Bị bán sang Trung Quốc từ khi 20 tuổi, hơn 20 năm qua, chị Kiều Thị Liễu, sinh năm 1979, có địa chỉ ở thôn Đoan Hùng, xã Hải Bình (Tĩnh Gia) sống trong cảnh khốn khổ bởi bị bắt cóc hết lần này đến lần khác, bị bỏ đói, đánh đập, hành hạ… cho đến ngày chị may mắn được trở về Việt Nam.

Đang xem: Nhiều phụ nữ được giải cứu sau thời gian dài bị bán sang trung quốc

Những lầm lỡ đầu đời và ngày ra đi định mệnh

*

Chị Liễu xúc động và hạnh phúc khi về lại bên vòng tay của mẹ.

Khuôn mặt hoảng hốt và sợ hãi, vừa nhìn thấy chúng tôi, chị Liễu vội nép vào lưng người mẹ già như muốn cầu cứu, trốn chạy. Phải một lúc sau được mẹ và anh trai giải thích, chị Liễu mới cảm nhận được sự an toàn và chịu ngồi nói chuyện với chúng tôi. Trong tâm trí lúc nhớ lúc quên của người phụ nữ này, quá khứ nghiệt ngã khiến chị rùng mình, nét sợ hãi hiện rõ trong ánh mắt.

Chị Liễu là con gái út trong một gia đình nghèo có 5 anh chị em. Vì cảnh nhà khó khăn, chị Liễu chỉ được học đến lớp 4 rồi phải bỏ học và đi làm thuê trên khắp những cánh đồng muối của nhiều hộ dân trong xã.Vất vả là vậy nhưng càng lớn, Liễu càng xinh xắn, khỏe mạnh.

Rồi cũng như bao thiếu nữ khác, tuổi 19, chị Liễu đem lòng yêu thương một thanh niên cùng xã với mơ tưởng tràn trề về hạnh phúc trong tương lai. Nhưng khi biết chị có thai, người đàn ông mà chị đặt trọn niềm tin đã phũ phàng chối bỏ trách nhiệm. Đứa bé sinh ra cũng không may không thể ở lại trên đời với chị. Nỗi đau bị người yêu phụ bạc cộng với nỗi đau mất con khiến cô gái trẻ như tê dại, chị muốn đi thật xa để trốn chạy những bất hạnh đầu đời. Đúng lúc ấy, một người bạn gái cùng quê đã rủ chị đi làm ăn với hứa hẹn về công việc nhàn nhã và thu nhập hấp dẫn. Tin lời, chị Liễu đi theo bạn để quên mọi quá khứ buồn và cũng là để kiếm tiền phụ giúp gia đình bớt khó khăn.

Gần 1 năm đi làm ăn, thỉnh thoảng chị Liễu vẫn về thăm nhà. Nhưng đến tháng 6 năm 1999, gia đình ở quê hoàn toàn mất liên lạc về chị. Người thântrong nhà tìm kiếm khắp nơi, nhưng thông tin về cô con gái 20 tuổi vẫn bặt vô âm tín.

Ký ức đau lòng và đáng sợ

*

Chị Liễu kể lại quá khứ kinh hoàng tại Trung Quốc.

Biến cố kinh hoàng cùng với những trận đòn tra tấn phải gánh chịu suốt 20 năm khiến chị Liễu triền miên rơi vào hoảng loạn và dần dần trở nên đờ đẫn. Kể với chúng tôi bằng những phát âm khó khăn, đôi lúc lại pha thêm cả tiếng Trung Quốc, thỉnh thoảng chị phải dừng lại suy nghĩ một lúc lâu mới trả lời được những câu hỏi đơn giản của người đối diện, rồi chị lại cười một cách ngây dại và quay mặt đi nơi khác.

Sau khi bị người bạn đồng hương bán sang Trung Quốc, chị Liễu may mắn được người đàn ông trung niên tốt bụng cưới làm vợ. Đám cưới không rước dâu, không áo cưới nhưng đầm ấm với vài mâm cơm báo cáo anh em, dòng tộc. Trong 3 năm chính thức làm dâu, chị Liễu sinh được 2 con, 1 trai 1 gái nên càng được gia đình chồng yêu thương. Bằng lòng với cuộc sống yên bình bên chồng con nhưng ngày đêm chị Liễu vẫn đau đáu nỗi niềm nhớ quê hương, nhớ gia đình nơi có mẹ già đang mỏi mòn trông ngóng. Vì yêu thương và dần tin tưởng vợ, khi con thứ 2 được 1 tuổi, chồng chị đã quyết định cho vợ về thăm quê.

Xem thêm: Tìm Hiểu Vàng 980 Là Vàng Gì ? Những Lưu Ý Đối Với Vàng 980 Ghim Trên Vàng Bạc

Ngày lên đường, gia đình chồng đã cho tiền và cử người nhà đưa chị đến thị trấn Bằng Tường, TP Nam Ninh thuộc tỉnh Quảng Tây để chị tiếp tục đến cửa khẩu về quê. Niềm vui ngày đoàn viên đang diễn ra trước mắt thì một biến cố khác ập đến. Đến Bằng Tường, người nhà bên chồng vừa quay về thì lập tức chị lại bị một nhóm người lạ mặt bắt cóc quay trở lại Trung Quốc. Chị bị nhốt trong phòng tối, bị ngược đãi, đánh đập bất kể ngày hay đêm vì bất cứ lý do gì làm chúng ngứa mắt.

Gần 20 năm, chị Liễu mất liên lạc hoàn toàn với chồng, con và tất cả người thân. Chị liên tục bị cưỡng bức và lần lượt sinh ra 8 đứa con cho những người đàn ông không quen biết. Tuy nhiên, khi con vừa lọt lòng, lập tức bọn người này cướp con đưa đi đâu chị không hề hay biết. Những lần sinh đẻ, chị không được đưa đến cơ sở y tế, không được chăm sóc, lại cộng thêm những trận tra tấn đến kinh hoàng khiến sức khỏe chị mỗi ngày càng trở nên suy kiệt. Cho chúng tôi xem những vết sẹo chi chít trên mặt, trên người và đôi chân tê liệt vì những lần bị đánh, chị Liễu hoảng hốt: “Kinh hoàng lắm, sợ lắm!…”

Nước mắt ngày trở về

*

Ba mẹ con chị Liễu hạnh phúc đoàn tụ.

Quãng thời gian dài như sống trong địa ngục, nhiều lần chị Liễu tìm cách trốn chạy rồi bị bắt lại là những trận tra tấn tưởng chết đi sống lại. Và rồi vận may đã đến vào năm 2016. Trong 1 lần bọn bắt cóc sơ hở, chị Liễu đã bỏ trốn thành công khỏi nơi ngục tù và được công an Trung Quốc đưa đến một Trung tâm Bảo trợ của tỉnh Quảng Châu. Không có giấy tờ tùy thân, trí nhớ cũng bị ảnh hưởng rất nhiều sau những ngày bị giam cầm đánh đập, chị Liễu không thể cung cấp bất kỳ thông tin gì về thân nhân nên chị phải ở lại trung tâm suốt 3 năm.

Về phía gia đình chị Kiều Thị Liễu, sau những tháng ngày chờ đợi trong vô vọng, bất ngờ ngày 13 – 8 – 2019, gia đình chị nhận được thông tin, hình ảnh của chị trên mạng xã hội của một người Việt Nam từng làm việc ở Trung Quốc đăng giúp chị tìm kiếm người thân. Nhận ra người con, người em gái mất tích suốt bao nhiêu năm, gia đình chị Liễu liền tức tốc bàn bạc, liên hệ và nhờ người giúp đỡ để tìm cách đưa chị về quê đoàn tụ với gia đình.

Là người trực tiếp sang Trung Quốc đón em gái về, anh Kiều Văn Xuân kể với chúng tôi về hành trình gian nan vất vả: “Sau khi biết tin Liễu còn sống, cả nhà tôi mừng lắm nhưng vì chúng tôi quá nghèo, lại chẳng biết đường đi nước bước thế nào để sang tận xứ người xa xôi đón em ai cũng rất lo lắng. May nhờ anh Phạm Xuân Thành, một người quen của gia đình giúp đỡ làm thủ tục nên tôi đã sang được tận nơi em gái mình tá túc. Quá trình làm hồ sơ, giấy tờ rất vất vả và mất thời gian, phải mất hơn 3 tháng tôi mới có thể lên đường. Một người nông dân như tôi chưa bao giờ đi xa, một tiếng Trung Quốc bẻ đôi không biết nhưng vì đứa em gái khốn khổ của mình nên ngày 15 – 12 vừa qua tôi vẫn quyết tâm vượt hàng nghìn cây số đi đón em. Sang đất Trung Quốc, trải qua bao nhiêu lần chuyển hành trình rồi thì ăn chực nằm chờ tại nhà những người quen của anh Thành. Khi đón được Liễu ở Trung tâm bảo trợ thì còn phải mất thêm mấy ngày chờ đợi nữa, đến ngày 26 – 12 vừa qua tôi mới đưa được em mình về đến Việt Nam”.

*

Bà Mai Thị Sâm giúp con gái hòa nhập lại với cuộc sống gia đình.

Ngày bước chân về đến cửa nhà, gặp lại mẹ và người thân, chị Liễu òa khóc như một đứa trẻ. Bao nhiêu những tủi hổ, đau đớn và cả những nhớ thương gia đình khiến chị không thể nói nên lời. Người mẹ già lưng còng của chị năm nay đã gần 80 tuổi cũng chết lặng vì xúc động. Bà xoa lên mặt, lên đầu con gái mình mà nước mắt cứ trào ra. Bà xót xa nói: “Đau lòng lắm cô ơi, đứa con gái của tôi sinh ra lành lặn, khỏe mạnh, ngoan ngoãn là vậy mà bây giờ nó trở nên tàn tật, ngây ngô, quên quên nhớ nhớ. Giờ con trở về rồi, tôi vui mừng nhưng cũng rất lo lắng. Hoàn cảnh của nó quá éo le, giờ lại không được bình thường, tôi thì già cả lại không có thu nhập hay phụ cấp gì, mọi sinh hoạt từ trước đến giờ chỉ trông vào các con mà hoàn cảnh của chúng cũng không khá giả gì. Không biết rồi những ngày sau chúng tôi sẽ phải xoay xở thế nào đây”.

Hai mẹ con nhìn nhau thổn thức, chị Liễu gục vào đôi vai gầy mòn của mẹ để tìm lại hơi ấm, tìm lại bình yên sau biến cố cuộc đời. Trong ánh mắt ngây dại khi nhìn vào khoảng không vô định, chị Liễu dường như vẫn chưa thể tin mình đã tìm về được với gia đình sau những tháng ngày “sống trong cõi chết”.

Xem thêm: Ứng Dụng Của Đồng Vị Phóng Xạ Là Gì ? Đồng Vị Phóng Xạ

Giờ đây trong căn nhà nhỏ đơn sơ không có một vật gì giá trị của người mẹ nghèo, chị Liễu vẫn chưa dám tự bước chân ra ngoài. Đôi chân đau nhức và những ám ảnh về chuỗi ngày bất hạnh khiến chị e dè mỗi khi tiếp xúc với người ngoài, chỉ lủi thủi quanh chiếc giường nhỏ. Mẹ và các anh chị cũng đang cố gắng giúp chị hòa đồng lại với cuộc sống và mong mỏi chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng sớm tìm ra những kẻ buôn người khiến chị Liễu chịu đau khổ, bất hạnh trong suốt hơn 20 năm lưu lạc.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *