MỤC LỤC VĂN BẢN

*

BỘ Y TẾ ——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————–

Số: 1895/1997/QĐ-BYT

Hà Nội, ngày 19 tháng 09 năm 1997

QUYẾT ĐỊNH

VỀVIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ BỆNH VIỆN

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Nayban hành kèm theo quyết định này Quy chế bệnh viện gồm 5 phần:

– Phần I: Quy chế về tổ chức bệnh viện

– Phần II: Quy chế về nhiệm vụ, quyền hạn,chức trách cá nhân.

Đang xem: Quy chế bệnh viện mới nhất của bộ y tế

– Phần III: Quy chế về quản lý bệnh viện.

– Phần IV: Quy chế về chuyên môn.

– Phần V: Quy chế công tác một số khoa

Điều 2. Quychế bệnh viện được áp dụng trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (gọi chung làbệnh viện) kể cả bệnh viện tư nhân và bệnh viện có vốn đầu tư nước ngoài. Riêngquy chế về tổ chức bệnh viện, các bệnh viện tư nhân và bệnh viện có vốn đầu tưcủa nước ngoài được phép vận dụng cho phù hợp với điều kiện thực tế của bệnhviện.

Điều 3. Giaocho Vụ trưởng Vụ Điều trị chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra và giám sát việcthực hiện quy chế bệnh viện tại các bệnh viện trong cả nước.

Điều 5. CácÔng Chánh văn phòng, Vụ trưởng Vụ Điều trị, Chánh thanh tra và Vụ trưởng các Vụcủa cơ quan Bộ Y tế, Cục trưởng Cục Quản lý dược Việt Nam, Giám đốc Sở Y tếtỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc các Viện, Bệnh viện trực thuộcBộ, Y tế ngành, các Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, các Cơ sở điều dưỡng – Phục hồichức năng; Hiệu trưởng các trường Đại học, Trung học y, dược, các Trung tâm đàotạo y, dược trong cả nước chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

Nơi nhận: – Văn phòng CP; – Văn phòng Quốc hội; – Ban Khoa giáo TW Đảng; – Như Điều 5; – Lưu Pháp chế; – Lưu trữ; – Lưu Điều trị;

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ GS. PTS. Đỗ Nguyên Phương

Phần I.

QUYCHẾ TỔ CHỨC BỆNH VIỆN

1. NHIỆM VỤCHUNG CỦA BỆNH VIỆN

Bệnh viện là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh vàchăm sóc sức khỏe cho người bệnh và có các nhiệm vụ sau:

1. Khám bệnh, chữa bệnh:

a. Bệnh viện là nơi tiếp nhận mọi người bệnhđến cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh nội trú và ngoại trú theo các chế độ chínhsách Nhà nước quy định.

b. Tổ chức khám sức khỏe và chứng nhận sứckhỏe theo quy định của Nhà nước.

2. Đào tạo cán bộ:

Bệnh viện là cơ sở thực hành để đào tạo cánbộ y tế. Các thành viên trong bệnh viện phải mẫu mực trong thực hiện quy chếbệnh viện và quy định kỹ thuật bệnh viện.

3. Nghiên cứu khoa học:

Bệnh viện là nơi thực hiện các đề tài nghiêncứu khoa học, ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào việc khám bệnh, chữabệnh và chăm sóc sức khỏe người bệnh.

4. Chỉ đạo tuyến:

Hệ thống các bệnh viện được tổ chức theotuyến kỹ thuật. Tuyến trên có trách nhiệm chỉ đạo kỹ thuật cho tuyến dưới.

5. Phòng bệnh:

Song song với khám bệnh, chữa bệnh, phòngbệnh là nhiệm vụ quan trọng của bệnh viện.

6. Hợp tác quốc tế:

Theo đúng các quy định của Nhà nước.

7. Quản lý kinh tế trong bệnh viện:

Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Nhànước về thu, chi ngân sách của bệnh viện từng bước tổ chức thực hiện việc hạchtoán chi phí về khám bệnh, chữa bệnh trong bệnh viện.

* Bộ máy tổ chức của các phòng các khoa trongbệnh viện, viện nghiên cứu có giường bệnh (gọi chung là bệnh viện) đa khoa vàchuyên khoa hạng I, II và III do Giám đốc bệnh viện tham khảo mô hình tổ chứctrong tài liệu này để đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định – Bệnh viện chuyênkhoa tham khảo phần tổ chức của bệnh viện đa khoa.

2. VỊ TRÍ,CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, TỔ CHỨC CỦA BỆNH VIỆN ĐA KHOA HẠNG I

Bệnh viện đa khoa hạng I là cơ sở khám bệnh,chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế hoặc UBND tỉnh, thành phố và các Ngành có tráchnhiệm khám bệnh, chữa bệnh cho nhân dân một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trungương. Bệnh viện có đội ngũ cán bộ y tế có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao,được trang bị hiện đại, có các chuyên khoa sâu, cơ sở hạ tầng phù hợp.

I. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ:

1. Cấp cứu – Khám bệnh – Chữa bệnh:

a. Tiếp nhận tất cả các trường hợp người bệnhtừ ngoài vào hoặc các bệnh viện khác chuyển đến để cấp cứu, khám bệnh, chữabệnh nội trú và ngoại trú.

b. Tổ chức khám sức khỏe và chứng nhận sứckhỏe theo quy định của Nhà nước.

c. Có trách nhiệm giải quyết toàn bộ bệnh tậttừ các nơi chuyển đến cũng như tại địa phương nơi bệnh viện đóng. Tổ chức khámgiám định sức khỏe khi hội đồng giám định y khoa trung ương hoặc tỉnh, thànhphố trưng cầu; khám giám định pháp y khi cơ quan bảo vệ pháp luật trưng cầu.

2. Đào tạo cán bộ y tế:

a. Bệnh viện là cơ sở thực hành để đào tạocán bộ y tế ở bậc trên đại học, đại học và trung học

b. Tổ chức đào tạo liên tục cho các thànhviên trong bệnh viện và tuyến dưới nâng cao trình độ chuyên môn.

3. Nghiên cứu khoa học về y học:

a. Tổ chức thực hiện các đề tài nghiên cứu vềy học và ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật y học ở cấp Nhà nước, cấp Bộ, cấp Cơsở, chú trọng nghiên cứu y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại và cácphương pháp chữa bệnh không dùng thuốc – Kết hợp với các bệnh viện chuyên khoađầu ngành để phát triển kỹ thuật của bệnh viện.

b. Nghiên cứu dịch tể học cộng đồng trongcông tác chăm sóc sức khỏe ban đầu …

4. Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn kỹ thuật:

a. Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện việc chỉđạo các bệnh viện tuyến dưới phát triển kỹ thuật chuyên môn nâng cao chất lượngchẩn đoán và điều trị.

b. Kết hợp với các bệnh viện tuyến dưới thựchiện chương trình và kế hoạch chăm sóc sức khỏe ban đầu trong khu vực.

5. Phòng bệnh:

a. Tuyên truyền, giáo dục sức khỏe cho cộngđồng.

b. Phối hợp với các cơ sở y tế dự phòng thựchiện thường xuyên nhiệm vụ phòng bệnh, phòng dịch.

6. Hợp tác quốc tế:

Hợp tác với các tổ chức hoặc cá nhân ở ngoàinước theo đúng quy định của Nhà nước.

7. Quản lý kinh tế trong bệnh viện:

a. Có kế hoạch sử dụng hiệu quả cao ngân sáchNhà nước cấp.

b. Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định củaNhà nước về thu, chi ngân sách của bệnh viện. Từng bước hạch toán chi phí khámbệnh, chữa bệnh.

c. Tạo thêm nguồn kinh phí từ các dịch vụ ytế: Viện phí, bảo hiểm y tế, đầu tư của nước ngoài và các tổ chức kinh tế khác.

II. TỔ CHỨC:

1. Các phòng chức năng:

1. Phòng Kế hoạch tổng hợp

2. Phòng Y tá (điều dưỡng)

3. Phòng Chỉ đạo tuyến

4. Phòng Vật tư – thiết bị y tế

5. Phòng Hành chính quản trị

6. Phòng Tổ chức cán bộ

7. Phòng Tài chính kế toán

2. Các khoa:

1. Khoa khám bệnh

2. Khoa Hồi sức cấp cứu

3. Khoa Nội tổng hợp

4. Khoa Nội tim mạch

5. Khoa Nội tiêu hóa

6. Khoa Nội cơ – xương – khớp

7. Khoa Nội thận – tiết niệu

8. Khoa Nội tiết

9. Khoa Dị ứng

10. Khoa Huyến Học lâm sàng

11. Khoa Truyền nhiễm

12. Khoa Lao

13. Khoa Da Liễu

14. Khoa Thần kinh

15. Khoa Tâm thần

16. Khoa Y học cổ truyền

17. Khoa Lão học

18. Khoa Nhi

19. Khoa Ngoại tổng hợp

20. Khoa Ngoại thần kinh

21. Khoa Ngoại lồng ngực

22. Khoa Ngoại tiêu hóa

23. Khoa Ngoại thận – tiết niệu

24. Khoa Chấn thương chỉnh hình

25. Khoa Bỏng

26. Khoa Phẩu thuật gây mê hồi sức

27. Khoa Phụ sản

28. Khoa Tai – mũi – họng

29. Khoa Răng – hàm – mặt

30. Khoa mắt

31. Khoa Vật lý trị liệu – phục hồi chức năng

32. Khoa Y học hạt nhân

33. Khoa Truyền máu

35. Khoa Lọc máu (thận nhân tạo)

36. Khoa Huyến học

37. Khoa Hóa Sinh

38. Khoa Vi sinh

39. Khoa Chẩn đoán hình ảnh

40. Khoa Thăm dò chức năng

41. Khoa Nội soi

42. Khoa Giải phẫu bệnh

43. Khoa Chống nhiễm khuẩn

44. Khoa Dược

45. Khoa Dinh dưỡng

3. VỊ TRÍ,CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, TỔ CHỨC CỦA BỆNH VIỆN ĐA KHOA HẠNG II

Bệnh viện đa khoa hạng II là cơ sở khám bệnh,chữa bệnh của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc khu vực các huyệntrong tỉnh và các Ngành, có độ ngũ cán bộ chuyên khoa cơ bản có trình độ chuyênmôn sâu và có trang bị thích hợp đủ khả năng hỗ trợ cho bệnh viện hạng III.

I. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ:

1. Cấp cứu – Khám bệnh – Chữa bệnh:

a. Tiến nhận tất cả các trường hợp người bệnhtừ ngoài vào hoặc từ các bệnh viện khác chuyển đến để cấp cứu, khám bệnh, chữabệnh nội trú hoặc ngoại trú.

b. Tổ chức khám sức khỏe và chứng nhận sứckhỏe theo quy định của Nhà nước.

c. Có trách nhiệm giải quyết hầu hết các bệnhtật trong tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương và các ngành.

d. Tổ chức khám giám định sức khỏe, khám giámđịnh pháp y khi hội đồng giám định y khoa tỉnh, thành phố hoặc cơ quan bảo vệpháp luật trưng cầu.

e. Chuyển người bệnh lên tuyến trên khi bệnhviện không đủ khả năng giải quyết.

2. Đào tạo cán bộ y tế:

a. Bệnh viện là cơ sở thực hành để đào tạocán bộ y tế ở bậc đại học và trung học.

b. Tổ chức đào tạo liên tục cho các thànhviên trong bệnh viện và tuyến dưới để nâng cao trình độ chuyên môn.

3. Nghiên cứu khoa học về y học:

a. Tổ chức nghiên cứu, hợp tác nghiên cứu cácđề tài y học ở cấp Nhà nước, cấp Bộ hoặc cấp Cơ sở, chú trọng nghiên cứu về yhọc cổ truyền kết hợp với y học hiện đại và các phương pháp chữa bệnh khôngdùng thuốc.

b. Nghiên cứu triển khai dịch tễ học cộngđồng trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu lựa chọn ưu tiên thích hợp trongđịa bàn tỉnh, thành phố và các ngành.

c. Kết hợp với bệnh viện tuyến trên và cácbệnh viện chuyên khoa đầu ngành để phát triển kỹ thuật của bệnh viện,.

4. Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn, kỹthuật:

a. Lập kế hoạch và chỉ đạo tuyến dưới (Bệnhviện hạng III) thực hiện việc phát triển kỹ thuật chuyên môn.

b. Kết hợp với bệnh viện tuyến dưới thực hiệncác chương trình về chăm sóc sức khỏe ban đầu trong địa bàn tỉnh, thành phố vàcác ngành.

5. Phòng bệnh:

Phối hợp với các cơ sở y tế dự phòng thườngxuyên thực hiện nhiệm vụ phòng bệnh, phòng dịch.

6. Hợp tác quốc tế:

Hợp tác với các tổ chức hoặc cá nhân ở ngoàinước theo quy định của Nhà nước.

7. Quản lý kinh tế y tế:

a. Có kế hoạch sử dụng hiệu quả cao ngân sáchNhà nước cấp. Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước về thu, chi tàichính, từng bước thực hiện hạch toán chi phí khám bệnh chữa bệnh.

b. Tạo thêm nguồn kinh phí từ các dịch vụ ytế: Viện phí, bảo hiểm y tế, đầu tư nước ngoài và của các tổ chức kinh tế khác.

II. TỔ CHỨC:

1. Các phòng chức năng:

1. Phòng Kế hoạch tổng hợp

2. Phòng Y tá (điều dưỡng)

3. Phòng Vật tư thiết bị y tế

4. Phòng Tổ chức cán bộ

5. Phòng Hành chính quản trị

6. Phòng Tài chính kế toán

2. Các khoa:

1. Khoa Khám bệnh

2. Khoa Hồi sức cấp cứu

3. Khoa Nội tổng hợp

4. Khoa Nội tim mạch – Lão học

5. Khoa Truyền nhiễm

6. Khoa Lao

7. Khoa Da liễu

8. Khoa Thần kinh

9. Khoa tâm thần

10. Khoa Y học Cổ truyền

11. Khoa Nhi

12. Khoa Ngoại tổng hợp

13. Khoa Phẩu thuật – gây mê hồi sức

14. Khoa Phụ sản

15. Khoa Tai – mũi – họng

16. Khoa Răng – hàm – mặt

17. Khoa Mắt

18. Khoa Vật lý trị liệu – phục hồi chức năng

19. Khoa Ung bướu (điều trị tia xạ)

20. Khoa Huyết học truyền máu

21. Khoa Hóa sinh

22. Khoa Vi sinh

23. Khoa Chẩn đoán hình ảnh

24. Khoa Thăm dò chức năng

25. Khoa Nội soi

26. Khoa Giải phẫu bệnh

27. Khoa Chống nhiễm khuẩn

28. Khoa Dược

29. Khoa Dinh dưỡng

4. VỊ TRÍ,CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, TỔ CHỨC CỦA BỆNH VIỆN ĐA KHOA HẠNG III

Bệnh viện hạng III là cơ sở khám bệnh, chữabệnh trực thuộc Sở Y tế tỉnh, thành phố và các Ngành có trách nhiệm khám bệnh,chữa bệnh cho nhân dân một huyện hoặc một số huyện, quận trong tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương và các Ngành. Bệnh viện có đội ngũ cán bộ chuyên môn,trang thiết bị và cơ sở hạ tầng phù hợp.

I. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ:

1. Cấp cứu – Khám bệnh – Chữa bệnh:

a. Tiếp nhận tất cả các trường hợp người bệnhtừ ngoài vào hoặc từ các cơ sở y tế chuyển đến để cấp cứu, khám bệnh chữa bệnhnội trú hoặc ngoại trú.

b. Tổ chức khám sức khỏe và chứng nhận sứckhỏe theo quy định của Nhà nước.

c. Có trách nhiệm giải quyết toàn bộ bệnhthông thường về nội khoa và các trường hợp cấp cứu về ngoại khoa.

d. Tổ chức khám giám định sức khỏe, khám giámđịnh pháp y hội đồng giám định y khoa tỉnh hoặc cơ quan bảo vệ luật pháp trưngcầu.

e. Tổ chức chuyển người bệnh lên tuyến trênkhi vượt quá khả năng của bệnh viện.

2. Đào tạo cán bộ y tế:

a. Bệnh viện là cơ sở thực hành cho cáctrường lớp trung học y tế.

b. Tổ chức đào tạo liên tục cho các thànhviên trong bệnh viện và cơ sở y tế tuyến dưới để nâng cao trình độ chuyên mônvà kỹ năng quản lý chăm sóc sức khỏe ban đầu.

3. Nghiên cứu khoa học về y học:

a. Tổ chức tổng kết, đánh giá các đề tài vàchương trình về chăm sóc sức khỏe ban đầu.

b. Tham gia các công trình nghiên cứu về y tếcộng đồng và dịch tễ học trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cấp Bộ và cấpCơ sở.

c. Nghiên cứu áp dụng y học cổ truyền và cácphương pháp chữa bệnh không dùng thuốc.

4. Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn kỹ thuật:

a. Lập kế hoạch và chỉ đạo tuyến dưới (phòngkhám đa khoa, y tế cơ sở) thực hiện các phác đồ chẩn đoán và điều trị).

b. Tổ chức chỉ đạo các xã, phường thực hiệncông tác chăm sóc sức khỏe ban đầu và thực hiện các chương trình y tế ở địaphương.

5. Phòng bệnh:

a. Phối hợp với các cơ sở y tế dự phòngthường xuyên thực hiện nhiệm vụ phòng bệnh, phòng dịch.

b. Tuyên truyền giáo dục sức khỏe cho cộngđồng.

6. Hợp tác quốc tế:

– Tham gia các chương trình hợp tác với cáctổ chức và cá nhân ngoài nước theo quy định của Nhà nước.

7. Quản lý kinh tế y tế:

a. Có kế hoạch sử dụng hiệu quả cao ngân sáchNhà nước cấp và các nguồn kinh phí.

b. Tạo thêm nguồn kinh phí từ các dịch vụ ytế: Viện phí, bảo hiệm y tế, đầu tư của nước ngoài, và các tổ chức kinh tế.

c. Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định củaNhà nước về thu, chi ngân sách của bệnh viện; từng bước thực hiện hạch toán chiphí khám bệnh, chữa bệnh.

II. TỔ CHỨC

1. Các phòng chức năng:

1. Phòng Kế hoạch tổng hợp và Vật tư – thiếtbị y tế

2. Phòng Y tá (điều dưỡng)

3. Phòng hành chính – quản trị và Tổ chức cánbộ.

4. Phòng Tài chính – kế toán

2. Các khoa

1. Khoa Khám bệnh

2. Khoa Hồi sức cấp cứu

3. Khoa Nội tổng hợp

4. Khoa Truyền nhiễm

5. Khoa Nhi

6. Khoa Ngoại tổng hợp

7. Khoa Phụ Sản

8. Liên chuyên khoa Tai – Mũi – Họng, Răng –Hàm Mặt, Mắt

9. Khoa Xét nghiệm (Huyết học, Hóa sinh, Visinh)

10. Khoa Chẩn đoán hình ảnh

11. Khoa Giải phẫu bệnh

12. Khoa Chống nhiễm khuẩn

13. Khoa Dược

14. Khoa Dinh dưỡng.

5. VỊ TRÍCHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA BỆNH VIỆN CHUYÊN KHOA HẠNG I

Bệnh viện chuyên khoa hạng I là cơ sở khámbệnh chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế hoặc trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương và các Ngành, làm nhiệm vụ khám bệnh chuyên khoa baogồm nhiều tỉnh, thành phố. Bệnh viện có đội ngũ cán bộ chuyên khoa sâu có trìnhđộ kỹ thuật cao, được trang bị hiện đại, cơ sở hạ tầng phù hợp.

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ

1. Cấp cứu – Khám bệnh – Chữa bệnh:

a. Tiếp nhận mọi trường hợp người bệnh thuộcphạm vi chuyên khoa của bệnh viện để khám bệnh, chữa bệnh nội trú, ngoại trú.

b. Giải quyết các bệnh thuộc chuyên khoa bằngcác phương tiện hiện có.

c. Tham gia khám giám định sức khỏe và khámgiám định pháp y khi hội đồng giám định y khoa trung ương hoặc cơ quan bảo vệpháp luật trưng cầu.

2. Đào tạo cán bộ:

a. Bệnh viện là cơ sở thực hành để đào tạocán bộ y tế chuyên khoa ở cấp đại học và trên đại học, đồng thời có trách nhiệmtham gia giảng dạy chuyên khoa ở bậc đại học và trên đại học.

b. Tổ chức đào tạo liên tục cho các thànhviên trong bệnh viện và tuyến dưới để nâng cao trình độ chuyên khoa.

3. Nghiên cứu khoa học về y học:

a. Tổ chức thực hiện các đề tài nghiên cứu vàứng dụng những tiến bộ khoa học về chuyên khoa ở cấp Nhà nước, cấp Bộ và cấp Cơsở, chú trọng nghiên cứu y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại và cácphương pháp chữa bệnh không dùng thuốc.

b. Nghiên cứu về dịch tễ học cộng đồng thuộclĩnh vực chuyên khoa để phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu.

4. Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn kỹ thuật:

a. Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện việc chỉđạo tuyến dưới phát triển kỹ thuật chuyên khoa để nâng cao chất lượng cấp cứu –chẩn đoán và điều trị chuyên khoa trong địa phương.

b. Kết hợp với các cơ sở y tế tuyến dưới thựchiện chương trình và kế hoạch chăm sóc sức khỏe ban đầu trong địa phương.

5. Phòng bệnh:

– Phối hợp với cơ sở y tế dự phòng thực hiệnthường xuyên công tác phòng bệnh và phòng dịch.

6. Hợp tác quốc tế:

– Hợp tác với các tổ chức hoặc cá nhân ngoàinước theo quy định của Nhà nước.

7. Quản lý kinh tế:

a. Có kế hoạch sử dụng hiệu quả cao ngân sáchNhà nước cấp.

b. Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định củaNhà nước về thu, chi ngân sách của bệnh viện, từng bước thực hiện hạch toán chiphí khám bệnh, chữa bệnh.

c. Tạo thêm nguồn kinh phí từ các dịch vụ ytế: Viện phí, bảo hiểm y tế, đầu tư nước ngoài và các tổ chức kinh tế khác.

6. VỊ TRÍ, CHỨCNĂNG, NHIỆM VỤ CỦA BỆNH VIỆN CHUYÊN KHOA HẠNG II

Bệnh viện chuyên khoa hạng II là cơ sở khámbệnh, chữa bệnh chuyên khoa trực thuộc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trungương và các Ngành, có trách nhiệm khám bệnh, chữa bệnh chuyên khoa khu vực baogồm nhiều tỉnh, thành phố. Bệnh viện có đội ngũ cán bộ chuyên khoa, trang bịthích hợp và cơ sở hạ tầng phù hợp.

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ:

1. Cấp cứu – Khám bệnh – Chữa bệnh:

a. Tiếp nhận mọi trường hợp người bệnh thuộcchuyên khoa của bệnh viện để khám bệnh, chữa bệnh nội trú hoặc ngoại trú.

b. Giải quyết hầu hết các bệnh thuộc chuyênkhoa ở địa phương.

c. Tham gia khám giám định sức khỏe và khámgiám định pháp y khi hội đồng giám định y khoa trung ương hoặc cơ quan bảo vệpháp luật trưng cầu.

2. Đào tạo cán bộ:

a. Bệnh viện là cơ sở thực hành để đào tạocán bộ y tế chuyên khoa ở bậc đại học và trung học, đồng thời tham gia giảngdạy chuyên khoa ở bậc đại học và trung học.

b. Tổ chức đào tạo liên tục cho các thànhviên trong bệnh viện và tuyến dưới để nâng cao trình độ chuyên khoa.

3. Nghiên cứu khoa học về y học:

a. Tổ chức thực hiện các đề tài nghiên cứukhoa học và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật về chuyên khoa ở cấp Nhà nước,cấp Bộ và cấp Cơ sở, chú trọng nghiên cứu y học cổ truyền kết hợp với y họchiện đại và các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc.

b. Nghiên cứu, triển khai dịch tễ học cộngđồng thuộc lĩnh vực chuyên khoa để phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu.

4. Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn kỹ thuật:

a. Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện việc chỉđạo chuyên khoa tuyến dưới và những người hành nghề tư về chuyên khoa trong địabàn được Sở Y tế phân công để phát triển kỹ thuật chuyên khoa và nâng cao chấtlượng cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh chuyên khoa.

b. Kết hợp với các cơ sở y tế thực hiệnchương trình và kế hoạch chăm sóc sức khỏe ban đầu và các chương trình hoạtđộng chuyên khoa tại cộng đồng trong khu vực được phân công.

5. Phòng bệnh:

– Phối hợp với các cơ sở y tế dự phòng vàthực hiện thường xuyên công tác phòng bệnh, phòng dịch.

6. Hợp tác quốc tế:

– Hợp tác với các tổ chức hoặc cá nhân ngoàinước theo quy định của Nhà nước.

7. Quản lý kinh tế:

a. Có kế hoạch sử dụng hiệu quả cao ngân sáchNhà nước cấp.

b. Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định củaNhà nước về thu chi ngân sách của bệnh viện. Từng bước hạch toán chi phí khámbệnh, chữa bệnh.

c. Tạo thêm nguồn kinh phí từ các dịch vụ ytế: Viện phí, bảo hiểm y tế, đầu tư nước ngoài và các tổ chức kinh tế khác.

7. VỊ TRÍ, CHỨCNĂNG, NHIỆM VỤ CỦA BỆNH VIỆN CHUYÊN KHOA HẠNG III

Bệnh viện chuyên khoa hạng III là cơ sở khámbệnh chữa bệnh chuyên khoa trực thuộc sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trungương và các Ngành, có trách nhiệm khám bệnh, chữa bệnh chuyên khoa cho ngườibệnh ở địa phương.

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ:

1. Cấp cứu – Khám bệnh – Chữa bệnh:

a. Tiếp nhận mọi trường hợp người bệnh vềchuyên khoa để khám bệnh, chữa bệnh nội trú hoặc ngoại trú.

b. Giải quyết các bệnh chuyên khoa thuộc khuvực.

c. Tham gia khám giám định sức khỏe và khámgiám định pháp y khi hướng dẫn giám định y khoa trung ương hoặc cơ quan bảo vệpháp luật trưng cầu.

2. Đào tạo cán bộ:

a. Bệnh viện là cơ sở thực hành đào tạo cánbộ y tế chuyên khoa ở bậc trung học, đồng thời tham gia giảng dạy chuyên khoa ởbậc trung học.

b. Tổ chức đào tạo liên tục các thành viêntrong bệnh viện và tuyến dưới để nâng cao trình độ chuyên khoa.

3. Nghiên cứu khoa học về y học:

a. Tổ chức thực hiện các đề tài nghiên cứukhoa học và ứng dụng các tiến bộ khoa học thuộc lĩnh vực chuyên khoa ở cấp Bộvà cấp Cơ sở, chú trọng nghiên cứu các đề tài về y học cổ truyền kết hợp với yhọc hiện đại và các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc.

b. Tham gia với y tế cơ sở triển khai chươngtrình chăm sóc sức khỏe ban đầu và các chương trình chuyên khoa tại cộng đồng.

4. Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn kỹ thuật:

a. Lập kế hoạch và chỉ đạo hoạt động chuyênkhoa ở tuyến dưới và những người hành nghề tư về chuyên khoa trong khu vực đểphát triển và nâng cao kỹ thuật chuyên khoa.

b. Kết hợp với y tế cơ sở chương trình chămsóc sức khỏe ban đầu và các chương trình hoạt động chuyên khoa tại cộng đồng.

5. Phòng bệnh:

– Phối hợp với các cơ sở y tế dự phòng thựchiện thường xuyên công tác phòng bệnh, phòng dịch.

6. Hợp tác quốc tế:

Hợp tác với các tổ chức hoặc cá nhân ngoàinước theo quy định của Nhà nước.

7. Quản lý kinh tế:

a. Có kế hoạch sử dụng hiệu quả cao ngân sáchNhà nước cấp.

b. Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định củaNhà nước về thu chi ngân sách của bệnh viện. Từng bước hạch toán chi phí khámbệnh, chữa bệnh.

c. Tạo thêm nguồn kinh phí từ các dịch vụ ytế: Viện phí, Bảo hiểm y tế, đầu tư nước ngoài và các tổ chức kinh tế khác.

8. VỊ TRÍ, CHỨCNĂNG, NHIỆM VỤ, TỔ CHỨC CỦA PHÒNG KẾ HOẠCH TỔNG HỢP

Phòng kế hoạch tổng hợp của bệnh viện làphòng nghiệp vụ chịu sự lãnh đạo trực tiếp của giám đốc bệnh viện và chịu tráchnhiệm trước giám đốc về:

– Kế hoạch hoạt động của các khoa, phòng.

– Đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện quy chếbệnh viện.

– Tổ chức chỉ đạo công tác nghiệp vụ chuyênmôn bệnh viện.

I. NHIỆM VỤ

1. Căn cứ vào nhiệm vụ của bệnh viện, hướngdẫn các khoa, phòng lập kế hoạch thực hiện các mặt hoạt động của bệnh viện.

2. Tổ chức, theo dõi, đôn đốc, đánh giá hiệuquả việc thực hiện kế hoạch quy chế bệnh viện để báo cáo giám đốc xem xét, chiđạo.

3. Tổ chức đào tạo liên tục cho các thànhviên trong bệnh viện và tuyến dưới. Phối hợp với các trường để tổ chức thựchành cho học viên.

4. Tổng kết đánh giá công tác chuyên môn,triển khai công tác nghiên cứu khoa học trong toàn bệnh viện.

5. Tổ chức việc điều hòa phối hợp công tácgiữa các khoa, phòng trong bệnh viện, giữa bệnh viện với các cơ quan có liênquan nhằm nâng cao hiệu quả công tác khám bệnh chữa bệnh của bệnh viện.

6. Phối hợp với phòng chỉ đạo tuyến để chỉđạo và hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật cho tuyến dưới.

7. Tổ chức thực hiện công tác hợp tác quốc tếtheo kế hoạch của bệnh viện và quy định của Nhà nước.

8. Đảm bảo việc lưu trữ, thống kê, khai tháchồ sơ bệnh án theo quy định.

9. Tổ chức công tác thường trực toàn bệnhviện.

10. Xây dựng quy hoạch phát triển chuyên mônkỹ thuật của bệnh viện để trình giám đốc xét duyệt và báo cáo cấp trên.

11. Định kỳ sơ kết, tổng kết công tác điềutrị, báo cáo giám đốc và cơ quan cấp trên.

12. Chuẩn bị các phương án phòng chống thiêntai, thảm họa và các trường hợp bất thường khác để trình giám đốc và các tổchức thực hiện.

II. TỔ CHỨC

1. Các bộ phận:

a. Khám bệnh, chữa bệnh.

b. Nghiên cứu khoa học và đào tạo cán bộ.

c. Chỉ đạo tuyến.

d. Hợp tác quốc tế.

e. Báo cáo, thống kê, lưu trữ, thư viện

2. Lãnh đạo:

a. Trưởng phòng.

b. 1 -2 Phó trưởng phòng.

9. VỊ TRÍ, CHỨCNĂNG, NHIỆM VỤ, TỔ CHỨC CỦA PHÒNG Y TÁ (ĐIỀU DƯỠNG)

Phòng Y tá (điều dưỡng) của bệnh viện làphòng nghiệp vụ chịu sự lãnh đạo trực tiếp của giám đốc bệnh viện và chịu tráchnhiệm trước giám đốc về tổ chức, điều hành và giám sát công tác chăm sóc ngườibệnh toàn diện.

I. NHIỆM VỤ:

1. Tổ chức, chỉ đạo y tá (điều dưỡng) nữ hộsinh kỹ thuật viên chăm sóc người bệnh toàn diện theo quy định.

2. Đôn đốc, kiểm tra y tá (điều dưỡng), nữ hộsinh, kỹ thuật viên và hộ lý thực hiện đúng các quy định kỹ thuật bệnh viện vàquy chế bệnh viện.

3. Tổ chức đào tạo nâng cao trình độ cho y tá(điều dưỡng), nữ hộ sinh, kỹ thuật viên và hộ lý. Tham gia hướng dẫn thực hànhcho học viên và kiểm tra tay nghề cho y tá (điều dưỡng), nữ hộ sinh, kỹ thuậtviên và hộ lý trước khi tuyển dụng.

4. Lập kế hoạch mua sắm dụng cụ, vật tư chocông tác chăm sóc và phục vụ người bệnh; kiểm tra việc sử dụng và bảo quản theoquy định.

5. Kiểm tra công tác vệ sinh, chống nhiễmkhuẩn tại các buồng bệnh và các khoa.

6. Phối hợp với phòng tổ chức cán bộ bố trívà điều động y tế (điều dưỡng), nữ hộ sinh, kỹ thuật viên và hộ lý.

7. Tham gia công tác nghiên cứu khoa học vàchỉ đạo tuyến.

8. Định kỳ sơ kết, tổng kết, công tác chămsóc người bệnh toàn diện, báo cáo giám đốc bệnh viện.

II. TỔ CHỨC:

1. Các bộ phận:

a. Chăm sóc người bệnh

b. Đào tạo, nghiên cứu khoa học

2. Lãnh đạo:

a. Trưởng phòng

b. 1 -2 Phó trưởng phòng

10. VỊ TRÍ,CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, TỔ CHỨC CỦA PHÒNG CHỈ ĐẠO TUYẾN

Phòng Chỉ đạo tuyến là phòng nghiệp vụ chịusự lãnh đạo trực tiếp của giám đốc bệnh viện và chịu trách nhiệm trước giám đốcvề toàn bộ hoạt động công tác chỉ đạo tuyến. (chỉ áp dụng cho bệnh viện hạng I)

I. NHIỆM VỤ:

1. Lập kế hoạch chỉ đạo tuyến dưới trình giámđốc bệnh viện phê duyệt để tổ chức thực hiện.

2. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá hiệuquả công tác hoạt động chuyên môn kỹ thuật của tuyến dưới.

3. Phối hợp với các chuyên khoa tổ chức thựchiện đào tạo liên tục cho cán bộ tuyến dưới, đồng thời làm tốt công tác nghiêncứu khoa học.

4. Định kỳ sơ kế, tổng kết, đúc rút kinhnghiệm về công tác chỉ đạo tuyến trình giám đốc bệnh viện và báo cáo cấp trên.

5. Tổ chức thống kê, lưu trữ hồ sơ theo đúngquy chế bệnh viện

II. TỔ CHỨC:

1. Các bộ phận:

a. Chỉ đạo hoạt động chuyên khoa ở tuyến dưới

b. Đào tạo cán bộ chuyên khoa

c. Nghiên cứu khoa học

2. Lãnh đạo:

a. Trưởng phòng

b. 1 phó trưởng phòng.

11. VỊ TRÍ,CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, TỔ CHỨC CỦA PHÒNG VẬT TƯ, THIẾT BỊ Y TẾ

Phòng Vật tư, thiết bị y tế của bệnh viện làphòng nghiệp vụ chịu sự lãnh đạo trực tiếp của giám đốc bệnh viện và chịu tráchnhiệm trước giám đốc về toàn bộ công tác vật tư thiết bị y tế trong bệnh viện.

Xem thêm: Dùng Đòn Cân Nợ Là Gì – Đòn Bẩy Tài Chính Là Gì

I. NHIỆM VỤ:

1. Căn cứ kế hoạch chung của bệnh viện lập dựtrù, kế hoạch mua sắm, thay thế, sửa chữa thanh lý tài sản, thiết bị y tế trongbệnh viện trình giám đốc duyệt và tổ chức thực hiện việc cung ứng đầy đủ thiếtbị y tế, vật tư tiêu hao theo kế hoạch được duyệt.

2. Tổ chức đấu thầu mua sắm, sửa chữa và tổchức thanh lý tài sản, thiết bị y tế theo quy định của Nhà nước.

3. Tổ chức duy tu, bảo dưỡng thiết bị y tếkịp thời

4. Xây dựng phương án lắp đặt cải tạo máytheo quy phạm Việt Nam, tiêu chuẩn Việt Nam để trình cấp trên phê duyệt theothẩm quyền.

5. Lập hồ sơ, lý lịch cho tất cả các loạimáy, xây dựng quy trình vận hành, bảo quản và kỹ thuật an toàn sử dụng máy. Đốivới những máy đắt tiền, quý hiếm phải có người trực tiếp bảo quản và sử dụngtheo quyết định của giám đốc bệnh viện.

6. Tổ chức thực hiện việc kiểm tra định kỳ vàđột xuất việc sử dụng và bảo quản thiết bị y tế. Mỗi lần kiểm tra phải ghi nhậnxét và ký tên vào hồ sơ lý lịch máy.

7. Kiểm tra công tác bảo hộ lao động, đặcbiệt đối với các máy tối nguy hiểm theo danh mục quy định của Nhà nước.

8. Định kỳ đánh giá, báo cáo tình hình quảnlý và sử dụng vật tư thiết bị y tế trong bệnh viện trình giám đốc.

9. Tổ chức học tập cho các thành viên trongbệnh viện hoặc các bệnh viện tuyến dưới học tập về bảo quản, sử dụng, sửa chữathiết bị y tế nhằm nâng cao tay nghề và sử dụng thiết bị y tế có hiệu quả.

II. TỔ CHỨC:

1. Các bộ phận:

a. Tổng hợp kế hoạch trang bị và sửa chữathiết bị y tế.

b. Theo dõi sử dụng vật tư thiết bị y tế

c. Theo dõi hợp đồng đấu thầu mua sắm vật tư,thiết bị y tế.

2. Lãnh đạo:

a. Trưởng phòng

b. 1 phó trưởng phòng

12. VỊ TRÍ,CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, TỔ CHỨC CỦA PHÒNG HÀNH CHÍNH QUẢN TRỊ

Phòng Hành chính quản trị là phòng nghiệp vụchịu sự lãnh đạo trực tiếp của giám đốc bệnh viện và chịu trách nhiệm trướcgiám đốc về toàn bộ công tác hành chính quản trị trong bệnh viện.

I. NHIỆM VỤ:

1. Căn cứ kế hoạch công tác của bệnh viện,lập kế hoạch công tác của phòng để trình giám đốc phê duyệt và tổ chức thựchiện.

2. Lập kế hoạch cung ứng vật tư, trang thiếtbị thông dụng cho các khoa, phòng trong bệnh viện theo kế hoạch đã đượcduyệt, đảm bảo đầy đủ đúng chủng loại, đúng quy định về quản lý tài chính.

3. Tổ chức tốt công tác quản lý có hệ thốngcác công văn đi và đến của bệnh viện, hệ thống bảo quản, lưu trữ hồ sơ theo quyđịnh. Đảm bảo hệ thống thông tin liên lạc của bệnh viện.

4. Đảm bảo công tác tiếp khách, phục vụ cácbuổi hội nghị toàn bệnh viện.

5. Tham gia kiểm tra chế độ bảo quản, sửdụng, vận hành các máy, thiết bị thông dụng của các khoa, phòng trong bệnhviện.

6. Quản lý nhà cửa, kho tàng, vật tư, thiếtbị thông dụng của bệnh viện.

7. Quản lý các phương tiện vận tải của bệnhviện. Điều động xe ô tô đi công tác và cấp cứu theo quy định.

8. Tổ chức, thực hiện việc sửa chữa nhà cửa,duy tu, bảo dưỡng các máy thông dụng theo kế hoạch

9. Đảm bảo cung cấp đầy đủ nước sạch, cungứng điện, hơi để sấy, hấp tiệt trùng và xử lý chất thải bệnh viện.

10. Đảm bảo vệ sinh ngoại cảnh sạch, đẹp(vườn hoa, cây cảnh), hệ thống cống rãnh thông thoát trong bệnh viện. Định kỳtổ chức kiểm tra vệ sinh chung trong bệnh viện.

11. Đảm bảo công tác trật tự trị an chung.Tham gia kiểm tra công tác bảo hộ lao động trong bệnh viện.

12. Định kỳ tổng kết công tác cung cấp, muasắm vật liệu, trang thiết bị thông dụng, báo cáo giám đốc bệnh viện.

13. Nghiên cứu xây dựng định mức tiêu hao vậttư thông dụng để trình giám đốc bệnh viện duyệt và tổ chức thực hiện. Kiểm trađôn đốc việc sử dụng hợp lý, có hiệu quả; chống lãng phí, tham ô.

14. Định kỳ báo cáo giám đốc về nhận xét việcsử dụng hợp lý vật tư tiêu hao ở các khoa, phòng trong bệnh viện để giám đốcxem xét quyết định việc khen thưởng, kỷ luật.

II. TỔ CHỨC

1. Các bộ phận:

a. Hành chính, công văn đi, đến, lưu trữ hồsơ.

b. Tiếp khách

c. Cung ứng vật tư thông dụng

d. Sửa chữa nhà cửa, vườn hoa cây cảnh

e. Điện, nước sạch, nước thải, lò hơi chấtđốt

g. Bảo vệ trật tự trị an.

2. Lãnh đạo:

a. Trưởng phòng

b. 1 – 2 phó trưởng phòng.

13. VỊ TRÍ,CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, TỔ CHỨC CỦA PHÒNG TỔ CHỨC CÁN BỘ

Phòng Tổ chức cán bộ là phòng nghiệp vụ, chịusự lãnh đạo trực tiếp của giám đốc bệnh viện và chịu trách nhiệm trước giám đốcvề tổ chức thực hiện công tác tổ chức cán bộ, công tác bảo vệ chính trị nội bộcủa bệnh viện.

I. NHIỆM VỤ:

1. Căn cứ vào nhiệm vụ chung của bệnh viện,lập kế hoạch tổ chức bộ máy, sắp xếp nhân lực, đào tạo nhân lực, tổ chức thituyển nhân lực để trình giám đốc xét duyệt và tổ chức thực hiện.

2. Tổ chức thực hiện công tác cán bộ, quản lýhồ sơ lý lịch theo phương pháp khoa học, làm thống kê báo cáo theo quy định.

3. Xây dựng lề lối làm việc và quan hệ côngtác giữa các khoa phòng, trình giám đốc bệnh viện xét duyệt, tổ chức thực hiện.

4. Tổ chức thực hiện tốt công tác bảo vệchính trị nội bộ, quan hệ chặt chẽ với các tổ chức đảng, chính quyền địa phươngđể phối hợp công tác trong công việc có liên quan.

5. Tổ chức thực hiện các chế độ chính sáchcùa Nhà nước, của ngành y tế đối với mọi thành viên và người bệnh trong bệnhviện.

6. Phối hợp với các đoàn thể quần chúng tổchức phong trào thi đua, các đợt học tập thời sự, chính trị, chính sách, vănhóa, ngoại ngữ để nâng cao y đức, tinh thần trách nhiệm và thái độ phục vụ.

7. Phối hợp với các khoa, phòng chức năng đềxuất với giám đốc bệnh viện giải quyết những vấn đề có liên quan đến người bệnhthuộc diện chính sách xã hội.

8. Nắm tình hình, tâm tư nguyện vọng của mọithành viên trong bệnh viện để đề xuất với giám đốc xem xét, giải quyết.

II. TỔ CHỨC:

1. Các bộ phận:

a. Quản lý nhân lực:

– Lao động tiền lương – Quản lý hồ sơ nhânlực

– Tuyển dụng, lương, chế độ, chính sách.

– Công tác cán bộ, đề bạt, thi đua, khenthưởng, kỷ luật.

b. Đào tạo cán bộ:

– Quy hoạch cán bộ – Kế hoạch đào tạo

c. Bảo vệ chính trị nội bộ.

2. Lãnh đạo:

a. Trưởng phòng

b. 1-2 phó trưởng phòng

14. VỊ TRÍ,CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, TỔ CHỨC CỦA PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN

Phòng Tài chính kế toán của bệnh viện làphòng nghiệp vụ chịu sự lãnh đạo trực tiếp của giám đốc bệnh viện và chịu tráchnhiệm trước giám đốc về toàn bộ hoạt động tài chính kế toán của bệnh viện.

I. NHIỆM VỤ:

1. Căn cứ vào chế độ, chính sách hiện hành,và kế hoạch công tác của bệnh viện lập dự toán ngân sách, kế hoạch thu chi củabệnh viện và tổ chức thực hiện khi kế hoạch được phê duyệt.

2. Theo định hướng hạch toán kinh tế trongcông tác khám bệnh, chữa bệnh, tổ chức và quản lý chặt chẽ việc thu viện phítheo quy định.

3. Theo kế hoạch ngân sách và các nguồn thukhác tổ chức xây dựng định mức chi tiêu cho từng hoạt động cụ thể của bệnhviện.

4. Tổ chức công tác kế toán trong bệnh việntheo đúng quy định hiện hành. Thực hiện các nghiệp vụ kế toán lao động tiềnlương, chế độ chính sách, vật tư tài sản, hành chính sự nghiệp chính xác kịpthời. Tổ chức hướng dẫn, kiểm tra, giám sát công tác kế toán, chế độ thu chicủa bệnh viện.

5. Định kỳ thực hiện báo cáo quyết toán, tổngkết tài sản, kiểm kê tài sản.

6. Tổ chức bảo quản lưu trữ các chứng từ, sổsách kế toán theo đúng quy định.

7. Tổng hợp tình hình, số liệu cụ thể, phântích kết quả hoạt động của bệnh viện.

II. TỔ CHỨC:

1. Các bộ phận:

a. Thu chi ngân sách

b. Theo dõi viện phí

c. Theo dõi tài sản

d. Thủ quỹ

2. Lãnh đạo

a. Trưởng phòng

b. 1 – 2 phó trưởng phòng.

Phần II.

QUY CHẾNHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN, CHỨC TRÁCH CÁ NHÂN

1. GIÁM ĐỐC

Giám đốc bệnh viện là người đứng đầu bệnh viện,chịu trách nhiệm trước cấp trên trực tiếp về mọi hoạt động của bệnh viện. Giámđốc bệnh viện có nhiệm vụ, quyền hạn sau:

I. NHIỆM VỤ

1. Là chủ tài khoản, trực tiếp quản lý việcsử dụng ngân sách của bệnh viện có hiệu quả, kiểm soát việc thu, chi theo đúngquy định của Nhà nước. Thường xuyên kiểm tra công tác tài chính kế toán đểchống thất thu, tham ô, lãng phí.

2. Căn cứ kế hoạch của ngành và nhiệm vụ củabệnh viện, xây dựng kế hoạch dài hạn về phát triển bệnh viện, xây dựng kế hoạchhoạt động hàng năm để trình cấp trên duyệt và tổ chức thực hiện.

3. Thực hiện mọi nhiệm vụ cấp trên giao chobệnh viện, đặc biệt chú trọng công tác cấp cứu và chăm sóc các đối tượng đượcchính sách ưu đãi, người nghèo và giáo dục y đức cho các thành viên của bệnhviện.

4. Quản lý, sử dụng có hiệu quả những thiếtbị y tế và tài sản khác trong bệnh viện.

5. Hỗ trợ kỹ thuật chuyên môn cho tuyến dướiHướng về cộng đồng để thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu.

6. Đào tạo liên tục cho các thành viên trongbệnh viện và tuyến dưới, hướng dẫn học viên đến thực hành tại bệnh viện.

7. Làm nghiên cứu khoa học và tổng kết rútkinh nghiệm về khám bệnh, chữa bệnh nhằm không ngừng nâng cao trình độ chuyênmôn kỹ thuật.

8. Tổ chức bộ máy của bệnh viện cho phù hợpvới nhiệm vụ được giao. Thực hiện tốt công tác cán bộ và mọi chính sách chế độđối với các thành viên trong bệnh viện và người bệnh theo quy định.

9. Thực hiện tốt các quy định của pháp luậtvề lao động và công tác bảo hộ lao động.

10. Mở rộng quan hệ hợp tác trong và ngoài nướcnhằm phát triển mọi nguồn lực của bệnh viện theo các quy định của Nhà nước.

11. Giám đốc bệnh viện hoặc người được giámđốc ủy quyền tham dự họp hội đồng người bệnh hàng tháng.

12. Định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết để báocáo theo quy định. Khi có những vấn đề đặc biệt đột xuất phải báo cáo ngay đểxin ý kiến cấp trên.

13. Giáo dục động viên các thành viên trongbệnh viện thực hiện tốt nhiệm vụ của bệnh viện.

II. QUYỀN HẠN:

1. Chủ trì các buổi họp giao ban, hội chuẩn,kiểm thảo người bệnh tử vong liên khoa hoặc toàn bệnh viện.

2. Quyết định về công tác tổ chức cán bộ theothẩm quyền

3. Kiểm tra, xem xét, quyết định về thu chitài chính.

4. Thành lập các hội đồng tư vấn.

5. Đề nghị cấp trên hoặc quyết định theo thẩmquyền về việc đề bạt, khen thưởng kỷ luật đối với mọi thành viên trong bệnhviện.

6. Đình chỉ những hoạt động của các thànhviên trong bệnh viện có hành vi trái pháp luật, trái quy chế bệnh viện hoặc xétthấy có hại cho sức khỏe người bệnh.

7. Khi vắng mặt tại bệnh viện phải ủy quyềncho phó giám đốc.

8. Không được quyền ra những quyết định tráivới pháp luật và trái với quy chế bệnh viện.

2. PHÓ GIÁMĐỐC

Phó giám đốc là người giúp giám đốc về từngmặt công tác do giám đốc phân công và chịu trách nhiệm trước giám đốc về nhữngquyết định của mình. Phó giám đốc được quyền thay giám đốc giải quyết nhữngcông việc theo giấy ủy quyền của giám đốc và phải báo cáo lại những công việcđã giải quyết với giám đốc.

3. HỘI ĐỒNGKHOA HỌC

I. NHIỆM VỤ:

Hội đồng khoa học bệnh viện là tổ chức tư vấncho giám đốc bệnh viện về các vấn đề sau:

1. Xây dựng định hướng về công tác nghiên cứukhoa học.

2. Kế hoạch phát triển khoa học kỹ thuật củabệnh viện.

3. Kế hoạch đào tạo cán bộ

4. Kế hoạch đầu tư, mua sắm: Thiết bị y tế,thuốc và các yêu cầu phát triển cơ sở hạ tầng của bệnh viện.

5. Giám định kỹ thuật về khám bệnh, chữa bệnhvà thẩm định các đề tài nghiên cứu.

6. Các vấn đề khác mà giám đốc cần tham khảo.

II. TỔ CHỨC:

1. Các ủy viên hội đồng bao gồm những cán bộcó trình độ chuyên môn sâu và kinh nghiệm quản lý thuộc các lĩnh vực chuyênkhoa do giám đốc lựa chọn và quyết định.

2. Chủ tịch hội đồng là người có trình độ kỹthuật cao, có phẩm chất đạo đức tốt do giám đốc cử.

3. Ủy viên thường trực kiêm thư ký hội đồnglà trưởng phòng kế hoạch tổng hợp.

III. LỀ LỐI LÀM VIỆC:

1. Họp định kỳ: Mỗi năm họp 4 kỳ do Chủ tịchhội đồng triệu tập sau khi có ý kiến thống nhất của giám đốc.

2. Họp bất thường do giám đốc yêu cầu, chủtịch hội đồng triệu tập.

3. Nội dung họp:

a. Giám đốc trình bày trước hội đồng nhữngnội dung cần tư vấn đã nêu ở phần I hoặc những vấn đề cần trao đổi.

b. Hội đồng thảo luận phân tích và đề xuất ýkiến để giám đốc xem xét quyết định.

c. Thư ký hội đồng có trách nhiệm ghi biênbản và biên bản được thông qua hội đồng.

4. TRƯỞNGPHÒNG KẾ HOẠCH TỔNG HỢP

Dưới sự lãnh đạo của giám đốc bệnh viện,trưởng phòng kế hoạch tổng hợp chịu trách nhiệm giúp giám đốc tổ chức thực hiệncông tác nghiệp vụ chuyên môn của bệnh viện.

I. NHIỆM VỤ

1. Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện toàn bộcông tác của phòng kế hoạch tổng hợp.

2. Tổ chức công tác giao ban, hội chẩn, hộithảo, kiểm thảo tử vong liên khoa và toàn bệnh viện và tổ chức ghi chép biênbản để lưu trữ hồ sơ.

3. Chỉ đạo và thường xuyên kiểm tra, đôn đốcthực hiện quy chế bệnh viện.

4. Nắm vững số lượng người bệnh vào viện, raviện, chuyển viện, tử vong: các trường hợp cấp cứu, bệnh nặng và các bệnhtruyền nhiễm nguy hiểm gây dịch. Thường xuyên kiểm tra công tác cấp cứu vàthường trực của các khoa, trong bệnh viện.

5. Tổ chức phối hợp công tác giữa các khoakhám bệnh, khoa lâm sàng và khoa cận lâm sàng.

6. Tổ chức chỉ đạo công tác báo cáo thống kê,sổ sách hồ sơ bệnh án của các khoa trong bệnh viện. Hướng dẫn tuyến dưới rútkinh nghiệm kịp thời các vấn đề về chuyên môn kỹ thuật.

7. Tổ chức đào tạo liên tục cho các thànhviên trong bệnh viện và tuyến dưới để nâng cấp kỹ thuật. Thực hiện tốt mối quanhệ bệnh viện và các trường có quan hệ chặt chẽ với giáo vụ các trường để có kếhoạch phối hợp đảm bảo chất lượng công tác giảng dạy, học tập, thực tập cho họcviên và công tác điều trị người bệnh.

8. Tổ chức công tác nghiên cứu khoa học, hợptác quốc tế, sơ kết, tổng kết kinh nghiệm điều trị toàn bệnh viện.

9. Có kế hoạch tổ chức chỉ đạo chuyên khoacho tuyến dưới với mục tiêu hướng về cộng đồng để thực hiện tốt công tác chămsóc sức khỏe ban đầu.

10. Lập kế hoạch phòng chống thảm họa và cáctrường hợp bất thường để trình giám đốc phê duyệt và tổ chức thực hiện.

II. QUYỀN HẠN:

1. Chủ trì giao ban phòng hàng ngày và thamdự giao ban với các khoa khi cần thiết.

2. Dự các buổi giao ban bệnh viện: các buổihội chẩn, kiểm thảo tử vong khoa, liên khoa và bệnh viện; các hội thảo khoahọc. Ghi chép biên bản các buổi giao ban, hội chẩn, kiểm thảo tử vong bệnhviện.

3. Bố trí nhân lực trong phòng cho phù hợpvới công việc.

4. Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, quy chếbệnh viện. Đánh giá hoạt động chuyên môn của các khoa, trong bệnh viện để trìnhgiám đốc.

5. Nhận xét về tinh thần thái độ trách nhiệm,khả năng công tác của các thành viên trong phòng để trình giám đốc xem xét, bổnhiệm, đề bạt, khen thưởng và kỷ luật.

6. Tham gia các hội đồng theo quy định củaNhà nước và sự phân công của giám đốc.

5. TRƯỞNGPHÒNG Y TÁ (ĐIỀU DƯỠNG)

Dưới sự lãnh đạo của giám đốc bệnh viện,trưởng phòng y tá (điều dưỡng) bệnh viện chịu trách nhiệm giúp giám đốc tổ chức,thực hiện việc chăm sóc người bệnh toàn diện.

I. NHIỆM VỤ:

1. Tổ chức thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ củaphòng y tá (điều dưỡng)

2. Xây dựng kế hoạch hoạt động của phòng y tá(điều dưỡng), của y tá (điều dưỡng) trưởng khoa, nữ hộ sinh trưởng khoa, kỹ thuậtviên trưởng khoa trong bệnh viện.

3. Kiểm tra đôn đốc y tá (điều dưỡng), nữ hộsinh, kỹ thuật viên và hộ lý thực hiện quy chế bệnh viện, quy định kỹ thuậtbệnh viện các nhiệm vụ thường quy. Báo cáo kịp thời giám đốc bệnh viện các việcđột xuất xảy ra ở các khoa.

4. Hướng dẫn y tá (điều dưỡng) trưởng khoaxây dựng bảng mô tả công việc cho y tá (điều dưỡng), nữ hộ sinh, kỹ thuật viênvà hộ lý trong bệnh viện.

5. Tham gia nghiên cứu khoa học, huấn luyệnvà chỉ đạo tuyến trong lĩnh vực chăm sóc người bệnh.

6. Dự trù, phân bổ vật tư tiêu hao và dụng cụy tế cho công tác chăm sóc phục vụ người bệnh và giám sát sử dụng vật tư tiêuhao đảm bảo tiết kiệm và chống lãng phí.

7. Hướng dẫn và kiểm tra việc ghi sổ sách,phiếu theo dõi, phiếu chăm sóc cho y tá (điều dưỡng), nữ hộ sinh, kỹ thuật viêntrong bệnh viện.

8. Chỉ đạo và giám sát công tác vệ sinh buồngbệnh, buồng thủ thuật.

9. Ủy viên thường trực kiêm thư ký hội đồngngười bệnh cấp bệnh viện.

10. Định kỳ sơ kết, tổng kết, báo cáo côngtác y tá (điều dưỡng) lên giám đốc bệnh viện.

II. QUYỀN HẠN:

1. Chủ trì giao ban phòng hàng ngày và dựgiao ban bệnh viện.

2. Chủ trì các cuộc họp của y tá (điều dưỡng)trưởng khoa, bệnh viện.

3. Đề xuất ý kiến với giám đốc về vấn đềtuyển dụng, thuyên chuyển, khen thưởng, kỷ luật, tăng lương và học tập đối vớiy tá (điều dưỡng), nữ hộ sinh, kỹ thuật viên và hộ lý.

4. Đề nghị với giám đốc bệnh viện về việc bổnhiệm hoặc thôi chức vụ y tá (điều dưỡng) trưởng khoa, nữ hộ sinh trưởng khoavà kỹ thuật viên trưởng khoa.

5. Điều động tạm thời y tá (điều dưỡng) và hộlý khi cần để kịp thời chăm sóc và phục vụ người bệnh.

6. Đề nghị cấp phát bổ sung vật tư tiêu haocho các khoa khi có yêu cầu đột xuất.

7. Được tham gia các hội đồng theo quy địnhcủa Nhà nước và sự phân công của giám đốc.

6. TRƯỞNGPHÒNG CHỈ ĐẠO TUYẾN

Dưới sự lãnh đạo của giám đốc bệnh viện,trưởng phòng chỉ đạo tuyến chịu trách nhiệm giúp giám đốc tổ chức, thực hiệncông tác chỉ đạo tuyến.

I. NHIỆM VỤ:

1. Lập kế hoạch công tác chỉ đạo tuyến trìnhgiám đốc bệnh viện phê duyệt và tổ chức thực hiện.

2. Phối hợp với các chuyên khoa tổ chức thựchiện đào tạo liên tục cho các viên chức tuyến dưới.

3. Tổ chức các đợt công tác, các đoàn côngtác hỗ trợ tuyến dưới thực hiện các chương trình y tế quốc gia, chăm sóc sứckhỏe ban đầu.

4. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra đánh giá hiệuquả công tác hoạt động chuyên môn kỹ thuật của tuyến dưới.

5. Định kỳ sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệmvề công tác chỉ đạo tuyến, báo cáo giám đốc bệnh viện.

II. QUYỀN HẠN:

1. Chủ trì giao ban phòng hàng ngày và dựgiao ban bệnh viện.

2. Bố trí nhân lực trong phòng cho phù hợpvới công việc.

3. Điều phối các chuyên khoa cử người thamgia chỉ đạo tuyến.

4. Nhận xét về tinh thần thái độ, tráchnhiệm, khả năng công tác của các thành viên trong phòng để trình giám đốc xemxét, bổ nhiệm đề bạt, khen thưởng và kỷ luật.

5. Được tham gia các hội đồng theo quy địnhcủa Nhà nước và sự phân công của giám đốc.

7. TRƯỞNGPHÒNG VẬT TƯ, THIẾT BỊ Y TẾ.

Dưới sự lãnh đạo của giám đốc bệnh viện,trưởng phòng vật tư, thiết bị y tế chịu trách nhiệm giúp giám đốc tổ chức, thựchiện công tác quản lý và sử dụng mọi vật tư, thiết bị y tế.

I. NHIỆM VỤ:

1. Lập kế hoạch công tác vật tư, thiết bị ytế trình giám đốc bệnh viện phê duyệt và tổ chức thực hiện.

2. Giới thiệu các loại vật tư chuyên dùng vàcác thiết bị y tế để các trưởng khoa xem xét và dự trù; tổng hợp thành kế hoạchchung trình giám đốc phê duyệt và tổ chức thực hiện.

3. Tổ chức đấu thầu việc mua sắm, sửa chữathanh lý vật tư, thiết bị y tế theo quy định hiện hành của Nhà nước.

4. Thực hiện chế độ kiểm tra sử dụng và bảoquản thiết bị y tế theo chế độ quy định, có nhận xét để báo cáo giám đốc.

5. Kiểm tra công tác an toàn và vệ sinh laođộng; đặc biệt chú ý các loại thiết bị y tế trực tiếp điều trị người bệnh.

6. Phân công người thường trực liên tục 24giờ để giải quyết những yêu cầu đột xuất về thiết bị y tế phục vụ người bệnh.

7. Tổ chức đào tạo thường xuyên cho nhữngviên chức vận hành thiết bị y tế của bệnh viện; các bệnh viện tuyến dưới có nhucầu nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ và sử dụng có hiệu quả thiết bị y tế.

II. QUYỀN HẠN:

1. Chủ trì giao ban phòng hàng ngày và dựgiao ban bệnh viện.

2. Bố trí nhân lực trong phòng cho phù hợpvới công việc.

3. Nhận xét từng thành viên trong phòng vềnăng lực, khả năng chuyên môn, tinh thần phục vụ để trình giám đốc xét khenthưởng, đề bạt, kỷ luật.

4. Kiểm tra các đơn vị trong bệnh viện vềquản lý và sử dụng vật tư thiết bị y tế theo quy định.

5. Được tham gia các hội đồng theo quy địnhcủa Nhà nước và sự phân công của giám đốc.

8. TRƯỞNG PHÒNGHÀNH CHÍNH QUẢN TRỊ

Dưới sự lãnh đạo của giám đốc bệnh viện,trưởng phòng hành chính quản trị chịu trách nhiệm giúp giám đốc tổ chức, thựchiện về công tác hành chính quản trị.

I. NHIỆM VỤ:

1. Lập kế hoạch công tác của phòng trình giámđốc phê duyệt và tổ chức thực hiện.

2. Lập kế hoạch cung cấp, dự trù mua sắm vậttư thông dụng, vật liệu theo từng thời gian để trình giám đốc phê duyệt và tổchức thực hiện.

3. Thẩm xét các dự trù mua sắm vật tư, thôngdụng, vật liệu, nắm vững nguồn kinh phí để có kế hoạch chi tiêu hợp lý, bảo đảmcác nguyên tắc tài chính.

4. Quản lý tài sản của bệnh viện: Nhà cửa,thiết bị thông dụng, sổ sách, biểu mẫu thống kê. Tiến hành chế độ kiểm kê địnhkỳ, sắp xếp kho tàng hợp lý, thường xuyên tiến hành sửa chữa, bảo dưỡng duy tunhà cửa, thiết bị thanh lý tài sản theo đúng chế độ quy định.

5. Định kỳ tổ chức kiểm tra chế độ bảo quản,sử dụng và vận hành thiết bị thông dụng trong bệnh viện.

6. Cung cấp vật tư thông dụng theo yêu cầuchuyên môn phù hợp với khả năng kinh phí của bệnh viện được cấp. Có kế hoạchtiết kiệm và thực hiện chống tham ô, lãng phí.

7. Tổ chức chỉ đạo và thực hiện công tác vậnchuyển trong và ngoài bệnh viện. Sử dụng hợp lý, có hiệu quả các phương tiệnvận chuyển của bệnh viện.

Xem thêm: Pan Ruk Pan Rai (2013) Ep 22 End, Dòng Đời Nghiệt Ngã

8. Thực hiện và kiểm tra giám sát công tác vệsinh ngoại cảnh nơi công cộng.

9. Đảm bảo

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *