CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO SỐ 43/2007/QĐ-BGDĐT NGÀY 15 THÁNG 08 NĂM 2007 BAN HÀNH QUY CHẾ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG HỆ CHÍNH QUY THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ

BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀĐÀO TẠO

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05 tháng 11năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổchức của bộ, cơ quan ngang bộ;

Căn cứ Nghị định số 85/2003/NĐ-CP ngày 18 tháng 7năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổchức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Đại học và Sau đạihọc,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế đào tạođại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ.

Đang xem: Quy chế 43 của bộ giáo dục và đào tạo

Điều 2.Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày,kể từ ngày đăng Công báo. Quyết định này thay Quyết định số 31/2001/QĐ-BGD &ĐT ngày 30 tháng 7 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đàotạo về việc thí điểm tổ chức đào tạo, kiểm tra, thi và công nhận tốt nghiệp đạihọc, cao đẳng hệ chính quy theo học chế tín chỉ.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Đại học và SauĐại học, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giámđốc các đại học, học viện; Hiệu trưởng các trường đại học, trường cao đẳng chịutrách nhiệm thi hành Quyết định này.

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

Bành Tiến Long

QUYCHẾ

ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG HỆ CHÍNH QUY THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ

(Ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 8năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

CHƯƠNG I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Quy chế nàyquy định đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ, bao gồm:tổ chức đào tạo; kiểm tra và thi học phần; xét và công nhận tốt nghiệp.

2. Quy chế này ápdụng đối với sinh viên các khoá đào tạo hệ chính quy ở trình độ đại học và cao đẳngtrong các đại học, học viện, trường đại học và trường cao đẳng (sau đây gọi tắtlà trường) thực hiện theo hình thức tích luỹ tín chỉ.

Điều 2. Chương trình giáo dục đại học

1. Chương trìnhgiáo dục đại học (sau đây gọi tắt là chương trình) thể hiện mục tiêu giáo dục đạihọc, quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục đạihọc, phương pháp và hình thức đào tạo, cách thức đánh giá kết quả đào tạo đối vớimỗi học phần, ngành học, trình độ đào tạo của giáo dục đại học.

2. Chương trình đượccác trường xây dựng trên cơ sở chương trình khung do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đàotạo ban hành.

Mỗi chương trìnhgắn với một ngành (kiểu đơn ngành) hoặc với một vài ngành (kiểu song ngành; kiểungành chính – ngành phụ; kiểu 2 văn bằng).

3. Chương trình đượccấu trúc từ các học phần thuộc hai khối kiến thức: giáo dục đại cương và giáo dụcchuyên nghiệp.

Điều 3. Học phần và Tín chỉ

1. Học phần là khốilượng kiến thức tương đối trọn vẹn, thuận tiện cho sinh viên tích luỹ trong quátrình học tập. Phần lớn học phần có khối lượng từ 2 đến 4 tín chỉ, nội dung đượcbố trí giảng dạy trọn vẹn và phân bố đều trong một học kỳ. Kiến thức trong mỗihọc phần phải gắn với một mức trình độ theo năm học thiết kế và được kết cấu riêngnhư một phần của môn học hoặc được kết cấu dưới dạng tổ hợp từ nhiều môn học. Từnghọc phần phải được ký hiệu bằng một mã số riêng do trường quy định.

2. Có hai loại họcphần: học phần bắt buộc và học phần tự chọn.

a) Học phần bắtbuộc là học phần chứa đựng những nội dung kiến thức chính yếu của mỗi chương trìnhvà bắt buộc sinh viên phải tích lũy;

b) Học phần tự chọnlà học phần chứa đựng những nội dung kiến thức cần thiết, nhưng sinh viên đượctự chọn theo hướng dẫn của trường nhằm đa dạng hoá hướng chuyên môn hoặc được tựchọn tuỳ ý để tích luỹ đủ số học phần quy định cho mỗi chương trình.

3. Tín chỉ được sửdụng để tính khối lượng học tập của sinh viên. Một tín chỉ được quy định bằng15 tiết học lý thuyết; 30 – 45 tiết thực hành, thí nghiệm hoặc thảo luận; 45 -90 giờ thực tập tại cơ sở; 45 – 60 giờ làm tiểu luận, bài tập lớn hoặc đồ án,khoá luận tốt nghiệp.

Đối với những họcphần lý thuyết hoặc thực hành, thí nghiệm, để tiếp thu được một tín chỉ sinh viênphải dành ít nhất 30 giờ chuẩn bị cá nhân.

Hiệu trưởng cáctrường quy định cụ thể số tiết, số giờ đối với từng học phần cho phù hợp với đặcđiểm của trường.

4. Đối với nhữngchương trình, khối lượng của từng học phần đã được tính theo đơn vị học trình,thì 1,5 đơn vị học trình được quy đổi thành 1 tín chỉ.

5. Một tiết học đượctính bằng 50 phút.

Điều 4. Thời gian hoạt động giảng dạy

Thời gian hoạt độnggiảng dạy của trường được tính từ 8 giờ đến 20 giờ hằng ngày. Tuỳ theo tình hìnhthực tế của trường, Hiệu trưởng quy định cụ thể thời gian hoạt động giảng dạy củatrường.

Tuỳ theo số lượngsinh viên, số lớp học cần tổ chức và điều kiện cơ sở vật chất của trường, trưởngphòng đào tạo sắp xếp thời khóa biểu hàng ngày cho các lớp.

Điều 5. Đánh giá kết quả học tập

Kết quả học tập củasinh viên được đánh giá sau từng học kỳ qua các tiêu chí sau:

1. Số tín chỉ củacác học phần mà sinh viên đăng ký học vào đầu mỗi học kỳ (gọi tắt là khối lượnghọc tập đăng ký).

2. Điểm trung bìnhchung học kỳ là điểm trung bình có trọng số của các học phần mà sinh viên đăngký học trong học kỳ đó, với trọng số là số tín chỉ tương ứng của từng học phần.

3. Khối lượng kiếnthức tích lũy là khối lượng tính bằng tổng số tín chỉ của những học phần đã đượcđánh giá theo thang điểm chữ A, B, C, D tính từ đầu khóa học.

4. Điểm trung bìnhchung tích lũy là điểm trung bình của các học phần và được đánh giá bằng các điểmchữ A, B, C, D mà sinh viên đã tích lũy được, tính từ đầu khóa học cho tới thờiđiểm được xem xét vào lúc kết thúc mỗi học kỳ.

CHƯƠNG IITỔ CHỨC ĐÀO TẠO

Điều 6. Thời gian và kế hoạch đào tạo

1. Các trường tổchức đào tạo theo khoá học, năm học và học kỳ.

a) Khoá học là thờigian thiết kế để sinh viên hoàn thành một chương trình cụ thể. Tuỳ thuộc chươngtrình, khoá học được quy định như sau:

– Đào tạo trình độcao đẳng được thực hiện từ hai đến ba năm học tùy theo ngành nghề đào tạo đối vớingười có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp; từmột năm rưỡi đến hai năm học đối với người có bằng tốt nghiệp trung cấp cùng ngànhđào tạo;

– Đào tạo trình độđại học được thực hiện từ bốn đến sáu năm học tùy theo ngành nghề đào tạo đối vớingười có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp; từhai năm rưỡi đến bốn năm học đối với người có bằng tốt nghiệp trung cấp cùng ngànhđào tạo; từ một năm rưỡi đến hai năm học đối với người có bằng tốt nghiệp cao đẳngcùng ngành đào tạo.

b) Một năm học cóhai học kỳ chính, mỗi học kỳ chính có ít nhất 15 tuần thực học và 3 tuần thi.Ngoài hai học kỳ chính, Hiệu trưởng xem xét quyết định tổ chức thêm một kỳ họcphụ để sinh viên có điều kiện được học lại; học bù hoặc học vượt. Mỗi học kỳ phụcó ít nhất 5 tuần thực học và 1 tuần thi.

2. Căn cứ vào khốilượng và nội dung kiến thức tối thiểu quy định cho các chương trình, Hiệu trưởngdự kiến phân bổ số học phần cho từng năm học, từng học kỳ.

3. Thời gian tối đahoàn thành chương trình bao gồm: thời gian thiết kế cho chương trình quy định tạikhoản 1 của Điều này, cộng với 2 học kỳ đối với các khoá học dưới 3 năm; 4 họckỳ đối với các khoá học từ 3 đến dưới 5 năm; 6 học kỳ đối với các khoá học từ 5đến 6 năm.

Tùy theo điều kiệnđào tạo của nhà trường, Hiệu trưởng quy định thời gian tối đa cho mỗi chương trình,nhưng không được vượt quá hai lần so với thời gian thiết kế cho chương trình đó.

Các đối tượng đượchưởng chính sách ưu tiên theo quy định tại Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳnghệ chính quy không bị hạn chế về thời gian tối đa để hoàn thành chương trình.

Điều 7. Đăng ký nhập học

1. Khi đăng ký vàohọc hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ tại trường đại học, trường cao đẳng, ngoàicác giấy tờ phải nộp theo quy định tại Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệchính quy hiện hành, sinh viên phải nộp cho phòng đào tạo đơn xin học theo hệthống tín chỉ theo mẫu do trường quy định. Tất cả giấy tờ khi sinh viên nhập họcphải được xếp vào túi hồ sơ của từng cá nhân do phòng đào tạo của trường quản lý.

2. Sau khi xem xétthấy đủ điều kiện nhập học, phòng đào tạo trình Hiệu trưởng ký quyết định côngnhận người đến học là sinh viên chính thức của trường và cấp cho họ:

a. Thẻ sinh viên;

b. Sổ đăng ký họctập;

c. Phiếu nhận cốvấn học tập.

3. Mọi thủ tục đăngký nhập học phải được hoàn thành trong thời hạn theo quy định tại Quy chế tuyểnsinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành.

4. Sinh viên nhậphọc phải được trường cung cấp đầy đủ các thông tin về mục tiêu, nội dung và kếhoạch học tập của các chương trình, quy chế đào tạo, nghĩa vụ và quyền lợi củasinh viên.

Điều 8. Sắp xếp sinh viên vào học các chương trình hoặcngành đào tạo

1. Đối với nhữngtrường xác định điểm trúng tuyển theo chương trình (hoặc theo ngành đào tạo)trong kỳ thi tuyển sinh, thì những thí sinh đạt yêu cầu xét tuyển được trường sắpxếp vào học các chương trình (hoặc ngành đào tạo) đã đăng ký.

2. Đối với nhữngtrường xác định điểm trúng tuyển theo nhóm chương trình (hoặc theo nhóm ngành đàotạo) trong kỳ thi tuyển sinh, đầu khoá học trường công bố công khai chỉ tiêu đàotạo cho từng chương trình (hoặc từng ngành đào tạo). Căn cứ vào đăng ký chọn chươngtrình (hoặc ngành đào tạo), điểm thi tuyển sinh và kết quả học tập, trường sắpxếp sinh viên vào các chương trình (hoặc ngành đào tạo). Mỗi sinh viên được đăngký một số nguyện vọng chọn chương trình (hoặc ngành đào tạo) theo thứ tự ưu tiên.Hiệu trưởng quy định số lượng và tiêu chí cụ thể đối với từng chương trình (hoặcngành đào tạo) để sinh viên đăng ký.

Điều 9. Tổ chức lớp học

Lớp học được tổchức theo từng học phần dựa vào đăng ký khối lượng học tập của sinh viên ở từnghọc kỳ. Hiệu trưởng quy định số lượng sinh viên tối thiểu cho mỗi lớp học tùytheo từng loại học phần được giảng dạy trong trường. Nếu số lượng sinh viên đăngký thấp hơn số lượng tối thiểu quy định thì lớp học sẽ không được tổ chức vàsinh viên phải đăng ký chuyển sang học những học phần khác có lớp, nếu chưa đảmbảo đủ quy định về khối lượng học tập tối thiểu cho mỗi học kỳ.

Điều 10. Đăng ký khối lượng học tập

1. Đầu mỗi năm học,trường phải thông báo lịch trình học dự kiến cho từng chương trình trong từng họckỳ, danh sách các học phần bắt buộc và tự chọn dự kiến sẽ dạy, đề cương chi tiết,điều kiện tiên quyết để được đăng ký học cho từng học phần, lịch kiểm tra vàthi, hình thức kiểm tra và thi đối với các học phần.

2. Trước khi bắt đầumỗi học kỳ, tùy theo khả năng và điều kiện học tập của bản thân, từng sinh viênphải đăng ký học các học phần dự định sẽ học trong học kỳ đó với phòng đào tạocủa trường. Có 3 hình thức đăng ký các học phần sẽ học trong mỗi học kỳ: đăng kýsớm, đăng ký bình thường và đăng ký muộn.

a. Đăng ký sớm làhình thức đăng ký được thực hiện trước thời điểm bắt đầu học kỳ 2 tháng;

b. Đăng ký bìnhthường là hình thức đăng ký được thực hiện trước thời điểm bắt đầu học kỳ 2 tuần;

c. Đăng ký muộn làhình thức đăng ký được thực hiện trong 2 tuầnđầu của học kỳ chính hoặc trong tuần đầu của học kỳ phụ cho những sinhviên muốn đăng ký học thêm hoặc đăng ký học đổi sang học phần khác khi không cólớp.

Tuỳ điều kiện đàotạo của từng trường, Hiệu trưởng xem xét, quyết định các hình thức đăng ký thíchhợp.

3. Khối lượng học tập tối thiểu mà mỗi sinh viên phải đăngký trong mỗi học kỳ được quy định như sau:

a. 14 tín chỉ chomỗi học kỳ, trừ học kỳ cuối khóa học, đối với những sinh viên được xếp hạng họclực bình thường;

b. 10 tín chỉ chomỗi học kỳ, trừ học kỳ cuối khóa học, đối với những sinh viên đang trong thờigian bị xếp hạng học lực yếu.

c. Không quy địnhkhối lượng học tập tối thiểu đối với sinh viên ở học kỳ phụ.

4. Sinh viên đangtrong thời gian bị xếp hạng học lực yếu chỉ được đăng ký khối lượng học tập khôngquá 14 tín chỉ cho mỗi học kỳ. Không hạn chế khối lượng đăng ký học tập của nhữngsinh viên xếp hạng học lực bình thường.

5. Việc đăng ký cáchọc phần sẽ học cho từng học kỳ phải bảo đảm điều kiện tiên quyết của từng học phầnvà trình tự học tập của mỗi chương trình cụ thể.

6. Phòng đào tạocủa trường chỉ nhận đăng ký khối lượng học tập của sinh viên ở mỗi học kỳ khi đãcó chữ ký chấp thuận của cố vấn học tập trong sổ đăng ký học tập hoặc theo quy địnhcủa Hiệu trưởng. Khối lượng đăng ký học tập của sinh viên theo từng học kỳ phảiđược ghi vào phiếu đăng ký học do phòng đào tạo của trường lưu giữ.

Điều 11. Rút bớt học phần đã đăng ký

1. Việc rút bớt họcphần trong khối lượng học tập đã đăng ký chỉ được chấp nhận sau 6 tuần kể từ đầuhọc kỳ chính, nhưng không muộn quá 8 tuần; sau 2 tuần kể từ đầu học kỳ phụ, nhưngkhông muộn quá 4 tuần. Ngoài thời hạn trên học phần vẫn được giữ nguyên trongphiếu đăng ký học và nếu sinh viên không đi học sẽ được xem như tự ý bỏ học vàphải nhận điểm F.

2. Điều kiện rútbớt các học phần đã đăng ký:

a. Sinh viên phảitự viết đơn gửi phòng đào tạo của trường;

b. Được cố vấn họctập chấp thuận hoặc theo quy định của Hiệu trưởng;

c. Không vi phạmkhoản 2 Điều 10 của Quy chế này.

Sinh viên chỉ đượcphép bỏ lớp đối với học phần xin rút bớt, sau khi giảng viên phụ trách nhận giấybáo của phòng đào tạo.

Điều 12. Đăng ký học lại

1. Sinh viên có họcphần bắt buộc bị điểm F phải đăng ký học lại học phần đó ở một trong các học kỳtiếp theo cho đến khi đạt điểm A, B, C hoặc D.

2. Sinh viên có họcphần tự chọn bị điểm F phải đăng ký học lại học phần đó hoặc học đổi sang họcphần tự chọn tương đương khác.

3. Ngoài các trườnghợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 của Điều này, sinh viên được quyền đăng kýhọc lại hoặc học đổi sang học phần khác đối với các học phần bị điểm D để cảithiện điểm trung bình chung tích lũy.

Điều 13. Nghỉ ốm

Sinh viên xin nghỉốm trong quá trình học hoặc trong đợt thi, phải viết đơn xin phép gửi trưởngkhoa trong vòng một tuần kể từ ngày ốm, kèm theo giấy chứng nhận của cơ quan ytế trường, hoặc y tế địa phương hoặc của bệnh viện.

Điều 14. Xếp hạng năm đào tạo và học lực

1. Sau mỗi học kỳ,căn cứ vào khối lượng kiến thức tích lũy, sinh viên được xếp hạng năm đào tạonhư sau:

a) Sinh viên năm thứ nhất:

Nếu khối lượng kiến thức tích lũy dưới 30 tín chỉ;

b) Sinh viên năm thứ hai:

Nếu khối lượng kiến thức tích lũy từ 30 tín chỉ đến dưới 60 tín chỉ;

c) Sinh viên năm thứ ba:

Nếu khối lượng kiến thức tích lũy từ 60 tín chỉ đến dưới 90 tín chỉ;

d) Sinh viên năm thứ tư:

Nếu khối lượng kiến thức tích lũy từ 90 tín chỉ đến dưới 120 tín chỉ;

đ) Sinh viên năm thứ năm:

Nếu khối lượng kiến thức tích lũy từ 120 tín chỉ đến dưới 150 tín chỉ;

e) Sinh viên năm thứ sáu:

Nếu khối lượng kiến thức tích lũy từ 150 tín chỉ trở lên.

2. Sau mỗi học kỳ,căn cứ vào điểm trung bình chung tích luỹ, sinh viên được xếp hạng về học lựcnhư sau:

a. Hạng bình thường:Nếu điểm trung bình chung tích lũy đạt từ 2,00 trở lên.

b. Hạng yếu: Nếu điểmtrung bình chung tích lũy đạt dưới 2,00, nhưng chưa rơi vào trường hợp bị buộcthôi học.

3. Kết quả học tậptrong học kỳ phụ được gộp vào kết quả học tập trong học kỳ chính ngay trước họckỳ phụ để xếp hạng sinh viên về học lực.

Điều 15. Nghỉ học tạm thời

1. Sinh viên đượcquyền viết đơn gửi Hiệu trưởng xin nghỉ học tạm thời vàbảo lưu kết quả đã học trong các trường hợpsau:

a) Được điều độngvào các lực lượng vũ trang;

b) Bị ốm hoặc tainạn phải điều trị thời gian dài, nhưng phải có giấy xác nhận của cơ quan y tế;

c) Vì nhu cầu cánhân. Trường hợp này, sinh viên phải học ít nhất một học kỳ ở trường, không rơivào các trường hợp bị buộc thôi học quy định tại Điều 16 của Quy chế này và phảiđạt điểm trung bình chung tích lũy không dưới 2,00. Thời gian nghỉ học tạm thờivì nhu cầu cá nhân phải được tính vào thời gian học chính thức quy định tại khoản3 Điều 6 của Quy chế này.

2. Sinh viên nghỉhọc tạm thời, khi muốn trở lại học tiếp tại trường, phải viết đơn gửi Hiệu trưởngít nhất một tuần trước khi bắt đầu học kỳ mới .

Điều 16. Bị buộc thôi học

1. Sau mỗi học kỳ,sinh viên bị buộc thôi học nếu rơi vào một trong các trường hợp sau:

a. Có điểm trungbình chung học kỳ đạt dưới 0,80 đối với học kỳ đầu của khóa học; đạt dưới 1,00 đốivới các học kỳ tiếp theo hoặc đạt dưới 1,10 đối với 2 học kỳ liên tiếp;

b. Có điểm trungbình chung tích lũy đạt dưới 1,20 đối với sinh viên năm thứ nhất; dưới 1,40 đốivới sinh viên năm thứ hai; dưới 1,60 đối với sinh viên năm thứ ba hoặc dưới1,80 đối với sinh viên các năm tiếp theo và cuối khoá;

c. Vượt quá thờigian tối đa được phép học tại trường quy định tại khoản 3 Điều 6 của Quy chế này;

d. Bị kỷ luật lầnthứ hai vì lý do đi thi hộ hoặc nhờ người thi hộ theo quy định tại khoản 2 Điều29 của Quy chế này hoặc bị kỷ luật ở mức xoá tên khỏi danh sách sinh viên củatrường.

2. Chậm nhất là mộttháng sau khi sinh viên có quyết định buộc thôi học,trường phải thông báo trả về địa phương nơisinh viên có hộ khẩu thường trú. Trường hợp tại trường sinh viên đã học hoặc tạinhững trường khác có các chương trình đào tạo ở trình độ thấp hơn hoặc chươngtrình giáo dục thường xuyên tương ứng, thì những sinh viên thuộc diện bị buộcthôi học quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 của Điều này, được quyền xin xétchuyển qua các chương trình đó và được bảo lưu một phần kết quả học tập ở chươngtrình cũ khi học ở các chương trình mới này. Hiệu trưởng xem xét quyết định chobảo lưu kết quả học tập đối với từng trường hợp cụ thể.

Xem thêm: Cái Gì Đàn Ông Có Mà Đàn Bà Không Có Đáp Án Hay Nhất Năm 2020

Điều 17. Học cùng lúc hai chương trình

1. Sinh viên họccùng lúc hai chương trình là sinh viên có nhu cầu đăng ký học thêm một chươngtrình thứ hai để khi tốt nghiệp được cấp hai văn bằng.

2. Điều kiện để họccùng lúc hai chương trình:

a. Ngành đào tạochính ở chương trình thứ hai phải khác ngành đào tạo chính ở chương trình thứnhất;

b. Sau khi đã kếtthúc học kỳ thứ nhất năm học đầu tiên của chương trình thứ nhất;

c. Sinh viên khôngthuộc diện xếp hạng học lực yếu ở chương trình thứ nhất;

3. Sinh viên đanghọc thêm chương trình thứ hai, nếu rơi vào diện bị xếp hạng học lực yếu của chươngtrình thứ hai, phải dừng học thêm chương trình thứ hai ở học kỳ tiếp theo.

4. Thời gian tối đađược phép học đối với sinh viên học cùng lúc hai chương trình là thời gian tối đaquy định cho chương trình thứ nhất, quy định tại khoản 3 Điều 6 của Quy chế này.Khi học chương trình thứ hai, sinh viên được bảo lưu điểm của những học phần cónội dung và khối lượng kiến thức tương đương có trong chương trình thứ nhất.

5. Sinh viên chỉ đượcxét tốt nghiệp chương trình thứ hai, nếu có đủ điều kiện tốt nghiệp ở chương trìnhthứ nhất.

Điều 18. Chuyển trường

1. Sinh viên đượcxét chuyển trường nếu có các điều kiện sau đây:

a. Trong thờigian học tập, nếu gia đình chuyển nơi cư trú hoặc sinh viên có hoàn cảnh khó khăn,cần thiết phải chuyển đến trường gần nơi cư trú của gia đình để thuận lợi tronghọc tập;

b. Xin chuyển đếntrường có cùng ngành hoặc thuộc cùng nhóm ngành với ngành đào tạo mà sinh viên đanghọc;

c. Được sự đồng ýcủa Hiệu trưởng trường xin chuyển đi và trường xin chuyển đến;

d. Không thuộc mộttrong các trường hợp không được phép chuyển trường quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Sinh viên khôngđược phép chuyển trường trong các trường hợp sau:

a. Sinh viên đãtham dự kỳ thi tuyển sinh theo đề thi chung, nhưng không trúng tuyển vào trườnghoặc có kết quả thi thấp hơn điểm trúng tuyển của trường xin chuyển đến;

b. Sinh viên thuộcdiện nằm ngoài vùng tuyển quy định của trường xin chuyển đến;

c. Sinh viên nămthứ nhất và năm cuối khóa;

d. Sinh viên đangtrong thời gian bị kỷ luật từ cảnh cáo trở lên.

3. Thủ tục chuyểntrường:

a. Sinh viên xinchuyển trường phải làm hồ sơ xin chuyển trường theo quy định của nhà trường;

b. Hiệu trưởng trườngcó sinh viên xin chuyển đến quyết định tiếp nhận hoặc không tiếp nhận; quyết địnhviệc học tập tiếp tục của sinh viên, công nhận các học phần mà sinh viên chuyểnđến được chuyển đổi kết quả và số học phần phải học bổ sung, trên cơ sở so sánhchương trình ở trường sinh viên xin chuyển đi và trường xin chuyển đến.

CHƯƠNG IIIKIỂM TRA VÀ THI HỌC PHẦN

Điều 19.Đánh giá họcphần

1. Đối với các họcphần chỉ có lý thuyết hoặc có cả lý thuyết và thực hành: Tùy theo tính chất củahọc phần, điểm tổng hợp đánh giá học phần (sau đây gọi tắt là điểm học phần) đượctính căn cứ vào một phần hoặc tất cả các điểm đánh giá bộ phận, bao gồm: điểm kiểmtra thường xuyên trong qúa trình học tập; điểm đánh giá nhận thức và thái độtham gia thảo luận; điểm đánh giá phần thực hành; điểm chuyên cần; điểm thi giữahọc phần; điểm tiểu luận và điểm thi kết thúc học phần, trong đó điểm thi kếtthúc học phần là bắt buộc cho mọi trường hợp và có trọng số không dưới 50%.

Việc lựa chọn cáchình thức đánh giá bộ phận và trọng số của các điểm đánh giá bộ phận, cũng nhưcách tính điểm tổng hợp đánh giá học phần do giảng viên đề xuất, được Hiệu trưởngphê duyệt và phải được quy định trong đề cương chi tiết của học phần.

2. Đối với các họcphần thực hành: Sinh viên phải tham dự đầy đủ các bài thực hành. Điểm trung bìnhcộng của điểm các bài thực hành trong học kỳ được làm tròn đến một chữ số thậpphân là điểm của học phần thực hành.

3. Giảng viên phụtrách học phần trực tiếp ra đề thi, đề kiểm tra và cho điểm đánh giá bộ phận,trừ bài thi kết thúc học phần.

Điều 20. Tổ chức kỳ thi kết thúc học phần

1. Cuối mỗi học kỳ,trường tổ chức một kỳ thi chính và nếu có điều kiện, tổ chức thêm một kỳ thi phụđể thi kết thúc học phần. Kỳ thi phụ dành cho những sinh viên không tham dự kỳthi chính hoặc có học phần bị điểm F ở kỳ thi chính và được tổ chức sớm nhất làhai tuần sau kỳ thi chính.

2. Thời gian dànhcho ôn thi mỗi học phần tỷ lệ thuận với số tín chỉ của học phần đó, ít nhất là2/3 ngày cho một tín chỉ. Hiệu trưởng quy định cụ thể thời gian dành cho ôn thivà thời gian thi cho các kỳ thi.

Điều 21. Ra đề thi, hình thức thi, chấm thi và số lần đượcdự thi kết thúc học phần

1. Đề thi kết thúchọc phần phải phù hợp với nội dung học phần đã quy định trong chương trình. Việcra đề thi hoặc lấy từ ngân hàng đề thi được thực hiện theo quy định của Hiệu trưởng.

2. Hình thức thikết thúc học phần có thể là thi viết (trắc nghiệm hoặc tự luận), vấn đáp, viếttiểu luận, làm bài tập lớn, hoặc kết hợp giữa các hình thức trên. Hiệu trưởngduyệt các hình thức thi thích hợp cho từng học phần.

3. Việc chấm thikết thúc các học phần chỉ có lý thuyết và việc chấm tiểu luận, bài tập lớn phảido hai giảng viên đảm nhiệm.

Hiệu trưởng quy địnhviệc bảo quản các bài thi, quy trình chấm thi và lưu giữ các bài thi sau khi chấm.Thời gian lưu giữ các bài thi viết, tiểu luận, bài tập lớn ít nhất là hai năm,kể từ ngày thi hoặc ngày nộp tiểu luận, bài tập lớn.

4. Thi vấn đáp kếtthúc học phần phải do hai giảng viên thực hiện. Điểm thi vấn đáp được công bố côngkhai sau mỗi buổi thi. Trong trường hợp hai giảng viên chấm thi không thống nhấtđược điểm chấm thì các giảng viên chấm thi trình trưởng bộ môn hoặc trưởng khoaquyết định.

Các điểm thi kếtthúc học phần và điểm học phần phải ghi vào bảng điểm theo mẫu thống nhất củatrường, có chữ ký của cả hai giảng viên chấm thi và làm thành ba bản. Một bản lưutại bộ môn, một bản gửi về văn phòng khoa và một bản gửi về phòng đào tạo củatrường, chậm nhất một tuần sau khi kết thúc chấm thi học phần.

5. Sinh viên vắngmặt trong kỳ thi kết thúc học phần, nếu không có lý do chính đáng coi như đã dựthi một lần và phải nhận điểm 0 ở kỳ thi chính. Những sinh viên này khi được trưởngkhoa cho phép được dự thi một lần ở kỳ thi phụ ngay sau đó (nếu có).

6. Sinh viên vắngmặt có lý do chính đáng ở kỳ thi chính, nếu được trưởng khoa cho phép, được dựthi ở kỳ thi phụ ngay sau đó (nếu có), điểm thi kết thúc học phần được coi là điểmthi lần đầu. Trường hợp không có kỳ thi phụ hoặc thi không đạt trong kỳ thi phụnhững sinh viên này sẽ phải dự thi tại các kỳ thi kết thúc học phần ở các học kỳsau hoặc học kỳ phụ.

Điều 22. Cách tính điểm đánh giá bộ phận, điểm học phần

1. Điểm đánh giábộ phận và điểm thi kết thúc học phần được chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến10), làm tròn đến một chữ số thập phân.

2. Điểm học phầnlà tổng điểm của tất cả các điểm đánh giá bộ phận của học phần nhân với trọng sốtương ứng. Điểm học phần làm tròn đến một chữ số thập phân, sau đó được chuyểnthành điểm chữ như sau:

a) Loại đạt:A (8,5 – 10)Giỏi

B (7,0 -8,4)Khá

C (5,5 -6,9)Trungbình

D (4,0 -5,4)Trungbình yếu

b) Loại không đạt:F (dưới 4,0)Kém

c) Đối với nhữnghọc phần chưa đủ cơ sở để đưa vào tính điểm trung bình chung học kỳ, khi xếp mứcđánh giá được sử dụng các kí hiệu sau:

I Chưađủ dữ liệu đánh giá.

X Chưanhận được kết quả thi.

d) Đối với nhữnghọc phần được nhà trường cho phép chuyển điểm, khi xếp mức đánh giá được sử dụngkí hiệu R viết kèm với kết quả.

3. Việc xếp loạicác mức điểm A, B, C, D, F được áp dụng cho các trường hợp sau đây:

a) Đối với nhữnghọc phần mà sinh viên đã có đủ điểm đánh giá bộ phận, kể cả trường hợp bỏ học,bỏ kiểm tra hoặc bỏ thi không có lý do phải nhận điểm 0;

b) Chuyển đổi từmức điểm I qua, sau khi đã có các kết quả đánh giá bộ phận mà trước đó sinh viênđược giảng viên cho phép nợ;

c) Chuyển đổi từcác trường hợp X qua.

4. Việc xếp loại ởmức điểm F ngoài những trường hợp như đã nêu ở khoản 3 Điều này, còn áp dụngcho trường hợp sinh viên vi phạm nội quy thi, có quyết định phải nhận mức điểmF.

5. Việc xếp loạitheo mức điểm I được áp dụng cho các trường hợp sau đây:

a) Trong thờigian học hoặc trong thời gian thi kết thúc học kỳ, sinh viên bị ốm hoặc tai nạnkhông thể dự kiểm tra hoặc thi, nhưng phải được trưởng khoa cho phép;

b) Sinh viên khôngthể dự kiểm tra bộ phận hoặc thi vì những lý do khách quan, được trưởng khoa chấpthuận.

Trừ các trường hợpđặc biệt do Hiệu trưởng quy định, trước khi bắt đầu học kỳ mới kế tiếp, sinh viênnhận mức điểm I phải trả xong các nội dung kiểm tra bộ phận còn nợ để được chuyểnđiểm. Trường hợp sinh viên chưa trả nợ và chưa chuyển điểm nhưng không rơi vàotrường hợp bị buộc thôi học thì vẫn được học tiếp ở các học kỳ kế tiếp.

6. Việc xếp loạitheo mức điểm X được áp dụng đối với những học phần mà phòng đào tạo của trườngchưa nhận được báo cáo kết quả học tập của sinh viên từ khoa chuyển lên.

7. Ký hiệu R đượcáp dụng cho các trường hợp sau:

a) Điểm học phần đượcđánh giá ở các mức điểm A, B, C, D trong đợt đánh giá đầu học kỳ (nếu có) đối vớimột số học phần được phép thi sớm để giúp sinh viên học vượt.

b) Những học phầnđược công nhận kết quả, khi sinh viên chuyển từ trường khác đến hoặc chuyển đổigiữa các chương trình.

Điều 23. Cách tính điểm trung bình chung

1. Để tính điểmtrung bình chung học kỳ và điểm trung bình chung tích lũy, mức điểm chữ của mỗihọc phần phải được quy đổi qua điểm số như sau:

A tương ứng với 4

B tương ứng với 3

C tương ứng với 2

D tương ứng với 1

F tương ứng với 0

Trường hợp sử dụngthang điểm chữ có nhiều mức, Hiệu trưởng quy định quy đổi các mức điểm chữ đóqua các điểm số thích hợp, với một chữ số thập phân.

2. Điểm trung bìnhchung học kỳ và điểm trung bình chung tích lũy được tính theo công thức sau và đượclàm tròn đến 2 chữ số thập phân:

Trong đó:

A là điểm trung bìnhchung học kỳ hoặc điểm trung bình chung tích lũy

ailàđiểm của học phần thứ i

nilàsố tín chỉ của học phần thứ i

nlà tổng số học phần.

Điểm trung bìnhchung học kỳ để xét học bổng, khen thưởn

*

g sau mỗi học kỳ chỉ tính theo kết quả thi kết thúc học phần ởlần thi thứ nhất. Điểm trung bình chung học kỳ và điểm trung bình chung tích lũyđể xét thôi học, xếp hạng học lực sinh viên và xếp hạng tốt nghiệp được tínhtheo điểm thi kết thúc học phần cao nhất trong các lần thi.

CHƯƠNG IVXÉT VÀ CÔNG NHẬN TỐT NGHIỆP

Điều 24. Thực tập cuối khóa, làm đồ án hoặc khoá luận tốtnghiệp

1. Đầu học kỳ cuốikhoá, các sinh viên được đăng ký làm đồ án, khoá luận tốt nghiệp hoặc học thêmmột số học phần chuyên môn được quy định như sau:

a) Làm đồ án, khoáluận tốt nghiệp: áp dụng cho sinh viên đạt mức quy định của trường. Đồ án, khoáluận tốt nghiệp là học phần có khối lượng không quá 14 tín chỉ cho trình độ đạihọc và 5 tín chỉ cho trình độ cao đẳng. Hiệu trưởng quy định khối lượng cụ thểphù hợp với yêu cầu đào tạo của trường.

b) Học và thi mộtsố học phần chuyên môn: sinh viên không được giao làm đồ án, khoá luận tốt nghiệpphải đăng ký học thêm một số học phần chuyên môn, nếu chưa tích lũy đủ số tínchỉ quy định cho chương trình.

2. Tùy theo điềukiện của trường và đặc thù của từng ngành đào tạo, Hiệu trưởng quy định:

a) Các điều kiện đểsinh viên được đăng ký làm đồ án hoặc khoá luận tốt nghiệp;

b) Hình thức vàthời gian làm đồ án, khoá luận tốt nghiệp;

c) Hình thức chấmđồ án, khoá luận tốt nghiệp;

d) Nhiệm vụ củagiảng viên hướng dẫn; trách nhiệm của bộ môn và khoa đối với sinh viên trong thờigian làm đồ án, khoá luận tốt nghiệp.

3. Đối với một sốngành đào tạo đòi hỏi phải dành nhiều thời gian cho thí nghiệm hoặc khảo sát đểsinh viên hoàn thành đồ án, khoá luận tốt nghiệp, trường có thể bố trí thờigian làm đồ án, khoá luận tốt nghiệp kết hợp với thời gian thực tập chuyên môncuối khoá.

Điều 25. Chấm đồ án, khoá luận tốt nghiệp

1. Hiệu trưởngquyết định danh sách giảng viên chấm đồ án, khoá luận tốt nghiệp. Việc chấm mỗiđồ án, khóa luận tốt nghiệp phải do 2 giảng viên đảm nhiệm.

2. Điểm của đồ án,khoá luận tốt nghiệp được chấm theo thang điểm chữ theo quy định tại các mục avà b, khoản 2, Điều 22 của Quy chế này. Kết quả chấm đồ án, khóa luận tốt nghiệpđược công bố chậm nhất là 3 tuần, kể từ ngày nộp đồ án, khóa luận tốt nghiệp.

Điểm đồ án, khoáluận tốt nghiệp được tính vào điểm trung bình chung tích lũy của toàn khoá học.

3. Sinh viên có đồán, khoá luận tốt nghiệp bị điểm F, phải đăng ký làm lại đồ án, khóa luận tốtnghiệp; hoặc phải đăng ký học thêm một số học phần chuyên môn để thay thế, saocho tổng số tín chỉ của các học phần chuyên môn học thêm tương đương với số tínchỉ của đồ án, khóa luận tốt nghiệp.

Điều 26. Thực tập cuối khoá và điều kiện xét tốt nghiệp củamột số ngành đào tạo đặc thù

Đối với một số ngànhđào tạo đặc thù thuộc các lĩnh vực Nghệ thuật, Kiến trúc, y tế, Thể dục – Thểthao, Hiệu trưởng quy định nội dung, hình thức thực tập cuối khoá; hình thức chấmđồ án, khoá luận tốt nghiệp; điều kiện xét và công nhận tốt nghiệp phù hợp với đặcđiểm các chương trình của trường.

Điều 27. Điều kiện xét tốt nghiệp và công nhận tốt nghiệp

1. Những sinh viêncó đủ các điều kiện sau thì được trường xét và công nhận tốt nghiệp:

a) Cho đến thời điểmxét tốt nghiệp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc không đang trong thờigian bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập;

b) Tích lũy đủ sốhọc phần quy định cho chương trình đào tạo: với khối lượng không dưới 180 tínchỉ đối với khoá đại học 6 năm; 150 tín chỉ đối với khoá đại học 5 năm; 120 tínchỉ đối với khoá đại học 4 năm; 90 tín chỉ đối với khoá cao đẳng 3 năm; 60 tínchỉ đối với khoá cao đẳng 2 năm. Hiệu trưởng quy định cụ thể khối lượng kiến thứctối thiểu cho từng chương trình được triển khai đào tạo trong phạm vi trường mình;

c) Điểm trung bìnhchung tích lũy của toàn khóa học đạt từ 2,00 trở lên;

d) Thỏa mãn một sốyêu cầu về kết quả học tập đối với nhóm học phần thuộc ngành đào tạo chính doHiệu trưởng quy định;

đ) Có chứng chỉgiáo dục quốc phòng và giáo dục thể chất đối với các ngành đào tạo không chuyênvề quân sự và thể dục – thể thao.

2. Sau mỗi học kỳ,Hội đồng xét tốt nghiệp căn cứ các điều kiện công nhận tốt nghiệp quy định tạikhoản 1 Điều này để lập danh sách những sinh viên đủ điều kiện tốt nghiệp.

Hội đồng xét tốtnghiệp trường do Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng được Hiệu trưởng uỷ quyền làmChủ tịch, trưởng phòng đào tạo làm Thư ký và các thành viên là các trưởng khoachuyên môn, trưởng phòng công tác sinh viên.

3. Căn cứ đề nghịcủa Hội đồng xét tốt nghiệp, Hiệu trưởng ký quyết định công nhận tốt nghiệp chonhững sinh viên đủ điều kiện tốt nghiệp.

Điều 28. Cấp bằng tốt nghiệp, bảo lưu kết quả học tập,chuyển chương trình đào tạovà chuyển loạihình đào tạo

1. Bằng tốt nghiệpđại học, cao đẳng được cấp theo ngành đào tạo chính (đơn ngành hoặc song ngành).Hạng tốt nghiệp được xác định theo điểm trung bình chung tích lũy của toàn khoáhọc, như sau:

a) Loại xuất sắc:Điểmtrung bình chung tích lũy từ 3,60 đến 4,00;

b) Loại giỏi:Điểm trung bình chung tích lũy từ 3,20 đến 3,59;

c) Loại khá:Điểm trung bình chung tích lũy từ 2,50 đến 3,19;

d) Loại trung bình:Điểm trung bình chung tích lũy từ 2,00 đến2,49.

2. Hạng tốt nghiệpcủa những sinh viên có kết quả học tập toàn khoá loại xuất sắc và giỏi sẽ bị giảmđi một mức, nếu rơi vào một trong các trường hợp sau:

a) Có khối lượngcủa các học phần phải thi lại vượt quá 5% so với tổng số tín chỉ quy định chotoàn chương trình;

b) Đã bị kỷ luậttừ mức cảnh cáo trở lên trong thời gian học.

3. Kết quả học tậpcủa sinh viên phải được ghi vào bảng điểm theo từng học phần. Trong bảng điểm cònphải ghi chuyên ngành (hướng chuyên sâu) hoặc ngành phụ (nếu có).

4. Nếu kết quả họctập của sinh viên thỏa mãn những quy định tại khoản 1 Điều 27 của Quy chế này đốivới một số chương trình đào tạo tương ứng với các ngành đào tạo khác nhau, thìsinh viên được cấp các bằng tốt nghiệp khác nhau tương ứng với các ngành đào tạođó.

5. Sinh viên cònnợ chứng chỉ giáo dục quốc phòng và giáo dục thể chất, nhưng đã hết thời gian tốiđa được phép học, trong thời hạn 5 năm tính từ ngày phải ngừng học, được trở vềtrường trả nợ để có đủ điều kiện xét tốt nghiệp.

6. Sinh viên khôngtốt nghiệp được cấp giấy chứng nhận về các học phần đã học trong chương trình củatrường. Những sinh viên này nếu có nguyện vọng, được quyền làm đơn xin chuyểnqua các chương trình khác theo quy định tại khoản 2 Điều 16 của Quy chế này.

CHƯƠNG VXỬ LÝ VI PHẠM

Điều 29. Xử lý kỷ luật đối với sinh viên vi phạm các quy địnhvề thi, kiểm tra

1. Trong khi dựkiểm tra thường xuyên, chuẩn bị tiểu luận, bài tập lớn, thi giữa học phần, thikết thúc học phần, chuẩn bị đồ án, khoá luận tốt nghiệp, nếu vi phạm quy chế,sinh viên sẽ bị xử lý kỷ luật với từng học phần đã vi phạm.

2. Sinh viên đithi hộ hoặc nhờ người khác thi hộ, đều bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập một nămđối với trường hợp vi phạm lần thứ nhất và buộc thôi học đối với trường hợp viphạm lần thứ hai.

Xem thêm: Thông Số, Đặc Tính Kỹ Thuật Là Gì, Đặc Điểm Kỹ Thuật (Tiêu Chuẩn Kỹ Thuật)

3. Trừ trường hợpnhư quy định tại khoản 2 của Điều này, mức độ sai phạm và khung xử lý kỷ luật đốivới sinh viên vi phạm được thực hiện theo các quy định của Quy chế tuyển sinh đạihọc, cao đẳng hệ chính quy.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *