Khởi đầu với thành tích Á quân châu lục của đội U23 và khép lại với chức vô địch AFF Cup của ĐTQG, năm 2018 xứng đáng là cột mốc lịch sử của bóng đá Việt Nam.
Đang xem: Trận chung kết aff cup 2018 tổ chức ở đâu
Tất nhiên bóng đá Việt Nam trong năm vừa qua không chỉ toàn màu hồng, ở đó có thành tích đi xuống của bóng đá nữ, các thất bại của đội U16 và U19 hay cả những vấn đề muôn thủa của V-League mà hiệu ứng U23 không thể xóa mờ đi.
Á quân U23 châu Á, vào đến bán kết bóng đá nam ASIAD và vô địch AFF Cup – có lẽ những người mơ mộng nhất cũng không nghĩ rằng bóng đá Việt Nam lại vươn tới nhiều cột mốc lịch sử như vậy trong cùng một năm 2018, nhất là khi chúng ta vừa trải qua năm 2017 bị phủ bóng đen bởi thất bại của U22 Việt Nam tại SEA Games 29.
HLV Park Hang-seo là kiến trúc sư trưởng trong tất cả những thành công ấy chỉ trong khoảng thời gian vỏn vẹn hơn một năm tiếp quản ghế nóng mà Nguyễn Hữu Thắng để lại.
Chiến lược gia người Hàn Quốc không chỉ mang đến một thứ bóng đá hiện đại, khoa học và hiệu quả trên sân cỏ mà còn biết cách truyền lửa, khơi dậy tinh thần thi đấu của các học trò.
Dù ở cấp độ U23, Olympic hay ĐTQG, dù ở giải U23 châu Á, ASIAD hay AFF Cup, thầy Park luôn trình làng một tập thể đoàn kết, kỷ luật và không bao giờ lùi bước trước khó khăn.
Bên cạnh tài năng của HLV Park Hang-seo, chúng ta phải thừa nhận rằng bóng đá Việt Nam đang sở hữu lứa cầu thủ tài năng và đồng đều nhất từ trước đến nay, lại cùng ăn tập cũng như thi đấu với nhau suốt một thời gian dài để có được ngày hôm nay.
Một kỳ tích khác dù không được chú ý như những gì thầy trò HLV Park Hang-seo làm được là chiến công vào đến trận chung kết giải Futsal các CLB châu Á của Thái Sơn Nam.
Đây chính là thành tích tốt nhất ở cấp độ CLB của Futsal Việt Nam từ trước đến nay, cho thấy bộ môn này vẫn đang tiến từng bước vững chắc sau cột mốc giành vé dự World Cup 2016.
Không thành công như đàn anh, các lứa U16 và U19 Việt Nam có một năm 2018 nhạt nhòa ở cả đấu trường khu vực và châu lục khi đều bị loại sớm.
Trong đó, đội U19 của HLV Hoàng Anh Tuấn được kỳ vọng rất nhiều sau chiến tích giành vé dự World Cup hai năm trước của thế hệ Quang Hải, Văn Hậu.
Thực tế, U19 Việt Nam có thành tích giao hữu rất khả quan khi giành được những kết quả tích cực trước các đối thủ mạnh là Hàn Quốc, Uruguay hay Morocco.
Xem thêm: Thông Tư 55 Ban Đại Diện Cha Mẹ Học Sinh Dưới Mọi Hình Thức, Thông Tư 55/2011/Tt
Tuy nhiên, việc tính toán sai điểm rơi phong độ cũng như vấn đề nhân sự khiến U19 Việt Nam bị loại ngay từ vòng bảng ở giải đấu quan trọng nhất là U19 châu Á, qua đó vỡ mộng tái hiện kỳ tích của các đàn anh năm 2016.
Trong khi bóng đá nam vươn tới nhiều cột mốc lịch sử thì 2018 lại không phải là một năm may mắn của bóng đá nữ Việt Nam.
Tại giải vô địch châu Á diễn ra hồi tháng 4, đội tuyển nữ Việt Nam không may nằm cùng bảng với ba “ông lớn” Hàn Quốc, Australia và Nhật Bản.
Thế là từ hi vọng cạnh tranh tấm vé thứ 5 dự World Cup, đội tuyển nữ Việt Nam ngậm ngùi ra về ngay sau vòng bảng mà không ghi được bàn thắng nào.
Đến giải vô địch Đông Nam Á vào tháng 7, đội tuyển nữ Việt Nam cũng chỉ giành huy chương đồng sau khi thua U20 Australia ở bán kết.
Ở giải đấu cuối cùng trong năm là ASIAD, đội tuyển nữ Việt Nam cũng không thể bảo vệ được vị trí thứ 4 khi bất ngờ để thua đối thủ yếu Đài Loan tại tứ kết.
Bên cạnh thành tích không được như kỳ vọng của ĐTQG, bóng đá nữ Việt Nam trong năm 2018 cũng mất điểm nghiêm trọng bởi vụ ẩu đả giữa cầu thủ hai đội TKS Việt Nam và TPHCM tại giải vô địch quốc gia hồi tháng 10.
V-League 2018 chứng kiến sự thống trị của Hà Nội khi xô đổ hàng loạt kỷ lục trên hành trình tiến tới chức vô địch.
Đội bóng Thủ đô vượt mặt Becamex Bình Dương để trở thành nhà vô địch sớm nhất trong lịch sử V-League (trước 5 vòng đấu), giành nhiều điểm nhất (64 điểm) và đồng thời cũng là đội sở hữu hàng công mạnh nhất lịch sử giải đấu với 72 bàn thắng sau 26 vòng đấu.
V-League 2018 cũng nhận được sự quan tâm nhiều hơn từ khán giả sau thành công của U23 Việt Nam: thống kê cho thấy có 1,1 triệu khán giả đến sân tại V-League 2018, trung bình 6297 người/trận, cao hơn khá nhiều so với năm 2017 (5619 người/trận).
Bên cạnh những điểm sáng, V-League 2018 vẫn chưa thể dứt khỏi những “căn bệnh cũ” từ nhiều mùa trước như tình trạng đốt pháo sáng, bạo lực sân cỏ hay công tác trọng tài.
Nguồn hình ảnh, Getty Images