Nghị định 155/2016/NĐ-CP quy định các hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền lập biên bản, xử phạt vi phạm hành chính; trách nhiệm và cơ chế phối hợp trong hoạt động kiểm tra, thanh tra và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Đang xem: Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

1. Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

Theo Nghị định số 155/2016, các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường gồm có:

+ Hành vi vi phạm quy định về kế hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá tác động bảo vệ môi trường và đề án bảo vệ môi trường.

+ Hành vi gây ô nhiễm môi trường; vi phạm các quy định về quản lý chất thải.

+ Hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường của cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung.

+ Hành vi vi phạm về thực hiện phòng, chống, khắc phục ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường.

+ Hành vi vi phạm hành chính về đa dạng sinh học, các hành vi cản trở hoạt động quản lý nhà nước, thanh tra, kiểm tra xử phạt vi phạm hành chính và các hành vi vi phạm khác về bảo vệ môi trường.

2. Các hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

– Nghị định 155/NĐ-CP quy định có các hình thức xử phạt chính là cảnh cáo, phạt tiền và các hình thức xử phạt bổ sung như tước quyền sử dụng có thời hạn đối với các giấy phép hoạt động và tịch thu phương tiện, tang vật vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

– Bên cạnh đó, Nghị định 155/2016 quy định một số các biện pháp khắc phục hậu quả kèm theo như:

+ Buộc khôi phục lại tình trạng môi trường đã bị ô nhiễm hoặc phục hồi môi trường bị ô nhiễm;

+ Buộc tháo dỡ hoặc di dời cây trồng, công trình;

+ Buộc tiêu hủy hàng hóa, máy móc, thiết bị phương tiện, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu hoặc buộc thu hồi, xử lý sản phẩm hết hạn sử dụng hoặc thải bỏ theo quy định; buộc thu hồi kết quả phát sinh từ các hoạt động tiếp cận nguồn gen trái pháp luật và các biện pháp khác.

3. Một số hình thức xử phạt và mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

– Theo Nghị định 155/CP, phạt tiền đến 1.000.000 đồng nếu vứt, thải, bỏ đầu, mẫu và tàn thuốc lá không đúng nơi quy định tại khu vực chung cư, thương mại, dịch vụ và nơi công cộng.

– Phạt tiền đến 3.000.000 đồng nếu tiểu tiện, đại tiện không đúng nơi quy định tại khu vực chung cư, thương mại, dịch vụ và nơi công cộng.

– Nghị định 155/2016/NĐ quy định phạt tiền đến 7.000.000 đồng nếu vứt, bỏ rác thải sinh hoạt trên vỉa hè, đường phố, vào hệ thống thoát nước thải.

– Nghị định số 155 còn quy định phạt tiền đến 1 tỷ đồng nếu nhập khẩu, quá cảnh phế liệu có chứa chất phóng hoặc phế liệu không thuộc Danh mục được phép nhập khẩu.

MỤC LỤC VĂN BẢN

*

CHÍNH PHỦ ——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————

Số: 155/2016/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 18 tháng 11 năm 2016

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm2012;

Căn cứ Luật bảo vệ môi trường ngày23 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Luật đa dạng sinh học ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ Pháp lệnh Cảnh sát môi trường ngày 23 tháng 12 năm 2014;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tàinguyên và Môi trường;

Chính phủ ban hành Nghị định quy địnhvề xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệmôi trường.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNHCHUNG

Điều 1. Phạm vi điềuchỉnh

1. Nghị định này quy định các hành vivi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quảđối với hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính,thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính; trách nhiệm và cơ chế phối hợp trong hoạt động kiểm tra, thanh tra và xử phạt vi phạm hành chínhtrong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

2. Vi phạm hành chính trong lĩnh vựcbảo vệ môi trường quy định tại Nghị định này bao gồm:

a) Các hành vi vi phạm các quy định vềkế hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá tác động môi trường và đề án bảo vệ môitrường;

b) Các hành vi gây ô nhiễm môi trường;

c) Các hành vi vi phạm các quy định vềquản lý chất thải;

d) Các hành vi vi phạm quy định về bảovệ môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ (sau đây gọi chung làcơ sở) và khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp,khu kinh doanh dịch vụ tập trung (sau đây gọi chung là khu sản xuất, kinhdoanh, dịch vụ tập trung);

đ) Các hành vi vi phạm các quy định vềbảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện giaothông vận tải, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, chế phẩm sinh học;nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng; hoạt động lễ hội, du lịch và khaithác khoáng sản;

e) Các hành vi vi phạm các quy định vềthực hiện phòng, chống, khắc phục ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường;

g) Các hành vi vi phạm hành chính vềđa dạng sinh học bao gồm: Bảo tồn và phát triển bền vững hệ sinh thái tự nhiên;bảo tồn và phát triển bền vững các loài sinh vật và bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên di truyền;

h) Các hành vi cản trở hoạt động quảnlý nhà nước, thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính và các hành vi viphạm quy định khác về bảo vệ môi trường được quy định cụ thể tại Chương II Nghịđịnh này.

3. Các hành vi vi phạm hành chính cóliên quan đến lĩnh vực bảo vệ môi trường mà không quy định tại Nghị định nàythì áp dụng theo quy định tại các Nghị định khác của Chính phủ về xử phạt viphạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan để xửphạt.

Điều 2. Đối tượngáp dụng

1. Cá nhân, tổ chức trong nước và cánhân, tổ chức nước ngoài (sau đây gọi chung là cá nhân, tổ chức) có hành vi viphạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trong phạm vi lãnh thổ, vùngtiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa xãhội chủ nghĩa Việt Nam đều bị xử phạt theo các quy định tại Nghị định này hoặccác Nghị định có liên quan.

2. Hộ gia đình, hộ kinh doanh cá thểvi phạm các quy định của Nghị định này bị xử phạt như đối với cá nhân vi phạm.

Điều 3. Giảithích từ ngữ

Trong Nghị định này các từ ngữ dướiđây được hiểu như sau:

1. Xả nước thải vào môi trường là việccá nhân, tổ chức xả các loại nước thải vào môi trường đất, nước dưới đất, nướcmặt bên trong và ngoài cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung. Trườnghợp xả nước thải vào môi trường đất, nước dưới đất, nước mặt (ao, hồ, hố,…trong khuôn viên của cơ sở) khi tính số lần vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải,giá trị nguồn tiếp nhận Kq được tính bằng 0,6 theo quy chuẩn kỹ thuậtđó.

2. Thải bụi, khí thải vào môi trườnglà việc cá nhân, tổ chức làm phát sinh bụi, khí thải vào môi trường không khí.

3. Thông số môi trường nguy hại trongnước thải là các thông số môi trường có tên trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia vềngưỡng chất thải nguy hại, chi tiết trong Mục I Phụ lục I kèm theo Nghị địnhnày.

4. Thông số môi trường nguy hại trongkhí thải và môi trường không khí là các thông số môi trường có tên trong quychuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh, chitiết trong Mục II Phụ lục I kèm theo Nghị định này.

5. Thông số môi trường thông thườnglà các thông số môi trường có tên trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thảivà môi trường xung quanh, trừ các thông số môi trường quy định tại khoản 3 và khoản4 Điều này.

6. Khai thác trái phép loài sinh vậtlà các hành vi săn bắt, đánh bắt, bẫy bắt, hái, lượm, thu giữ nhằm lấy các sinhvật (bao gồm động vật, thực vật, nấm, vi sinh vật), bộ phận hoặc dẫn xuất củacác loài động vật, thực vật mà không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyềnhoặc vượt quá số lượng cho phép trong giấy phép khai thác của cơ quan nhà nướccó thẩm quyền.

7. Bản kế hoạch bảo vệ môi trường baogồm: Bản kê khai các hoạt động sản xuất có ảnh hưởng đếnmôi trường; bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường; bản cam kết bảo vệ môi trườngvà bản kế hoạch bảo vệ môi trường;

8. Báo cáo đánh giá tác động môi trườngbao gồm: Báo cáo đánh giá tác động môi trường sơ bộ; báo cáo đánh giá tác độngmôi trường chi tiết; báo cáo đánh giá tác động môi trường của cơ sở đang hoạt động;báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung và báo cáo đánh giá tác động môitrường.

9. Phương án cải tạo, phục hồi môitrường bao gồm: Đề án ký quỹ, cải tạo phục hồi môi trường; dự án cải tạo, phụchồi môi trường; phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung và phương án cảitạo, phục hồi môi trường.

10. Giấy xác nhận hoàn thành côngtrình bảo vệ môi trường bao gồm: Giấy xác nhận về việc thực hiện các nội dung củabáo cáo và yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trườngcủa dự án trước khi đi vào vận hành chính thức; Giấy xác nhận việc đã thực hiệncác công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dựán; Giấy xác nhận việc đã thực hiện một trong các hạng mục công trình của dự ánđã được đầu tư trong trường hợp dự án được phân kỳ đầu tư theo nhiều giai đoạntrước khi đưa dự án, công trình vào vận hành chính thức và Giấy xác nhận hoànthành công trình bảo vệ môi trường.

11. Giấy xác nhận bảo đảm yêu cầu bảovệ môi trường là Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường đối vớicơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn công nghiệp thông thường.

12. Giấy phép xử lý chất thải nguy hạibao gồm: Giấy phép hành nghề vận chuyển chất thải nguy hại; Giấy phép hành nghềxử lý, tiêu hủy chất thải nguy hại; Giấy phép hành nghề quản lý chất thải nguyhại và Giấy phép xử lý chất thải nguy hại.

13. Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảovệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất bao gồm: Giấychứng nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu và Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảovệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sảnxuất.

Điều 4. Hình thức,mức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chínhtrong lĩnh vực bảo vệ môi trường

1. Hình thức xử phạt chính, mức xử phạt:

Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạmhành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường bị áp dụng một trong các hình thứcxử phạt chính sau đây:

a) Cảnh cáo;

b) Phạt tiền tối đa đối với một hànhvi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là1.000.000.000 đồng đối với cá nhân và 2.000.000.000 đồng đốivới tổ chức.

Xem thêm: Nguyên Nhân Gây Xoắn Tinh Hoàn Là Gì, Chẩn Đoán Và Điều Trị Xoắn Tinh Hoàn

2. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tước quyền sử dụng có thời hạn đốivới: Giấy phép xử lý chất thải nguy hại; Giấy phép xả thải khí thải công nghiệp;Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làmnguyên liệu sản xuất; Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất độc hại,chất lây nhiễm; Giấy chứng nhận đăng ký lưu hành chế phẩmsinh học trong xử lý chất thải tại Việt Nam; Giấy chứng nhậnđủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường; Giấy phép khai thác loàinguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; Giấy phép nuôi, trồng các loài nguy cấp,quý hiếm được ưu tiên bảo vệ; Giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học;Giấy phép nuôi trồng, phát triển loài ngoại lai; Giấy phép tiếp cận nguồn gen;Giấy phép khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen; Giấy phép nhậpkhẩu sinh vật biến đổi gen; Giấy chứng nhận an toàn sinh học; Giấy phép trao đổi,mua, bán, tặng cho, thuê mẫu vật của loài hoang dã thuộc Danh mục loài nguy cấp,quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; Giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiệnlàm thực phẩm; Giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện làm thức ănchăn nuôi (sau đây gọi chung là Giấy phép môi trường) hoặcđình chỉ hoạt động có thời hạn theo quy định tại khoản 2 Điều 25Luật xử lý vi phạm hành chính từ 01 tháng đến 24 tháng, kể từ ngày quyết địnhxử phạt vi phạm hành chính có hiệu lực thi hành;

b) Tịch thu tang vật vi phạm hànhchính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môitrường (sau đây gọi chung là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính).

3. Ngoài các hình thức xử phạt quy địnhtại khoản 1 và khoản 2 Điều này, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnhvực bảo vệ môi trường còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phụchậu quả sau đây:

a) Buộc khôi phục lại tình trạng môi trường đã bị ô nhiễm hoặc phục hồi môi trường bị ô nhiễm do vi phạmhành chính gây ra; buộc trồng lại, chăm sóc và bảo vệ diện tích khu bảo tồn đãbị phá hủy, phục hồi sinh cảnh ban đầu cho các loài sinh vật, thu hồi nguồn gentừ các hoạt động tiếp cận nguồn gen trái pháp luật;

b) Buộc tháo dỡ hoặc di dời cây trồng,công trình, phần công trình xây dựng trái quy định về bảo vệ môi trường; buộctháo dỡ công trình, trại chăn nuôi, khu nuôi trồng thủy sản,nhà ở, lán trại xây dựng trái phép trong khu bảo tồn;

c) Buộc thực hiện các biện pháp khắcphục tình trạng ô nhiễm môi trường và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quảvi phạm theo quy định;

d) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộnghòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hóa,máy móc, thiết bị phương tiện, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, vậtphẩm, chế phẩm sinh học và phương tiện nhập khẩu, đưa vào trong nước trái quy địnhvề bảo vệ môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường; buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nướcCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hóa, vật phẩm,phương tiện có chứa loài ngoại lai xâm hại, sinh vật biến đổi gen, mẫu vật ditruyền của sinh vật biến đổi gen;

đ) Buộc tiêu hủy hàng hóa, máy móc,thiết bị phương tiện, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, vật phẩm, chếphẩm sinh học và phương tiện nhập khẩu, đưa vào trong nước trái quy định về bảovệ môi trường hoặc gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi và môi trường; buộctiêu hủy loài sinh vật ngoại lai xâm hại, sinh vật biến đổi gen, mẫu vật ditruyền của sinh vật biến đổi gen chưa có Giấy phép khảo nghiệm sinh vật biến đổigen, Giấy chứng nhận an toàn sinh học; buộc thu hồi và tiêu hủy chế phẩm sinh họcđã sản xuất, lưu hành hoặc sử dụng trái phép. Tịch thu sản phẩm có giá trị sau khi tiêu hủy và xử lý theo quy định của pháp luật;

e) Buộc cải chính thông tin sai sự thậthoặc gây nhầm lẫn về hiện trạng môi trường của các cơ sở và khu sản xuất, kinhdoanh, dịch vụ tập trung;

g) Buộc thu hồi, xử lý sản phẩm hết hạnsử dụng hoặc thải bỏ theo quy định; buộc thu hồi kết quả phát sinh từ các hoạtđộng tiếp cận nguồn gen trái pháp luật;

h) Buộc nộp lại số lợi bất hợp phápcó được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giátang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy tráiquy định của pháp luật;

i) Buộc thực hiện biện pháp giảm thiểutiếng ồn và độ rung, phát sáng, phát nhiệt, quản lý chất thải rắn và chất thảinguy hại, xử lý chất thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; buộc phải lập hồsơ báo cáo kết quả hoàn thành công trình bảo vệ môi trường trình cơ quan có thẩmquyền kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường; buộc lập, thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường; buộc ký quỹ cải tạophục hồi môi trường, mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trườnghoặc trích lập quỹ dự phòng rủi ro theo quy định;

k) Buộc xây lắp công trình bảo vệ môitrường theo quy định; buộc vận hành đúng quy trình đối với công trình bảo vệmôi trường theo quy định;

l) Buộc di dời ra khỏi khu vực cấm;thực hiện đúng quy định về khoảng cách an toàn về bảo vệ môi trường đối với khudân cư;

m) Truy thu số phí bảo vệ môi trườngnộp thiếu, trốn nộp theo quy định; buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định,kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường (đối với tất cả các thông số môitrường của các mẫu môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật) trong trường hợp có viphạm về xả chất thải vượt quy chuẩn kỹ thuật hoặc gây ô nhiễm môi trường theo địnhmức, đơn giá hiện hành; buộc bồi thường thiệt hại do hànhvi gây ô nhiễm gây ra theo quy định của pháp luật;

n) Buộc di dời cơ sở gây ô nhiễm môitrường nghiêm trọng đến vị trí phù hợp với quy hoạch và sức chịu tải của môitrường.

Điều 5. Mức phạttiền và thẩm quyền xử phạt

1. Mức phạt tiền đối với hành vi viphạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền quy địnhđối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, mức phạt tiền đối với hành vivi phạm hành chính của tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền với cùng hành vi vi phạmhành chính của cá nhân.

2. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hànhchính của những người được quy định tại các điều từ Điều 48 đến Điều 51 của Nghịđịnh này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cánhân; trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt tổ chức gấp 02 lần thẩmquyền xử phạt cá nhân đối với chức danh đó.

Trường hợp phạt tăng thêm đối với cácthông số môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật của cùng mẫu chất thải, thẩm quyềnxử phạt được tính theo hành vi vi phạm có mức phạt tiền cao nhất của mẫu chấtthải đó.

Điều 6. Áp dụngquy chuẩn kỹ thuật môi trường và sử dụng thông số môi trường để xác định hànhvi vi phạm hành chính, mức độ vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

1. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia được sửdụng để xác định hành vi vi phạm hành chính và mức độ viphạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường khi cá nhân, tổ chức xả, thảichất thải vào môi trường; trường hợp có cả quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quychuẩn kỹ thuật địa phương thì áp dụng quy chuẩn kỹ thuật địa phương (sau đây gọichung là quy chuẩn kỹ thuật).

2. Số lần vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường là giá trị cao nhất được xác địnhtrên cơ sở lấy kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệpvụ, kết quả giám định, kiểm định, quan trắc, giám sát, đo đạc, phân tích của mộttrong các thông số môi trường của mẫu chất thải, mẫu môi trường xung quanh chiacho giá trị tối đa cho phép của thông số đó trong các quychuẩn kỹ thuật môi trường.

3. Khi áp dụng hình thức phạt tiền đốivới các hành vi xả nước thải (Điều 13 và Điều 14 của Nghị định này) hoặc thải bụi,khí thải (Điều 15 và Điều 16 của Nghị định này) vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường,nếu trong nước thải hoặc bụi, khí thải có cả các thông sốmôi trường nguy hại, các loại vi khuẩn, các thông số môi trườngthông thường vượt quy chuẩn kỹ thuật hoặc giá trị pH nằm ngoài ngưỡng quy chuẩnkỹ thuật thì chọn thông số tương ứng với hành vi vi phạmcó mức phạt tiền cao nhất của mẫu nước thải hoặc bụi, khíthải để xử phạt.

Các thông số môi trường vượt quy chuẩnkỹ thuật còn lại của cùng mẫu chất thải đó sẽ bị phạt tăng thêm từ 10% đến 50%mức phạt tiền cao nhất của hành vi vi phạm đã chọn đối với mỗi thông số môi trường đó nhưng tổng mức phạt tiền đối với mỗihành vi vi phạm không vượt quá mức phạt tiền tối đa.

Trường hợp một cơ sở, khu sản xuất,kinh doanh, dịch vụ tập trung có nhiều điểm xả nước thải hoặc nhiều điểm thải bụi,khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường bị xử phạt theo từng điểm xả, thảiđó.

Điều 7. Sử dụngphương tiện, thiết bị kỹ thuật trong việc phát hiện, xử phạt vi phạm hành chínhtrong lĩnh vực bảo vệ môi trường

1. Việc sử dụng phương tiện, thiết bịkỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môitrường được quy định như sau:

a) Cơ quan, người có thẩm quyền xử phạtvi phạm hành chính được sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ theoquy định tại Nghị định số 165/2013/NĐ-CPngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và danh mụccác phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được sử dụngđể phát hiện vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giaothông và bảo vệ môi trường.

b) Kết quả thu thập được bằng phươngtiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được so sánh với nồng độtối đa cho phép của các thông số môi trường trong quy chuẩnkỹ thuật hiện hành để xác định hành vi vi phạm hành chính.

2. Cơ quan, ngườicó thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được sử dụng kết quả giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môitrường làm căn cứ để xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnhvực bảo vệ môi trường gồm:

a) Tổ chức được cấp Giấy chứng nhận đủđiều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường theo quy định của pháp luật;

b) Tổ chức giám định, kiểm định, quantrắc môi trường được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thành lập, có đủ năng lựcthực hiện và được cơ quan có thẩm quyền chỉ định theo quy định của pháp luậtchuyên ngành;

c) Kết quả thu được bằng thiết bị, hệthống quan trắc tự động, liên tục khí thải, nước thải củacá nhân, tổ chức đã được cơ quan có thẩm quyền kiểm định hoặc hiệu chuẩn theoquy định của pháp luật đối với các trường hợp phải lắp đặtthiết bị, hệ thống quan trắc tự động, liên tục và truyền số liệu trực tiếp choSở Tài nguyên và Môi trường để kiểm tra, giám sát; trường hợp đã được cơ quannhà nước có thẩm quyền nhắc nhở nhưng vẫn vi phạm thì kết quả này được so sánhvới nồng độ tối đa cho phép của các thông số môi trường trong quy chuẩn kỹ thuậthiện hành để xác định hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, tổ chức.

3. Trong trường hợp bị cơ quan chứcnăng phát hiện hành vi vi phạm hành chính thông qua việc sử dụng các phương tiện,thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ ghi lại hình ảnh, cá nhân, tổ chức vi phạm có nghĩavụ hợp tác với cơ quan chức năng để xác định đối tượng, hành vi vi phạm tronglĩnh vực bảo vệ môi trường.

Chương II

HÀNH VI VI PHẠMHÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, HÌNH THỨC, MỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆNPHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ

Điều 8. Vi phạmcác quy định về thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường

1. Hành vi viphạm quy định về thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường thuộc thẩm quyền xác nhậncủa Ủy ban nhân dân cấp huyện và do Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Phòng đăngký kinh doanh cấp huyện cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh bị xử phạt nhưsau:

a) Phạt cảnh cáo đối với hànhvi thực hiện không đúng một trong các nội dung kế hoạch bảo vệ môi trường đã đượccơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận, trừ các trường hợp: Giám sát môi trường;làm cho môi trường tốt hơn đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận và quy địnhtại điểm c khoản này;

b) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến1.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện một trong các nội dung kế hoạch bảovệ môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận, trừ trường hợpgiám sát môi trường và trường hợp quy định tại điểm d khoản này;

c) Phạt tiền từ 1.000.000 đồngđến 1.500.000 đồng đối với hành vi xây lắp, lắp đặt thiết bị, đường ống hoặc cácđường thải khác để xả chất thải không qua xử lý ra môi trường; không vận hànhthường xuyên hoặc vận hành không đúng quy trình đối với công trình bảo vệ môitrường theo quy định;

d) Phạt tiền từ 1.500.000 đồngđến 2.000.000 đồng đối với hành vi không xây lắp công trình bảo vệ môi trườngtheo quy định.

2. Hành vi viphạm quy định về thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường thuộc thẩm quyền xác nhậncủa Ủy ban nhân dân cấp huyện và không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điềunày bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền 1.000.000 đồng đến5.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện không đúng một trong các nội dung kếhoạch bảo vệ môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận, trừcác trường hợp: Giám sát môi trường; làm cho môi trường tốt hơn đã được cơ quancó thẩm quyền chấp thuận và trường hợp quy định tại điểm c khoản này;

b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồngđến 10.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện một trong các nội dung kếhoạch bảo vệ môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận, trừtrường hợp giám sát môi trường và trường hợp quy định tại điểm d khoản này;

c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồngđến 20.000.000 đồng đối với hành vi xây lắp, lắp đặt thiết bị, đường ống hoặccác đường thải khác để xả chất thải không qua xử lý ra môi trường; không vậnhành thường xuyên hoặc vận hành không đúng quy trình đối với công trình bảo vệmôi trường theo quy định;

d) Phạt tiền từ 20.000.000 đồngđến 25.000.000 đồng đối với hành vi không xây lắp công trình bảo vệ môi trườngtheo quy định.

3. Hành vi vi phạmquy định về thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường thuộc thẩm quyền xác nhận củaSở Tài nguyên và Môi trường bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồngđến 10.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện không đúng một trong các nội dungkế hoạch bảo vệ môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận, trừcác trường hợp: Giám sát môi trường; làm cho môi trường tốt hơn đã được cơ quancó thẩm quyền chấp thuận và trường hợp quy định tại điểm c khoản này;

b) Phạt tiền từ10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện một trongcác nội dung kế hoạch bảo vệ môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyềnxác nhận, trừ trường hợp giám sát môi trường và trường hợp quy định tại điểm d khoảnnày;

c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồngđến 30.000.000 đồng đối với hành vi xây lắp lắp đặt thiết bị, đường ống hoặccác đường thải khác để xả chất thải không qua xử lý ra môi trường; không vậnhành thường xuyên hoặc vận hành không đúng quy trình đối với công trình bảo vệmôi trường theo quy định;

d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồngđến 40.000.000 đồng đối với hành vi không xây lắp công trình bảo vệ môi trườngtheo quy định.

4. Hành vi vi phạm quy định về thực hiệnbản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường thuộc thẩm quyền xác nhận của bộ, cơ quanngang bộ bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồngđến 20.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện không đúng một trong các nội dungbản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyềnxác nhận, trừ các trường hợp: Giám sát môi trường; làm cho môi trường tốt hơnđã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận và trường hợp quy định tại điểm c khoảnnày;

b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồngđến 25.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện một trong các nội dung bảnđăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận,trừ trường hợp giám sát môi trường và trường hợp quy định tại điểm d khoản này;

c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồngđến 40.000.000 đồng đối với hành vi xây lắp, lắp đặt thiết bị, đường ống hoặccác đường thải khác để xả chất thải không qua xử lý ra môi trường; không vậnhành thường xuyên hoặc vận hành không đúng quy trình đối với công trình bảo vệmôi trường theo quy định;

d) Phạt tiền từ 40.000.000 đồngđến 50.000.000 đồng đối với hành vi không xây lắp công trình bảo vệ môi trườngtheo quy định.

5. Hình thức xửphạt bổ sung:

a) Đình chỉ hoạt động gây ônhiễm môi trường của cơ sở từ 01 tháng đến 03 tháng đối với trường hợp vi phạmquy định tại điểm d khoản 2 Điều này;

b) Đình chỉ hoạt động gây ônhiễm môi trường của cơ sở từ 03 tháng đến 06 tháng đối với trường hợp vi phạmquy định tại điểm d khoản 3 Điều này;

c) Đình chỉ hoạt động gây ônhiễm môi trường của cơ sở từ 06 tháng đến 09 tháng đối với trường hợp vi phạmquy định tại điểm d khoản 4 Điều này.

6. Biện pháp khắcphục hậu quả:

a) Buộc phải vận hành đúng quytrình đối với công trình bảo vệ môi trường, buộc tháo dỡ công trình bảo vệ môitrường được xây lắp trái quy định gây ô nhiễm môi trường đối với trường hợp viphạm quy định tại điểm c khoản 1, điểm c khoản 2, điểm c khoản 3 và điểm c khoản4 Điều này;

b) Buộc phải xây lắp côngtrình bảo vệ môi trường đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật trong thời hạn do người cóthẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối vớitrường hợp vi phạm quy định tại điểm d khoản 1, điểm d khoản 2, điểm d khoản 3và điểm d khoản 4 Điều này;

c) Buộc phải thực hiện các biệnpháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và báo cáo kết quả đã khắc phụcxong hậu quả vi phạm trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn địnhtrong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Điềunày gây ra.

Điều 9. Vi phạmcác quy định về thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường và dịch vụ tư vấnlập báo cáo đánh giá tác động môi trường

1. Hành vi viphạm quy định về thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường thuộc thẩm quyềnphê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, bộ; cơ quan ngang bộ, trừ trường hợpquy định tại khoản 2 Điều này bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồngđến 5.000.000 đồng đối với hành vi không gửi Kế hoạch quản lý môi trường đến Ủyban nhân dân cấp xã nơi đã tham vấn ý kiến trong quá trình thực hiện đánh giátác động môi trường để được niêm yết công khai trước khi khởi công xây dựng dựán;

b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồngđến 10.000.000 đồng đối với hành vi lập không đúng, không đầy đủ một trong cácnội dung Kế hoạch quản lý môi trường của dự án theo quy định; không cập nhật Kếhoạch quản lý môi trường và gửi đến Ủy ban nhân dân cấp xã trong trường hợp cóthay đổi chương trình quản lý và giám sát môi trường trong quá trình triển khaixây dựng dự án;

c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồngđến 15.000.000 đồng đối với hành vi không lập Kế hoạch quản lý môi trường vàbáo cáo cơ quan có thẩm quyền, cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môitrường theo quy định;

d) Phạt tiền từ 15.000.000 đồngđến 20.000.000 đồng đối với hành vi không thông báo bằng văn bản đến các tổ chứcnơi tiến hành tham vấn hoặc cơ quan đã phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môitrường về kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải phục vụgiai đoạn vận hành từng giai đoạn hoặc toàn bộ dự án trước khi tiến hành vậnhành thử nghiệm công trình xử lý chất thải ít nhất 10 ngày làm việc kể từ ngàytổ chức, cơ quan có thẩm quyền nhận được văn bản thông báo;

đ) Phạt tiền từ 20.000.000 đồngđến 30.000.000 đồng đối với hành vi không báo cáo kịp thời cho cơ quan đã phêduyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và cơ quan chuyên môn về bảo vệ môitrường cấp tỉnh để hướng dẫn giải quyết ô nhiễm môi trường, sự cố môi trườngtrong quá trình vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải theo quy định;

e) Phạt tiền từ 30.000.000 đồngđến 40.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện không đúng một trong các nội dungbáo cáo đánh giá tác động môi trường và các yêu cầu trong quyết định phê duyệtbáo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảovệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành (từng giai đoạn hoặc toàn bộ dự án)theo quy định, trừ trường hợp: Giám sát môi trường; làm cho môi trường tốt hơnđã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận và trường hợp quy định tại điểm b và điểmi khoản này;

g) Phạt tiền từ 40.000.000 đồngđến 50.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện một trong các nội dung báocáo đánh giá tác động môi trường và yêu cầu trong quyết định phê duyệt báo cáođánh giá tác động môi trường hoặc Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệmôi trường phục vụ giai đoạn vận hành (từng giai đoạn hoặc toàn bộ dự án) theoquy định, trừ trường hợp giám sát môi trường và trường hợp quy định tại các điểma, c, d, đ và m khoản này;

h) Phạt tiền từ 50.000.000 đồngđến 60.000.000 đồng đối với hành vi không lập, phê duyệt và thực hiện kế hoạchthu dọn vệ sinh lòng hồ trước khi tích nước hoặc thực hiện việc tích nước khichưa được cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường kiểm tra, chấpthuận trong trường hợp dự án có nội dung đầu tư xây dựng hồ chứa thủy lợi hoặchồ chứa thủy điện;

i) Phạt tiền từ 60.000.000 đồngđến 80.000.000 đồng đối với hành vi xây lắp, lắp đặt thiết bị, đường ống hoặccác đường thải khác để xả chất thải không qua xử lý ra môi trường; không vậnhành thường xuyên hoặc vận hành không đúng quy trình đối với công trình bảo vệmôi trường; không vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải đồng thờivới quá trình vận hành thử nghiệm dự án;

k) Phạt tiền từ 80.000.000 đồngđến 100.000.000 đồng đối với hành vi không dừng ngay hoạt động vận hành thửnghiệm công trình xử lý chất thải và báo cáo kịp thời tới cơ quan quản lý nhànước có thẩm quyền để hướng dẫn giải quyết trong trường hợp gây ra ô nhiễm môitrường, sự cố môi trường; không tổ chức khắc phục ô nhiễm môi trường và bồi thườngthiệt hại theo quy định của pháp luật; vận hành thử nghiệm các công trình xử lýchất thải quá 06 tháng nhưng chưa được sự chấp thuận của cơ quan phê duyệt báocáo đánh giá tác động môi trường;

l) Phạt tiền từ 100.000.000 đồngđến 120.000.000 đồng đối với hành vi không lập hồ sơ báo cáo kết quả thực hiệncác công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành (từng giai đoạn hoặctoàn bộ dự án) và gửi cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trườngtheo quy định;

m) Phạt tiền từ 120.000.000 đồngđến 140.000.000 đồng đối với hành vi không xây lắp công trình bảo vệ môi trườngtheo quy định, trừ trường hợp quy định tại điểm e khoản 3 Điều 12 và điểm k khoản4 Điều 12 Nghị định này;

n) Phạt tiền từ 140.000.000 đồngđến 160.000.000 đồng đối với hành vi không có Giấy xác nhận hoàn thành côngtrình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành (từng giai đoạn hoặc toàn bộdự án) theo quy định;

o) Phạt tiền từ 160.000.000 đồngđến 180.000.000 đồng đối với hành vi không lập lại báo cáo đánh giá tác độngmôi trường của dự án theo quy định.

2. Hành vi viphạm quy định về thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường thuộc thẩm quyềnphê duyệt của Bộ Tài nguyên và Môi trường bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồngđến 10.000.000 đồng đối với hành vi không gửi Kế hoạch quản lý môi trường đến Ủyban nhân dân cấp xã nơi đã tham vấn ý kiến trong quá trình thực hiện đánh giátác động môi trường để được niêm yết công khai trước khi khởi công xây dựng dựán;

b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồngđến 15.000.000 đồng đối với hành vi lập không đúng, không đầy đủ một trong cácnội dung Kế hoạch quản lý môi trường của dự án theo quy định; không cập nhật Kếhoạch quản lý môi trường và gửi đến Ủy ban nhân dân cấp xã trong trường hợp cóthay đổi chương trình quản lý và giám sát môi trường trong quá trình triển khaixây dựng dự án;

c) Phạt tiền từ 15.000.000 đồngđến 20.000.000 đồng đối với hành vi không lập Kế hoạch quản lý môi trường vàbáo cáo cơ quan có thẩm quyền, cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môitrường theo quy định;

d) Phạt tiền từ 20.000.000 đồngđến 30.000.000 đồng đối với hành vi không thông báo bằng văn bản đến các tổ chứcnơi tiến hành tham vấn hoặc cơ quan đã phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môitrường về kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải phục vụgiai đoạn vận hành (từng giai đoạn hoặc toàn bộ dự án) trước khi tiến hành vậnhành thử nghiệm ít nhất 10 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức, cơ quan có thẩmquyền nhận được văn bản thông báo;

đ) Phạt tiền từ 30.000.000 đồngđến 40.000.000 đồng đối với hành vi không báo cáo kịp thời cho cơ quan đã phêduyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và cơ quan chuyên môn về bảo vệ môitrường cấp tỉnh để hướng dẫn giải quyết ô nhiễm môi trường, sự cố môi trườngtrong quá trình vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải theo quy định;

e) Phạt tiền từ 40.000.000 đồngđến 50.000.000 đồng đối với các hành vi thực hiện không đúng một trong các nộidung báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt và các yêu cầutrong quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Giấy xácnhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành (từnggiai đoạn hoặc toàn bộ dự án) theo quy định, trừ trường hợp: Giám sát môi trường;làm cho môi trường tốt hơn đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận và trường hợpquy định tại điểm b và điểm i khoản này;

g) Phạt tiền từ 50.000.000 đồngđến 60.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện một trong các nội dung báocáo đánh giá tác động môi trường và yêu cầu trong quyết định phê duyệt báo cáođánh giá tác động môi trường hoặc Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệmôi trường phục vụ giai đoạn vận hành (từng giai đoạn hoặc toàn bộ dự án) theoquy định, trừ trường hợp giám sát môi trường và trường hợp quy định tại các điểma, c, d, đ, m và n khoản này;

h) Phạt tiền từ 60.000.000 đồngđến 80.000.000 đồng đối với hành vi không hợp tác với cơ quan quản lý nhà nướcvề bảo vệ môi trường kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch quản lý môi trường và cáccông trình, biện pháp bảo vệ môi trường, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường;

i) Phạt tiền từ 80.000.000 đồngđến 100.000.000 đồng đối với hành vi xây lắp, lắp đặt thiết bị, đường ống hoặccác đường thải khác để xả chất thải không qua xử lý ra môi trường; không vậnhành thường xuyên hoặc vận hành không đúng quy trình đối với công trình bảo vệmôi trường; không vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải đồng thờivới quá trình vận hành thử nghiệm dự án; không lập, phê duyệt và thực hiện kếhoạch thu dọn vệ sinh lòng hồ trước khi tích nước hoặc thực hiện việc tích nướckhi chưa được cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường kiểm tra,chấp thuận trong trường hợp dự án có nội dung đầu tư xây dựng hồ chứa thủy lợihoặc hồ chứa thủy điện;

k) Phạt tiền từ 100.000.000 đồngđến 120.000.000 đồng đối với hành vi không dừng ngay hoạt động vận hành thửnghiệm công trình xử lý chất thải và báo cáo kịp thời tới cơ quan quản lý nhànước có thẩm quyền để hướng dẫn giải quyết trong trường hợp gây ra ô nhiễm môitrường, sự cố môi trường; không tổ chức khắc phục ô nhiễm môi trường và bồi thườngthiệt hại theo quy định của pháp luật; vận hành thử nghiệm các công trình xử lýchất thải quá 06 tháng nhưng chưa được sự chấp thuận của cơ quan phê duyệt báocáo đánh giá tác động môi trường;

l) Phạt tiền từ 120.000.000 đồngđến 140.000.000 đồng đối với hành vi không lập hồ sơ báo cáo kết quả thực hiệncác công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành (từng giai đoạn hoặctoàn bộ dự án) và gửi cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trườngtheo quy định;

m) Phạt tiền từ 140.000.000 đồngđến 160.000.000 đồng đối với hành vi không xây lắp công trình bảo vệ môi trườngtheo quy định, trừ trường hợp quy định tại điểm e khoản 3 Điều 12 và điểm k khoản4 Điều 12 Nghị định này;

n) Phạt tiền từ 160.000.000 đồngđến 180.000.000 đồng đối với hành vi không có Giấy xác nhận hoàn thành côngtrình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành (từng giai đoạn hoặc toàn bộdự án) theo quy định;

o) Phạt tiền từ 180.000.000 đồngđến 200.000.000 đồng đối với hành vi không lập lại báo cáo đánh giá tác độngmôi trường của dự án theo quy định.

3. Hành vi vi phạmquy định về dịch vụ tư vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cho chủ dựán bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồngđến 10.000.000 đồng đối với hành vi không có cán bộ chuyên ngành liên quan đếndự án với trình độ đại học trở lên theo quy định; không có cán bộ có chứng chỉtư vấn đánh giá tác động môi trường đúng chuyên ngành với trình độ đại học trởlên theo quy định;

b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồngđến 30.000.000 đồng đối với hành vi không có cơ sở vật chất – kỹ thuật, thiết bịchuyên dụng để đo đạc, lấy mẫu, xử lý, phân tích các mẫu về môi trường, đảm bảocác yêu cầu về kỹ thuật theo quy định;

c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồngđến 50.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp sai thông tin, số liệu về dự ántrong báo cáo đánh giá tác động môi trường; báo cáo sai sự thật về hiện trạngmôi trường nơi thực hiện dự án, vùng kế cận;

d) Phạt tiền từ 80.000.000 đồngđến 100.000.000 đồng đối với hành vi không đủ tất cả các điều kiện cung ứng dịchvụ tư vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường nhưng vẫn thực hiện lập báocáo đánh giá tác động môi trường;

đ) Phạt tiền từ 100.000.000 đồngđến 150.000.000 đồng đối với hành vi cung ứng dịch vụ tư vấn lập báo cáo đánhgiá tác động môi trường vi phạm quy định tại khoản này gây hậu quả về ô nhiễmmôi trường.

4. Hình thức xửphạt bổ sung:

a) Đình chỉ hoạt động của cơ sởtừ 03 tháng đến 06 tháng để khắc phục vi phạm đối với trường hợp vi phạm quy địnhtại các điểm i, l, m, n và o khoản 1 và các điểm i, l, m, n và o khoản 2 Điềunày;

b) Đình chỉ hoạt động cung ứngdịch vụ tư vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường từ 03 tháng đến 06tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.

5. Biện pháp khắcphục hậu quả:

a) Buộc phải vận hành đúng quy trình đốivới công trình bảo vệ môi trường, buộc tháo dỡ công trình bảo vệ môi trường đượcxây lắp trái quy định về bảo vệ môi trường, gây ô nhiễm môi trường đối với trườnghợp vi phạm quy định tại điểm i khoản 1; điểm i khoản 2 Điều này;

b) Buộc phải xây lắp, vận hànhcông trình bảo vệ môi trường và lập hồ sơ báo cáo kết quả thực hiện các côngtrình bảo vệ môi trường trình cơ quan đã phê duyệt báo cáo đánh giá tác độngmôi trường kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường trong thờihạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạmhành chính đối với trường hợp vi phạm quy định tại các điểm l, m, n và o khoản1; các điểm l, m, n và o khoản 2 Điều này;

c) Buộc phải thực hiện các biệnpháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và báo cáo kết quả đã khắc phụcxong hậu quả vi phạm trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn địnhtrong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Điềunày gây ra.

Điều 10. Vi phạmcác quy định về thực hiện đề án bảo vệ môi trường

1. Hành vi viphạm các quy định về thực hiện đề án bảo vệ môi trường thuộc thẩm quyền xác nhậncủa Phòng Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Sở Tàinguyên và Môi trường và do Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Phòng đăng ký kinhdoanh cấp huyện cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 500.000 đồngđến 1.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện không đúng một trong các nội dungtrong đề án bảo vệ môi trường đã được xác nhận, trừ trường hợp: Giám sát môitrường; làm cho môi trường tốt hơn đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận vàtrường hợp quy định tại điểm c khoản này;

b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồngđến 2.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện một trong các nội dung trongđề án bảo vệ môi trường đã được xác nhận, trừ trường hợp giám sát môi trường vàtrường hợp quy định tại điểm d khoản này;

c) Phạt tiền từ 2.000.000 đồngđến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi xây lắp, lắp đặt thiết bị, đườngống hoặc các đường thải khác để xả chất thải không qua xử lý ra môi trường;không vận hành thường xuyên hoặc vận hành không đúng quy trình đối với côngtrình bảo vệ môi trường;

d) Phạt tiền từ 3.000.000 đồngđến 4.000.000 đồng đối với hành vi không xây lắp công trình bảo vệ môi trườngtheo quy định.

2. Hành vi viphạm các quy định về thực hiện đề án bảo vệ môi trường thuộc thẩm quyền xác nhậncủa Phòng Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Sở Tàinguyên và Môi trường và không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này bịxử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồngđến 10.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện không đúng một trong các nội dungtrong đề án bảo vệ môi trường đã được xác nhận, trừ trường hợp: Giám sát môitrường; làm cho môi trường tốt hơn đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận vàtrường hợp quy định tại điểm c khoản này;

b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồngđến 20.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện một trong các nội dungtrong đề án bảo vệ môi trường đã được xác nhận, trừ trường hợp giám sát môi trườngvà trường hợp quy định tại điểm d khoản này;

c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồngđến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi xây lắp, lắp đặt thiết bị, đườngống hoặc các đường thải khác để xả chất thải không qua xử lý ra môi trường;không vận hành thường xuyên hoặc vận hành không đúng quy trình đối với côngtrình bảo vệ môi trường;

d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồngđến 40.000.000 đồng đối với hành vi không xây lắp công trình bảo vệ môi trườngtheo quy định.

3. Hành vi viphạm các quy định về thực hiện đề án bảo vệ môi trường thuộc thẩm quyền phê duyệtcủa Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các bộ, cơ quanngang bộ, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồngđến 10.000.000 đồng đối với hành vi không có văn bản báo cáo cơ quan đã phê duyệtđề án bảo vệ môi trường về tiến độ thực hiện đề án bảo vệ môi trường; về việchoàn thành các công trình bảo vệ môi trường theo đề án bảo vệ môi trường đã đượcphê duyệt;

b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồngđến 30.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện không đúng một trong các nội dungtrong đề án bảo vệ môi trường đã được phê duyệt, trừ trường hợp: Giám sát môitrường; làm cho môi trường tốt hơn đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận vàtrường hợp quy định tại điểm đ khoản này;

c) Phạt tiền từ 40.000.000 đồngđến 50.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện một trong các nội dungtrong đề án bảo vệ môi trường đã được phê duyệt, trừ trường hợp giám sát môitrường và trường hợp quy định tại các điểm a, c và e khoản này;

d) Phạt tiền từ 60.000.000 đồngđến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi xây lắp, lắp đặt thiết bị, đườngống hoặc các đường thải khác để xả chất thải không qua xử lý ra môi trường;không vận hành thường xuyên hoặc vận hành không đúng quy trình đối với côngtrình bảo vệ môi trường;

đ) Phạt tiền từ 80.000.000 đồngđến 100.000.000 đồng đối với hành vi không xây lắp công trình bảo vệ môi trườngtheo quy định, trừ trường hợp quy định tại điểm e khoản 3 Điều 12 và điểm k khoản4 Điều 12 của Nghị định này.

4. Hành vi viphạm các quy định về thực hiện đề án bảo vệ môi trường thuộc thẩm quyền phê duyệtcủa Bộ Tài nguyên và Môi trường bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồngđến 20.000.000 đồng đối với hành vi không có văn bản báo cáo cơ quan đã phê duyệtđề án bảo vệ môi trường về tiến độ thực hiện đề án bảo vệ môi trường; về việchoàn thành các công trình bảo vệ môi trường theo đề án bảo vệ môi trường đã đượcphê duyệt;

b) Phạt tiềntừ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện không đúng mộttrong các nội dung trong đề án bảo vệ môi trường đã được phê duyệt, trừ trườnghợp: Giám sát môi trường; làm cho môi trường tốt hơn đã được cơ quan có thẩmquyền chấp thuận và trường hợp quy định tại điểm c khoản này;

c) Phạt tiền từ 60.000.000 đồngđến 80.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện một trong các nội dungtrong đề án bảo vệ môi trường đã được phê duyệt, trừ trường hợp giám sát môitrường và trường hợp quy định tại điểm a và điểm đ khoản này;

d) Phạt tiền từ 80.000.000 đồngđến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi xây lắp, lắp đặt thiết bị,đường ống hoặc các đường thải khác để xả chất thải không qua xử lý ra môi trường;không vận hành thường xuyên hoặc vận hành không đúng quy trình đối với côngtrình bảo vệ môi trường;

đ) Phạt tiền từ 100.000.000đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi không xây lắp công trình bảo vệ môitrường theo quy định, trừ trường hợp quy định tại điểm e khoản 3 Điều 12 và điểmk khoản 4 Điều 12 của Nghị định này.

5. Hình thức xửphạt bổ sung:

a) Đình chỉ hoạt động gây ônhiễm môi trường của cơ sở từ 01 tháng đến 03 tháng đối với trường hợp vi phạmquy định tại điểm d khoản 2 Điều này;

b) Đình chỉ hoạt động gây ônhiễm môi trường của cơ sở từ 03 tháng đến 06 tháng đối với trường hợp vi phạmquy định tại điểm đ khoản 3 và điểm đ khoản 4 Điều này.

Xem thêm: Cách Dùng Của Would Like To Là Gì, Giỏi Ngay Cấu Trúc Would You Like Trong 5 Phút

6. Biện phápkhắc phục hậu quả:

a) Buộc phải vận hành đúngcông trình bảo vệ môi trường đối với trường hợp vi phạm quy định tại điểm c khoản2, điểm d khoản 3 và điểm d khoản 4 Điều này;

b) Buộc phải xây lắp côngtrình bảo vệ môi trường trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn địnhtrong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp vi phạm các quyđịnh tại điểm d khoản 2, điểm đ khoản 3 và điểm đ khoản 4 Điều này;

c) Buộc tháo dỡ công trình bảovệ môi trường xây lắp không đúng nội dung trong đề án bảo vệ môi trường đã đượcxác nhận hoặc phê duyệt trong trường hợp công trình đó vi phạm các quy định vềbảo vệ môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường đối với quy định tại điểm c khoản2, điểm d khoản 3 và điểm d khoản 4 Điều này;

d) Buộc phải thực hiện các biệnpháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và báo cáo kết quả đã khắc phụcxong hậu quả vi phạm trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn địnhtrong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Điềunày gây ra.

Điều 11. Vi phạmcác quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụmà không có kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc báo cáo đánh giá tác động môi trường

1. Đối với hoạtđộng sản xuất, kinh doanh và dịch vụ có quy mô, công suất tương đương với trườnghợp phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường trình Ủy ban nhân dân cấp huyện xác nhậnvà do Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Phòng đăng ký kinh doanh cấp huyện cấp giấychứng nhận đăng ký kinh doanh bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 500.000 đ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *