Bệnh sùi mào gà còn được gọi là bệnh mào gà (hay bệnhmồng gà) là nỗi ám ảnh cho cả phụ nữ và nam giới khi mắc phải. Bệnh sùi mào gà ở nam giới có một số khác biệt so với sùi mào gà ở nữ giới. Việc tìm hiểu những nguyên nhân và dấu hiệu sùi mào gà có vai trò quan trọng trong phòng ngừa, phát hiện điều trị sùi mào gà.
Đang xem: Nguyên nhân gây bệnh sùi mào gà ở nữ
Bệnh sùi mào gà là gì?
Sùi mào gà là một loại bệnh xã hội nguy hiểm, bệnh lây truyền chủ yếu qua đường tình dục, gây ra bởi chủng vi rút HPV. Đây là loại virus có đặc điểm rất đặc trưng, đó là virus này chỉ xâm nhập và gây bệnh vào niêm mạc da người mà không gây bệnh ở các cơ quan, bộ phận nào khác. Đa số virus sùi mào gà không gây đe dọa trực tiếp đến tính mạng con người, trừ một số thuộc nhóm HPV 11, 16, 18…trong đó phổ biến nhất ở nước ta là tuýp HPV 16, 18 có khả năng gây nên biến chứng ung thư ở nam và nữ. Bệnh sùi mào gà có thể lây nhiễm và gây bệnh ở mọi đối tượng bệnh khác nhau, tuy nhiên phổ biến nhất là ở đối tượng có quan hệ tình dục và đang trong độ tuổi sinh sản. Sùi mào gà có diễn biến bệnh tương đối nhanh chóng và xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Y học hiện đại gọi sùi mào gà là mụn cóc sinh dục, bệnh có ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và tinh thần người bệnh.
Nguyên nhân bị bệnh sùi mào gà ở nam và nữ giới
Sùi mào gà cũng giống như các bệnh xã hội khác, có con đường lây nhiễm rất phong phú và đa dạng, lây nhiễm qua cả con đường tiếp xúc trực tiếp và con đường tiếp xúc gián tiếp. Bệnh sùi mào gà từ trước đến nay chúng ta thường nghĩ là nó lây truyền qua con đường tình dục, tuy nhiên thực tế cho thấy rằng nguyên nhân gây ra bệnh sùi mào gà không chỉ có một, và cụ thể như sau:
Nguyên nhân trực tiếp
Vi rút HPV là nguyên nhân chính gây ra bệnh sùi mào gà ở nam và nữ giới. Trong đó, HPV6 và HPV 11 là chủng vi rút được tìm thấy chủ yếu trong hơn 90% các trường hợp mắc sùi mào gà.
Việc tầm soát HPV có vai trò quan trọng nhằm phát hiện sớm nguy cơ nhiễm bệnh. Ngoài ra, bạn cũng có thể phòng ngừa được bệnh sùi mào gà nếu tiêm vacxin phòng ngừa HPV từ sớm.
Nguyên nhân gián tiếp
Một số nguyên nhân gián tiếp khiến cho chủng virus HPV lây truyền giữa người sang người cụ thể như sau mọi người có thể lưu ý nhận biết và đưa ra hướng điều trị nhanh chóng triệt để:
Quan hệ tình dục không an toàn:Một người được coi là quan hệ tình dục không an toàn nếu như họ quan hệ tình dục với nhiều người, quan hệ tình dục không sử dụng bao cao su hoặc quan hệ với người không rõ tiền sử tình dục …Mọi hình thức quan hệ tình dục như quan hệ tình dục bằng miệng hoặc quan hệ tình dục qua đường sinh dục đều có thể là nguyên nhân bị sùi mào gà.
Sử dụng chung vật dụng cá nhân với người bệnh:Việc sử dụng chung vật dụng cá nhân với người bệnh mà tiếp xúc với dịch nhầy, máu mủ của bệnh nhân chứa vi rút HPV có thể tạo điều kiện cho chủng vi rút này đi qua niêm mạc da bị trầy xước để gây nên sùi mào gà.
Xem thêm: Bị Đau Bắp Chân Là Bệnh Gì ? Nguyên Nhân Đau Bắp Chân Và Cách Chữa Trị
Lây truyền từ mẹ sang con:Mẹ mang thai mắc bệnh sùi mào gà có thể là nguyên nhân bị sùi mào gà ở con. Bởi vì HPV có tồn tại ở trong niêm dịch miệng, họng, đường hô hấp và tiêu hóa, trong nước ối, máu và dịch sản … sẽ tiếp xúc và lây bệnh cho con thông qua quá trình sinh đẻ, nuôi dưỡng.
Dấu hiệu bệnh sùi mào gà
Bệnh sùi mào gà ở phụ nữ có biểu hiện không hoàn toàn giống so với bệnh sùi mào gà ở nam giới. Sùi mào gà ở nữ giới có diễn biến khá âm thầm, chỉ cho đến khi có biểu hiện nặng hơn thì người bệnh mới phát hiện ra. Cụ thể sau từ 2-9 tháng chủng virus HPV xâm nhập vào cơ thể, gây ra các triệu chứng sùi mào gà ở nam và nữ giới như sau:
Dấu hiệu bệnh sùi mào gà ở nam giới
Trên cơ thể của nam giới xuất hiện các mụn mọc đơn lẻ, nhô cao như những nhú gai, có chân hoặc cuống, màu hồng. Bệnh mồng gà ở mức độ nặng thì các nốt mụn sẽ mọc nhiều lên, liên kết với nhau thành từng mảng to, trông giống như súp lơ hoặc mồng gà.
Bề mặt các mụn sùi này ẩm ướt, khi ấn vào có mủ chảy ra, tuy nhiên bệnh nhân lại không thấy ngứa ngáy, khó chịu gì cả.
Các mụn mồng gà tập trung chủ yếu ở bộ phận sinh dục, hậu môn của nam giới như vùng bìu, lỗ sáo, bao quy đầu, xung quanh lỗ hậu môn và các nếp gấp của bẹn. Ngoài ra, các mụn sùi mào gà cũng có thể tập trung quanh niêm mạc miệng của bệnh nhân nếu như nó lây truyền qua quan hệ tình dục bằng miệng.
Dấu hiệu bệnh sùi mào gà ở nữ giới
Dấu hiệu bệnh sùi mào gà ở phụ nữ thường không khác nhiều lắm so với bệnh sùi mào gà ở nam giới. Biểu hiện đặc trưng của bệnh là sự xuất hiện của các mụn sùi màu hồng tươi hoặc trắng đục, mọc nhỏ lẻ như những nhú gai hoặc liên kết với nhau thành từng đám trông như súp lơ hoặc mào gà.
Xem thêm: Sự Khác Nhau Giữa Các Định Dạng Prc Là Gì, Làm Thế Nào Để Mở File Prc
Tính chất của các mụn sùi là không gây đau đớn hay ngứa ngáy, khó chịu nhưng dễ chảy máu.
Sùi mào gà ở nữ giới tập trung chủ yếu ở khu vực âm hộ, xung quanh lỗ hậu môn, hai môi lớn bé, xung quanh cổ tử cung …
Ngoài sự xuất hiện của các mụn sùi, chị em còn cảm thấy mệt mỏi toàn thân, chán ăn, sút cân, suy giảm hứng thú quan hệ tình dục …
Cũng giống như bệnh sùi mào gà ở nam giới, sùi mào gà ở nữ giới còn có thể xuất hiện ở miệng, mắt, các ngón tay và ngón chân …