Dân gian có câu: “Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ/ Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh” hay “Bánh chưng xanh bên dưa hấu đỏ/ Cành mai vàng bên cành đào tươi”… những hình ảnh đó từ lâu đã trở nên quen thuộc, gần gũi, đi vào trong tâm thức của người Việt khi Tết đến xuân về. Trời đất giao hòa ngập tràn sắc xuân, trên mọi miền của dải đất hình chữ S từ thôn quê đến thành thị lại nhộn nhịp náo nức sắm sửa, chuẩn bị cho ngày Tết cổ truyền tươm tất, đầy đủ. Sẽ không trọn vẹn nếu ngày Tết trên mâm cỗ thiếu đi chiếc bánh chưng – linh hồn của dân tộc Việt.

Đang xem: Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh

*

Bánh chưng ngày Tết cổ truyền

Từ sau Tết ông Công ông Táo trở đi, không khí sắm Tết trong mỗi gia đình trở nên nhộn nhịp, khẩn trương. Trong đó, gói bánh chưng là việc quan trọng nhất, đặc trưng cho ngày Tết cổ truyền. Các nguyên liệu làm bánh gồm: gạo nếp, đỗ xanh, thịt lợn và lá dong. Gạo nếp phải là gạo nếp cái hoa vàng chính hiệu với hạt mẩy, đều và to; đỗ xanh chọn loại đỗ mộc, loại 1; thịt lợn có cả nạc cả mỡ thơm ngon từ nguồn cung cấp thịt sạch; lá dong chọn lá dong rừng vì khi luộc bánh mới cho ra màu bánh xanh, ngon, bắt mắt. Gạo nếp được vo kỹ, đãi sạch và ngâm qua đêm cho gạo nở ra; đỗ xanh cũng được đãi sạch nhưng thời gian ngâm ít hơn so với gạo rồi để ráo nước. Thịt lợn chọn loại thịt ngon, thơm và thái thành miếng dài (bánh dài) và thái những miếng vuông như bao diêm để cho vào bánh vuông và ướp cùng với muối hạt, hạt tiêu. Chính những công đoạn chuẩn bị nguyên liệu cho việc gói bánh được được các gia đình ở quê thực hiện cẩn thận, kỹ lưỡng.

Ngoài những công đoạn chuẩn bị nêu trên, việc rửa lá được cho là khâu quan trọng không kém, quyết định tới chất lượng cũng như màu bánh bắt mắt khi bánh chín ra lò. Lá dong ắt là lá dong rừng mua về đem ra rửa sạch từng tàu, qua nhiều nước. Khi rửa, dùng giẻ mềm lau 2 mặt của tàu lá dong cho sạch hết những bụi bẩn. Rồi dùng giẻ mềm khác lau cho ráo nước để khi luộc, bánh sẽ không bị chua, lên mốc, lên meo. Việc rửa lá bánh không thể vội vàng mà đòi hỏi người rửa phải thật cẩn thận, tỷ mỷ.

Xem thêm: Phim Biệt Đội Siêu Anh Hùng 4 Cuộc Chiến Vô Cực, Phim Biệt Đội Siêu Anh Hùng 4: Hồi Kết

Bánh chưng – món ăn không thể thiếu trên mâm cỗ ngày Tết để dâng lên cúng ông bà tổ tiên. Các món ăn đặc trưng cho hương vị ngày Tết như: thịt gà, xôi gấc, canh măng hầm giò, giò lụa, giò nạc, canh bóng, canh mọc, bát miến… và không thể thiếu đĩa bánh chưng xanh bắt mắt. Trong không khí ấm áp của mùa xuân, khói hương trầm thơm ngát, bên mâm cơm có đủ bánh chưng xanh, dưa hành, giò mỡ, thịt gà, giò lụa… ông bà cùng con cháu thành kính thắp hương trước bàn thờ gia tiên, báo cáo với ông bà, tổ tiên những việc đã làm tốt trong năm, từ chuyện học hành, làm ăn đến chuyện tình cảm, hiếu nghĩa hay cả những luyến tiếc những việc chưa hoàn thành và niềm hy vọng về một năm mới thuận lợi, bình an…

Xem thêm: Số Lượng Tế Bào Soma Là Gì, Biện Pháp Phòng Tăng Tế Bào Soma Trong Sữa

*

Trường tiểu học Phú Lâm 1 tổ chức gói bánh chưng

Nói bánh chưng mang đậm vị Tết dân tộc là vì thế. Hiếm có loại bánh nào được làm ra còn giữ nguyên hương vị đất trời, hòa quyện, hài hòa vào nét tinh tế ẩm thực cổ truyền ngày Tết. Trong không khí của những ngày Tết đến xuân về, trên mâm cơm của mỗi gia đình mà thiếu đi hương vị bánh chưng thì xem như thiếu đi một phần trọn vẹn của năm mới khởi đầu./.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *