Giới thiệuVề bệnh viện Tổ chứcBệnh việnCác phòng chức năng Các khoa lâm sàngKhám-Cấp cứu Hệ nội Hệ Ngoại Sản Các khoa cận lâm sàng Tin tứcSự kiện Khám bệnhchữa bệnh Đào tạoNCKH Chỉ đạotuyến Hợp tácquốc tế
THỰC HIỆN 5 K (KHẨU TRANG- KHỬ KHUẨN-KHOẢNG CÁCH-KHÔNG TỤ TẬP-KHAI BÁO Y TẾ) PHÒNG CHỐNG COVID — HÃY GIỮ AN TOÀN CHO BẠN VÀ CHÚNG TA TRƯỚC ĐẠI DỊCH COVID-19 — BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH QUẢNG NAM ĐÃ TRIỂN KHAI ĐẶT LỊCH KHÁM BỆNH QUA SỐ ĐIỆN THOẠI 1900.969646 VÀ QUA TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỦA BV TẠI MỤC ĐĂNG KÝ KHÁM BỆNH ONLINE

Phòng Điều Dưỡng

Phục hồi chức năng là một ngành được xây dựng trên cơ sở một ngành y học hiện đại. Trải qua nhiều năm nghiên cứu, ứng dụng, phát triển và từng bước được củng cố, công tác Vật lý trị liệu (VLTL)–Phục hồi chức năng (PHCN) đã được giải quyết tốt, nhiều người bị hậu quả của vết thương hoặc do bệnh lý nhờ có PHCN đã trở lại với cuộc sống, lao động, sinh hoạt hàng ngày.

Đang xem: Viện khoa học điều dưỡng và phục hồi chức năng

Điều dưỡng PHCN là một chuyên ngành, chuyên biệt, là một sự quan tâm chăm sóc đặc biệt làm giảm những khó khăn do tàn tật gây nên để giúp cho người tàn tật có cơ hội tham gia vào các hoạt động của cộng đồng.

Có bảy nhóm tàn tật thường gặp trong chăm sóc phục hồi chức năng (CS-PHCN):

Khó khăn về vận động.Khó khăn về nghe, nói.Khó khăn về học.Khó khăn về nhìn.Người có hành vi xa lạ.Động kinh.Mất cảm giác.

Ngoài ra còn có những vấn đề về CS-PHCN cho người bệnh chấn thương cột sống, người bệnh nặng, hôn mê, nằm lâu,…Tàn tật ảnh hưởng rất lớn đến bản thân người bệnh và gia đình người bệnh, vì vậy người ĐD dù làm việc ở đâu cũng phải áp dụng các nguyên tắc: Việc CS nên bắt đầu từ khi họ mới bị tàn tật, phải phòng ngừa loét và những biến chứng khác có thể xảy ra và phải làm sao để giúp họ vượt qua khó khăn và ảnh hưởng đó.

Xem thêm: Lời Bài Hát Cau Thắm Trầu Xanh, Phong Tục Tập Quán Cưới Hỏi Việt Nam Xưa Và Nay

Trong việc chăm sóc sức khỏe (CSSK), công tác Điều dưỡng- PHCN là một nhu cầu cần thiết, người Điều dưỡng – Kỹ thuật viên (KTV) PHCN phải nhạy cảm để hiểu được tâm tư, mặc cảm của người bệnh, luôn tôn trọng và tránh những điều có thể xúc phạm đến người bệnh, thường xuyên quan tâm về thể chất cũng như tinh thần làm cho người bệnh lạc quan, có thêm niềm tin trong cuộc sống và giúp người bệnh sớm hòa nhập với cộng đồng.

Ban lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam đã xác định rõ việc khám bệnh- chữa bệnh, PHCN cho người bị khiếm khuyết, giảm chức năng, tàn tật và phòng ngừa tái phát, nâng cao sức khỏe là bốn nhiệm vụ của một vấn đề phải được xây dựng gắn liền với nhau trong hoạt động chuyên môn của bệnh viện.

Vai trò của Phòng Điều dưỡng và tập thể Điều dưỡng, Kỹ thuật viên PHCN là rất quan trọng trong công tác chăm sóc PHCN cho người bệnh. Người Điều dưỡng cần đặt ra kế hoạch, đánh giá được cả quá trình thực hiện kế hoạch, từ đó xác định được mức độ phục hồi của người bệnh. Độc lập trong công tác, phối hợp chặt chẽ với Bác sỹ PHCN và đây cũng là vấn đề quan trọng trong công tác CSNB tại bệnh viện cũng như PHCN sau khi người bệnh ra viện.

Xem thêm: Tìm Hiểu Về Xét Nghiệm Got Là Gì ? Chỉ Số Men Gan Bình Thường Là Bao Nhiêu?

Bên cạnh đó việc hướng dẫn cách CSNB, cung cấp thông tin và kỹ thuật phòng ngừa tàn tật và hậu quả của tàn tật giúp cho người tàn tật phát huy được khả năng tối thiểu còn lại của mình để họ có điều kiện chấp nhận cuộc sống và hòa nhập xã hội, phối hợp với gia đình tạo điều kiện giúp đỡ người bệnh trong học tập, tham gia các công việc phù hợp để giúp họ nâng cao giá trị cuộc sống, tăng thêm niềm tin, tính tự lập và biết được giá trị của phục hồi chức năng để họ tiếp tục luyện tập tại nhà.

Sự phối hợp của sinh viên thực tập tại khoa trong công tác vệ sinh khoa và CSNB:

*
*

*
*

Người bệnh tại khoa đủ các lứa tuổi và thường xuyên quá tải:

*
*

*
*

Một buổi tập luyện tại phòng tập, ĐDTK thường xuyên giám sát các hoạt động chuyên môn:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *