Giới thiệuĐơn vị hành chínhKhối ngoạiKhối phòng khámKhối nộiKhối cận lâm sàngTin tức – Sự kiệnBản tin bệnh việnCải cách hành chínhKiến thức Y khoaBảng kiểm Quy trình kỹ thuậtTài liệu Truyền thông dinh dưỡngPhác đồQuy trình kỹ thuậtBảng công khai tài chính, Giá Dịch Vụ

*

*

I. ĐẠI CƯƠNG

Phẫu thuật nối ống dẫn tinh chủ yếu được thực hiện để khôi phục lại lưu thông của ống dẫn tinh sau phẫu thuật đình sản ở một số trường hợp được lựa chọn.

Đang xem: Thắt ống dẫn tinh có nối lại được không

Hiện nay, phẫu thuật nối ống dẫn tinh được tiến hành dưới kính phóng đại nhiều lần và dùng chỉ rất nhỏ, còn được gọi là vi phẫu thuật.

II.CHỈ ĐỊNH

Người bệnh có nguyện vọng mổ nối lại ống dẫn tinh do muốn có con lại (con

chết, lấy vợ mới…).

Người bệnh có nguyện vọng mổ nối lại ống dẫn tinh do khó chịu nhiều, mắc vấn đề tâm lý… sau phẫu thuật đình sản.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Người bệnh có chống chỉ định phẫu thuật.

Những trường hợp sau thắt ống dẫn tinh có kháng thể kháng tinh trùng với hiệu giá cao, không nên tiến hành phẫu thuật nối ống dẫn tinh ngay mà cần được điều trị trước khi tiến hành phẫu thuật.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện:

Phẫu thuật viên chuyên khoa Nam học, có khả năng tiến hành vi phẫu thuật.

Kíp mổ gồm 3 người: 1 PTV chính và 2 PTV phụ

2.Người bệnh:

Giải thích kỹ cho người bệnh và người thân về các tai biến, biến chứng có thể xảy ra khi phẫu thuật.

Yêu cầu người bệnh tối hôm trước ăn nhẹ, sáng ngày mổ nhịn ăn.

Chuẩn bị ruột: Thụt tháo tối trước mổ.

3.Phương tiện:

Bộ dụng cụ vi phẫu. Có thêm dụng cụ cặp ống dẫn tinh, kẹp mạch máu

bulldog.

Kim chỉ nhỏ mạch máu cỡ 7-0 tới 10-0 (chủ yếu chỉ không tiêu, đơn sợi)

Kính vi phẫu

4.Dự kiến thời gian phẫu thuật: 90 – 120 phút

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.Tư thế:

Tư thế người bệnh, người bệnh nằm ngửa hai chân duỗi thẳng và đầu kê cao khoảng 15 độ.

Cách bố trí phòng mổ:

Bác sĩ gây mê ở phía trên đầu người bệnh.

Phẫu thuật viên chính đứng cùng bên với bên mổ và phụ đứng ở phía đối diện.

Xem thêm: Servo Là Gì? Tổng Quan Về Động Cơ Servo Là Gì ?, Dat Technology

Bàn dụng cụ đặt ở dưới chân người bệnh, y tá dụng cụ đứng cùng bên với phẫu thuật viên phụ.

2. Vô cảm:

Gây tê tuỷ sống hay gây mê.

3. Kỹ thuật:

Bước 1: Rạch da: Rạch da dọc bìu từng bên tương ứng với vị trí thắt ống dẫn tinh hoặc rạch da dọc giữa bìu.

Bước 2: Dùng cặp ống dẫn tinh kéo ống dẫn tinh trên và dưới chỗ thắt ống dẫn tinh lên để thuận lợi cho việc phẫu tích.

Bước 3: Phẫu tích các lớp bìu tới chỗ thắt ống dẫn tinh.

Bước 4: Chuẩn bị hai đầu miệng nối. Bơm lưu thông ống dẫn tinh bằng dung dịch NaCl 0,9% hoặc Ringer lactate và kiểm tra xem có tinh trùng ở đầu gần ống dẫn tinh không.

Bước 5: Dùng kẹp bulldog hoặc kẹp để kéo hai đầu ống dẫn tinh vào gần

nhau.

Bước 6: Khâu vi phẫu ống dẫn tinh một lớp hoặc hai lớp, dùng chỉ 9-0 hoặc

10-0.

Bước 7: Cầm máu.

Bước 8: Khâu phục hồi bìu, có hoặc không đặt dẫn lưu.

VI. THEO DÕI VÀ NGUYÊN TẮC XỬ TRÍ TAI BIẾN – BIẾN CHỨNG

1.Theo dõi:

Theo dõi hậu phẫu như một cuộc mổ thong thường: chức năng sống, vết mổ…

Các biến chứng trong phẫu thuật nối ống dẫn tinh có thể gặp bao gồm: chảy máu bìu, phù nề bìu, hoặc cũng có thể bung mũi khâu nối ống dẫn tinh. Biến chứng xa gồm có tắc ống dẫn tinh hoặc khối u hạt do tinh trùng (sperm granulomas).

Người bệnh được hướng dẫn nằm nghỉ sau mổ 1 tuần, tránh các hoạt động nặng; sử dụng băng đỡ bìu trong 1 tháng; tránh sinh hoạt tình dục trong 2 tuần. Kinh nghiệm cho thấy trở lại hoạt động thường ngày sớm có thể làm bung mũi khâu ở nhiều người bệnh khi tiến hành phẫu thuật nối ống dẫn tinh lại.

Xem thêm: Game Thủy Thủ Mặt Trăng 4 – Game Thủy Thủ Mặt Trăng Chiến Đấu Y8

2.Xử trí tai biến:

Các biến chứng nhẹ như phù nề bìu, chảy máu nhẹ có thể điều trị nội khoa, theo dõi.

Các biến chứng nặng hơn như bung mũi khâu ống dẫn tinh, hẹp ống dẫn tinh,… cần phẫu thuật khâu nối lại

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *