Thuyết trình trước đám đông hay đơn giản là giao tiếp trước đồng nghiệp hiệu quả thu hút đều cần sự tự tin nhất định. Bài viết này mình sẽ chia sẻ phương pháp giúp bạn có thể rèn luyện sự tự tin cho mình.
Đang xem: Làm thế nào để tự tin trước đám đông
Sự tự tin hoàn toàn rèn luyện được nếu bạn muốn!
Mình xin phép kể 1 chút xíu về các giai đoạn mình bắt đầu rèn luyện trước đám đông để các bạn thấy rằng hoạt ngôn, hài hước, tự tin đều có thể chuẩn bị được.
Lần đầu tiên mình đứng trên sân khấu là năm mình học lớp 9 tham gia 1 tiết mục văn nghệ chào mừng 20/11 ở trường và dĩ nhiên vừa hồi hộp vừa run thì tạch là điều chắc chắn.
Đến lớp 10, từ trường nhỏ mình lên học ở thị trấn với số lượng học sinh đông hơn nhiều, năm đó mình liều mình nhận làm MC cho chương trình văn nghệ của trường. Kết quả cũng không mấy khả quan cho lắm, vừa ngố ngáo, vừa dẫn dở phải nhờ bạn MC dẫn cùng hỗ trợ. Và các năm tiếp theo thời THPT mình bắt đầu tập xuất hiện nhiều hơn từ MC, văn nghệ làm hết, kết quả thì có phần đỡ hơn 1 chút.
Bước vào đại học, bản thân mình xác định việc giao tiếp tự tin trước đám đông là cần thiết. Thấy mấy anh chị khóa trên trao đổi tự tin, hoạt náo đầy cảm hứng và hài hước, mình cũng dấn thân rèn luyện ngay từ những ngày đầu còn là sinh viên năm nhất.
Môi trường Đoàn Hội giúp mình rèn luyện rất nhiều
Sinh hoạt cộng đồng giúp bạn tự tin hơn với “học phí” thấp
Hôm sinh hoạt công dân đầu khóa, lần đầu tiên bước lên quản trò trước hàng trăm tân sinh viên như mình trong hội trường, mình kể 1 câu chuyện mình nghĩ là hài hước nhưng kết quả thì ai cũng đoán được, bao nhiêu ánh mắt nhìn mình như sinh vật ngoài hành tinh ở đâu xuất hiện vậy. Ok không sao, rút kinh nghiệm cho những lần tiếp theo.
Rồi mình bén duyên với các hoạt động đoàn hội tại trường, mình thường xuyên đến các nhà sách để tìm những cuốn sách dạy về quản trò, hoạt náo hoặc tham gia các hoạt động của mấy anh chị khóa trên để học hỏi xem phương pháp họ trao đổi thế nào, cách nhấn giọng ra sao, cách tập trung sự chú ý người nghe thế nào rồi ghi chú, chọn lọc lại cái nào phù hợp nhất với tính cách của mình thì áp dụng.
Đối với mình, sinh hoạt tập thể chính là con đường bạn dễ dàng rèn luyện sự tự tin nhanh nhất với chi phí thấp nhất, đặc biệt khi bạn còn là sinh viên.
Thực hành là rất cần thiết
Chỉ ghi chú và học hỏi từ người người khác chưa đủ bởi có những cách chỉ phù hợp với họ nhưng không phù hợp với mình. Bạn cần áp dụng ngay khi cần thiết để đánh giá xem phương pháp đó có hiệu quả hay không, nếu hiệu quả thì tiếp tục sử dụng nó khi cần, nếu chưa thì hãy xem nó thiếu sót ở điều nào, cần cải thiện ra sao.
Xem thêm: 9 Nguyên Nhân Gây Đau Cổ Họng Là Bệnh Gì ? Đau Họng Kéo Dài Là Gì
Mình có 1 nguyên tắc để dấn thân khi cần thiết đó là Nguyên tắc 50%, với mình, khi đã có sự tự tin khoảng 50% cho việc lên sân khấu, đứng trước đám đông và nếu thất bại của nó không thực sự quá quan trọng, không ảnh hưởng lớn đến hoạt động thì hãy nhận trách nhiệm đó về mình để bạn có thể luyện tập. Mình khẳng định khả năng thất bại rất cao và sẽ nhận sự đánh giá không tốt từ mọi người về cá nhân bạn. Nhưng như mình nói, nó không ảnh hưởng quá lớn đến tập thể, chỉ cá nhân bạn bị “chê” một chút xíu thì chẳng sao cả, đổi lại bạn đã nâng sự tự tin lên hơn 50% vì rút ra được 1 số kinh nghiệm rồi và ngày nào đó nó sẽ lên 80%, 90% cho những lần thất bại tiếp theo.
Áp dụng ngay những gì bạn biết sẽ giúp bạn tìm ra phương pháp phù hợp
Dành thời gian “thiết kế” bài nói
Mình là người khá cầu toàn cho bài thuyết trình, dẫn chương trình, hoạt náo nên thường mình dành khá nhiều thời gian để lên “kịch bản” từng phần thế nào và liên kết nó lại ra sao, đâu là điểm nhấn và tạo ra sự chú ý với người chơi, người nghe. Dự đoán sẵn 1 số tình huống bạn sẽ gặp phải và xử lý nó như thế nào để không bị “khớp” khi đang nói, biểu diễn.
Mình chưa từng thuyết trình thử trước gương như 1 số phương pháp người khác hay chia sẻ, thay vào đó mình luyện tập bằng cách dành thời gian rảnh để hình dung trong đầu như mình đang nói, đang biểu diễn để xem đúng trình tự kịch bản mình đã đưa ra hay chưa, đến khi nào mọi thứ tuôn ra 1 cách tự nhiên thì sự tự tin của bạn sẽ lên cao nhất.
Đừng sợ người khác sẽ cười bạn
Đừng sợ người khác sẽ cười bạn
Mỗi người có 1 mục tiêu khác nhau, nếu bạn đã xác định việc rèn luyện sự tự tin là quan trọng hàng đầu thì hãy chấp nhận việc thất bại, không thu hút được người khác, thậm chí bị chê bai tệ hại. Tất cả những tín hiệu đó giúp bạn biết mình còn hạn chế ở đâu, cần cải thiện những gì, bạn có thể làm tốt hơn như thế nào,…
Bạn sẵn sàng đón nhận những đóng góp chân thành từ những người có kinh nghiệm, thái độ tích cực với bạn, còn đối với những chỉ trích tiêu cực, chê bai thì hãy cho qua, xấu hổ chẳng bổ thêm chút nào cho bạn hết.
Hoạt ngôn, xử lý linh hoạt, dễ hay khó?
Thực sự thì mình không thích những bài nói, dẫn chương trình mang tính quá rập khuôn, lối mòn, thiếu đi sự sáng tạo, linh hoạt trong xử lý. Nếu bạn theo dõi 1 số tiểu phẩm hài diễn theo kịch bản sẽ không thú vị bằng theo kịch bản và có sự tương tác với khán giả.
Để tạo ra sự tương tác, chắc chắn phải cần có sự luyện tập, cách mình luyện tập là thường xuyên theo dõi các tiểu phẩm hài sân khấu, các chương trình truyền hình thực tế để xem cách diễn viên, khách mời họ xử lý, “chặt chém” nhau thế nào, vừa để giải trí, vừa để luyện tập phương pháp thì tiện cả đôi đường.
Mình dành thời gian rảnh để theo dõi báo chí, mạng xã hội để cập nhật tin tức, xu hướng để thường xuyên lồng ghép những yếu tố mang tính thời sự vào trong bài nói và tất nhiên nó phải phù hợp với đối tượng nghe của bạn. Hoạt ngôn hay không phụ thuộc vào bạn liên kết được những gì bạn đọc, bạn biết vào ngay tình huống đang gặp 1 cách hợp lý. Càng biết nhiều thông tin thì xử lý của bạn càng mềm mại, càng phù hợp.
Xem thêm: Kỹ Năng Vận Động Tinh Là Gì Trong Sự Phát Triển Của Trẻ, Kỹ Năng Vận Động Tinh Là Gì
Nội dung truyền tải là điều cốt lõi tạo nên sự tự tin
Nội dung truyền tải là điều cốt lõi tạo nên sự tự tin
Người khác đánh giá cao sự tự tin của bạn, nhưng họ sẽ quay lưng khi bài nói của bạn không có giá trị cốt lõi về nội dung hoặc mang tính giải trí.
Khi họ đến nghe bạn thuyết trình, chia sẻ thì nội dung là cái họ chờ đợi nhất nên hãy chuẩn bị thật kĩ để bài nói bạn có sức nặng thực sự. Để đánh giá nội dung tốt hay chưa, bạn nên kiểm tra các yếu tố sau:
Đủ: bài nói của bạn có truyền tải đủ nội dung, thông điệp cần thiết hay chưa?Độc: bài nói của bạn có thực sự khác biệt, tạo bất ngờ cho người nghe hay không?Đã: bài nói của bạn liên kết chặt chẻ, logic, rõ ràng và dễ nhớ hay chưa?
Hãy bắt đầu ngay bây giờ
Đây là kỹ năng mình cho là rất quan trọng cho các bạn ở môi trường làm việc bởi dù ở vị trí thế nào thì bạn cũng sẽ có lúc cần đến nó. Vậy đừng ngại ngùng, mặc cảm, hãy bắt đầu luyện tập sự tự tin để truyền tải thông tin thu hút nhất, hiệu quả nhất đến mọi người nhé!