MỤC LỤC VĂN BẢN

*

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO ——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————

Số: 169/QĐ-VKSTC

Hà Nội, ngày 02 tháng 5 năm 2018

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY CHẾ TẠM THỜI CÔNG TÁC THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ, KIỂMSÁT VIỆC TIẾP NHẬN, GIẢI QUYẾT TỐ GIÁC, TIN BÁO VỀ TỘI PHẠM VÀ KIẾN NGHỊ KHỞI TỐ

VIỆN TRƯỞNG VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

Căn cứ Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dânnăm 2014;

Căn cứ Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Thực hành quyềncông tố và kiểm sát điều tra án trật tự xã hội, Vụtrưởng Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1.

Đang xem: Quy chế kiểm sát tin báo tố giác tội phạm

Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế tạm thời Công tác thực hànhquyền công tố, kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạmvà kiến nghị khởi tố.

Điều 3. Thủ trưởng đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Việnkiểm sát nhân dân và Viện kiểm sát quân sự các cấp chịu trách nhiệm tổ chức thihành Quyết định này./.

Nơi nhận: – Như Điều 3; – Lãnh đạo VKSNDTC; – Lưu: VT, V2, V14.

VIỆN TRƯỞNG Lê Minh Trí

QUY CHẾ TẠM THỜI

CÔNG TÁC THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ, KIỂMSÁT VIỆC TIẾP NHẬN, GIẢI QUYẾT TỐ GIÁC, TIN BÁO VỀ TỘI PHẠM VÀ KIẾN NGHỊ KHỞI TỐ(Ban hành kèm theo Quyết địnhsố 169/QĐ-VKSTC ngày 02 tháng 5 năm 2018 của Việntrưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao)

Chương I

QUY ĐỊNHCHUNG

Điều 1. Phạm vi công tác

1. Công tác thực hành quyền công tố, kiểm sátviệc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố bắt đầu từ khi cơquan có thẩm quyền tiến hành tố tụngtiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố, đến khi ra quyết định khởi tố hoặc quyết định khôngkhởi tố vụ án hình sự và thông báo kết quả giải quyết theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.

2. Hoạt động thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết nguồn tin vềtội phạm do người phạm tội tự thú hoặc những thôngtin về tội phạm do cơ quan có thẩm quyền tiếnhành tố tụng trực tiếp phát hiện cũngđược thực hiện theo quy định của Quy chế này.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Viện kiểm sát nhân dân, Viện kiểm sát quân sự các cấp.

2. Người có thẩm quyền tiến hành tốtụng của Viện kiểm sát nhân dân, Viện kiểm sát quânsự các cấp.

3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến côngtác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác,tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.

Điều 3. Mục đích công tác

Viện kiểm sát thực hiện công tác thực hành quyền công tố, kiểm sátviệc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố nhằm bảo đảm:

1. Mọi tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố đều phải được tiếp nhận đầy đủ, kiểm tra, xácminh, xử lý kịp thời; không để lọt tội phạm và người phạm tội, không làmoan người vô tội;

2. Việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tộiphạm và kiến nghị khởi tố phải khách quan, toàn diện, đầy đủ, chính xác, kịp thời, đúng phápluật; những vi phạm pháp luật trong côngtác này phải được phát hiện, khắc phục vàxử lý nghiêm minh.

Điều 4. Từ ngữ sử dụng trong Quy chế

1. “Lãnh đạo Viện” gồm Viện trưởng Viện kiểm sát,Phó Viện trưởng Viện kiểm sát được Viện trưởngphân công hoặc ủy quyền thực hành quyềncông tố, kiểm sát việc tiếp nhận, giảiquyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.

2. “Lãnh đạo đơn vị” gồm Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng đơn vị thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Trưởngphòng, Phó Trưởng phòng đơn vị thực hànhquyền công tố, kiểm sát điều tra và kiểm sátxét xử sơ thẩm thuộc Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh.

3. “Cơ quancó thẩm quyền điều tra” gồmCơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành mộtsố hoạt động điều tra.

4. “Thủ trưởng, Cấp trưởng Cơ quan có thẩm quyền điềutra” gồm Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Cấp trưởng cơquan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điềutra.

5. “Phó Thủ trưởng, Cấp phó Cơ quan có thẩm quyền điềutra” gồm Phó Thủ trưởng Cơ quan điềutra, Cấp phó cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.

6. “Cán bộ điều tra” gồm Cán bộ điềutra của Cơ quan điều tra, cán bộ điều tra của cơ quan đượcgiao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.

Điều 5. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Viện trưởng, Phó Viện trưởng,Kiểm sát viên, Kiểm tra viên

1. Viện trưởng, Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên,Kiểm tra viên phải thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm theo quy định tại cácĐiều 41, 42, 43, 159, 160 Bộ luật Tố tụng hình sự và các quy định pháp luật kháccó liên quan khi thực hành quyền côngtố, kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tốgiác, tin báo về tội phạm và kiến nghịkhởi tố.

2. Khi được phân công thực hành quyềncông tố, kiểm sát việc tiếp nhận, giảiquyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố, Kiểm sát viên, Kiểm tra viêncó trách nhiệm lập hồ sơ kiểm sát, quản lýhồ sơ vụ việc, hồ sơ kiểm sát và thực hiệnnhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật vàQuy chế này.

Khi được phân công giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố, Kiểm sátviên, Kiểm tra viên thực hiện các hoạt động theo quy định tại Điều 147 Bộ luật Tố tụng hìnhsự. Các chứng cứ, tài liệu, đồ vậtthu thập được phải được đưa vào hồ sơ vụ việc vàlưu hồ sơ kiểm sát. Việc lập hồ sơ vụ việc,hồ sơ kiểm sát phải bảo đảm đúng thểthức văn bản, tài liệu và phải đượcthống kê, đóng dấu bút lục theo quy định.

3. Khi báocáo, đề xuất các vấn đề thuộc côngtác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác,tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố vớilãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện, Kiểmsát viên, Kiểm tra viên phải báocáo trung thực, chính xác, đầy đủ nội dung vụviệc, tiến độ giải quyết và đề xuất quan điểm xử lýbằng văn bản.

4. Lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện có trách nhiệm quản lý, chỉ đạo hoạt động thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tiếpnhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; xem xét, quyết định các vấn đề liên quan đến việc tiếp nhận, giải quyết tốgiác, tin báo về tội phạm và kiến nghịkhởi tố theo quy định của pháp luật, Quy chế này vàcác quy định khác có liên quan của Viện kiểmsát nhân dân tối cao.

Lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện phải ghi rõ ý kiến chỉ đạo vào văn bản đề xuất của Kiểm sátviên; nếu thấy cần thiết thì trực tiếp nghiêncứu hồ sơ, kiểm tra chứng cứ, tài liệu, đồ vậthoặc trực tiếp tiến hành một số hoạt động kiểm tra, xácminh trước khi cho ý kiến chỉ đạo. Văn bản đềxuất phải ghi rõ ngày, tháng, năm, ký tên lãnh đạo đơn vị,lãnh đạo Viện, Kiểm sát viên và lưu hồsơ kiểm sát.

Trong quátrình giải quyết vụ việc, nếu có ý kiếnkhác nhau giữa các Kiểm sátviên hoặc giữa Kiểm sát viên với PhóViện trưởng, Viện trưởng thì thực hiện theoquy định tại Điều 83 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân.Trường hợp có ý kiến khác nhau giữa Kiểm sát viên thụ lý chính với lãnh đạo đơn vị thì phảithực hiện ý kiến của lãnh đạo đơn vị,nhưng có quyền báo cáo với PhóViện trưởng phụ trách; nếu có ý kiến khác nhau giữa lãnh đạođơn vị với Phó Viện trưởng thì phảithực hiện ý kiến của Phó Viện trưởng,nhưng có quyền báo cáo với Viện trưởng.Kết luận của Viện trưởng, Phó Viện trưởng được ghi vàobáo cáo của đơn vị và lưu hồ sơ kiểm sát.

5. Khi phát hiện có sai sót về nghiệp vụ hoặc vi phạm phápluật thì lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện phải có biện pháp khắcphục kịp thời và tổ chức kiểm điểm, rút kinh nghiệm, xử lý trách nhiệm người vi phạm theo quy địnhcủa pháp luật.

Chương II

TIẾP NHẬNVÀ KIỂM SÁT VIỆC TIẾP NHẬN TỐ GIÁC, TIN BÁO VỀ TỘI PHẠM VÀ KIẾN NGHỊ KHỞI TỐ

Điều 6. Tiếp nhận, chuyển giao tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghịkhởi tố

1. Lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện phải phân công Kiểm sát viên tiếp nhận đầy đủ tố giác, tinbáo về tội phạm và kiến nghị khởi tố do cơquan, tổ chức, cá nhân chuyển đến hoặc do đơn vị kiểm sátvà giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạtđộng tư pháp tiếp nhận, chuyển đến.

2. Thủ tục tiếp nhận được thực hiện theo quy định tại Điều146 Bộ luật Tố tụng hình sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Sau khi tiếp nhận, Kiểm sát viên phải vào sổ thụ lý, ghi đầy đủ, chính xác tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; báo cáo lãnh đạo đơn vị, lãnhđạo Viện và làm thủ tục chuyển ngay tố giác,tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố kèmtheo các tài liệu có liên quan đã tiếp nhận choCơ quan điều tra có thẩm quyền giải quyết.

Điều 7. Kiểm sát việc tiếp nhận, phân loại, việc chuyển tố giác, tinbáo về tội phạm và kiến nghị khởi tố để giải quyết theo thẩm quyền

1. Kiểm sát viên phải kiểm sát chặtchẽ việc tiếp nhận, phân loại của Cơ quan có thẩm quyền điều tra đối với tố giác, tin báo về tộiphạm và kiến nghị khởi tố.

Trong trường hợp phát hiện việc phân loại của Cơ quan có thẩm quyền điều tra chưa chínhxác, Kiểm sát viên cần kịp thời báocáo lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện để trao đổivới Cơ quan có thẩm quyền điều tra khắc phục.

2. Quá trìnhkiểm sát việc tiếp nhận, phânloại, kiểm tra, xác minh tố giác, tinbáo về tội phạm và kiến nghị khởi tố của Cơquan có thẩm quyền điều tra mà thấykhông thuộc thẩm quyền, Kiểm sát viên phải báo cáo, đề xuất lãnh đạođơn vị, lãnh đạo Viện có văn bản yêucầu cơ quan đã tiếp nhận, đang tiến hànhkiểm tra, xác minh chuyển đến cơ quan cóthẩm quyền giải quyết; đồng thời thông báo đếnViện kiểm sát có thẩm quyền để thực hiện việc kiểm sát.

3. Việc giải quyết tranh chấp về thẩm quyền giải quyết tố giác, tinbáo về tội phạm và kiến nghị khởi tố được thựchiện theo quy định tại Điều 150 Bộ luật Tố tụng hình sự.

Chương III

THỰCHÀNH QUYỀN CÔNG TỐ, KIỂM SÁT VIỆC GIẢI QUYẾT TỐ GIÁC, TIN BÁO VỀ TỘI PHẠM VÀ KIẾNNGHỊ KHỞI TỐ

Điều 8. Phân công thực hành quyền công tố, kiểm sát việc giải quyết tốgiác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố

Trong thời hạn 03 ngày, kể từ khi nhận được thôngbáo bằng văn bản về việc tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố của Cơ quan cóthẩm quyền điều tra, lãnh đạo đơn vị, lãnhđạo Viện ra quyết định phân công Kiểm sátviên, Kiểm tra viên thực hành quyền công tố, kiểm sát việcgiải quyết tố giác,tin báo về tội phạmvà kiến nghị khởi tố và gửi ngay Quyết địnhnày cho Cơ quan có thẩm quyền điều tra.

Điều 9. Xử lý đối với tin báo, tố giác về tội phạm và kiến nghị khởi tốđã rõ dấu hiệu tội phạm, đủ căn cứ để khởi tố vụ án hình sự

Khi kiểm sát việc tiếp nhận, phân loại tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố, nếu thấy đã rõ dấu hiệu tội phạm,đủ căn cứ để khởi tố vụ án hình sự (kể cả trường hợp chưaxác định được đối tượng thực hiện hành vi phạm tội) nhưng Cơ quan có thẩm quyền điều tra chưakhởi tố vụ án hình sự thì Kiểm sátviên báo cáo, đề xuất lãnh đạo đơn vị, lãnhđạo Viện yêu cầu Cơ quan có thẩm quyền điều tra ra ngay quyết định khởi tố vụ án hình sự.

Xem thêm: Tìm Hiểu Về Mạng Điện Ba Pha Là Gì, Tìm Hiểu Khái Niệm Mạch Điện 3 Pha Là Gì

Trường hợp Viện kiểm sát trực tiếp giải quyết tố giác,tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố màđã rõ dấu hiệu tội phạm, đủ căn cứ để khởi tố vụ án hình sự thì Kiểm sát viên báo cáo, đề xuất lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện ra quyết định khởi tố vụ án hình sự vàchuyển cho Cơ quan điều tra để điều tra theo thẩm quyền.

Điều 10. Kiểm sát việc lập hồ sơ vụ việc và giữ bí mật kiểm tra, xácminh

1. Kiểm sát viên phải kiểm sát chặtchẽ việc lập hồ sơ vụ việc của điều tra viên, Cán bộ điềutra, bảo đảm các chứng cứ, tài liệuđược thu thập trong quá trình kiểm tra, xác minh phải được thống kê đầy đủ và đưa vào hồ sơ vụ việc.

Đối với hồ sơ vụ việc gửi Viện kiểm sát để kiểm sáttheo thẩm quyền, Kiểm sát viên phải tríchcứu đầy đủ nội dung vụ việc, sao chụp tài liệucần thiết và lưu hồ sơ kiểm sát.

2. Kiểm sát viên, Kiểm tra viên phảigiữ bí mật kiểm tra, xác minh; yêu cầuđiều tra viên, Cán bộ điều tra, người tham gia tố tụng giữbí mật kiểm tra, xác minh; nếu pháthiện vi phạm, Kiểm sát viên báo cáo, đề xuấtlãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện xem xétxử lý hoặc kiến nghị xử lý theo quy định của pháp luật.

Điều 11. Đề ra yêu cầu kiểm tra, xác minh

1. Trong quátrình thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác,tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố, Kiểmsát viên chủ động đề ra yêu cầu kiểmtra, xác minh để kiểm tra tính xác thựccủa tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; thu thập, củng cố chứng cứ, tài liệu, đồ vật để làm rõ những tình tiết liên quan đến những vấn đề phải chứng minh trongvụ án hình sự được quy định tại Điều 85, Điều441 Bộ luật Tố tụng hình sự. Yêu cầu kiểm tra, xácminh có thể được thực hiện nhiều lần, bằng văn bản hoặc bằng lờinói. Văn bản yêu cầu kiểm tra, xácminh phải được đưa vào hồ sơ vụ việc vàlưu hồ sơ kiểm sát.

2. Kiểm sát viên phải kiểm sát chặtchẽ hoạt động giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm vàkiến nghị khởi tố của điều tra viên, Cán bộ điềutra, bảo đảm kết quả giải quyết và các yêu cầu kiểm tra, xácminh được thực hiện đầy đủ, khách quan, đúng pháp luật. Khi thấy có vấn đề cần phải kiểm tra, xácminh thêm, Kiểm sát viên kịp thời bổ sung yêucầu kiểm tra, xác minh; nếu điều tra viên,Cán bộ điều tra đề nghị, Kiểm sát viên có trách nhiệm giải thích rõ nội dung những yêu cầu kiểm tra, xác minh. Trường hợp điều tra viên,Cán bộ điều tra không nhất trí thì Kiểm sát viên yêu cầu điều tra viên, Cán bộ điều tra nêu rõ lý do và báo cáo lãnh đạo đơn vị,lãnh đạo Viện xem xét, kiến nghị vớiThủ trưởng, Cấp trưởng Cơ quan có thẩm quyền điều tra; trườnghợp Cơ quan có thẩm quyền điều tra không thực hiện được đầy đủ các yêu cầu kiểm tra, xácminh vì lý do khách quan thì Kiểm sát viên báo cáo lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện yêu cầu Cơ quan có thẩm quyền điều tra nêu rõ lýdo trong văn bản thông báo kết quả giải quyếtnguồn tin về tội phạm.

Điều 12. Viện kiểm sát trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạmvà kiến nghị khởi tố

1. Trường hợp phát hiện Cơ quan có thẩm quyền điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động kiểm tra, xácminh tố giác, tin báo về tội phạm vàkiến nghị khởi tố hoặc có dấu hiệu bỏ lọt tộiphạm thì Kiểm sát viên báo cáo lãnh đạođơn vị, lãnh đạo Viện có văn bản yêucầu Cơ quan có thẩm quyền điều tra khắc phụcvi phạm. Trường hợp Viện kiểm sát đã yêu cầu nhưng Cơ quancó thẩm quyền điều tra không khắc phục,Kiểm sát viên báo cáo lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện yêu cầu Cơ quan có thẩmquyền điều tra chuyển hồ sơ vụ việc cho Viện kiểm sát đểgiải quyết theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự vàquy định của pháp luật khác có liênquan.

2. Khi trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm vàkiến nghị khởi tố, Kiểm sát viên được phâncông phải thực hiện các hoạt động sau đây:

a) Trước khi tiến hành một số hoạt động kiểm tra, xácminh, Kiểm sát viên phải xây dựng kế hoạch báo cáo lãnh đạo đơn vị, lãnhđạo Viện xem xét, phê duyệt;

b) Trong quátrình kiểm tra, xác minh, Kiểm sátviên tuân thủ quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về căn cứ, thẩm quyền, trình tự, thủ tục tiến hànhcác biện pháp kiểm tra, xác minh. Đối với vụ việc phức tạp, Kiểm sát viên có thể phốihợp với điều tra viên, Cán bộ điều tra để tiến hànhmột số hoạt động kiểm tra, xác minh;

c) Kết thúc việc kiểm tra, xác minh, Kiểm sát viên nghiên cứu, đánh giá chứng cứ, tài liệu, đồ vật, báo cáo lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện kết quả kiểm tra, xácminh và đề xuất hướng giải quyết theo quy định của pháp luật.

3. Chứng cứ, tài liệu, đồ vật Kiểm sát viên thuthập được trong quá trình kiểm tra, xácminh phải được đưa vào hồ sơ vụ việc, lưu hồsơ kiểm sát theo quy định của pháp luật.

Điều 13. Yêu cầu thay đổi điều tra viên, Cán bộ điều tra; Thủ trưởng, Cấp trưởng, Phó Thủ trưởng, Cấp phó Cơ quan có thẩmquyền điều tra

1. Khi thấy điều tra viên, Cán bộ điều tra thuộc một trongnhững trường hợp phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bịthay đổi theo quy định tại Khoản 1 Điều 49 và Điều 51 Bộ luật Tốtụng hình sự thì Kiểm sát viên trao đổi ngay để điều tra viên, Cán bộ điều tra từ chốitiến hành tố tụng hoặc báo cáo, đề xuấtlãnh đạo Viện yêu cầu Thủ trưởng, PhóThủ trưởng, Cấp trưởng, Cấp phó Cơ quan có thẩm quyền điều tra thay đổi điều tra viên, Cán bộ điềutra.

Trường hợp Phó Thủ trưởng, Cấp phó Cơ quan cóthẩm quyền điều tra thuộc trường hợp phải từ chối tiến hànhtố tụng hoặc bị thay đổi thì Kiểm sátviên báo cáo, đề xuất lãnh đạo Viện ra văn bảnyêu cầu Thủ trưởng, Cấp trưởng Cơ quan có thẩm quyền điều tra thay đổi.

2. Nếu Thủ trưởng, Cấp trưởng Cơ quan có thẩm quyền điềutra thuộc trường hợp phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bịthay đổi thì Kiểm sát viên báo cáo, đềxuất lãnh đạo Viện yêu cầu Cơ quan cóthẩm quyền điều tra chuyển vụ việc đến Cơ quan điều tra cóthẩm quyền; đồng thời thông báo bằng văn bảncho Viện kiểm sát cùng cấp với Cơ quan điều tra cóthẩm quyền.

Điều 14. Thay đổi Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, Phó Viện trưởng, Việntrưởng Viện kiểm sát

1. Kiểm sát viên, Kiểm tra viên phảitừ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi nếu thuộc mộttrong các trường hợp quy định tạiKhoản 1 Điều 52 Bộ luật Tố tụng hình sự. Lãnhđạo Viện ra quyết định thay đổi Kiểm sát viên, Kiểm tra viên và phân công Kiểm sát viên, Kiểm tra viên thay thế theo quy định tại Khoản 2 Điều 52 Bộ luật Tố tụng hình sự.

2. Trong thời hạn 03 ngày, kể từ khi nhận được kiến nghị củaCơ quan có thẩm quyền điều tra hoặc đề nghị của người thamgia tố tụng về việc xem xét thay đổi Kiểm sát viên,Kiểm tra viên; nếu thấy có căn cứ thì lãnh đạo Viện ra quyết định thay đổi Kiểm sátviên, Kiểm tra viên; nếu thấy khôngcó căn cứ thì thông báo bằng văn bản nêurõ lý do.

Nếu Phó Viện trưởng Viện kiểm sát thuộc trường hợp phải từ chối tiến hành tố tụng hoặcbị thay đổi thì Viện trưởng phân công Phó Viện trưởng khác hoặc Viện trưởng trực tiếp tiến hànhtố tụng đối với vụ việc; đồng thời, thông báo bằng văn bản việc thay đổi đó cho Cơ quan có thẩmquyền điều tra đang thụ lý vụ việc và người tham gia tố tụng (nếu người tham gia tố tụng đề nghị thay đổi).

Nếu Viện trưởng Viện kiểm sát thuộc trường hợp phảitừ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi thì báocáo Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trêntrực tiếp ra quyết định phân công một PhóViện trưởng Viện kiểm sát nơi Viện trưởng bịthay đổi tiến hành tố tụng đối với vụ việc và thôngbáo bằng văn bản cho Cơ quan có thẩm quyền điềutra đang thụ lý vụ việc và người thamgia tố tụng (nếu người tham gia tố tụng đề nghị thay đổi).

3. Quyết định thay đổi và phân công Kiểm tra viên,Kiểm sát viên, Phó Viện trưởng, Viện trưởngViện kiểm sát quy định tại điều này phải gửi cho Cơ quan có thẩm quyền điều tra đang thụlý vụ việc, đưa vào hồ sơ vụ việc vàlưu hồ sơ kiểm sát.

Điều 15. Thực hành quyền công tố, kiểm sát kết quả giải quyết tố giác,tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố

1. Kiểm sát viên phải chủ động nắm chắc nội dung kiểmtra, xác minh, tiến độ giải quyết tố giác, tin báovề tội phạm và kiến nghị khởi tố vàyêu cầu điều tra viên, Cán bộ điều tra cungcấp chứng cứ, tài liệu, đồ vật để kiểm sát; kịp thời nghiên cứu, báo cáo, đề xuất lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện xem xét, quyết định việc giải quyết.

3. Việc gia hạn thời hạn giải quyết, tạm đình chỉ, phụchồi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố phải bảo đảm theo đúng quy định tạicác Điều 147, 148, 149 Bộ luật Tố tụng hình sự và quy định của pháp luật kháccó liên quan.

Viện kiểm sát phải theo dõi, quảnlý hồ sơ các vụ việc tạm đìnhchỉ giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm,kiến nghị khởi tố và phối hợp với Cơ quan có thẩm quyền điều tra rà soát, báo cáo, đề xuất lãnhđạo đơn vị, lãnh đạo Viện kịp thời xử lýkhi lý do tạm đình chỉ không còn.

Kiểm sát viên phải kiểm sát chặtchẽ việc gửi, thông báo kết quả giải quyết tố giác,tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố chocơ quan, tổ chức, cá nhân. Trường hợp phát hiện vi phạm thì phải yêu cầuhoặc kiến nghị theo đúng quy định của pháp luật.

Điều 16. Phát hiện và xử lý vi phạm

1. Kiểm sát viên thụ lý giải quyếtvụ việc phải kịp thời phát hiện, theo dõi, tổng hợp vi phạm pháp luật trong hoạt động tiếp nhận,giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố của Cơ quan có thẩm quyền điềutra, điều tra viên, Cán bộ điều tra để yêu cầu khắc phục; báo cáo lãnh đạo đơn vị, lãnhđạo Viện yêu cầu Thủ trưởng, Cấp trưởng Cơquan có thẩm quyền điều tra xử lý nghiêm minh Điều tra viên, Cán bộ điều tra vi phạm pháp luật. Nếu vi phạm của điều tra viên, Cán bộ diều tra códấu hiệu tội phạm thì lãnh đạo Viện yêucầu Cơ quan có thẩm quyền điều tra khởi tố vụán hình sự; nếu có dấu hiệu tội phạmxâm phạm hoạt động tư pháp thì báo cáo lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao, lãnh đạo Viện kiểm sát quân sự trung ương để chỉ đạo Cơquan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Cơ quan điềutra Viện kiểm sát quân sự trung ương xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.

Đối với lệnh, quyết định không có căn cứ vàtrái pháp luật của Phó Thủ trưởng, Cấp phóCơ quan có thẩm quyền điều tra, điều tra viên thì lãnh đạo Viện ra văn bản yêu cầu Thủ trưởng, Cấp trưởngCơ quan có thẩm quyền điều tra ra quyết định thay đổi, hủybỏ hoặc trực tiếp ra quyết định thay đổi hoặc hủy bỏ. Đối với lệnh, quyết địnhkhông có căn cứ và trái pháp luật củaThủ trưởng, Cấp trưởng Cơ quan có thẩm quyền điều tra thìlãnh đạo Viện ra quyết định thay đổi hoặc hủy bỏ.

Đối với lệnh, quyết định của Cơ quan có thẩm quyền điềutra đã được Viện kiểm sát phê chuẩn màphát hiện không có căn cứ và tráipháp luật thì lãnh đạo Viện kiểm sátcó thẩm quyền ra quyết định thay đổi hoặc hủy bỏ.

Trường hợp Viện kiểm sát quyết định thay đổi hoặc hủybỏ lệnh, quyết định của Cơ quan có thẩm quyền điều tra thìphải gửi ngay cho Cơ quan có thẩm quyền điềutra để thực hiện.

2. Quá trìnhthực hành quyền công tố, kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác,tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố, Kiểmsát viên có trách nhiệm tổng hợp các vi phạm pháp luật của Cơ quan có thẩm quyền điều tra, người có thẩm quyền tiến hànhtố tụng thuộc Cơ quan có thẩm quyền điều travà người tham gia tố tụng, báo cáo, đềxuất lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Việnra văn bản kiến nghị yêu cầu khắc phục vi phạm phápluật và xử lý nghiêm người vi phạm theo quy định tại Khoản 3 Điều 160 Bộ luật Tốtụng hình sự.

Chương IV

QUAN HỆCÔNG TÁC

Điều 17. Quan hệ giữa công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việctiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố vớicông tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự

1. Kiểm sát viên thực hành quyền côngtố, kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tốgiác, tin báo về tội phạm và kiến nghịkhởi tố thường xuyên liên hệ với Kiểm sát viên kiểm sát việc tạm giữ để nắm tình hình người bị bắt, người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị tạm giữ vàkhiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánhcủa những người này đối với quyết định, hànhvi của người có thẩm quyền tiến hànhtố tụng; phát hiện vi phạm trong hoạt độngtiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm vàkiến nghị khởi tố để kịp thời khắc phục hoặc kiến nghị khắc phục.

2. Kiểm sát viên thực hành quyền côngtố, kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tốgiác, tin báo về tội phạm và kiến nghịkhởi tố phải thông báo cho Kiểm sát viên kiểm sát việc tạm giữ về những trường hợp từ chối phêchuẩn việc gia hạn tạm giữ; hủy bỏ, thay thế biện pháp tạm giữ để theo dõi và phối hợp thực hiện.

Điều 18. Quan hệ giữa công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việctiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố vớicông tác giải quyết và kiểm sát việc giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạtđộng tư pháp

Kiểm sát viên được phân công thựchành quyền công tố, kiểm sátviệc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố phải phối hợp vớiđơn vị kiểm sát việc giải quyết đơn khiếu nại, tố cáotrong hoạt động tư pháp để nắm và kịp thời báo cáo lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện để xem xét, giải quyết các khiếu nại, tố cáo về quyết định và hành vi tố tụng trong việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố theo quy định củaBộ luật Tố tụng hình sự, quy định của pháp luật khác có liên quan, Quy chế này và các quyđịnh khác của Viện trưởng Viện kiểm sátnhân dân tối cao.

Kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyềncủa Viện kiểm sát trong việc tiếp nhận, giải quyết tố giác,tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố phảithông báo cho đơn vị kiểm sát việc giảiquyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư phápđể theo dõi và phối hợp trả lời, giải thíchcho người khiếu nại, tố cáo.

Chương V

ĐIỀUKHOẢN THI HÀNH

Điều 19. Hiệu lực thi hành

Điều 20. Trách nhiệm thực hiện

1. Thủ trưởng đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tốicao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện kiểm sátquân sự các cấp chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Quy chế này.

2. Giao Vụ Thực hành quyền công tố vàkiểm sát điều tra ántrật tự xã hội chủ trì, phối hợp với Văn phòng Viện kiểm sát nhân dântối cao và các đơn vị có liên quantheo dõi, đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Quy chế này.

Xem thêm: Độ Chịu Nước 3Atm Là Gì ? Nguy Hại Khi Dùng Sai Độ Chống Nước

3. Trong quátrình thực hiện, nếu có khó khăn, vướngmắc hoặc phát sinh những vấn đề cần phải sửa đổi, bổ sung thìkịp thời báo cáo Viện kiểm sát nhândân tối cao (qua Vụ Thực hành quyền côngtố và kiểm sát điều tra án trật tự xã hội) để tổnghợp, báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao xem xét, quyết định./.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *