm thế phải không? Anh liệu hồn, đừng có giở trò ra mà tôi sẽ cho anh biết tay. Phải, anh làm trái được ý tôi thì anh mới thích! Hừ, thật là đúng lúc!… (Nói với khách đương khiêu vũ) – Tốt lắm, các cô các cậu! (Nói với Tybalt) – Anh là đồ láo… Anh mà giở trò thì có mà… (Bảo gia nhân) – Đèn đóm thêm vào chúng bay! (Bảo Tybalt) – Tôi sẽ bắt anh phải yên… (Bảo khách) – Nào, vui lên nào, các cô các cậu!

TYBALT– Lửa giận ngùn ngụt mà phải nhẫn nại chịu đựng, khiến ta rung chuyển cả thịt da. Ta đành rút lui vậy. Việc thằng khốn này vác mặt đến đây, đêm nay tưởng là thú vị, nhưng rồi sẽ đưa đến những hậu quả chua cay. (Tybaltvào).

ROMEO (cầm tay Juliet) – Nếu tay hèn này đã xúc phạm đến báu vật linh thiêng thì tôi xin chịu một hình phạt êm đềm: đôi môi tôi như hai kẻ hành hương rụt rè xin sẵn sàng xóa vết bàn tay thô bạo kia bằng một cái hôn trìu mến.

JULIET – Hỡi kẻ hành hươnglương hảo, người quá khắc nghiệt với bàn tay của người. Bàn tay này làm thế chỉ là để tỏ lòng sùng đạo thành kính thôi! Kẻ hành hương có thể nắm tay các nữ thánh. Tay cầm tay, đó là cái hôn của người hành hương.

ROMEO– Thế các nữ thánh chẳng có môi đó sao? Và các người hành hương nữa?

JULIET – Có, có môi để tụng kinh cầu Chúa.

ROMEO– Ôi, nếu vậy thì, hỡi nữ thánh thân yêu, hãy cho phép môi làm công việc của tay. Chúng đang cầu xin đó. Nàng hãy ưng chuẩn đi, kẻo đức tin lại biến thành nỗi tuyệt vọng.

JULIET – Các nữ thánh thường đứng lặng, nhưng vẫn là ưng chuẩn.

ROMEO– Vậy thì xin nàng cứ đứng lặng, để tôi được hưởng kết quả của lời cầu xin. (Hôn Juliet) – Thế là đôi môi tôi đã được môi nàng gột sạch tội lỗi.

JULIET – Như vậy tội lỗi lại sang môi tôi sao?

ROMEO – Tội lỗi từ môi tôi sang môi nàng! Lời trách mới đáng yêu sao! Vậy xin nàng hãy trả lại tôi tội lỗi ấy. (Lại hôn Juliet)

JULIET – Công tử hôn đúng phép sách dạy nhỉ.

NHŨ MẪU – Thưa tiểu thư, phu nhân muốn dạy điều gì. (Juliet đi)

ROMEO(hỏi nhủ mẫu) – Mẹ nàng là ai vậy?

NHŨ MẪU– Công tử ơi, mẹ nàng là bà chủ nhà này, một bậc mệnh phụ khôn ngoan và đức hạnh. Tôi là vú nuôi của con gái bà, tức là tiểu thư vừa tiếp chuyện công tử đó. Này tôi bảo công tử: chàng nào vớ được món này là lắm cái xủng xoảnglắm đấy nhé!

ROMEO– Nàng là người họ Capuletsao? ôi oan trái yêu quý, đời sông của ta nay nằm trong tay người thù.

BENVOLIO– Thôi, ta đi thôi! Cái hay cái đẹp nhất đã thấy cả rồi(2).

ROMEO– Có lẽ đúng thế đấy. Lòng tôi chỉ thêm ngổn ngang bối rối.

CAPULET– Thế nào, chư vị đã vội về làm gì: chúng tôi đang sửa soạn bữa tiệc mọn(khách cáo từ ra về) – Chư vị nhất định về ư?… Thôi thế thì cám ơn tất cả các vị… Tôi xin cám ơn tất cả các quý vị, chúc các vị về ngủ yên giấc. Mang thêm đuổc lại đây chúng bay!… Thôi ta đi nghỉ thôi, (gia nhân cầm đuốc tiễn khách ra). Chà, khuya rồi đó, ta đi nằm đây.

Tất cả vào, trừ Juliet và nhũ mẫu

JULIET – Nhũ mẫu ơi, lại đây: ai đây kia nhỉ?

NHŨ MẪU – Đó là con trai nối dõi của ông già Tiberiô.

JULIET – Còn ai đang ra cửa kia?

NHŨ MẪU – Tôi trông như cậu Pêtruckiô ấy.

JULIET – Còn ai đi sau kia, người không chịu khiêu vũ ấy mà?

NHŨ MẪU – Tôi không biết.

JULIET – u thử đi hỏi xem. (Nhũ mẫu đi) – Nếu chàng đã có vợ rồi thì có lẽ nấm mộ kia sẽ là giường cưới của ta.

Xem thêm: Hướng Dẫn Sử Dụng Và Cách Đóng Dấu Treo Tiếng Anh Là Gì ? Đóng Dấu Treo Tiếng Anh Là Gì

NHŨ MẪU(trở lại) – Tên người đó là Romeo, họ nhà Montague. Anh ta là con một của kẻ thù họ nhà ta.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *