– Chọn bài -Bài 1: Tập hợp. Phần tử của tập hợpBài 2: Tập hợp các số tự nhiênBài 3: Ghi số tự nhiênBài 4: Số phần tử của một tập hợp. Tập hợp conBài 5: Phép cộng và phép nhânBài 6: Phép trừ và phép chiaBài 7: Lũy thừa với số mũ tự nhiên. Nhân hai lũy thừa cùng cơ sốBài 8: Chia hai lũy thừa cùng cơ sốBài 9: Thứ tự thực hiện các phép tínhBài 10: Tính chất chia hết của một tổngBài 11: Dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5Bài 12: Dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9Bài 13: Ước và bộiBài 14: Số nguyên tố. Hợp số. Bảng số nguyên tốBài 15: Phân tích một số ra thừa số nguyên tốBài 16: Ước chung và bội chungBài 17: Ước chung lớn nhấtBài 18: Bội chung nhỏ nhấtÔn tập chương 1 Số học
Mục lục
Sách Giải Sách Bài Tập Toán 6 Bài 13: Ước và bội giúp bạn giải các bài tập trong sách bài tập toán, học tốt toán 6 sẽ giúp bạn rèn luyện khả năng suy luận hợp lý và hợp logic, hình thành khả năng vận dụng kết thức toán học vào đời sống và vào các môn học khác:
Bài 141 trang 23 SBT Toán 6 Tập 1: a. Viết tập hợp các bội nhỏ hơn 40 của 7
b. Viết dạng tổng quát các số là bội của 7
Lời giải:
a. Ta có B(7) = {0;7;14;21;28;35;42;…}
Vậy tập hợp các bội của 7 nhỏ hơn 40 là {0;7;14;21;28;35}
b. Dạng tổng quát các số là bội của 7 là 7k với k ∈ N
Bài 142 trang 23 SBT Toán 6 Tập 1: Tìm các số tự nhiên x sao cho:
a. x ∈ B(15)và 40 ≤x ≤ 70
b. x ⋮12 và 0 12
d. 8 ⋮ x
Lời giải:
a. Ta có: B(15) = {0;15;30;45;60;75;..}
Vậy x ∈ B(15) và 40≤ x ≤70 nên x ∈{45;60}
b. Vì x ⋮ 12 nên x là bội cuả 12
Ta có: B(12) = {0;12;24;36;48;..}
Ta có x ∈{12;24}
c. Ta có Ư(30) = {1;2;3;5;6;10;15;30}
vì x ∈ Ư(30) và x >12 nên x ∈{15;30}
d. Ta có: 8 ⋮ x nên x là ước cuả 8
Ta có: Ư(8) = {1;2;4;8}
Vậy x ∈{1;2;4;8}
Bài 143 trang 24 SBT Toán 6 Tập 1: Tuấn có 42 chiếc tem. Tuấn muốn chia đều số tem đó vào các phong bì. Trong các cách chia sau, cách nào thục hiện được? Hãy điền vào chỗ trống trong trường hợp được chia:
Lời giải:
Vì 42⋮ 3 nên cách thứ nhất thực hiện được. Số tem trong một phong bì là 42 : 3 = 14 (tem)
Vì 42 ⋮7 nên cách thứ hai thục hiện được. Số phong bì chứa tem là 42 : 7 = 6 (bì)
Vì 42 không chia hết cho 8 nên cách thứ ba không thực hiện được
Bài 144 trang 24 SBT Toán 6 Tập 1: Tìm tất cả các số có hai chữ số là bội của:
a. 32
b. 41
Lời giải:
a. Ta có: B(32) = {0;32;64;96;128..}
Các số có hai chữ số là bội của 32 là {32;64;96}
b. Ta có: B(41) = {0;41;82;123..}
Các số có hai chữ số là bội của 41 là: {41;82}
Bài 145 trang 24 SBT Toán 6 Tập 1: Tìm tất cả các số có hai chữ số là ước của:
a. 50
b. 45
Lời giải:
a. Ta có: Ư(50) = {1;2;5;10;25;50}
Vậy các số có hai chữ số là ước của 50 là {10;25;50}
b. Ta có Ư(45) = {1;3;5;9;15;45}
Vậy các số có hai chữ số là ước của 45 là {15;45}Ư
Bài 146 trang 24 SBT Toán 6 Tập 1: Tìm các số tự nhiên x sao cho:
a. 6 ⋮ (x -1)
b. 14 ⋮ ( 2x -3)
Lời giải:
a. Vì 6 ⋮(x -1) nên (x-1) ∈ Ư(6)
Ta có Ư(6) ={1;2;3;6}
Suy ra: x -1 = 1 ⇒ x = 2
X – 1 = 2 ⇒ x = 3
X – 1 = 3 ⇒ x = 4
X – 1 = 6 ⇒ x = 7
b. Vì 14 ⋮ (2x +3) nên (2x + 3) ∈ Ư(14)
Ta có Ư(14) = {1;2;7;14}
Vì 2x + 3 ≥3 nên (2x + 3) ∈ {7;14}
Suy ra: 2x + 3 = 7 ⇒ 2x = 4 ⇒ x =2
2x +3 = 14 ⇒ 2x = 11 ⇒ loại
Vậy x = 2 thì 14 ⋮(2x +3)
Bài 147 trang 24 SBT Toán 6 Tập 1: có bao nhiêu bội của 4 từ 12 đến 200?
Lời giải:
Vì trong bốn số tự nhiên liên tiếp thì có một số là bội của 4 nên số bội của 4 từ 12 đến 200 là:
(200 -12) : 4 + 1 = 188 : 4 + 1 = 47 + 1 =48 số
Bài 13.1 trang 24 SBT Toán 6 Tập 1: Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng, khẳng định nào sai?
a) Có các số tự nhiên a và b mà a ∈ Ư(b) và b ∈ Ư(a).
Đang xem: Tập hợp các số có hai chữ số là ước của 60 là
b) Nếu a là ước của b thì b : a cũng là ước của b.
Lời giải:
a) Đúng, a = b = 1.
Xem thêm: Khái Niệm Ống Bảo Ôn Là Gì ? Vai Trò Của Ống Bảo Ôn? Vật Liệu Bảo Ôn Là Gì
b) Đúng
Bài 13.2 trang 24 SBT Toán 6 Tập 1: Tìm các số tự nhiên n sao cho:
a) n + 1 là ước của 15;
b) n + 5 là ước của 12.
Lời giải:
a) Ư(15) = {1; 3; 5; 15}. Ta có:
n + 1 | 1 | 3 | 5 | 15 |
n | 1 | 2 | 4 | 14 |
b) Ư(12) = {1; 2; 3; 4; 6; 12}. Ta có n + 5 ≥ 5 nên:
n + 5 | 6 | 12 |
n | 1 | 7 |
Bài 13.3 trang 24 SBT Toán 6 Tập 1: Chứng tỏ rằng 11 là ước của số có dạng abba
Lời giải:
abba = 1000a + 100b + 10b + a = 1001a + 110b
= 11(91a + 10b) ⋮ 11.
– Chọn bài -Bài 1: Tập hợp. Phần tử của tập hợpBài 2: Tập hợp các số tự nhiênBài 3: Ghi số tự nhiênBài 4: Số phần tử của một tập hợp. Tập hợp conBài 5: Phép cộng và phép nhânBài 6: Phép trừ và phép chiaBài 7: Lũy thừa với số mũ tự nhiên. Nhân hai lũy thừa cùng cơ sốBài 8: Chia hai lũy thừa cùng cơ sốBài 9: Thứ tự thực hiện các phép tínhBài 10: Tính chất chia hết của một tổngBài 11: Dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5Bài 12: Dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9Bài 13: Ước và bộiBài 14: Số nguyên tố. Hợp số. Bảng số nguyên tốBài 15: Phân tích một số ra thừa số nguyên tốBài 16: Ước chung và bội chungBài 17: Ước chung lớn nhấtBài 18: Bội chung nhỏ nhấtÔn tập chương 1 Số học