Gần đây, trên mạng internet, có rất nhiều bạn trẻ chia sẻ về phương pháp tự lăn kim trị sẹo rỗ tại nhà. Vậy việc lăn kim tại nhà này có mang lại hiệu quả trị sẹo rỗ như mong muốn không hay sẽ gây nguy hiểm cho người thực hiện? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cụ thể về vấn đề này.

Cơ chế điều trị sẹo rỗ bằng phương pháp lăn kim

Phương pháp này hoạt động theo nguyên tắc sử dụng con lăn với khoảng 200 mũi kim siêu nhỏ lăn trên bề mặt da để tạo các tổn thương nhằm kích thích cơ chế tự lành vết thương của da. Từ đó, kích thích quá trình hình thành collagen và elastin giúp tăng sinh tế bào và tái tạo lớp da mới tươi trẻ. Đồng thời mở đường dẫn để đưa các dưỡng chất dễ dàng thẩm thấu sâu vào bên trong, thúc đẩy quá trình tái tạo da.

Đang xem: Tự Lăn Kim Tại Nhà ? Nên Hay Không Nên Lăn Kim/Phi Kim Tại Nhà

*

​Lăn kim tại nhà đang là xu hướng được ưa chuộng

Vậy tự lăn kim có hết sẹo rỗ không? hầu hết, các chị em chọn giải pháp tự lăn kim tại nhà bởi vì chi phí thấp hơn rất nhiều so với đi bệnh viện da liễu, thẩm mỹ viện, spa. Phương pháp này tuy có vẻ đơn giản, nhưng để thực hiện đúng cần am hiểu các kiến thức về da, mụn, chăm sóc da sau lăn kim. Bởi vì nếu không thận trọng, lăn kim sai cách không những da bạn không đẹp lên mà còn gặp nhiều nguy cơ như tổn thương da, rách da, khiến tình trạng da trở nên nặng nề hơn.

Hướng dẫn lăn kim tại nhà trị sẹo rỗ

Điều quan trọng nhất khi lăn kim tại nhà chính là dụng cụ con lăn cần đảm bảo chất lượng, lăn đúng kỹ thuật cũng như tuân thủ quy trình các bước để tránh nhiễm trùng.

1. Cách chọn dụng cụ lăn kim tại nhà

Bộ lăn kim tại nhà hiện nay bao gồm: 1 đầu lăn chứa kim lăn, một tay cầm, các bộ phận này có thể tách rời để dễ thay đổi kim lăn (tùy vào từng sản phẩm của mỗi thương hiệu).

Hiện đại hơn là máy lăn kim tại nhà hay còn gọi là bút lăn kim điện, chi phí hơn cao nhưng đầu kim lăn tự động, điều chỉnh độ kim từ 0.02mm- 2.0mm, máy cắm điện chạy trực tiếp.

Hai loại cây lăn kim này là dụng cụ lăn kim tại nhà đang được sử dụng phổ biến để làm đẹp và cải thiện làn da. Cần chú ý đến kim lăn của dụng cụ lăn kim tại nhà vì kim lăn tốt quyết định đến 70% kết quả điều trị. Những kim lăn kém chất lượng thường không được làm từ thép y tế chất lượng cao, sẽ không đảm bảo vô khuẩn và có thể gây nhiễm trùng cho làn da. Kim lăn kém chất lượng không đủ nhỏ và sắc, có thể làm vỡ các mô và mạch máu ở biểu bì khi lăn, có nguy cơ làm rách da, thậm chí gây thêm vết sẹo mới.

*

​Nên chọn loại kim chính hãng có mũi kim đều, sắc nhọn

Khi lựa chọn kim lăn, bạn nên chọn đầu kim có thương hiệu, xuất xứ rõ ràng và mua tại các cửa hàng có uy tín để tránh mua nhầm hàng giả, hàng kém chất lượng. Một số thương hiệu kim lăn bạn có thể tham khảo như Dermaroller, Dr Roller, ZGTS,…

Khi chọn phương pháp lăn kim tại nhà, bạn cần sử dụng kim nhỏ dao động từ 0,2 – 1 mm để tránh gây tổn thương quá lớn cho da.

Có thể bạn quan tâm: Top 6 phương pháp trị sẹo rỗ chuẩn y khoa lấp đầy sẹo nhanh chóng

2. Quy trình tự lăn kim tại nhà

Nếu tự lăn kim bạn nên tham khảo phần hướng dẫn lăn kim tại nhà ngay bên dưới.

Bạn không nên sử dụng lực quá mạnh để lăn kim. Bạn nên thử ở mức độ nhẹ và tăng dần sau mỗi lần để điều chỉnh được lực phù hợp. Có thể sẽ có cảm giác ngứa, đau châm chích khi mới thử nghiệm. Nếu bạn sử dụng lực quá mạnh có thể khiến da bị rách, trầy xước, tổn thương nặng. Ngược lại nếu bạn sử dụng lực quá nhẹ sẽ không đủ cải thiện các vấn đề trên da như mong muốn.

Khi lăn kim bạn nên thực hiện vào buổi tối và lăn theo các hướng ngang, dọc, chéo. Bạn cũng nên tránh lăn vùng da sát mắt, môi, vì đây là những vùng da rất nhạy cảm và mỏng manh. Ngoài ra, bạn không nên lăn kim khi da vẫn còn mụn bọc, mụn viêm,… vì sẽ dễ dẫn đến tình trạng mụn lan khắp mặt sau khi lăn kim xong.

Cách lăn kim tại nhà là phương pháp tạo tổn thương trên da, do đó, thực hiện đúng quy trình và tuân thủ các nguyên tắc vô trùng vô khuẩn rất quan trọng. Nếu không đảm bảo yếu tố vô khuẩn khi lăn sẽ khiến da dễ bị nhiễm trùng và tình trạng da nghiêm trọng hơn.

*

​Lăn kim tại nhà cần tuân thủ đúng quy trình để tránh nhiễm trùng

Bước 1: Rửa sạch mặt bằng sữa rửa mặt (tẩy trang nếu có).

Bước 2: Dùng thuốc tê xoa đều khắp da mặt và bọc lại bằng màng bọc thực phẩm trong 25 – 40 phút để thuốc tê ngấm.

Bước 3: Lau sạch thuốc tê và sát trùng da bằng Providine hoặc Betadine, sau đó lau sạch lại bằng nước muối sinh lý thật kỹ. Chờ đến khi khô mới tiến hành lăn.

Bước 4: Cách lăn kim. Bạn nên lăn vùng trán đầu tiên do ở đây là vùng da mỏng và nhạy cảm hơn các vùng còn lại. Sau đó, lăn xuống 2 bên thái dương và 2 bên má, mũi, nhân trung, cằm.

3. Chăm sóc da sau khi lăn kim

Chăm sóc da sau lăn kim vô cùng quan trọng, chiếm đến 50% đối với hiệu quả cải thiện của da. Bạn cần vệ sinh da mặt đúng cách, hạn chế sử dụng mỹ phẩm trang điểm, tránh nắng tuyệt đối và tránh ăn hải sản, thịt bò, rau muống, đồ cay, nóng trong 7 ngày đầu sau khi lăn kim.

Xem thêm: Đội Hình Cầu Thủ Trẻ Trong Fifa Online 3 Và Top 5 Cái Tên Nổi Bật 2020

*

​Dưỡng da không đúng cách có thể khiến da gặp nguy hiểm

Nên sử dụng kem dưỡng ẩm ngay sau khi điều trị để cung cấp độ ẩm cho da, giúp da bong mài nhanh và tránh để lại vết thâm. Đồng thời sử dụng thêm một số serum, tế bào gốc để gia tăng hiệu quả cải thiện. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu để được tư vấn về các sản phẩm an toàn cho da.

Có nên tự lăn kim trị sẹo rỗ tại nhà?

Nếu bạn muốn tự thực hiện phương pháp lăn kim tại nhà cần chú ý những điều sau đây:

– Dụng cụ bạn dùng để lăn kim là cây lăn kim chuẩn y khoa và sản phẩm chăm sóc da dùng kết hợp với quá trình lăn kim phải phù hợp. Trong đó, dụng cụ kim lăn sẽ quyết định 70% hiệu quả cho phương pháp này.

– Hiện nay trên thị trường có nhiều loại kim lăn được làm giả, chất lượng kém nên cần đảm bảo dụng cụ lăn kim đạt chất lượng.

– Bạn nên tìm mua tại các trung tâm Y tế, Da liễu uy tín và đã được Bộ Y tế cấp phép.

Tuy nhiên, để tránh tình trạng đang trong quá trình thực hiện gặp phải sự cố mà bạn không đủ kiến thức để xử lý kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng cực kỳ nguy hiểm.

Theo các bác sĩ chuyên khoa da liễu, phương pháp lăn điều trị sẹo rỗ nên thực hiện tại các trung tâm da liễu, phòng khám da liễu uy tín, chất lượng để đảm bảo quy trình chuẩn y khoa. Được bác sĩ soi khám kỹ lưỡng và điều trị an toàn.

Ưu vànhược điểm khi lăn kim trị sẹo rỗ tại nhà

Hãy cùng theo dõi bài viết về những ưu và nhược điểm trược khi thực hiện phương pháp lăm kim tại nhà bạn nhé!

Ưu điểm:

– Lăn kim điều trị cho những vết sẹo rỗ nhẹ, nông hiệu quả

– Chi phí thấp, không tốn nhiều thời gian nghỉ dưỡng.

– Cải thiện những vấn đề về da như: sẹo nhẹ, sẹo thâm do mụn, giúp sáng và làm đều màu da, xóa vết nhăn và trẻ hóa da.

Nhược điểm:

– Lăn kim tạo nên vết thương sẽ làm da nhạy cảm, xĩn màu, có thể làm nặng hơn tình trạng da sẵn có vì bạn không hiểu rõ được làn da hiện tại có khỏe hay không.

– Lăn kim là phương pháp xâm lấn, nên nếu lăn kim trên da đang có nhiều mụn mủ, vô tình bạn mang vi khuẩn từ nốt mụn này sang những da bình thường khác. Điều này dẫn đến tình trạng sưng viêm, mưng mủ diện rộng.

Một số lưu ý trước khi thực hiện lăn kim tại nhà

Khi thực hiện phương pháp lăn kim tại nhà bạn thật sự am hiểu và da, các công cụ làm đẹp.Trước khi tự lăn kim nên đến tham khảo ý kiến của bác sĩ da liễu.Lăn kim sai cách, lựa chọn kim lăn và lực lăn không phù hợp với tình trạng da hiện tại sẽ không khắc phục được tình trạng mụn, sẹo rỗ,… mà còn làm mụn lan nhiều hơn, sẹo rỗ lõm sâu hơn.Nhiều rủi ro có thể xảy ra nếu không đảm bảo vấn đề vệ sinh như: nhiễm trùng, nhiễm khuẩn nặng hơn da có thể bị hoại tử.

Tự lăn kim tại nhà tuy chi phí thấp so với bệnh viện, phòng khám, spa,… nhưng độ rủi ro rất cao. Nếu có điều kiện, bạn nên lựa chọn thực hiện lăn kim tại các cơ sở y tế uy tín để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Lăn kim trị sẹo rỗ giá bao nhiêu?

Cách chăm sóc da mặt sau lăn kim tại nhà

Thực hiện lăn kim tại nhà tuy chi phí thấp nhưng rủi ro mang lại rất cao. Việc lựa chọn phòng khám uy tín và an toàn là điều bạn cần làm. Hiện nay, Doctor Scar – Phòng Khám Da Liễu chuyên trịvề các loại sẹo lõm/sẹo rỗ,… hiệu quả từnhẹ đếntrường hợp nặng nhất. Với tỉ lệ thành công sau điều trị đạt hơn 85% do chính các Bác sĩ da liễu trực tiếp thăm khám và thực hiện.

Xem thêm: (Social Capital) Là Gì? Vai Trò Của Nguồn Vốn Xã Hội Là Gì Vai Trò Của Nguồn Vốn Xã Hội

*

(*) Hiệu quả điều trị có thể khác nhau tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người, nếu bạn có cơ địa tốt hiệu quả điều trị sẽ đạt cao hơn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *