Khi cai sữa cho bé, nhiều mẹ bỉm gặp khó khăn bởi bầu ngực luôn căng sữa đau nhức. Tất cả đều có chung câu hỏi, “có nên uống thuốc tiêu sữa? Làm cách nào để tiêu sữa nhanh?”

Thuốc tiêu sữa là sản phẩm rất hiệu quả dành cho những mẹ đang muốn cai sữa cho con. Đây được xem là giải pháp ưu việt hơn các phương pháp cai sữa dân gian khác. Bởi phương pháp này mang lại hiệu quả nhanh chóng hơn.

Đang xem: 7 cách làm mất sữa khi cai sữa nhanh nhất dành cho mẹ bận rộn

Tuy nhiên vấn đề sử dụng thuốc tiêu sữa có thực sự an toàn hoàn toàn không? lltb3d.com sẽ giải đáp vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé!

Thuốc tiêu sữa là gì?

Thuốc tiêu sữa hay còn gọi là thuốc cai sữa có tác dụng làm thay đổi hormone trong cơ thể để hỗ trợ làm giảm tiết sữa. Sản phẩm thường được các mẹ sau sinh sử dụng khi muốn cai sữa cho con.

Thuốc cai sữa có 3 loại phổ biến gồm: cabergolin (dostinex); bromocriptin (parlodel); quinagolid (norprolac).

Chúng đều là những đồng dạng của dopamine. Một hormone tự nhiên trong cơ thể có tác dụng điều khiển sự tiết sữa ở bà mẹ cho con bú.

Trong ba thuốc trên thì chỉ có bromocriptin được dùng cho những người đang cho con bú và muốn cai sữa cho con. Trong trường hợp này, thuốc có hai tác dụng:

Giảm tiết sữa và giảm cảm giác căng tức khó chịu ở bà mẹ Khiến con chán bú mẹ vì mút không ra sữa

Uống thuốc tiêu sữa bao lâu thì hết sữa?

Khi sử dụng thuốc, mẹ không cần kiêng gì cả. Nhưng tuyệt đối không cho con bú nhé! Vì trong thuốc cai sữa có các chất không tốt cho sức khỏe của bé. Khi quyết định uống thuốc là ngừng cho con bú ngay. Tốt nhất là mẹ nên ngưng cho con bú trước uống thuốc khoảng 4-5 ngày.

Sau khi dùng thuốc cai sữa thường thì khoảng 2 ngày là mẹ thấy hết sữa rồi. Khi thấy có dấu hiệu hết sữa hẳn thì mẹ ngưng dùng thuốc ngay.

Uống thuốc cai sữa có ảnh hưởng gì không?

Có thể khẳng định rằng, việc uống thuốc sẽ làm tiêu sữa rất nhanh và hiệu quả. Tuy nhiên, uống thuốc tiêu sữa có ảnh hưởng gì không? Thực tế, chúng cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, tác dụng phụ không mong muốn.

Thuốc cai sữa sẽ làm thay đổi nội tiết tố trong cơ thể người mẹ một cách nhanh chóng. Và do đó, không chỉ thể chất mà ngay cả tinh thần; tâm trạng của người mẹ cũng có ít nhiều thay đổi.

Xem thêm: Thắt Ống Dẫn Trứng Có Ảnh Hưởng Gì Không, Có Nguy Cơ Gì Không?

Ngoài ra nó cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như:

Buồn nôn và nôn Chóng mặt Tụt huyết áp Mệt mỏi Đau bụng Chán ăn

Lưu ý:

Không phải ai uống thuốc cai sữa cũng gặp phải tác dụng phụ. Rất nhiều chị em đã uống và hoàn toàn khỏe mạnh bình thường. Ảnh hưởng của thuốc cai sữa đối với mỗi người là khác nhau; tùy theo đặc điểm thể chất, chế độ ăn uống, cách sử dụng… của từng người mẹ.

*

Cách làm tiêu sữa nhanh và an toàn

Rất nhiều trường hợp mẹ sẽ bị sốt cao do căng sữa khi cai sữa cho bé. Để giảm đau tự nhiên, bạn nên dùng khăn sạch; ngâm nước ấm rồi vắt để massage khu vực bầu ngực. Cách làm này giúp giảm đau hiệu quả.

Nếu ngực cương đau, căng cứng mà không tìm cách khắc phục; có thể dẫn đến sưng tấy bầu vú, viêm tia sữa do sữa bị ứ đọng lại bên trong cơ thể.

Có thể áp dụng một số cách cai sữa hiệu quả sau:

Đặt một lá cải bắp lên bầu ngực sẽ giúp giảm sưng, đau và giải tỏa sự khó chịu cho mẹ. Mặc một chiếc áo ngực rộng vừa phải, không quá bó. Đặt một chiếc khăn lạnh lên bầu ngực sau khi cho bú và thỉnh thoảng chườm lạnh trong ngày. Ngâm mình trong bồn nước tắm ấm để thư giãn hơn. Nếu dùng thuốc giảm đau bạn nên chọn loại không chứa steroid.

Thuốc tiêu sữa có kích thích sữa trở lại không?

Vì thuốc chỉ có tác dụng thay đổi hormone làm giảm tiết sữa nên không thể kích sữa trở lại. Nếu các mẹ muốn sữa quay lại thì nên tham khảo các cách giúp lợi sữa như: cho con bú lại, dùng máy hút sữa và dùng thực phẩm.

Một số thực phẩm có thể giúp mẹ tăng tiết sữa như: giò heo; rau má; đậu phộng; ngũ cốc; yến mạch; rau khoai lang; rong biển; thì là…

Uống thuốc tiêu sữa bao lâu thì hết sữa?

Điều đầu tiên, khi cai sữa cho con, mẹ không nên dừng việc cho bú sữa một cách đột ngột. Hãy từ từ thôi, bởi nếu đột nhiên không cho bé bú sữa nữa, em bé chưa thích nghi được ngay. Vì thế, con sẽ quấy khóc rất nhiều. Ngay cả với người mẹ, bầu vú cũng sẽ bị đau; căng tức; về mặt tâm lý cũng chưa thực sự ổn định.

Bạn nên giảm bớt số lần cho bú lại. Sau đó, bạn cứ cách vài tuần là giảm đi một nửa cho đến khi hoàn toàn không cho bé bú sữa mẹ nữa. Nên cai sữa đêm trước, sau đó tiếp đến là giảm số lần bú vào ban ngày. Tuy nhiên, theo thời gian, các tuyến sữa cũng sẽ giảm tiết sữa. Nói cách khác cơ thể người mẹ sẽ tự thích nghi với việc cai sữa. Và các triệu chứng đau tức ngực cũng sẽ không kéo dài lâu. Càng cai sữa nhanh, đột ngột thì ngực của mẹ càng căng tức, đau và khó chịu.

Từ xưa, hầu hết các cha mẹ vẫn cai sữa thành công mà không cần đến thuốc tiêu sữa. Chỉ trừ những trường hợp đặc biệt mà rất khó cai sữa mới phải nhờ đến sự can thiệp y tế.

*

Vậy có nên uống thuốc cai sữa không?

Câu trả lời là tùy thuộc vào cuộc sống của mẹ và đó là một quyết định cá nhân. Bởi việc cai sữa là khác nhau ở mỗi người. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

Xem thêm: Mua Áo Dạ Màu Xanh Coban Tươi Sáng Đông 2021, Mua Áo Dạ Màu Xanh Coban Giá Rẻ Nhất

Bên cạnh đó, các mẹ cần lưu ý khi uống thuốc tiêu sữa thì không được cho con bú nhé. Vì trong thuốc có nhiều chất sẽ ảnh hưởng tới con. Và cũng đừng lạm dụng thuốc cai sữa sẽ hưởng hưởng không tốt đến sức khỏe của các mẹ đấy ạ!

Nhìn chung, thuốc cai sữa sẽ hỗ trợ làm thay đổi hormone trong cơ thể mẹ khiến mẹ mất sữa. Thuốc cũng hoàn toàn không ảnh hưởng tới sức khỏe, kinh nguyệt hay các vấn đề khác. Điều bạn cần lưu ý là hãy sử dụng theo sự hướng dẫn từ bác sĩ nhé.

Hy vọng với những thông tin về thuốc tiêu sữa của lltb3d.com chia sẻ sẽ giúp ích cho các mẹ trong quá trình cai sữa cho con. Chúc các mẹ thành công nhé!

 

1. Weaning: Tips for breast-feeding mothershttps://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/infant-and-toddler-health/in-depth/weaning/art-20048440Ngày truy cập: 14.6.2021

2. Weaning Your Babyhttps://www.healthychildren.org/English/ages-stages/baby/breastfeeding/Pages/Weaning-Your-Baby.aspxNgày truy cập: 14.6.2021

3. Weaning Your Childhttps://kidshealth.org/en/parents/weaning.htmlNgày truy cập: 14.6.2021

4. How to Wean Your Baby From Breastfeeding: 3 Do’s + 4 Don’tshttps://health.clevelandclinic.org/how-to-wean-your-baby-from-breastfeeding-3-dos-and-4-donts/Ngày truy cập: 14.6.2021

5. WEANING from breastmilk to family foodhttps://apps.who.int/iris/bitstream/handle/10665/39335/9241542373_eng.pdf?sequence=1&isAllowed=yNgày truy cập: 14.6.2021

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *