– 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật hoặc sinh con dưới 32 tuần tuổi;
– 10 ngày làm việc với trường hợp sinh đôi, từ sinh ba thì thêm mỗi con được nghỉ thêm 3 ngày làm việc, tối đa không quá 14 ngày làm việc
– Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.
Đang xem: Vợ đẻ chồng được nghỉ mấy ngày năm 2018
– Thời gian hưởng chế độ không tính ngày lễ, tết, nghỉ hàng tuần
Lưu ý: NLĐ nghỉ hưởng chế độ trong vòng 30 ngày kể từ ngày vợ sinh con, nếu có nghỉ những ngày trước khi vợ sinh con thì tính là nghỉ không lương, nghỉ phép của NLĐ.
3. Hồ sơ gồm có:
– Giấy khai sinh có họ tên cha; hoặc Giấy chứng sinh + Sổ hộ khẩu;
– Trường hợp con chết:Giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử của con hoặc trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của mẹ nếu con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh (nếu có);
– Giấy xác nhận của cơ sở y tế trong trường hợp sinh con dưới 32 tuần tuổi hoặc sinh con phải phẫu thuật (nếu có);
– Mẫu C70a-HD
4. Thời hạn nộp hồ sơ:
– Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày trở lại làm việc người lao động phải nộp hồ sơ cho doanh nghiệp.
– Đơn vị trong thời hạn 10 ngày (kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của NLĐ) phải nộp cho cơ quan bảo hiểm.
=> Tức là trong vòng 55 ngày kể từ ngày NLĐ nam đi làm trở lại thì phải nộp hồ sơ hưởng chế độ lên cơ quan BHXH, quá hạn sẽ không được giải quyết.
Xem thêm: Ý Tại Ngôn Ngoại Là Gì – Tra Từ: Ý Tại Ngôn Ngoại
5. Mức hưởng
Mức hưởng = Mbq6t / 24 ngày công x 100% x số ngày được nghỉ.
Trong đó:Mbq6t : Bình quân mức lương đóng BHXH 6 tháng trước khi vợ sinh của NLĐ nam; Trường hợp chưa đủ 6 tháng thì Mbq6t = bình quân lương các tháng đã đóng BHXH.
VD: Lương bình quân đóng BH 6 tháng trước khi vợ sinh là: 6.000.000 và bạn được nghỉ 7 ngày (vì vợ sinh mổ)
=> Cách tính như sau:
Mbq6t = (6 x6.000.000đ)/6 tháng = 6.000.000đ
Mức hưởng = 6.000.000/ 24 x 7 =1.750.000 đồng
6. Lao động nam được hưởng trợ cấp 1 lần khi vợ không tham gia bảo hiểm
NLĐ nam được hưởng thêm chế độ trợ cấp 1 lần khi thỏa mãnđiều kiện:
– LĐ nam phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi vợ sinh;
– Người chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng tính đến thời điểm nhận con.
Mức trợ cấp 1 lần = 2 x Lương cơ sở tháng
(Theo điều 9 Quyết định 636/QĐ-BHXH ngày 22/04/2016)
7. Hướng dẫn kê khai mẫu C70a-HD
– Lao động nam nghỉ việc khi vợ sinh con:
– Lao động nam hưởng trợ cấp 1 lần khi vợ sinh con
=> Hướng dẫn chi tiết kê khai Mẫu C70a-HD:
Cột A, B: Ghi số TT, Họ tên đầy đủ người hưởng mới phát sinh.
Xem thêm: Các Hình Thức Cấp Phép Win 7 Coem Là Gì ? Cơm Chó Là Gì? Windows Oem Là Gì
Cột 1: Ghi số sổ BHXH hoặc số định danh người hưởng.
Cột 2: Tình trạng: ghi ngày nghỉ hàng tuần nếu khác Thứ 7 & Chủ nhật; và ghi thêm số con được sinh/số CMTND hoặc số hộ chiếu hoặc số thẻ căn cước của người mẹ/phương thức sinh con hoặc số tuần tuổi của con (nếu con dưới 32 tuần tuổi);
VD: LĐ làm việc tại siêu thị, ngày nghỉ hàng tuần là thứ 2; vợ sinh 3 con phải phẫu thuật; số CMT của vợ là 123456789
Thì ghi: Thứ 2/3/CMT123456789/PT
Cột 3: Thời điểm: Để trống theo hướng dẫn Quyết định 636/QĐ-BHXH
Cột 4: Từ ngày: Ngày đầu tiên nghỉ hưởng chế độ
Cột 5: Đến ngày: Ngày cuối cùng nghỉ hưởng chế độ
Cột 6: Tổng số: Tổng số ngày nghỉ hưởng chế độ tính theo ngày làm việc, không tính nghỉ cuối tuần, lễ, tết
Cột 7: Hình thức nhận trợ cấp:
+ Để trống: cơ quan BHXH chuyển khoản cho đơn vị, NLĐ nhận tiền mặt trực tiếp từ đơn vị
+ CK + Thông tin tài khoản của NLĐ nam: cơ quan BHXH chuyển khoản trực tiếp cho cá nhân NLĐ nam khi được duyệt chế độ