Khi trẻ không may gặp phải tình trạng táo bón, nhiều cha mẹ lựa chọn thuốc thụt hậu môn là giải pháp tạm thời, giúp trẻ đi ngoài dễ dàng mà không chịu quá nhiều đau đớn. Vậy trên thị trường hiện nay có những loại thuốc thụt hậu môn nào, cách sử dụng chúng an toàn hiệu quả. Bài viết dưới đây hi vọng sẽ cung cấp thông tin hữu ích cho mẹ.

Đang xem: Thuốc thụt hậu môn microlax

*

1. Thuốc thụt hậu môn là gì?

Thuốc thụt hậu môn là loại thuốc được điều chế dưới dạng gel hoặc dung dịch, đưa qua hậu môn vào trực tràng, có tác dụng kích thích nhu động ruột, làm mềm phân để dễ bài tiết ra ngoài, giảm bớt đau đớn và tổn thương hậu môn.

2. Công dụng của thuốc thụt hậu môn

Thuốc thụt hậu môn có tác dụng làm mềm phân, hỗ trợ nhu động ruột, kích thích thành ruột nở rộng và tăng co bóp để đào thải phân ra ngoài. Do vậy, thuốc được sử dụng để giảm tình trạng táo bón ở trẻ em. Thuốc cho tác dụng nhanh, giúp trẻ có thể đi tiêu được dễ dàng sau khoảng 30 phút.

Ngoài ra, thuốc còn có khả năng làm sạch đại tràng, trực tràng khi bị ứ phân cấp tính. Vì vậy, thuốc được bác sĩ chỉ định để làm sạch phân khỏi ruột trước khi thực hiện phẫu thuật hoặc một số thủ thuật về ruột( chẳng hạn như nội soi đại tràng, chụp X-quang).

3. Khi nào nên dùng thuốc thụt hậu môn

Thuốc thụt hậu môn có tác dụng nhanh chóng và hiệu quả như vậy nhưng có phải bất kì trẻ nào gặp tình trạng táo bón cũng dùng được thuốc dạng này. Mẹ chỉ nên dùng thuốc hậu môn cho trẻ bị táo bón nhưng không mắc các bệnh về đường ruột như tắc ruột, viêm ruột nặng.

Thuốc thụt hậu môn thường được chỉ định cho trẻ >2 tuổi. Chỉ sử dụng cho trẻ Mẹ tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc cho trẻ.

Với trẻ

4. Có nên dùng thuốc thụt hậu môn thường xuyên cho trẻ?

*

Khi trẻ bị táo bón, cha mẹ rất nóng lòng giải quyết sớm cho trẻ để tránh đau đớn. Cũng chính vì muốn giải quyết nhanh tình trạng này, nhiều cha mẹ đã lạm dụng thuốc thụt hậu môn. Phương pháp này chỉ giúp giải quyết tình trạng táo bón cấp tính mà không điều trị triệt để nguyên nhân.

Sử dụng thuốc thụt hậu môn thường xuyên có thể làm nặng hơn tình trạng táo bón ở trẻ và gây ra các ảnh hưởng nghiêm trọng như:

Gây tổn thương niêm mạc trực tràng, chảy máu dẫn tới nhiễm trùng trực tràng do niêm mạc trực tràng rất mỏng và có hệ mạch máu dày đặc.Gây viêm hậu môn ở trẻ.Mất phản xạ đi tiêu tự nhiên, có thể gây hiện tượng đi vệ sinh không tự chủ.Lệ thuộc thuốc: hệ tiêu hóa mất đi chức năng hoạt động bình thường, gây tình trạng táo bón liên tục. Chỉ dùng thuốc mới có thể đi ngoài được.

5. 4 loại thuốc thụt hậu môn phổ biến nhất và lưu ý khi dùng

Lưu ý chung khi dùng thuốc thụt hậu môn ở trẻ:

Sản phẩm này chỉ dùng cho trực tràng. Rửa tay trước và sau khi sử dụng thuốcLiều lượng dựa trên độ tuổi, tình trạng sức khỏe và phản ứng của trẻ. Sử dụng thuốc đúng mức liều được chỉ dẫn để tránh gây ra các tác dụng không mong muốn.Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ. Không sử dụng thuốc kéo dài.Khi thấy các triệu chứng như chảy máu, đau trực tràng, không đi ngoài trong vòng 30 phút uống thuốc nên đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế.

Dưới đây là 4 loại thuốc thụt hậu môn hay được chỉ định ở trẻ:

5.1. Microlax

*

Thành phần chính: Sorbitol dạng tinh thể

Cơ chế tác dụng:

Sorbitol ở dạng tinh thể có thể hỗ trợ thúc đẩy sự hydrat hóa cung cấp nước, làm mềm phân và các chất khác trong hệ tiêu hóa. Ngoài ra, hoạt chất này làm tăng cường sản xuất cholecystokinin – pancreazymin, hỗ trợ kích thích nhu động ruột, giúp dễ dàng và nhanh chóng thải phân ra ngoài cơ thể.

Liều lượng:

Trẻ em từ 3 tuổi trở lên: 1ống/ ngàyTrẻ em dưới 3 tuổi: ½ ống/ ngày

Cách sử dụng:

Trẻ em trên 3 tuổi:

Vệ sinh hậu môn sạch sẽMở nắp ống canule, đưa ống vào trực tràng, bóp mạnh đầu ống để đưa thuốc vào sâu bên trong trực tràng.Duy trì bóp ống khi rút ống ra khỏi trực tràng để tránh đưa khí thừa vào trực tràngĐối với trẻ em dưới 3 tuổi: chỉ đưa 1/2 chiều dài ống canule vào trực tràng để tránh gây tổn thương bên trong hệ thống tiêu hóa của trẻ.

Xem thêm: Xem Phim Cô Dâu 8 Tuổi (Phần 5) Tập 61, Link Xem Phim Cô Dâu 8 Tuổi

Lưu ý:

Một số tác dụng không mong muốn hay gặp như: háo nước, luôn trong tình trạng mệt mỏi, môi khô, chân tay thiếu lực. Mẹ nên cho trẻ uống với nhiều nước (ít nhất 250ml nước cho một liều thuốc) để tránh táo bón ngược lại và nghẽn ruột. 

Khi sử dụng thuốc kéo dài xảy ra hiện tượng mất nước điện giải.

Nhiều trẻ bị đi đại tiện lỏng thậm chí là tiêu chảy sau khi sử dụng thuốc do quá liều thuốc hoặc trẻ có đáp ứng quá tốt với thuốc.

5.2. Fleet enema

*

Thành phần: nước và các hợp chất gồm Dibasic Natri Phosphat và Phosphoric Acid. 

Chỉ định:

Dùng cho trẻ đại tiện khó khăn, táo bón không thường xuyên. Ngoài ra, thuốc còn được dùng để làm sạch trực tràng trước phẫu thuật hoặc trước khi chụp X-quang.

Liều lượng: 

Trẻ em trên 12 tuổi dùng 1 chai/lần/ngày. Trẻ từ 2-12 tuổi dùng chai dành cho trẻ em, 1lần/ngày

Cách sử dụng:

Để trẻ thực hiện tư thế nhổm mông lên cao, cúi đầu xuống thấp.Cầm ống thuốc dốc xuống và từ từ đẩy đầu thụt của ống vào bên trong sao cho đầu ống hướng thẳng và duy trì theo hướng giữa trực tràng.Dùng lực vừa phải bởi việc đẩy ống quá mạnh có thể làm tổn thương trực tràng.Bóp thuốc một cách từ từ cho đến khi thấy toàn bộ thuốc trong chai đã hết.Nhẹ nhàng rút đầu thụt của ống thuốc ra khỏi trực tràng. Cho trẻ giữ tư thế như cũ hoặc nằm yên tại chỗ cho đến khi có cảm giác muốn đi đại tiện.Khoảng 2-5 phút sau khi dùng thuốc, trẻ sẽ có cảm giác đau nhẹ bụng và muốn đi đại tiện.

Lưu ý:

Không sử dụng thuốc cho trẻ dưới 2 tuổi, trẻ bị giãn đại tràng bẩm sinh, buồn nôn, đau bụng.

Thuốc có thể gây phân lỏng hoặc đi ngoài nhiều lần.

5.3. Microclismi

*

Thành phần chính: glycerol có tác dụng thẩm thấu hút ẩm và bôi trơn

Công dụng: thuốc điều trị táo bón trong thời gian ngắn, có tác dụng giúp ruột giữ nước và làm mềm phân. 

Liều lượng: dùng 1-2 ống/ ngày, không dùng quá 2 ống/1 lần.

Cách sử dụng:

Để trẻ nằm nghiêng sang một phía, điều chỉnh tư thế sao cho thoải mái nhất, mông kê caoBỏ nắp bảo vệ ra khỏi tuýp thụt. Di chuyển chậm từ từ đầu Microclismi vào trực tràngBóp mạnh cho đến khi toàn bộ dung dịch trong tuýp đã vào hết bên trongRút Microclismi ra khỏi trực tràng, bệnh nhân giữ nguyên tư thế cố định để thuốc không chảy ra, sau vài phút trẻ sẽ có cảm giác muốn đi vệ sinh.

Lưu ý: Tác dụng phụ có thể gặp phải như đau bụng dữ dội, tiêu chảy hoặc tiêu chảy có máu, đau hoặc chảy máu trực tràng

5.4. Stiprol

*

Thành phần chính: chứa glycerol, có đặc tính hút ẩm và làm trơn. Glycerol được dùng qua đường trực tràng để hút dịch vào đại tràng, làm trơn và làm mềm phân, thúc đẩy thải phân khi táo bón. 

Công dụng: điều trị táo bón trong thời gian ngắn, giúp phân được bài tiết nhanh và dễ dàng.

Liều lượng: 1 -2 ống 3g/1 lần/ ngày

Cách sử dụng:

Mở nắp tuýp Stiprol, bóp 1 đến 2 giọt ra tay.Bôi trơn đều cho đầu dài tuýp Stiprol.Đút đầu tuýp Stiprol vào trong hậu môn và từ từ bóp dung dịch Nhẹ nhàng rút đầu tuýp ra. Phản xạ muốn đi ngoài sẽ xuất hiện sau 5-10 phút dùng thuốc.

Xem thêm: Mẫu Hóa Đơn Giá Trị Gia Tăng Theo Thông Tư 200 /2014/Tt, Hóa Đơn Giá Trị Gia Tăng

Lưu ý: 

Tác dụng không mong muốn thường gặp do tác dụng gây mất nước của glycerol. Do đó, mẹ nên cho trẻ uống đủ nước khi dùng thuốc.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *