– Thí sinh đã tốt nghiệp chương trình THPT của Việt Nam (theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên) hoặc đã tốt nghiệp trình độ trung cấp (trong đó, người tốt nghiệp trình độ trung cấp nhưng chưa có bằng tốt nghiệp THPT phải học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa THPT theo quy định của Luật Giáo dục và các văn bản hướng dẫn thi hành) hoặc đã tốt nghiệp chương trình THPT của nước ngoài (đã được nước sở tại cho phép thực hiện, đạt trình độ tương đương trình độ THPT của Việt Nam) ở nước ngoài hoặc ở Việt Nam (sau đây gọi chung là tốt nghiệp THPT).
– Đáp ứng các điều kiện về ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào quy định tại mục 1.5
1.2. Phạm vi tuyển sinh
– Phạm vi tuyển sinh: Toàn quốc
1.3. Phương thức tuyển sinh (thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp thi tuyển và xét tuyển)
Trường tổ chức xét tuyển theo ba phương thức tuyển sinh với cả 06 ngành: Y tế công cộng, Dinh dưỡng, Công tác xã hội, Công nghệ kỹ thuật môi trường, Kỹ thuật phục hồi chức năng và Kỹ thuật xét nghiệm y học, cụ thể:
+ Xét tuyển thẳng;
+ Xét tuyển sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT ;
+ Xét tuyển dựa vào kết quả học tập ở cấp THPT.
Trong phương thức xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT, đối với các thí sinh tốt nghiệp THPT ở nước ngoài cần phải nộp cho Trường Đại học Y tế công cộng các giấy tờ sau:
– Xác nhận văn bằng tốt nghiệp THPT của Bộ Giáo dục và đào tạo
– Chứng minh được môn học trong chương trình nước ngoài tương đương với các môn học trong tổ hợp xét tuyển của Trường và có bản xác nhận quy đổi điểm của các môn học tương đương môn trong tổ hợp xét tuyển sang thang điểm 10 nếu thang điểm của chương trình đào tạo nước ngoài khác thang điểm 10.
Đang xem: Trường đại học y tế công cộng tuyển dụng
1.4 Chỉ tiêu tuyển sinh
Bảng 1. Chỉ tiêu tuyển sinh đối với từng ngành tuyển sinh theo từng phương thức tuyển sinh
Bảng 2: Tổ hợp môn xét tuyển (Môn in đậm là môn chính trong tổ hợp)
1.5. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, điều kiện nhận hồ sơ ĐKXT
Điều kiện nhận ĐKXT:
– Tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT hoặc tương đương);
– Thí sinh đăng ký xét tuyển sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT:
+ Đối với các ngành các ngành Y tế công cộng, Dinh Dưỡng, Công tác xã hội và Công nghệ Kỹ thuật Môi trường: thí sinh đủ điều kiện xét tuyển khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT không thấp hơn ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Trường Đại học Y tế công cộng quy định sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT.
+ Đối với các ngành Kỹ thuật Xét nghiệm Y học, Kỹ thuật phục hồi chức năng: thí sinh đủ điều kiện xét tuyển khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT không thấp hơn ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định đối với các ngành thuộc nhóm ngành sức khoẻ có cấp chứng chỉ hành nghề.
– Thí sinh đăng ký xét tuyển sử dụng kết quả học tập cấp THPT
+ Đối với các ngành Y tế công cộng, Dinh Dưỡng, Công tác xã hội và Công nghệ Kỹ thuật Môi trường: xét điểm trung bình của các môn trong tổ hợp xét tuyển trong 5 học kỳ (lớp 10, lớp 11 và học kỳ I lớp 12). Tổng điểm xét tuyển phải từ 15 điểm trở lên.
+ Các ngành Kỹ thuật Xét nghiệm Y học, Kỹ thuật phục hồi chức năng: phải có học lực lớp 12 từ khá trở lên hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT từ 6,5 trở lên.
1.6. Các thông tin cần thiết khác để thí sinh ĐKXT vào các ngành của trường:
– Mã trường: YTC
– Trường không quy định chênh lệch điểm xét tuyển giữa các tổ hợp đối với các thí sinh đăng ký xét tuyển cùng một ngành học.
– Trường không sử dụng các điều kiện miễn bài thi môn ngoại ngữ và điểm thi được bảo lưu từ các kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia các năm trước.
– Các tiêu chí xét tuyển dưới đây áp dụng với tất cả 6 ngành đào tạo
1.6.1. Xét tuyển thẳng (xem mục 1.8).
1.6.2. Xét tuyển theo kết quả kỳ thi tốt THPT:
– Đảm bảo đáp ứng tiêu chí ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của ngành đăng ký xét tuyển theo phương thức này (nội dung cụ thể tại phần 1.5)
Điểm xét tuyển = điểm thi Môn 1 + điểm thi Môn 2 + điểm thi Môn 3 + Điểm ưu tiên (nếu có)
– Xét từ cao xuống thấp cho đến khi đủ chỉ tiêu
– Trong trường hợp có số lượng thí sinh cùng thỏa mãn các tiêu chí xét tuyển trên và vượt quá chỉ tiêu của nhà trường, tiêu chí ưu tiên xét tuyển là:
+ Điểm thi của MÔN CHÍNH trong tổ hợp đăng ký xét tuyển, xét từ cao xuống thấp cho đến khi đủ chỉ tiêu.
+ Nếu vẫn còn vượt chỉ tiêu thì ưu tiên thí sinh có nguyện vọng cao hơn (trong đó nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất).
1.6.3. Xét tuyển theo kết quả học tập cấp THPT của các môn thuộc mỗi tổ hợp:
– Đáp ứng ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của ngành đăng ký xét tuyển theo phương thức này (xem phần 1.5)
Điểm xét tuyển = Điểm TB Môn 1 + Điểm TB Môn 2 + Điểm TB Môn 3 + Điểm ưu tiên (nếu có) Trong đó:
– Điểm TB môn là điểm trung bình của các môn trong tổ hợp xét tuyển trong 5 học kỳ (hai học kỳ của lớp 10 và 11 và học kỳ I lớp 12).
– Điểm ưu tiên là điểm cộng theo đối tượng và khu vực theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Xem thêm: Tại Sao Khi Nấu Canh Cua Gạch Cua Lại Nổi Lên, Khi Nấu Trứng Thì Lòng Trắng Trứng Kết Tủa Lại
– Trong trường hợp có số lượng thí sinh cùng thỏa mãn các tiêu chí xét tuyển trên và vượt quá chỉ tiêu của nhà trường, thứ tự các tiêu chí ưu tiên xét tuyển lần lượt như sau:
+ Điểm Trung bình (sử dụng xét tuyển) của MÔN CHÍNH trong tổ hợp đăng ký xét tuyển xét từ cao xuống thấp cho đến khi đủ chỉ tiêu.
+ Nếu vẫn còn vượt chỉ tiêu thì ưu tiên thí sinh có nguyện vọng cao hơn (trong đó nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất).
1.7. Tổ chức tuyển sinh:
1.7.1. Đối với phương thức xét tuyển thẳng
– Thời gian và cách thức nộp hồ sơ: theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo
1.7.2 Đối với phương thức xét tuyển theo kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT
– Thời gian và cách thức nộp hồ sơ:
+ Đợt 1: thí sinh nộp phiếu ĐKXT cùng với hồ sơ đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT theo quy định của sở GDĐT.
1.7.3. Đối với phương thức xét tuyển theo kết quả học tập cấp THPT (xét học bạ)
– Thời gian và cách thức nộp hồ sơ:
Thời gian đăng ký xét tuyển của từng đợt sẽ được công bố trên trang thông tin điện tử của trường theo đúng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo
– Học bạ THPT (bản sao đã được công chứng);
– Bằng tốt nghiệp THPT (bản sao đã được công chứng) hoặc Giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời; (với thí sinh tốt nghiệp năm 2021 sẽ nộp bổ sung sau khi tốt nghiệp)
– Bản sao các giấy chứng nhận hợp pháp nếu là đối tượng ưu tiên trong tuyển sinh;
– Nộp 02 ảnh cỡ 3 x 4 chụp trong vòng 6 tháng;
– Một phong bì đã dán sẵn tem và ghi rõ địa chỉ liên lạc, số điện thoại của thí sinh để trường thông báo kết quả xét tuyển.
– Lệ phí xét tuyển: 25,000đ/ nguyện vọng
– Thí sinh nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản theo thông tin: Trường Đại học Y tế công cộng, Số TK: 114 00000 3921, tại: Ngân hàng công thương Đống Đa. Nội dung thông tin chuyển khoản: Họ và tên, ngày tháng năm sinh, số CMND, LPXTĐHCQ2021 (lệ phí xét tuyển đại học chính quy năm 2021).
1.8. Chính sách ưu tiên: Xét tuyển thẳng; ưu tiên xét tuyển
1.81. Chính sách ưu tiên:
Theo quy định tại Quy chế tuyển sinh hệ đại học chính quy năm 2020 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
1.8.2. Xét tuyển thẳng:
Trường xét tuyển thẳng cho các đối tượng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo:
a) Anh hùng lao động, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Chiến sĩ thi đua toàn quốc đã tốt nghiệp THPT (áp dụng đối với tất cả các ngành);
b) Người trước đây đã trúng tuyển vào Trường Đại học Y tế công cộng, nhưng ngay năm đó có lệnh điều động đi nghĩa vụ quân sự hoặc đi thanh niên xung phong tập trung nay đã hoàn thành nghĩa vụ, được phục viên, xuất ngũ mà chưa được nhận vào học ở một trường lớp chính quy dài hạn nào, được từ cấp trung đoàn trong quân đội hoặc Tổng đội thanh niên xung phong giới thiệu, nếu có đủ các điều kiện và tiêu chuẩn về sức khoẻ, có đầy đủ các giấy tờ hợp lệ thì được xem xét nhận vào học tại Trường. Nếu việc học tập bị gián đoạn từ 3 năm trở lên và các đối tượng được xét tuyển thẳng có nguyện vọng, thì được nhập học tại Trường sau khi đã tham dự lớp dự bị đại học để ôn tập kiến thức (áp dụng đối với tất cả các ngành);
c) Thí sinh được triệu tập tham dự kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế, trong đội tuyển quốc gia dự Cuộc thi khoa học, kỹ thuật quốc tế đã tốt nghiệp THPT thì được xét tuyển thẳng vào Trường theo ngành phù hợp với môn thi hoặc nội dung đề tài dự thi của thí sinh. Thí sinh trong đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế, dự Cuộc thi khoa học, kỹ thuật quốc tế nếu chưa tốt nghiệp THPT sẽ được bảo lưu kết quả đến hết năm tốt nghiệp THPT.
d) Thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba, trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia; thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia, đã tốt nghiệp THPT được xét tuyển thẳng vào Trường theo ngành phù hợp với môn thi hoặc nội dung đề tài dự thi mà thí sinh đã đoạt giải; Thí sinh đoạt giải khuyến khích trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia; thí sinh đoạt giải tư trong Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia, đã tốt nghiệp THPT, được ưu tiên xét tuyển vào Trường theo ngành phù hợp với môn thi hoặc nội dung đề tài dự thi mà thí sinh đã đoạt giải.
Xem thêm: Đi Ị Ra Máu Là Bệnh Gì & Cách Chữa Trị, Chữa Trị Thế Nào
Thí sinh đoạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, đoạt giải trong Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia, nếu chưa tốt nghiệp THPT được bảo lưu đến hết năm tốt nghiệp THPT;
Bảng 3: Danh sách các ngành xét tuyển thẳng với môn thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế
đ) Đối với thí sinh là người khuyết tật đặc biệt nặng có giấy xác nhận khuyết tật của cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định: Trường căn cứ vào kết quả học tập THPT của học sinh (học bạ), tình trạng sức khỏe và yêu cầu của ngành đào tạo để xem xét, quyết định cho vào học (áp dụng đối với tất cả các ngành);
e) Đối với thí sinh là người nước ngoài, có nguyện vọng học tại Trường: Trường căn cứ kết quả học tập THPT của học sinh (bảng điểm), kết quả kiểm tra kiến thức và năng lực Tiếng Việt quy định tại Điều 6 Thông tư số 30/2018/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 12 năm 2018 quy định về quản lý người nước ngoài học tập tại Việt Nam của Bộ trưởng Bộ GDĐT để xem xét, quyết định cho vào học (áp dụng đối với tất cả các ngành);
g) Thí sinh có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên, học 3 năm và tốt nghiệp THPT tại các huyện nghèo (học sinh học phổ thông dân tộc nội trú tính theo hộ khẩu thường trú), tính đến ngày nộp hồ sơ ĐKXT theo quy định tại Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo và Quyết định số 275/QĐ-TTg ngày 07 tháng 03 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh sách các huyện nghèo và huyện thoát nghèo giai đoạn 2018-2020; thí sinh là người dân tộc thiểu số rất ít người theo quy định hiện hành của Chính phủ và thí sinh 20 huyện nghèo biên giới, hải đảo thuộc khu vực Tây Nam Bộ (áp dụng đối với tất cả các ngành); Những thí sinh này phải học bổ sung kiến thức 1 (một) năm học trước khi vào học chính thức. Chương trình bổ sung kiến thức do Hiệu trưởng quyết định;
1.8.3. Quy trình xét tuyển thẳng:
– Bước 1: Trường nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển thẳng của thí sinh từ Sở giáo dục và Đào tạo
– Bước 2: Sau 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển thẳng, Hội đồng tuyển sinh thực hiện xét hồ sơ theo các tiêu chí nêu ở phần 1.8.2 và xem xét việc đáp ứng theo tiêu chí đối với các ngành yêu cầu ngưỡng đảm bảo chất lượng của các ngành thuộc nhóm ngành sức khoẻ có cấp chứng chỉ hành nghề do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Nếu thí sinh đăng ký xét tuyển nhiều ngành khác nhau thì ưu tiên tuyển thẳng vào ngành có nguyện vọng cao nhất. Trong từng ngành, nếu số thí sinh đăng ký xét tuyển thẳng vượt quá chỉ tiêu dành cho phương thức này thì Trường thực hiện xét tuyển theo các tiêu chí và thứ tự như sau:
+ Ưu tiên 1: Giải thưởng của các kỳ thi (ưu tiêu thí sinh đạt giải cao hơn);
+ Ưu tiên 2: Nếu vẫn còn vượt chỉ tiêu thì ưu tiên thí sinh có nguyện vọng cao hơn (trong đó nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất).
+ Ưu tiên 3: Nếu vẫn còn vượt chỉ tiêu thì ưu tiên điểm trung bình kết quả học tập lớp 12 (ưu tiên kết quả học tập cao hơn)
– Bước 3: Ra quyết định trúng tuyển dựa trên kết quả của Hội đồng và công bố trúng tuyển sau 20 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ từ Sở giáo dục và đào tạo.