NHNPhố Nguyễn Hữu Huân bắt đầu từ đường Trần Nhật Duật đến phố Lò sũ, cắt ngang qua các phố Hàng Mắm, Hàng Thùng.
Đang xem: Nguyễn hữu huân hà nội
Phố Nguyễn Hữu Huân dài 448m, rộng 12m.
Tính từ bắc xuống năm, phố này đã qua địa phận các thôn xóm cũ như sau: dãy phía đông là các thôn Trừng Thanh Trung Mộc Sà, Mỹ Lộc và Sơ Trang (tổng Tả Túc); còn dãy phía tây là các thôn Ưu Nhất, Trung Nghĩa và Đôgn An (tổng Hữu Túc).
Tới giữa thế kỷ XIX, tổng Tả Túc đổi tên là Phúc Lâm, thôn Trừng Thanh Mộc Sà đổi thành Thanh Yên, thôn Sơ Trang hợp với Tả Lâu thành Trang Lâu. Còn tổng Hữu Túc cũng đổi tên là Đông Thọ và hai thôn Ưu Nhất, Trung Nghĩa hợp lại thành Ưu Nghĩa.
Trước năm 1890 người Pháp gọi là phố Đê (rue de la Digue ), năm 1894 đổi thành phố Bắc Ninh, năm 1919 đổi thành phố Thống chế Pê-tanh (rue Maréchal Pétain), năm 1945 lấy lại tên phố Bắc Ninh, năm 1949 đổi thành phố Phan Thanh Giản, năm 1951 vẫn giữa nguyên tên phố Phan Thanh Giản.
Xem thêm: Xuất Nhập Khẩu Là Gì – Công Việc Của Xuất Nhập Khẩu Gồm Những Gì
Tên phố đặt tháng 6/1964.
Nay thuộc phường Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm.
Đối với lịch sử hiện đại, phố Nguyễn Hữu Huân cũng có một ngôi nhà đáng ghi nhớ. Đó là nhà số 12 mà trong năm 1930 đã từng là trụ sở bí mật của Thành ủy Hà Nội. Tại đây, đồng chí Nguyễn Ngọc Vũ lúc đó là Bí thư Thành ủy, đã làm việc từ tháng 6/1930 đến tháng 12/1930.
Phố này có hai ngõ ở hai bên: ngõ Phất Lộc bên dãy số chẵn (xem mục Phất Lộc) và ngõ Nguyễn Hữu Huân bên dãy số lẻ. Ngõ này vốn là đất thôn Thanh Yên xưa, thời Pháp thuộc có tên là phố Hin-lơ-rê (rue Hilleret).
Xem thêm: Ô Nhiễm Ánh Sáng Là Gì ? Cách Giảm Thiểu Ô Nhiễm Ánh Sáng
Nguyễn Hữu Huân quê làng Tịnh Hà, huyện Kiến Hưng, tỉnh Định Tường (nay thuộc tỉnh Tiền Giang). Không rõ ông sinh năm nào, chỉ biết là đỗ thủ khoa trường Gia Định năm 1832, sau đó bổ làm giáo thụ huyện nhà. Khi thực dân Pháp xâm lược Nam Bộ, ông đã khởi nghĩa, phối hợp với nghĩa quân Võ Duy Dương và Âu Dương Lâu, hoạt động suốt một dải từ Tân An đến Mỹ Tho, Nguyễn Hữu Huân là một trong những thủ lĩnh nghĩa quân chiến đấu kiên cường và bền bỉ nhất Nam Bộ. Trước sau ông bị giặc bắt 3 lần. Nhưng cứ được thả là ông lại tập hợp lực lượng đánh địch. Tháng 6/1863, sau cuộc tấn công thành Mỹ Tho bị thất bại, ông rút về Châu Đốc, rồi bị giặc bắt. Năm 1864 chúng đày ông sang đảo Rê-uy-ni-ông (châu Phi). Bảy năm sau được thả về nước, ông lại cùng Âu Dương Lâu kháng chiến ở Định Tường, suốt từ năm 1872 đến 1874. Năm 1875 ông bị bắt, địch dùng mọi thủ đoạn mua chuộc, nhưng không lay chuyển nổi người anh hùng này. Cuối cùng chúng đã xem xử tử ông trên bờ sông Tiền Giang. Trước giờ hành quyết, ông vẫn bình tĩnh đọc mấy câu thơ tuyệt mệnh có ý động viên lòng yêu nước của đồng bào đang đứng tụ tập bên sông, rồi cắn lưỡi tự sát chứ không để giặc chém đầu mình.