(PL)- Nhiều người nói Sài Gòn là nơibolero được yêu thương nhất và ở giữa Sài Gòn có một không gian dành chonhững giọng ca bolero.

Đang xem: Tiểu sử ca sĩ thúy hà giọng ca để đời

Những ai thường nghe bolero qua các trang mạng ít nhất cũng đã từng nhấn vào kênh YouTube Giọng ca để đời để nghe những bản bolero đặc sắc. Và Giọng ca để đời ngoài đời thực là một góc không gian ấm cúng, vừa đủ cho một nhóm bạn trên dưới 30 người đến cùng nhau hát ca 1-2 tháng một lần.

Tìm về bolero Sài Gòn 1960-1970

Sài Gòn là nơi tập trung nhiều giọng ca bolero, từ sân khấu chuyên nghiệp cho đến vỉa hè, góc quán và đặc biệt những năm 1960-1970 ở Sài Gòn càng là thời kỳ hoàng kim của bolero. Bolero đến giờ nằm lại trong lòng khán giả bởi thế hệ nhạc sĩ thành danh giai đoạn đó: Trúc Phương, Hàn Châu, Hoàng Phương, Vinh Sử, Lam Phương, Châu Kỳ, Nhật Ngân… và gắn cùng đó là những giọng ca: Hoàng Oanh, Giao Linh, Phương Dung, Thanh Thúy… Cách hát của các giọng ca này đã trở thành chuẩn mực cho bolero bởi họ là những người đầu tiên cất lên những bài hát điệu bolero và còn ghi dấu lại bằng những bản thu âm. Chính vì thế, khi Giọng ca để đời đăng tải những bản thu đầu tiên trên YouTube, lập tức kênh này đã nhận được rất nhiều lượng người xem. Kể từ tháng 4-2015 đến nay, với khoảng 400 video clip trên YouTube, Giọng ca để đời nhận mỗi ngày khoảng 1,5 triệu lượt xem.

Điểm chung của tất cả clip bolero của Giọng ca để đời chính là cảnh quay trong một không gian duy nhất tại đường Tôn Thất Tùng, quận 1, TP.HCM; các ca sĩ nữ luôn trong trang phục áo dài, nam sẽ là sơmi hoặc vest; ca sĩ hát với khoảng hơn chục khán giả. Nếu so sánh với các video clip hay MV của ca sĩ thị trường hiện tại thì các video clip này chẳng nhằm nhò gì về khoản đầu tư, thế nhưng điểm giữ chân khán giả chính là những giọng ca. “Anh em chúng tôi thuộc về nghe nhạc bolero chứ không phải xem bolero nên không gian quay hiển nhiên là chỉ có nền gạch và ban nhạc” – anh Quang Lập, người hình thành nên không gian Giọng ca để đời, chia sẻ.

*

Ca sĩ Lâm Minh Thảo và Quang Lập trong một tiết mục của Giọng ca để đời. Ảnh: Giongcadedoi

Hoàn toàn miễn phí ca hát lẫn nghe

Theo lời anh Quang Lập, anh cùng bạn bè là những người vốn mê bolero, rồi trong khoảng hơn hai năm trước, cả nhóm hẹn nhau thu âm những bản nhạc mình thích, từ đó Giọng ca để đời ra đời. Không gian Giọng ca để đời tại đường Tôn Thất Tùng thoạt nhìn những tưởng là quán cà phê hoặc phòng trà nho nhỏ, thế nhưng nơi đây không hề kinh doanh âm nhạc, không phải là nơi sáng đèn mỗi đêm để khán giả đến nghe nhạc. “Các giọng ca, ban nhạc trong Giọng ca để đời đều hát, chơi nhạc theo đam mê mà đến với nhau. Tuy nhiên, không phải ai muốn cũng tham gia được nhóm bởi tôi đòi hỏi thành viên phải có quá trình trải nghiệm, độ cảm, sự đam mê với bolero. Từ nhỏ ở quê tuốt An Giang, trong gia đình tôi đã được nghe bolero, đó là thuở nghe bolero với nhiều xúc cảm nên tôi không quen với cách hát bolero như thuộc bài trên các chương trình, sân khấu lớn” – anh Quang Lập chia sẻ.

Hầu hết giọng ca trong nhóm Giọng ca để đời đều sống chính bằng một ngành nghề khác, hát ca không phải là nghề kiếm tiền mà chỉ là chốn rong chơi. Từ ngay chính anh Quang Lập, nghề chính của anh là kinh doanh dụng cụ lau nhà. “Các anh em trong Giọng ca để đời ban ngày đều có nghề khác, lâu lâu gặp nhau hát, thu âm để phục vụ chính người nghe trên YouTube. Tôi không kinh doanh phòng trà, cà phê nên không gian ngay tại đây mỗi lúc quay hình chỉ là bạn bè, mọi thứ hoàn toàn miễn phí” – anh Quang Lập nói thêm.

Xem thêm: Đài Loan Là Gì Của Trung Quốc, Đài Loan Có Thuộc Trung Quốc Không

Các thành viên Giọng ca để đời cũng có những ca sĩ bán chuyên, đi hát lâu năm ở các tụ điểm, phòng trà và cũng có cả những người chỉ hát ở Giọng ca để đời. Ca sĩ Lâm Minh Thảo, quán quân chương trình Tuyệt đỉnh song ca 2016, vẫn luôn gắn bó với Giọng ca để đời bởi: “Đây vừa là nơi để mình luyện tập, vừa là nơi đi đúng chất bolero mà không phá cách. Tôi vốn thích hát bolero nhưng nếu bắt phá cách thì tôi rất khó chịu. Và hơn cả, ở Giọng ca để đời ngoài phần thu âm, biểu diễn một cách riêng biệt, độc lập thì thời gian còn lại mọi người gặp nhau như một tập thể gia đình. Ở đây không có sự cạnh tranh như mình đi biểu diễn sô bên ngoài”.

Các cuộc thi bolero là vô nghĩa

Ca sĩ Thúy Hà, người từng vào chung kết Tiếng hát truyền hình TP.HCM năm 1999, dù là giáo viên Anh ngữ nhưng vẫn gắn bó với âm nhạc và với Giọng ca để đời cũng vì “nơi đây giúp đời sống mình thêm thú vị, không dễ để có một sân chơi thỏa đam mê không tính toán vụ lợi, chỉ cần hát hay, hát tốt và chơi với nhau anh em như bạn bè” – ca sĩ Thúy Hà nói.

Hiện Giọng ca để đời có khoảng trên dưới 15 thành viên, gồm cả ban nhạc. “Điểm chúng tôi giữ chân được khán giả trên kênh YouTube bởi các giọng ca đủ lực, đủ cảm xúc… Bolero luôn đòi hỏi người hát phải cảm nhạc, thấm với nó ít nhất 5-7 năm chứ không phải tập vài bữa là hát. Thế nên với nhóm chúng tôi, chúng tôi muốn tải lời ca tiếng hát của các thành viên cho mọi người nghe. Chúng tôi không quan trọng thành viên là quán quân, á quân hay chưa từng đi thi, đi hát… bởi ngoài kia vô vàn những người ca bolero chưa tới đâu vẫn thành danh, vẫn hát trên sân khấu lớn… Giọng ca để đời có niềm tin rằng những giọng ca hay, đẹp với bolero có cơ hội đứng trên sân khấu, đến với khán giả qua mạng, chỉ cần vậy là chúng tôi thỏa lòng” – anh Quang Lập chia sẻ.

Xem thêm: Làm Thế Nào Để Trả Lời Câu Hỏi: Điểm Yếu Của Bạn Là Gì ?” Ứng Phó Với Câu Hỏi Điểm Yếu Của Bạn Là Gì

Giọng ca để đời với hàng ngàn bản thu

Trên kênh YouTube Giọng ca để đời hiện có khoảng 400 video clip nhạc bolero. Hiện nhóm còn có sẵn trên dưới 1.000 bản thu ca khúc chưa thực hiện quay video để làm thành video clip. Đây là nơi của các giọng ca: Thúy Hà, Lâm Minh Thảo, Quang Lập, Quang Sơn, Tài Nguyễn, Hoàng Anh, Ngọc Hương… Anh Quang Lập sẽ là người tuyển chọn giọng ca, thực hiện bản phối… cho các ca khúc.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *