Mục đích của đề tài nhằm nghiên cứu về thực trạng dạy ngoại ngữ cho học sinh tiểu học và việc học ngoại ngữ của học sinh tiểu học, hứng thú của các em đối với môn học, phương pháp học ngoại ngữ của các em. Qua đó tìm ra điểm mạnh điểm yếu trong phương pháp học của các em, cũng như trong phương pháp dạy của giáo viên , từ đó đề ra những giải pháp để nâng cao chất lượng môn ngoại ngữ ở bậc tiểu học. Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến “Phương pháp gây hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học qua các bài hát ngắn”.
Đang xem: Sáng kiến kinh nghiệm môn tiếng anh bậc tiểu học
Xem thêm: Những Điều Kiêng Kỵ Ngày Mùng 1 Đầu Tháng, Những Điều Cần Kiêng Kỵ Vào Ngày Mùng 1 Đầu Tháng
Nội dung Text: SKKN: Phương pháp gây hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học qua các bài hát ngắn
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆMPHƯƠNG PHÁP GÂY HỨNG THÚHỌC TIẾNG ANH CHO HỌC SINH TIỂU HỌC QUA CÁC BÀI HÁT NGẮN MỤC LỤCPHẦN I: LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI ………………………………………………….. Trang 2 I. Cơ sở lí luận ……………………………………………………………….. Trang 2 II. Cơ sở thực tiễn……………………………………………………………… Trang 2 III. Mục đích nghiên cứu…………………………………………………….. Trang 4 IV. Đối tượng nghiên cứu…………………………………………………… Trang 4 V. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………… Trang 5 VI. Phạm vi nghiên cứu ….. ……………………………………………… Trang 5PHẦN II: NỘI DUNG ĐỀ TÀI …………………………………………………… Trang 6 I. Một số vấn đề về cơ sở lí luận……………………….……… Trang 6 II. Thực trạng và nguyên nhân…………………………………. Trang 7 III. Giải pháp thực hiện………………………………………… Trang 8 IV. Kết quả thực hiện……………………………………..….. Trang 13PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ……………………………………… Trang 15TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………… Trang 21 PHẦN I LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀII. CƠ SỞ LÍ LUẬN Đảng và Nhà nước ta đã xác định, mục tiêu của giáo dục là đào tạo con ngườitoàn diện để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa của đất nước. Trongđó, ngoại ngữ – môn tiếng Anh, là một trong những ngôn ngữ có vai trò như mộtphương tiện tích cực hỗ trợ hiệu quả nhất cho quá trình hội nhập ngày càng sâurộng của đất nước. Vì vậy nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng bộ môn tiếngAnh nói riêng là một trong những mối quan tâm hàng đầu của sự nghiệp giáodục hiện nay. Và điều đó được đặc biệt chú trọng hơn cho các đối tượng là họcsinh ở bậc tiểu học – người mới bắt đầu tiếp cận với ngoại ngữ. Để thực hiệnmục tiêu này cần có hỗ trợ của Đảng và Nhà nước, của ngành giáo dục, nhất làđội ngũ các thầy cô giáo và sự góp sức của các bậc phụ huynh học sinh . Hiện nay tình trạng xao lãng việc học, học sinh học đối phó học vẹt màkhông biết tự học, học sinh yếu kém khá nhiều. Làm thế nào để khắc phục tìnhtrạng này ? Làm thế nào để thu hút học sinh chú tâm vào việc học là vấn đề đòihỏi người làm giáo dục, các thầy cô tâm huyết với nghề, hội đồng sư phạm nhàtrường quan tâm hàng đầu, luôn nỗ lực đề ra kế hoạch, chương trình, hình thức,cải tiến phương pháp để dạy và học tốt hơn, nâng cao chất lượng và hiệu quảgiáo dục.II. CƠ SỞ THỰC TIỄN Tuy tiếng Anh ở bậc tiểu học hiện nay vẫn chỉ là môn học tự chọn. Song, nócó tính chất khởi đầu quan trọng trong các năm học tiếp theo ở cấp II. Vì thế nógiữ một vai trò không nhỏ trong quá trình học tập của các em. Nó trang bị chocác em vốn từ vựng, ngữ pháp và những mẫu câu tối thiểu, cơ bản, đơn giảnnhất xoay quanh những chủ điểm rất gần gũi, được các em yêu thích và quenthuộc, là những chủ điểm giới thiệu bản thân, chủ điểm trường lớp bạn bè, chủđiểm gia đình, và chủ điểm khác (thế giới xung quanh các em). Chính vì thế việcgây hứng thú và củng cố kiến thức cho học sinh là một việc vô cùng quan trọngthường xuyên. Bởi điều này ảnh hưởng rất nhiều đến động cơ học tập của họcsinh, một yếu tố tác động cơ bản đến quá trình học một ngôn ngữ: Không cóđộng cơ trẻ sẽ không học – và việc củng cố kiến thức còn làm khắc sâu hơnnhững ngữ liệu đã học trong các tiết học một cách có hệ thống, làm nền tảngvững chắc giúp các em học tốt hơn, tự tin hơn trong quá trình học tập sau này. Có một thực tế là, phần lớn các em học sinh chưa chú tâm và đầu tư cho mônngoại ngữ, chuẩn bị bài một cách sơ sài, đối phó trong khi các em học rất yếumôn này. Từ đó, một số em có tâm lý chán học bộ môn tiếng Anh. Trong cácgiờ học, đa số các em thường thụ động, thiếu sự linh hoạt, ngại việc đọc – nóitiếng Anh và ít tham gia phát biểu để tìm hiểu bài học. Học sinh tiểu học là những trẻ em, mức độ nhận thức của các em còn thấp,chất lượng học tập bộ môn không đồng bộ. Thêm nữa, học sinh ở vùng nôngthôn chỉ quen cách học cũ ít đọc thêm sách báo phù hợp lứa tuổi để mở rộng bổsung, nâng cao kiến thức. Đồng thời đây là những năm đầu làm quen với mộtngoại ngữ, trong khi vẫn có một số lượng không nhỏ học sinh còn chưa học tốttiếng mẹ đẻ của mình. Hơn nữa Tiếng Anh ở bậc tiểu học chỉ là môn học phụ tự chọn, thế nên bảnthân học sinh và ngay cả phụ huynh cũng không quan tâm đến bộ môn này, họchỉ đầu tư cho con mình học nâng cao môn Toán, Tiếng việt . Để chất lượng môn học của các em đạt kết quả tốt nhất thì không phải là mộtchuyện dễ dàng. Vậy làm thế nào để các em hình thành và phát triển kỹ nănghọc tập toàn diện nhất ? Làm thế nào để các em yêu mến, khắc sâu vốn kiến thứcvăn hóa nước ngoài ? Bằng hình thức nào giúp học sinh nắm bài vững mà khôngnhàm chán, phải thật sự lôi cuốn, tạo không khí vui tươi thoải mái trong giờ học,gây hứng thú cho học sinh khi tiếp thu văn hoá nước ngoài mà bản thân các emchưa biết được tí gì. Với nhiều nguyên nhân thực tế, lẫn khách quan như vậy, bằng nhiều nỗ lựccủa thầy và trò. Tôi đã sưu tầm, tìm hiểu trên mạng Internet, trong sách báo mộtsố bài hát ngắn có giai điệu vui vẻ, dễ bắt chước và lồng vào đó một số câu, mộtsố từ mà các em đã học để dạy các em vừa hát vui vừa học. Thật bất ngờ, cácem rất thích hát và hát rất mạnh dạn, cởi mở hơn, không còn rụt rè nữa, các emcũng tham gia bài học tích cực hơn, trong thời gian gần đây học sinh có nhiềutiến bộ ở môn tiếng anh. Tuy kết quả chưa thật cao nhưng những tiến bộ bướcđầu giúp tôi hưng phấn hơn trong công tác. Sau giờ học, một điều thật thú vị làtôi đã bắt gặp các em hát nghêu ngao những bài hát ngắn mà đã được tôi lồngcác từ mới vào. Thật vậy, điều đó đã là một thành công. Vì thế năm học này, tôi quyết định chọn đề tài “ Phương pháp gây hứngthú học Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học qua các bài hát ngắn” để nghiêncứu. Đây là những kinh nghiệm nhỏ của tôi, tôi đã thực hiện và đã đạt được kếtquả rất tốt. Mong rằng những kinh nghiệm này góp phần bổ sung và làm phongphú hơn phương pháp dạy học của các bạn đồng nghiệp.III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU – Mục đích của đề tài nhằm nghiên cứu về thực trạng dạy ngoại ngữ chohọc sinh tiểu học và việc học ngoại ngữ của học sinh tiểu học, hứng thú của cácem đối với môn học, phương pháp học ngoại ngữ của các em. – Qua đó tìm ra điểm mạnh điểm yếu trong phương pháp học của các em,cũng như trong phương pháp dạy của giáo viên , từ đó đề ra những giải pháp đểnâng cao chất lượng môn ngoại ngữ ở bậc tiểu học. Xuất phát từ mục đích trên, đề tài cần giải quyết những nhiệm vụsau: 1- Nghiên cưú cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn của việc dạy và học mônTiếng Anh ở tiểu học 2- Thực trạng dạy Tiếng Anh ở tiểu học và nguyên nhân dẫn đến thựctrạng trên. 3- Điều chỉnh nội dung bài dạy, đề xuất hướng đổi mới phương pháp dạyvà học. Nâng cao chất lượng dạy và học bằng hệ thống các bài hát liên quan đếnmỗi nội dung bài học 4- Xác định tính hiệu quả và thực thi của việc gây hứng thú học TiếngAnh cho học sinh Tiểu học qua các bài hát ngắnIV. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Đối tượng mà tôi thực hiện nghiên cứu đề tài này là đối tượng học sinhkhối 3 – Trường tiểu học Minh Tân, Thị trấn Yên Lạc, huyện Yên Lạc, tỉnhVĩnh Phúc.V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong đề tài này, tôi đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau: 1- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết. Đọc một số sách báo, tài liệu tham khảo, tìm trên mạng Internet các tàiliệu liên quan đến việc sử dụng các bài hát Tiếng Anh trong các tiết học. 2- Phương pháp quan sát điều tra: Để nghiên cứu đề tài một cách sâu sắc, tôi đã điều tra thực trạng dạy vàhọc Tiếng Anh ở tiểu học, hứng thú của học sinh đối với môn học. Phỏng vấn vàdự giờ giáo viên tổ Tiếng Anh, kết hợp với tổ nhóm chuyên môn và ban giámhiệu nhà trường. 3- Phương pháp dạy học thực nghiệm: Tôi đã tiến hành dạy các tiết Tiếng Anh có sử dụng các bài hát liên quanđến nội dung bài học. 4- Phương pháp tổng kết, đúc rút kinh nghiệm: Sau mỗi tiết dạy sử dụng hình thức dạy học trong đề tài, tôi thường tổngkết, rút kinh nghiệm riêng từng tiết; tiếp tục có sự thay đổi, đổi mới cho phù hợpở những tiết học sau. Sau mỗi giai đoạn cũng đều so sánh, tổng kết để rút ra kinhnghiệm chung.VI. PHẠM VI NGHIÊN CỨU- Áp dụng ở trong phạm vi trường tiểu học Minh Tân .- Thời gian nghiên cứu: Bắt đầu từ tháng 8 năm 2012 đến tháng 4 năm 2013- Tài liệu sách giáo khoa, sách tham khảo, tài liệu các trò chơi, băng đài, tranh,ảnh ( gấu, mèo… ), đĩa CD, đài, máy chiếu, máy vi tính………… PHẦN II NỘI DUNGI. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CƠ SỞ LÍ LUẬN – Đối với bất kì một môn học nào, việc gây hứng thú cho học sinh, lôi cuốncác em vào bài học là một điều rất quan trọng. Điều đó không chỉ giúp các emhiểu bài nhanh hơn, mà còn giúp các em khắc sâu kiến thức, ghi nhớ bài học tốthơn. Từ đó, khả năng tư duy, khả năng tập trung của các em mới được pháttriển. Như vậy, để có một tiết dạy gây được hứng thú cho học sinh đòi hỏi giáoviên phải có sự chuẩn bị và đầu tư nhiều hơn là tiết dạy bình thường trên lớp,thậm chí phải có quá trình tích lũy kinh nghiệm qua thời gian mới có thể đạthiệu quả và thuyết phục học sinh, làm cho các em thực sự hứng thú và tập trungvào bài giảng. Đó là yêu cầu, mục tiêu quan trọng của quá trình dạy học, đặcbiệt là đối với giáo viên môn Tiếng Anh. – Học Tiếng Anh qua các bài hát ngắn có nội dung liên quan đến bài học sẽgiúp học sinh nhớ lại phần kiến thức luyện tập đọc – nói của các bài học đã đượchọc. các em sẽ tiếp thu kiến thức một các chủ động, nhẹ nhàng và sẽ nhớ rất lâu. – Các bài hát được sử dụng trong tiết dạy sẽ củng cố lại cả hai mặt ý nghĩacũng như hình thức của từ. Nắm chắc các đặc điểm từng mẫu câu. Điều đó sẽgiúp các em đạt kết quả học tập tốt ở từng học kỳ, từng năm học. – Ngoài ra, các bài hát nhỏ này còn được sử dụng để giải trí nhằm tạo sựvui tươi, hưng phấn học tập cho các em hay để dạy minh họa cho những tiết họcvề từ vựng, trọng âm, tiết tấu, và một số điểm ngữ pháp tiếng Anh, giúp các emdễ thuộc bài hơn. Qua đó, bồi dưỡng tâm hồn trong sáng, yêu thích cái đẹp củavăn hoá ngôn ngữ nước ngoài nói chung và cái hay của môn học Tiếng Anh nóiriêng, giúp các em hình thành và phát triển nhân cách lẫn các kĩ năng toàn diệnhơn. – Giáo viên phải luôn có sự học tập và trau dồi nhiều về chuyên môn, cùngvới lòng quyết tâm cao mới có thể đạt được yêu cầu của công việc. Bởi vì dạymột tiết tiếng Anh có nhiều điểm khác biệt so với dạy một tiết học bình thường.Vì vậy, với chuyên đề này tôi đưa ra những suy nghĩ của mình với mong muốngóp phần trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ học tập lẫn nhau để cùng tiến bộ. Đócũng là nội dung, mục đích hướng tới của sáng kiến kinh nghiệm.II. THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN1. Thực trạng: – Chúng ta có thể thấy rằng, phương pháp học truyền thống mà giáo viênáp dụng trên lớp, trong mỗi tiết học thường chỉ là đọc-chép. Giáo viên là ngườitruyền thụ kiến thức, còn học sinh là người ghi chép, tiếp thu kiến thức nhưngmột cách thụ động. Đối với bộ môn tiếng Anh, phương pháp học đã có nhiều cảitiến, học theo phương pháp mới – Lấy người học là trung tâm. Tuy nhien cáchthức tiến hành , áp dụng của giáo viên vẫn chỉ mang tính chất dập khuôn và hìnhthức. Học sinh vẫn chưa thực sự được tiếp thu kiến thức một cách chủ động. – Là giáo viên tiếng Anh đứng lớp qua nhiều năm kinh nghiệm và nghiêncứu giảng dạy, tôi dành nhiều thời gian và tâm huyết để nghiên cứu về chuyênmôn cũng như tính hiệu quả của giờ lên lớp, đặc biệt là đối với một giờ dạyTiếng Anh. Bản thân tôi chịu khó tìm tòi, nghiên cứu, tham khảo nhiều tài liệu,về phương pháp giảng dạy môn Tiếng Anh, Các hình thức dạy học cho phù hợpvới từng tiết dạy, từng nội dung bài học…Sau đó, tôi ghi chép và tích lũythường xuyên. Trong và ngoài giờ dạy, tôi thường xuyên trao đổi với đổngnghiệp để học hỏi và đúc rút kinh nghiệm cần thiết để áp dụng trong quá trìnhdạy học. Tuy nhiên, chính bản thân tôi cũng đã từng đi theo lối mòn trongphương pháp giảng dạy như đã được đề cập ở trên – Về phía học sinh, phần đa các em đều yêu thích môn học, siêng năng vàham học, tự giác học bài và làm bài tập ở lớp cũng như ở nhà. Luôn hăng háitham gia xây dựng bài. Khi được dạy một bài hát mới, các em đều hứng thú vàsay sưa với bài hát. Điều đó rất hữu ích trong việc giúp các em ghi nhớ bài học. – Những năm gần đây các kì thi tiếng Anh chủ yếu được tổ chức quamạng Internet, cứ mỗi tuần mở ra một vòng thi giup học sinh dể dàng vào thi vàthực sự gây hứng thú cuốn hút được các em. – Hiện nay, việc dạy và học môn tiếng Anh đã nhận được khá nhiều sựquan tâm từ phía nhà trường, phụ huynh học sinh cũng như của các cấp lãnhđạo. Tuy nhiên, đối với một trường học sinh chủ yếu ở vùng nông thôn nhưtrường tôi, phụ huynh cũng như học sinh còn “coi nhẹ” môn Tiếng Anh, hầu hếtgia đình các em đều chưa co máy vi tính nối mang Internet, tài liệu sách thamkhảo ở thư viện còn hạn chế. Vì thế, chưa có đủ tư liệu để học sinh và giáo viêntham khảo, nghiên cứu một cách thoải mái, dễ dàng. Đa số học sinh là con emnông dân, gia đình còn nghèo nên cha, mẹ chỉ lo kinh tế không có thời gian quantâm và đôn đốc việc học của các em nên nguồn học sinh giỏi khá hạn chế. Với những thuận lợi và khó khăn như vậy cho nên nhưng năm học trướcđây khi chưa áp dụng những kinh nghiệm dạy học: Thu hút, gây hứng thú họctập cho học sinh qua các bài hát, thì số lượng học sinh học tốt bộ môn tiếng Anhcủa các lớp còn thấp.2. Nguyên nhân:a.Nguyên nhân từ phía GV:- Chưa đầu tư nhiều thời gian cho việc nghiên cứu phương pháp dạy một .- Thời gian bồi dưỡng cho học sinh còn hạn chế.b.Nguyên nhân từ phía HS:- Học sinh chưa chú trọng đến môn tiếng Anh vì nó còn là môn học tự chọn.- Học sinh chưa có đầy đủ tài liệu để học tập và tự bồi dưỡng thêm.c.Nguyên nhân từ phía phụ huynh:- Nhiều phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con cái.III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆNA. CHUẨN BỊ: – Gây hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh là việc làm hết sức quantrọng trong một giờ dạy, đòi hỏi ở giáo viên lòng nhiệt tình,luôn tìm tòi học hỏisáng tạo, dành nhiều thời gian nghiên cứu và giảng dạy. Chính vì vậy, giáo viêncần đọc thêm sách báo, nghiên cứu kĩ các vấn đề mình sắp thực hiện. – Giáo vên tham khảo thêm những cách tổ chức hát những bài hát cótính chất trò chơi hay là từ người có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động toàn thể.(Riêng tôi, bản thân đang là cán bộ phụ trách rất hiệu quả công tác Đoàn thanhniên trong nhà trường. Nhờ đó, tôi có cơ hội tích lũy được khá nhiều kinhnghiệm.) – Đồ dùng dạy học mà giáo viên phải chuẩn bị sẵn sàng và kĩ lưỡng lànội dung các bài hát, thế cho nên giáo viên cần tóm tắt từ vựng và một số cấutrúc cơ bản trong bài học theo từng chủ điểm để lồng vào các bài hát đó, cùngvới nghiên cứu lựa chọn hình thức tổ chức phù hợp.B. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH: Sau khi chuẩn bị, tôi tiến hành như sau: 1. Soạn ra những bài hát ngắn có giọng điệu vui tươi, rộn ràng, theo giai điệu quen thuộc, dễ bắt chước để dạy cho các em. 2. Để hiệu quả hơn, tôi mạnh dạn tổ chức nhiều cách hát đa dạng phongphú (khi các em đã thuộc nhuần nhuyễn các bài hát rồi) làm tăng hiệu quả sửdụng các bài hát của các em. Học sinh hoặc giáo viên có thể giải thích sơ bộ vềnội dung các bài hát cũng như cho học sinh đọc trôi chảy lại lời một lần trướckhi hát. Hát mà hiểu rõ nội dung bài hát sẽ làm người hát thích thú và dễ nhớhơn. Qua đó ngôn ngữ được lồng vào sẽ được sử dụng nhiều lần và linh hoạthơn, khắc sâu hơn. Đây là một số các hình thức tôi đã sử dụng rất hữu hiệu nhưsau: Luôn tạo cho các em thói quen hát một bài hát tiếng Anh vào mỗi đầu tiếthọc. Thỉnh thoảng vào những lúc giữa tiết học các em bị căng thẳng, mệt mỏi dohọc vào tiết cuối cùng, giáo viên cũng nên bắt nhịp cho các em một hoặc hai bàihát ngắn, nhẹ nhàng với giọng điệu vui – kèm theo những tiếng vỗ tay nhịp đôi,rồi nhịp một, nhịp càng lúc càng nhanh rồi chấm dứt, nhằm trả lại sự phấn chấn,rộn ràng, vui tươi, sinh động trong lớp học. Kết hợp một vài động tác hay điệu bộ phù hợp trong lúc hát. Hát kết hợp chơi như “Hát thi” (không hát lại một trong những từ của chủ điểm đã được hát trước theo quy định của giáo viên). Hình thức hát đuổi là cách hát vui nhộn và mang tính giáo dục rất có ýnghĩa, nó gây được sự ham thích của học sinh. Hát đuổi (với 2 hoặc 4 nhóm) tạocho người hát, các nhóm, các bè và cả người nghe một cảm giác lộn xộn lúc banđầu khi các nhóm hát khác nhau (khác về lời nhưng nhạc vẫn đi theo một mẫugiống nhau), rồi sau cùng lại giống nhau – cùng hát một câu. Nếu hát đượcđúng, ta đã giúp tạo ra lòng tự tin, tính độc lập cho các em, không nghe theo,không làm theo người hát bè khác. Khi đó, chắc chắn các em sẽ rất vui và cònhãnh diện nữa…Ngoài ra vào cuối năm học, việc giới thiệu một hoặc 2 bài hát ởchương trình tiếng Anh lớp 4 không những có thể giúp cho các em giải trí màcòn gây được sự hứng thú, tò mò ham thích học hỏi môn học ở các em. Như vậy, chúng ta biết rằng các phương thức để hỗ trợ cho bài họctiếng Anh không những là qua chơi trò chơi, kể chuyện, đóng kịch, đi cắm trại…mà còn qua các bài hát nhỏ nhỏ, vui vui nữa đó nhằm khuyến khích việc sửdụng tiếng Anh một cách sáng tạo thiết thực. Sử dụng được càng nhiều tiếngAnh, học hỏi thêm càng nhiều tiếng Anh càng tốt cho việc giao tiếp trong cuộcsống đời thường và trong xã hội hiện đại ngày nay. Sau đây là nội dung một số bài hát dành cho các em học sinh tiểu học màtôi tự soạn và áp dụng trong quá trình giảng dạy của mình.* NỘI DUNG CÁC BÀI HÁT 1. Chủ điểm giao tiếp: Bài 1: HELLO Qua bài hát này học sinh sẽ thuộc được một số lời chào nhau khi gặp mặtvà khi tạm biệt. Bên cạnh đó các em cũng được nhắc lại câu hỏi thăm sức khỏengười khác cũng như cách trả lời một cách lịch sự qua mẫu câu: “How are you?”– I am fine. Thank you. Bài 2: OUR NAMES Bài hát giúp học sinh củng cố lại việc giới thiệu tên mình bằng hai cách:“I am + tên” và “My name is + tên”. Đồng thời các em được nhắc lại câu hỏitên các bạn qua cấu trúc: “What is your name?” 2. Chủ điểm trường học: Bài 3: MY FRIENDS Bài hát nhắc học sinh nhớ lại những đại từ nhân xưng là ngôi thứ ba sốít “he, she” và hình thái của động từ “to be” tương ứng. Bài 4: MY SCHOOL Học sinh giới thiệu về vị trí, đặc điểm của trường và lớp học của mìnhsử dụng cách nói “This is ……… và That is ……… ”. Bài hát giúp học sinhthuộc bài một cách dễ dàng , nhanh chóng, và nhớ bài học lâu hơn. Bài 5: SCHOOL OBJECTS Thông qua bài hát này, học sinh sẽ thuộc được rất nhiều đồ dùng họctập ở trường một cách dễ dàng và thú vị như: book, ruler, eraser, pen, bag,pencil… 3. Chủ điểm gia đình: Bài 6: FAMILY MEMBERS Bài hát lồng vào các từ chỉ các thành viên trong gia đình đồng thời giớithiệu nghề nghiệp của họ. Bài 7: AGES Đây là bài hát có giai điệu dễ thương mà các em rất quen thuộc vàthích hát. Qua đó, củng cố lại cho các em cách hỏi và trả lời về tuổi bằng mẫucâu: “How old are you? ” và “I am + tuổi.” Bài 8: MY HOUSE Bài hát giáo dục học sinh tình cảm gắn bó với ngôi nhà của mình đồngthời củng cố kiến thức cho các em khi giới thiệu về nhà, các phòng và đặc điểmcủa chúng. 4. Các bài hát thuộc chủ điểm khác: (Thế giới xung quanh em) Bài 9: THE WEATHER Mục đích của bài hát này là giúp học sinh ôn lại từ và cấu trúc câu đãhọc về thời tiết. Bài 10: OUR PETS Qua bài hát ôn lại các từ chỉ tên các con thú cưng một âm tiết đã họcnhư: dog, cat, fish, bird. Qua đó kết hợp giáo dục cho các em ý thức yêu thươngvà bảo vệ các loài động vật. Bài 11: HOW MANY PETS Nhằm củng cố lại cấu trúc “How many …… do you have?” và cáchtrả lời số luợng con thú cưng. Giúp học sinh biết một số trường hợp nào dùngdanh từ số nhiều. Bài 12: OUR TOYS Mục tiêu là ôn lại cấu trúc và các từ một âm tiết về đồ chơi đã học. Đồngthời giáo dục các em có ý thức gìn giữ đồ chơi của bản thân, của người khác vàbiết chia sẻ đồ chơi với các bạn. Bài 13: ZOO ANIMALS Đây là một trong những bài hát thuộc chủ điểm thế giới xung quanhem của chương trình tiếng Anh lớp 4. Giai điệu của bài hát rộn ràng, vui nhộn,dễ hát giúp học sinh nhớ các từ chỉ các con vật ở sở thú và biết cách nói mìnhthích hay không thích con vật gì. Đồng thời củng cố cho các em cách dùng thểkhẳng định, phủ định và thể nghi vấn của “Thì hiện tại đơn giản”.IV. KẾT QUẢ THỰC HIỆN Vào đầu năm học 2012 – 2013, tôi được phân công dạy môn tiếng Anhkhối 3 gồm 165 học sinh. Sau khi vào chương trình dạy hết 3 tuần, tôi nhận thấytình hình học sinh tôi có phần gặp nhiều khó khăn như tôi đã trình bày ở trên(phần thực tiễn bộ môn). Và tôi đã tiến hành một cuộc điều tra nhỏ để thống kêsở thích của học sinh đối với các môn học thì có kết quả như sau: Subjects (Cácmôn) Like (Thích) Don/t like (Không thích)Vietnamese (Tiếng Việt) 99 học sinh 66 học sinhMaths (Toán) 93 học sinh 72 học sinhEnglish (Tiếng Anh) 65 học sinh 100 học sinhMusic (Hát nhạc) 120 học sinh 45 học sinhScience (TNXH) 90 học sinh 75 học sinhArts (Mĩ thuật) 100 học sinh 65 học sinh Qua việc áp dụng các bài hát ngắn tự soạn có lồng vào nội dung bài họctrong quá trình giảng dạy tiếng Anh của trường Tiểu học Minh Tân năm họcnày, tôi nhận thấy có sự chuyển biến rõ rệt về thái độ học tập của học sinh trongcác tiết học tiếng Anh. Gần đây, tôi đã thống kê lại sở thích của các em đối với riêng bộ môntiếng Anh và đã nhận được kết quả khả quan hơn. Đến nay hầu hết các em đềuphấn khởi ham thích học môn tiếng Anh, từ chỉ có 65 em thích học tiếng Anhnay tăng lên tới 138 em và điều đó đã làm giảm được số lượng 100 em khôngthích học tiếng Anh xuống chỉ còn lại 27 em. Đáng mừng hơn là các em hoàntoàn khắc phục được những khó khăn trong việc đọc – nói tiếng Anh và từ đócác em tích cực hơn trong các hoạt động tham gia vào bài học. Học sinh hănghái, hứng thú, sôi nổi hơn trong học tập, bài chuẩn bị ở nhà chu đáo hơn. Vìthế, kết quả theo dõi chất lượng môn học tiếng Anh của học sinh vào cuối nămcũng được nâng cao rõ rệt. THỐNG KÊ KẾT QUẢ THEO DÕI CHẤT LƯỢNG TIẾNG ANH CỦA HỌC SINH KHỐI 3 NĂM HỌC 2012-2013Tháng Giỏi % Khá % TB % Yếu % Kém % 9 35 21,2 59 37,8 44 26,7 18 1,1 9 5,5 10 38 23,0 65 39,4 51 30,9 10 6,1 1 0,6 11 69 41,8 55 33,3 38 23.0 7 4,2 0 0 12 80 48,5 44 26,7 37 22,4 4 2,4 0 0KT HKI 86 52,1 58 35,1 20 12.1 1 0.6 0 0 1 81 49,1 45 27,2 36 21,8 3 1,8 0 0 2 86 52.1 47 28,5 31 18,8 1 0.6 0 0 3 86 52,1 42 25,5 35 21,2 2 1,2 0 0 4 88 53,3 45 27.2 32 19,4 0 0 0 0 PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊI. KẾT LUẬN Nhìn vào kết quả khảo sát cuối tháng 4 của học sinh khối 3 đã phản ánh tỷlệ học sinh đạt điểm khá giỏi tăng lên nhanh chóng, tỷ lệ học sinh trung bình vàhọc sinh yếu giảm dần, góp phần nâng cao chất lượng môn tiếng Anh củatrường. Điều này chứng tỏ việc áp dụng sáng kiến “Phương pháp gây hứng thúhọc Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học qua các bài hát ngắn ” đã phát huy tácdụng tích cực. Nếu giáo viên chịu khó đầu tư tranh ảnh, thời gian và tâm huyết,tôi khẳng định chắc chắn rằng trình độ của HS tiểu học của huyện nhà sẽ đượcnâng cao rõ rệt góp phần giúp các em tự tin khi sử dụng tiếng Anh trong giaotiếp thực tế. Qua việc nghiên cứu và vận dụng đề tài, tôi đã rút ra được một số kinhnghiệm sau: – Để nâng cao chất lượng giảng dạy, giáo viên phải có tâm huyết với nghề,có trách nhiệm với tiết dạy của mình, quan tâm đến các đối tượng học sinh vàchất lượng giảng dạy thì mới chọn được phương pháp linh hoạt theo hướng đổimới phù hợp với học sinh của mình. – Chuẩn bị kế hoạch bài học chu đáo, chi tiết, tỉ mĩ. Tăng cường sử dụng đồdùng dạy học sẵn có hoặc tự làm phong phú, thiết thực, có hiệu quả. – Sử dụng các bài hát ngắn tự soạn hoặc sưu tầm, hay tổ chức nhiều trò chơităng cường vốn từ vựng và rèn luyện cấu trúc câu tạo cho học sinh ham thíchmôn học. Hệ thống cho học sinh đầy đủ kiến thức trọng tâm đơn giản, dễ nhớ,dễ sử dụng. – Khuyến khích học sinh đổi sang tiếng Anh những điều các em nói bằngtiếng Việt đồng thời sử dụng tiếng Anh thường xuyên hơn ở lớp, hay nhóm bạnhọc tập ở nhà. Khen thưởng tuyên dương những em có năng khiếu, có tiến bộ vàcó tham gia phát biểu. Ngoài ra, cần thường xuyên giúp đỡ động viên các emcòn yếu kém và kịp thời sửa lỗi ngoại ngữ của các em một cách nhẹ nhàng, đểcác em không bị mặc cảm, xấu hổ, sợ sai dẫn đến việc ngại nói hoặc lười học.II. KIẾN NGHỊ : Hiện nay, cơ sở vật chất phục vụ việc dạy và học tiếng Anh cho học sinhtiểu học ở một số trường tiểu học trên toàn huyện rất hạn chế. Ngay trường tôi,vẫn rất thiếu một phòng dạy tiếng Anh có trang bị đầy đủ máy chiếu, màn hìnhLCD loại lớn, máy tính xách tay kết nối Internet, thiếu rất nhiều tranh ảnh và tàiliệu tham khảo. Điều này cản trở không nhỏ tới việc thu hút , gây hứng thú chocác em đối với bài học. Bản thân tôi không đủ sức để làm được, tôi cũng đãmạnh dạn tham mưu với nhà trường nhưng vì điều kiện tài chính nhà trường hạnhẹp nên hiện tại chưa thể đáp ứng được nhu cầu giảng dạy theo đường hướnggiao tiếp tiên tiến, không đủ nhiều điều kiện thuận lợi để tối ưu hóa sáng kiếnkinh nghiệm của tôi. Do đó, việc áp dụng sáng kiến của tôi gặp rất nhiều khókhăn và chưa phát huy hết tác dụng của sáng kiến của tôi. Vì vậy tôi xin kiếnnghị Lãnh đạo cấp trên những việc như sau: + Tăng cường cơ sở vật chất : Đài, Ti vi, đầu Video, máy chiếu Projector, phòng học tiếng anh…… nhất là cơ sở vật chất cho các trường đang găp khó khăn để phục vụ công tác giảng dạy thiên về kỹ năng giao tiếp cho học sinh tiểu học + Tham mưu UBND huyện hỗ trợ nguồn đầu tư đào tạo bồi dưỡng các giáo viên dạy tiếng Anh tiểu học được tiếp cận trình độ chuẩn và trên chuẩn quốc tế về năng lực ngôn ngữ và năng lực giảng dạy để đáp ứng ngày càng cao sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của huyện nhà trong tương lai. + Tham mưu UBND huyện về việc tạo điều kiện thuận lợi cho GV dạy tiếng Anh tiểu học được tiếp cận các khóa đào tạo, buồi dưỡng năng lực ngôn ngữ, năng lực giảng dạy trên các trang Website của Đại học Cambridge vì hiện tại các giáo viên dạy tiếng Anh ở tiểu học không đủ khả năng tài chính để được tiếp cận các các trang Web này. + Tạo điều kiện thuận lợi để các GV dạy tiếng Anh tiểu học được tham gia bồi dưỡng về công nghệ thông tin, cách thức khai thác các phần mềm và trang website phục vụ dạy và học tiếng anh trên mạng. Qua quá trình giảng dạy, tôi đã đúc rút được một số kinh nghiệm nhỏ vàkết quả thu được rất đáng mừng. Nó cũng phần nào giúp cho học các học sinhcủa tôi ngày càng yêu thích và gần gũi với môn học, say mê và học tốt mônTiếng Anh Trên đây là những ” Phương pháp gây hứng thú học Tiếng Anh cho họcsinh Tiểu học qua các bài hát ngắn ” mà tôi đã mạnh dạng đưa ra. Thiết nghĩ,đây cũng là một vấn đề rất được quan tâm trong dạy môn tiếng Anh tiểu học.Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy, cô để tôi có thể traudồi chuyên môn hơn trong quá trình giảng dạy. TT Yên Lạc, ngày 20 tháng 4 năm 2013 Người viết sáng kiến kinh nghiệm Hoàng Thị Nhung TÀI LIỆU THAM KHẢO- Sách giáo viên tiếng Anh 3 của NXB giáo dục.- Sách bồi dưỡng năng lực nghe nói cho học sinh lớp 3- Đĩa tiếng Anh 3 của NXB giáo dục- Đĩa bồi dưỡng năng lực nghe nói cho học sinh lớp 3- Website TiếngAnh 123.com- Website Oup.com.vn- Và một số trang Web có các bài hát tiếng Anh dành cho trẻ em khác