Một trong những bức tranh dân gian Đông Hồ được mua nhiều nhất mỗi dịp Tết đến xuân về. Chính là bức tranh Đông Hồ cá chép. Bức tranh mang hình ảnh đẹp cùng ẩn chứa nhiều ý nghĩa. Chính vì vậy, hãy cùng Amia đi giải mã bức tranh này bạn nhé.

Đang xem: Tranh đông hồ cá chép

I – Tìm hiểu về tranh Đông Hồ Cá chép ? Bố cục tranh cá chép Đông Hồ? So sánh sự khác nhau giữ tranh cá chép phong thủy và tranh dân gian Đông Hồ cá chép?

1.1 – Tranh dân gian Đông Hồ cá chép là tranh gì? có mấy dòng tranh ?

+) Tranh cá chép dân gian Đông Hồ được chia làm 2 loại:

Tranh Đông Hồ cá đànTranh Lý Ngư Vọng Nguyệt – hay còn gọi là cá chép trông trăng.

+) Tranh Đông Hồ cá đàn

Mang hình ảnh một chú cá chép lớn đây màu sắc rực rỡ. Xung quanh là đàn con tung tăng bơi lội và những bông sen rực rỡ sắc màu. Nhưng đều có những nét chuyển động khác nhau: Con thì bơi dưới, con thì nấp sau mẹ, còn chú thì bơi cạnh những bông hoa sen. Mỗi con một vẻ và màu sắc khác nhau, nhưng đều hướng mặt về mẹ.

*

Tranh Đông Hồ cá chép và đàn con

Sự sắp xếp chỗ của từng chú cá rất được chú ý. Khiến người xem thấy được ngay cái rộn ràng, vui vẻ và ấm áp. Cạnh đó, một số con được vẽ công phu. Có sự nghiên cứu cẩn thận (như cá mẹ ở chính giữa bức tranh như che chở, bao bọc, xung quanh là đàn con).

+) Tranh Lý Ngư Vọng Nguyệt

Hay còn được gọi là “cá chép trông trăng”. Bức tranh được thành 2 nội dung, gồm hình ảnh chú cá chép và mặt trăng. Miêu tả hình ảnh con cá chép (hoặc đôi cá chép) béo khỏe đang quẫy mình đớp bóng trăng in dưới đáy nước. Phía trên là bầu trời đêm nhuộm vàng ánh trăng và 4 chữ Hán鲤鱼 望月- Lý Ngư Vọng Nguyệt.

*

Tranh dân gian Đông Hồ cá chép trông trăng

1.2 – Bố cục tranh cá đàn dân gian Đông Hồ

Tranh dân gian Đông Hồ cá chép được bố cục theo hình chữ nhật. Nếu như hình tròn là hình vô hướng. Biểu hiện yếu tố vận động tuần hoàn của vũ trụ. Thì hình vuông lại mang các đặc điểm biểu hiện sự định hướng của con người. Trong cái hữu hạn tương đối của không gian.

Hình vuông chứa đựng các yếu tố ngang bằng xổ thẳng. Bốn phương tám hướng tạo cảm giác cân bằng, vuông vức và ổn định. Bố cục dạng hình vuông, hình chữ nhật phù hợp với các đề tài thể hiện tính quy củ. Có tổ chức hoặc tạo sự cân bằng có trên dưới, có trật tự trước sau.

*

Tranh treo tường phòng khách cá chép dân gian Đông Hồ

Các mảng hình trong tranh thường được kết hợp sinh động liên kết. Tạo thành một kết cấu chặt chẽ trong các khuôn hình chữ nhật lúc ngang. Lúc dọc theo đặc điểm của khổ tranh và theo từng nội dung cụ thể

1.3 – Chất liệu tranh

Tranh Đông Hồ cá chép được in khắc gỗ trên chất liệu giấy điệp. Nguồn gốc làm loại giấy từ giấy gió vàvỏ con điệp (Sò ngoài biển).

Người ta nghiền nát vỏ điệp cho thật vụn mỏng. Sau đó trộn với hồ. Hồ này không phải dạng hồ nước, hồ đặc để dán như loại hồ. Mà ta thường dùng trong các tiết học mỹ thuật ngày còn nhỏ. Mà loại hồ này được dân gian làm từ loại bột gạo tẻ, bột sắn. Còn loại hồ dán kia được gọi là bột hồ nếp (hồ được nấu từ gạo nếp).

Xem thêm: Mưa Ơi Cứ Rơi Để Anh Được Bên Em Mãi, Lời Bài Hát Em Biết

Sau đó dùng chổi lá thông quét đều hỗn hợp đó lên mặt giấy gió. Khi hồ điệp khô thì sẽ tạo nên đường gân nổi lấp lánh dưới ánh sáng. Sáng tạo hơn ta có thể pha thêm một số màu khác vào hồ trong khi làm giấy điệp.

1.4 – So sánh sự khác nhau giữ tranh Đông Hồ cá chép và tranh cá chép phong thủy (hay còn gọi là tranh cửu ngư đồ )

Dòng tranh cá chép có rất nhiều thể loại tranh. Tuy nhiên có 2 dòng tranh vô cùng nổi tiếng chính là tranh cửu ngư đồ và tranh dân gian Đông Hồ cá chép. Chính vì vậy, để giúp quý bạn phân biệt và hiểu rõ hơn. Hãy cùng tham khảo bảng so sánh dưới đây của lltb3d.com bạn nhé.

*

So sánh tranh Đông Hồ cá chép và tranh cửu ngư quần hội

II- Ý nghĩa tranh cá chép Đông Hồ

2.1- Ý nghĩa tranh cá đàn dân gian Đông Hồ

Dựa theo truyền thuyết, tất cả những loài vật sống dưới nước sẽ biến hóa thành công nếu vượt qua long môn. Tuy nhiên gần như chỉ có cá chép mới nhảy được qua và biến hóa thành rồng. Chính vì vậy, cha ông ta từ xưa tới nay thường dùng câu chuyện “Cá hóa rồng” hay “Cá chép vượt long môn”. Để ví với sự thăng tiến, may mắn trên con đường công danh, sự nghiệp.

Không chỉ là biểu tượng của sự thăng tiến và may mắn. Cá chép còn được dùng để cầu chúc con đàn cháu đống do loài vật này đẻ rất nhiều trứng. Cụ thể, ngay từ thời nhà Hán, phía trên bề mặt đồ đồng thường được chạm khắc bốn chữ “Quân Nghi Tử Tôn” ở chính giữa và xung quanh là hình hai con cá chép, đây chính là biểu tượng của phong tục dùng cá chép để cầu chúc đông con.

*

Tranh treo tường Đông Hồ cá đàn

2.2 – ý nghĩa tranh lý ngư vọng nguyệtCá chép là loài vật có ý nghĩa quan trọng trong đời sống văn hóa của người Việt. Mỗi chúng ta chắc ít nhiều cũng nghe tới câu chuyện cá chép cõng táo quân về chầu hoặc cá chép vượt vũ môn hóa rồng. Dù chỉ là một loài vật bình thường nhưng bằng sự mạnh mẽ kiên trì, dám đương đầu với thử thách, loài cá này đã trở thành một sinh vật mạnh mẽ được nhiều người tôn thờ. Cá chép vừa cứng cỏi vừa kiên cường, vừa mềm mại linh hoạt. Bởi vậy khi có ai đó được thăng chức trong công việc, người đó thường được ví như là cá chép vượt vũ môn hóa rồng.Còn về phần ánh trắng, mặt trăng tròn vành vạch sáng trên trời cao lại mang đầy chất thi ca mộng mơ trữ tình. Chúng ta thường thấy mặt trăng hay được các nhà thơ, thi sĩ đưa vào trong thơ ca để ca ngợi vẻ đẹp của nó. Trăng hiền dịu, bí ẩn và hấp dẫn, là thứ con người chỉ có thể nhìn ngắm mà không thể chạm vào.

*

Bức tranh cá chép trông trăng dân gian Đông Hồ

+) Người ta ví, Mặt trời là cha, mặt trăng là mẹ, hay vật thể mang ánh sáng cho muôn loài trong vũ trụ bao la và gần gũi với tất cả sinh linh trong thế giới hiện hữu.Ánh trăng là mẹ, cá chép là con, trông ngóng nương tựa vào mẹ gần gũi thân thương. Tất cả hòa quyện che chở cho nhau. Bức tranh cá chép trông trăng đã đạt đến độ cao về mỹ thuật, sâu sắc, thâm thúy về ý nghĩa, dầm ấm gần gũi mọi người về bố cục và nội dung. Vớimong ước cầu ấm no hạnh phúc trong năm.

+) Và một điều đặc biệt khác, tưởng chừng như có chút lại kì trong bức tranh Lý ngư vọng nguyệt này, chính là hình ảnh bóng trăng dưới đáy nước. Đó chính là mặt trăng và bóng trăng soi đáy nước. Trên thực tế không có bóng trăng soi đáy nước mà chỉ có bóng trăng soi mặt nước. Bóng trăng soi đáy nước trong tranh lý ngư vọng nguyệt là một hình tượng quy ước. Biểu tượng cho ảo ảnh của một giá trị thực được biểu tượng bằng với mặt trăng trên không gian (phép đối xứng gương).

*

Bức tranh lý ngư vọng nguyệt dân gian Đông Hồ

Tranh Đông Hồ cá chép trông trăng còn là lời nhắc nhở tế nhị của các cụ xưa dành cho con cháu. Nhắc rằng: “Hình bóng trăng dưới đáy nước tuy đẹp nhưng chỉ là hư ảo. Chớ có chạy theo thói phù du, hư ảo mà thân bại, danh liệt. Sống cuộc đời thong dong, tự tại. Chớ có phụ tình, phụ nghĩa tham bát bỏ mâm”.

Xem thêm: Phim Tình Yêu Không Có Lỗi Lỗi Ở Bạn Thân Zing, Tình Yêu Không Có Lỗi Lỗi Ở Bạn Thân

III- Cách treo tranh lý ngư vọng nguyệt – tranh Đông Hồ cá đàn

Tranh nên được treo ở phòng khách, thư phòng hoặc phòng làm việc vì đây là những nơi thu hút nhiều vượng khí, đem đến tài lộc tới cho gia chủ.Những người tuổi Hợi khá thích hợp để trưng bày tranh nhưng còn phù thuộc vào vận mệnh tương ứng với năm sinh để quyết định.Tranh thuộc mệnh Thủy nên phù hợp với người mệnh Thủy, Mộc và khắc người mệnh Hỏa. Nên treo tranh ở hướng Nam, Tây Nam hoặc hướng Bắc, Đông Bắc.Không nên treo ở hướng Đông, Tây Bắc vì có tính hỏa cao sẽ gây tương khắc.Ngoài ra nên thường xuyên lau chùi bằng vải mềm để tránh bám bụi, giúp sản phẩm luôn sáng đẹp.

================================================================

Vậy là bạn đã phần nào hiểu được ý nghĩa bức tranh Đông Hồ cá chép rồi phải không ạ. Hãy đến Amia để rước về mẫu tranh Đông Hồ đầy may mắn nay. Đặc biệt, tại Amia còn rất nhiều dòng tranh như tranh gà đại cát , tranh đám cưới chuột, tranh vinh hoa phú quý, tranh em bé ôm tôm ôm cá…. Để tham khảo về mẫu tranh, ý nghĩa. Mời bạn click ngay: Tranh Đông Hồ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *