Năm 2013, thời điểm Oppo chân ướt chân ráo vào Việt Nam, cũng chính là lúc cái tên Sơn Tùng M-TP bắt đầu nổi lên như một hiện tượng âm nhạc trong giới showbiz Việt.
Đang xem: Oppo Neo 5 Sơn Tùng Mtp Làm Đại Diện Giảm Giá Mạnh
Bạn đang xem: Oppo neo 5 sơn tùng
Chỉ sau 3 năm vào Việt Nam, có thể tạm kết luận chiến lược “đánh nhanh thắng nhanh” trên thị trường di động Việt của Oppo đã vô cùng thành công. Thương hiệu này đã vươn lên vị trí thứ 2 về thị phần, thậm chí còn đang đe dọa “ngôi vương” của ông lớn Samsung. (Xem bài trước: “Điện thoại Sơn Tùng” đe dọa ngôi vương của Samsung)
Có thể nói, cách thức marketing bài bản, quy mô và hiệu quả chính là chìa khóa thành công quan trọng của thương hiệu này khi bước chân vào thị trường Việt Nam. Trong câu chuyện truyền thông của Oppo, sẽ vô cùng thiếu sót nếu không nhắc đến sự góp mặt của một nhân vật quan trọng – ca sĩ Sơn Tùng M-TP.
Oppo – “Điện thoại Sơn Tùng”
Năm 2013, thời điểm Oppo chân ướt chân ráo vào Việt Nam, cũng chính là lúc cái tên Sơn Tùng M-TP bắt đầu nổi lên như một hiện tượng âm nhạc trong giới showbiz Việt.
Xuất hiện bằng gu thời trang phá cách, với thứ âm nhạc lạ tai, cộng với những phát ngôn có phần “ngông nghênh”, và quan trọng nhất là sở hữu hàng loạt các bản nhạc hit, Sơn Tùng M-TP đã nhanh chóng trở thành cái tên thu hút lượng fan hùng hậu, đặc biệt là giới trẻ.
Oppo có lẽ đã sớm “nhắm” Sơn Tùng ngay từ thời điểm đó.
Sau khi bắt tay với Sơn Tùng, Oppo đã mạnh tay đầu tư cho nhiều show diễn của nam ca sĩ người Thái Bình.
Bộ đôi Oppo – Sơn Tùng đã đồng hành cùng nhau từ gameshow The Remix – Hòa âm ánh sáng mùa đầu tiên trên sóng VTV3 năm 2014. Thời điểm đó, The Remix vô cùng hút khán giả và tiêu tốn nhiều giấy mực của báo giới giải trí.
Oppo cũng đã theo chân Sơn Tùng M-TP tới đủ các tour ca nhạc lớn nhỏ như Live Oppo Neo 3, Ngày Hội Xanh, Oppo Neo 7, liveshow riêng M-TP: Ambition, Oppo show… Cái tên Sơn Tùng giúp Oppo tự tin không bao giờ lo chuyện ế vé.
(*) Nhắc đến các chiến dịch truyền thông liên quan đến Sơn Tùng M-TP là phải nhắc đến công ty chủ quản WEPRO của ca sỹ này. Chủ sở hữu của WEPRO là ông bầu Nguyễn Quang Huy, chồng của ca sỹ Phạm Quỳnh Anh (người cũng làm việc trong công ty với vai trò trợ lý cho chồng mình).
Chưa hết, Oppo dẫn bước Sơn Tùng vào vai chính trong bộ phim điện ảnh ăn khách Chàng trai năm ấy (dàn diễn viên đa phần là “gà” của WEPRO*). Đây cũng là bộ phim do chính Oppo tài trợ kinh phí.
Dàn diễn viên trong bộ phim này sau đó một lần nữa được Oppo “bốc” sang để đóng một chuỗi các clip quảng cáo khác cho các dòng điện thoại mới. Sơn Tùng M-TP vẫn là nhân vật chính.
Giờ đây, Sơn Tùng gắn bó với Oppo tới mức, các khán giả khi cứ nghĩ đến Oppo là nghĩ ngay đến Sơn Tùng.
Xem thêm: Nơi Bán Áo Len Cổ Tim Nam Cổ Tim Cao Cấp, Giá Tốt, Thu Tiền Khi Nhận
Màu xanh và logo của Oppo hiện diện khắp những nơi có mặt Sơn Tùng, từ áp phích, băng rôn, thông điệp quảng cáo và rất nhiều khoảnh-khắc-được-sắp-đặt khi Sơn Tùng trượt tay lên màn hình smartphone để nghe gọi, nhắn tin, nghe nhạc rồi selfie.
Hiệu quả tức thì: “Điện thoại Sơn Tùng” bán đắt như tôm tươi
Vào Việt Nam khi thị trường di động đã gần như đã đủ mâm chật bát, Oppo cần tìm cho mình chiến lược đúng đắn nếu không muốn đại bại trước những tên tuổi lớn mạnh lúc bấy giờ, như Apple, Samsung, Nokia cho tới HTC, Sony hay Blackberry…
Oppo đã rất khôn ngoan khi tập trung vào phân khúc tầm trung và cận trung, với đối tượng khách hàng là những người trẻ. Theo thống kê từ GfK, phân khúc tầm trung và cận trung (điện thoại giá 2 – 7 triệu đồng) chiếm đến 80% thị phần.
Và để thực hiện các chiến dịch truyền thông của mình, thương hiệu này tung ra dòng sản phẩm chủ lực Neo – do Sơn Tùng và một loạt các ngôi sao đang lên làm gương mặt đại diện như Tóc Tiên hay Chipu. Có thể nói, sự thành bại của Neo sẽ quyết định thành bại của Oppo trên phân khúc trung và cận trung.
Nhờ thắng trong sản phẩm chủ lực, Oppo cũng thống trị luôn phân khúc tầm trung và cận trung khi tháng 5 vừa qua, thống kê cho thấy cứ 3 chiếc điện thoại dòng này được bán ra thì có 2 chiếc là của Oppo. Điều này hỗ trợ cho Oppo leo lên vị trí số 2 về thị phần với 21,8%.
Với quân át chủ bài Sơn Tùng, Oppo đã chứng tỏ mình “không phải là dạng vừa” trong cuộc chơi di động. Tuy nhiên, đến Asin còn có gót chân, thì Oppo cũng không thể không có điểm yếu. Điểm yếu của Oppo lại không đến từ đâu khác, mà từ chính Sơn Tùng.
Khi thương hiệu quá phụ thuộc vào hình ảnh một người nổi tiếng, các rủi ro khi người nổi tiếng gặp sự cố hay scandal truyền thông có thể gián tiếp khiến thương hiệu trở nên xấu xí trong mắt khách hàng tiềm năng.
Sở hữu lượng fan trẻ hùng hậu, Sơn Tùng cũng đồng thời thu nhận vô khối anti-fan. Đây là lực lượng thường xuyên đưa ra bằng chứng tố Sơn Tùng nhái phong cách, đạo nhạc, đạo ý tưởng của người khác, ngay sau khi ca sĩ này xuất hiện ở một sự kiện âm nhạc hay ra một bài hát mới.
Bằng việc đăng ký kinh doanh toàn cầu, Oppo rõ ràng đã cố gắng xóa bỏ gốc gác của một thương hiệu điện thoại Trung Quốc – nơi bị mặc định là xứ sở của sao chép công nghệ cùng những mặt hàng giá rẻ chất lượng không cao. Tuy nhiên, chọn ai không chọn, Oppo lại chọn trúng một ca sĩ thường xuyên gặp rắc rối về vấn đề “bản quyền” làm gương mặt đại diện.
Tính cách của người nổi tiếng đại diện cho tính cách thương hiệu. Trong trường hợp này, khó có thể khẳng định những vấn đề về bản quyền mà Sơn Tùng gặp phải (dù chứng minh được hay không) lại không ảnh hưởng tí nào đến thương hiệu Oppo.
Xem thêm: Điện Thoại Di Động Apple Iphone 11, Iphone 11 (Pro
Dù sao đi nữa, đến thời điểm hiện tại, Sơn Tùng vẫn là “canh bạc” thắng lợi của Oppo. Khi Sơn Tùng vẫn còn hot, thị trường di động dự kiến còn tăng trưởng trong năm 2016, thì có vẻ như người ta vẫn sẽ còn chứng kiến Sơn Tùng M-TP quảng cáo Oppo thêm thời gian dài nữa.
Đổ tiền tấn vào marketing, “điện thoại Sơn Tùng” đang hái quả ngọt khi đe dọa cả Samsung