Thay vì thay đổi thói quen hàng ngày, bổ sung dưỡng chất cải thiện chất lượng giấc ngủ, nhiều người đã tự ý sử dụng thuốc ngủ để giải quyết tạm thời tình trạng mất ngủ, ngủ không sâu giấc. Vậy uống thuốc ngủ mỗi ngày có phải là cách an toàn và hiệu quả để chữa mất ngủ không? Cùng tham khảo thông tin dưới đây nhé!
Thuốc ngủ có tác dụng gì?
Thuốc ngủ hay còn được gọi là thuốc an thần, đạt hiệu quả cải thiện các vấn đề về giấc ngủ trong thời gian ngắn. Trên thị trường hiện nay có đa dạng các loại thuốc ngủ khác nhau nhưng hầu hết những loại thuốc này đều tác động lên hệ thống thần kinh thông qua chất dẫn truyền thần kinh có tên khoa học là acid gamma – aminobutyric (viết tắt là GABA), nhằm tạo cảm giác thư giãn, gây mê, giảm đau…
Thuốc ngủ có thể giúp bạn đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn
Các loại thuốc điều trị mất ngủ phổ biến hiện nay
Dựa vào thành phần hóa học, thuốc ngủ được chia thành các nhóm chính:
Barbiturates: nhóm thuốc này hiện nay ít được sử dụng vì mang nhiều tác dụng phụ, đặc biệt là làm suy giảm hệ thần kinh, lạm dụng thuốc ngủ ở nhóm này có thể gây tử vong nếu sử dụng quá liều. Tuy nhiên, trong một số chỉ định khác, bác sĩ có thể sử dụng loại này để chống lại chứng co giật, thôi miên và gây mê trong phẫu thuật cho bệnh nhân.
Đang xem: Uống thuốc ngủ quá liều có tác hại gì
Một số loại thuốc ngủ có dẫn xuất được gọi là “Z-drug” như Ambien, Sonata hoặc Lunesta. Mặc dù được kê đơn sử dụng phổ biến hơn 2 loại thuốc ngủ trên nhưng chưa có chứng minh nào cho thấy sử dụng Z-drugs an toàn hơn Benzodiazepines và Barbiturates.
Vì là loại thuốc điều trị nên thuốc ngủ cần được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ. Bệnh nhân không nên tự ý dùng thuốc, dùng lại đơn thuốc cũ hay sử dụng đơn thuốc của người khác để tránh những hậu quả không mong muốn.
Tham Khảo
Tác hại khi lạm dụng thuốc ngủ
Thuốc ngủ có thể giúp đưa bạn vào giấc ngủ “nhanh hơn”, thế nhưng chúng là “con dao hai lưỡi” nếu sử dụng thường xuyên và quá liều. Các tác hại có thể xảy ra gồm:
Nhờn thuốc: Thuốc an thần tác động đến não và gây ra cảm giác buồn ngủ trong thời gian nhất định. Vì vậy, nhiều người đã tự ý sử dụng thuốc ngủ như “một cách để ru ngủ cơ thể” bất chấp những hiểm họa cho khi lạm dụng thuốc. Thói quen lạm dụng thuốc ngủ không chỉ gây hại cho hệ thống thần kinh mà còn làm nhờn thuốc. Thực tế cho thấy, khi bắt đầu dùng thuốc, người uống chỉ cần 1 viên là có thể đi vào giấc ngủ. Nhưng sau đó, họ phải tăng liều lên 2-3 viên/lần mới có tác dụng.
Nghiện thuốc: Uống thuốc ngủ trong thời gian dài và không thể bỏ thuốc là dấu hiệu của việc nghiện thuốc ngủ. Tình trạng này thường gặp ở người tự ý sử dụng thuốc ngủ mà không có chỉ định của bác sĩ. Khi giảm liều hoặc thay đổi thuốc cơ thể phản ứng bằng các biểu hiện lạ như lo âu, tim đập nhanh, cảm giác thèm thuốc, nảy sinh ý nghĩ tự sát…
Gây rối loạn chức năng hoạt động của não bộ: Trong khi thuốc ngủ được cho là hết tác dụng sau 8 giờ, tình trạng buồn ngủ có thể kéo dài lâu hơn nếu bạn dùng liều cao. Bên cạnh đó, người bệnh dùng thuốc ngủ quá liều sẽ làm ức chế hệ thần kinh trung ương và gây ra những rối loạn bên trong não bộ. Nghiên cứu được công bố tại ĐH Y khoa Washington (Mỹ) cho thấy, việc lạm dụng thuốc ngủ sẽ tăng cao nguy cơ làm suy giảm trí nhớ, dễ mắc các chứng sa sút trí trí tuệ (Alzheimer)…
Ảnh hưởng hô hấp, tim mạch: Uống thuốc ngủ có hại cho cơ thể vì có thể cản trở việc thở bình thường và có thể gây nguy hiểm đến một số người mắc bệnh mãn tính như suyễn, khí phế thũng, tắc nghẽn mãn tính ở phổi…
Ngoài ra, thuốc ngủ cũng gây ra phản ứng dị ứng, vì vậy khi gặp những triệu chứng bất thường này, bạn nên đến gặp bác sĩ để khắc phục kịp thời như nhìn mờ, tức ngực, khó thở hoặc khó nuốt, sưng mắt – mặt – mũi – họng…
Mọi phương pháp “vỗ về” giấc ngủ đều trở nên thất bại nếu bạn “trót” nghiện thuốc ngủ
Những lưu ý khi sử dụng thuốc ngủ
Theo chuyên gia Carl Bazil ở ĐH Columbia, các loại thuốc ngủ kê đơn thường mạnh hơn các thuốc không kê đơn. Thuốc ngủ có thể giúp bạn nhanh chóng chìm vào giấc ngủ nhưng chúng không phải là giải pháp lâu dài để cải thiện bệnh mất ngủ và có thể gây nguy hiểm nếu sử dụng không đúng cách.
Điều quan trọng là lạm dụng thuốc ngủ không giúp giải quyết được vấn đề giấc ngủ kém, mất ngủ kéo dài ngược lại còn khiến cơ thể bị lệ thuộc vào thuốc, nghiện thuốc… Do đó, bạn chỉ nên xem thuốc ngủ giống như một công cụ bổ trợ đưa giấc ngủ về đúng chu kỳ và tại một thời điểm nào đó. Để làm được điều này, các chuyên gia khuyến cáo bạn nên sử dụng thuốc ngủ trong thời hạn xác định là một tháng (dưới sự giám sát của chuyên gia) để rèn lại giấc ngủ và sau đó ngừng sử dụng chúng hoàn toàn.
Cải thiện mất ngủ hiệu quả, an toàn bằng tinh chất thiên nhiên
Các nghiên cứu mới nhất hiện nay đã chỉ ra, gốc tự do chính là “kẻ giấu mặt” tấn công và gây tổn thương hệ thống thần kinh của não bộ, trong đó có chứng rối loạn giấc ngủ. “Chính vì vậy, giải pháp ưu việt để cải thiện mất ngủ tận gốc là giúp cơ thể chống gốc tự do, tăng cường máu lên não bằng các tinh chất thiên nhiên, thay vì lạm dụng các loại thuốc ngủ vốn tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe”, PGS.TS Vũ Anh Nhị cho biết.
Sử dụng sản phẩm chống gốc tự do và tăng cường máu lên não là giải pháp được các nhà khoa học Mỹ tin dùng, trong đó có sản phẩm lltb3d.com. Nhờ công nghệ chiết xuất hiện đại, các nhà khoa học đã chắt lọc thành công tinh chất Anthocyanin và Pterostilbene từ Blueberry kết hợp với Ginkgo Biloba trong sản phẩm lltb3d.com có khả năng chống gốc tự do tự nhiên với hàm lượng rất cao, từ đó hạn chế tác nhân gây hại, đem lại giấc ngủ ngon và sâu hơn, tỉnh táo khi thức giấc.
Song song đó, các chuyên gia sức khỏe cũng khuyến cáo người bị mất ngủ thường xuyên nên xây dựng thói quen sinh hoạt khoa học hơn bằng cách tập suy nghĩ tích cực, giải tỏa stress, ăn uống đủ chất, hạn chế dùng chất kích thích (trà, cà phê, rượu bia… ), đặc biệt là tắt hết các thiết bị điện tử ít nhất 2 tiếng trước khi đi ngủ.
Xem thêm: Website Chuẩn Seo Là Gì ? Tại Sao Thiết Kế Website Chuẩn Seo Lại Quan Trọng?
Thuốc ngủ chỉ là một cách tạm thời để cải thiện giấc ngủ và không an toàn cho sức khỏe nếu sử dụng lâu dài. Vì vậy, để phòng ngừa mất ngủ bạn cần bổ sung các “dưỡng chất vàng” từ lltb3d.com để não bộ được nuôi dưỡng và bảo vệ các tế bào thần kinh, từ đó cải thiện hiệu quả tình trạng mất ngủ, đau đầu, chóng mặt, suy giảm trí nhớ… và cả nguy cơ đột quỵ đang ngày càng phổ biến ở người trẻ.