Bác sĩ Trần Lâm Ngọc Thanh (khoa Hồi sức tích cực chống độc, BVĐK Tây Ninh) kể trên Vietnamnet, thời điểm tiếp nhận bệnh nhân T. bị rắn hổ mang chúa cắn, ai nhìn vào cũng thấy ớn lạnh.
Chị B.T.N.T. (28 tuổi), vợ của anh P.V.T. (38 tuổi, ngụ tại xã Tân Hưng, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh) chia sẻ trên báo Lao động, hiện tay chân của chồng chị đã cử động được sau khi bị rắn hổ mang cắn. Song, phần ngực của anh vẫn sưng.
Đang xem: Người đàn ông bị rắn cắn ở tây ninh
Thời điểm xảy ra sự việc, chị không có nhà, rất may anh T. được một bác tài xế tốt bụng chở đến bệnh viện cấp cứu kịp thời.
Chia sẻ trên báo Người lao động, anh Hoàng (anh trai bệnh nhân P.V.T.) kể, gia đình anh T. nghèo nên hai cha con thường xuyên đi làm thuê ở các vườn mãng cầu. Vào sáng 19/8, hai cha con anh T. đang làm ở vườn mãng cầu gần núi Bà Đen (tỉnh Tây Ninh) thì phát hiện con rắn hổ mang chúa.
Con trai anh T. kêu cha bỏ chạy, nhưng do gia đình rất khó khăn nên anh T. tiếc và quay lại bắt con rắn rồi bị rắn cắn vào đùi.
Khi bị rắn cắn, anh T. chụp được đầu rắn, cầm theo đến bệnh viện cấp cứu. Bác sĩ Trần Lâm Ngọc Thanh (khoa Hồi sức tích cực chống độc, Bệnh viện Đa khoa Tây Ninh) kể trên Vietnamnet, thời điểm tiếp nhận bệnh nhân T. bị rắn hổ mang chúa cắn, cả khoa Cấp cứu lúc đó náo loạn, ai nhìn vào cũng thấy ớn lạnh.
Lúc đó con rắn đang trên tay anh T. còn sống, cả người con rắn hổ mang quấn chặt cánh tay anh T.. Các bác sĩ đã dùng băng keo dán miệng rắn, sau đó anh T. tự thả con vật còn sống vào bao. Con rắn hổ mang chúa này dài khoảng 2,5m và nặng 4,6kg.
Sau khi các bác sĩ xử lý bước đầu vết thương, bệnh nhân tím tái, khó thở nên được đặt nội khí quản, cho thở máy và chuyển tới Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM).
Xem thêm: Điều Lệ Công Ty Là Gì ? Quy Định Về Điều Lệ Công Ty
Về phần con rắn, anh trai bệnh nhân T. kể với PV Người lao động, hiện gia đình đã mang xác rắn về chôn ngay nơi anh T. bắt con rắn.
Theo báo Lao động, biết gia đình anh T. có hoàn cảnh khó khăn, một mạnh thường quân ở Tây Ninh đã đến thăm và có hỗ trợ ban đầu để gia đinh lo chi phí chữa trị.
Theo tin từ Bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh nhân T. đã tỉnh và hồi phục tứ chi, đang được theo dõi ở phòng chăm sóc đặc biệt. Bác sĩ Nguyễn Tri Thức, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy thông tin với Tuổi trẻ, phải chờ từ 24-48 giờ tới mới có thể xác định được bệnh nhân T. có bị biến chứng viêm cơ tim cấp hay không.
Bác sĩ Nguyễn Ngọc Sang (khoa Bệnh nhiệt đới Bệnh viện Chợ Rẫy, TP.HCM) cho biết trên Tuổi trẻ, người bị rắn hổ mang chúa cắn thường tử vong do hai nguyên nhân.
Đầu tiên là bị liệt cơ tứ chi, cơ hô hấp, lúc này nếu không được xử lý cấp cứu kịp thời bệnh nhân sẽ tử vong do ngạt. Ngoài ra, có thể nọc độc sẽ tấn công làm tổn thương cơ tim, dẫn đến suy tim cấp. Ở nơi bị nọc độc chích có thể gây nhiễm trùng, hoại tử mô.
Theo ghi nhận của Zing.vn, bác sĩ Sang cho rằng, sau khi bị rắn cắn, bệnh nhân cần nhớ màu sắc, hình dạng con vật, để giúp bác sĩ xác định loài bò sát và đánh giá độc tố. Trong trường hợp anh T. mang con rắn đến sẽ giúp bác sĩ nhanh chóng chỉ định loại huyết thanh phù hợp và sẽ nắm được biến chứng có thể xảy ra để theo dõi, điều trị cho bệnh nhân.
Xem thêm: Hoạt Động: Quan Sát, Trò Chuyện Về Các Thành Viên Trong Gia Đình Của Bé
Theo bác sĩ Sang, rắn hổ mang có nhiều loại, riêng rắn hổ chúa có kích thước rất lớn, độc tính cực mạnh. Khi nạn nhân bị rắn hổ cắn, lượng độc truyền vào người nhiều hơn những loại khác.