Trên con phố Bà Triệu hiện nay, chắc hẳn chúng ta sẽ bị hoa mắt bởi những biển quảng cáo “Lạc rang húng lìu Bà Vân”. Không những thế, còn có thêm cả những cô Vân, chị Vân và cả cụ Vân. Tất cả các bảng hiệu này đều kèm theo một câu chốt: Đặc sản gia truyền chính hiệu. Vậy đâu mới là thương hiệu lạc rang húng lìu chính gốc?
Lạc rang húng lìu
Lạc rang húng lìu là món ăn vặt nổi tiếng của người Hà thành. Và khi cần mua thì “phố lạc” Bà Triệu chính là điểm đến. Tuy nhiên, người mua hàng sẽ khá bối rối khi mà đâu đâu cũng là lạc bà Vân chính gốc. Mọi tấm biển đều được kèm thêm một tấm ảnh của những bà Vân nào đó. Mục đích của những tấm biển này chính là để khẳng định uy tín của cửa hàng mình.
Đang xem: Lạc rang húng lìu bà vân 176 bà triệu
Thậm chí, có những cơ sở đổi luôn số nhà của mình thành “176 Bà Triệu” vì nghe đồn cửa hàng tại số nhà 176 mới là “tổ nghề” của lạc rang húng lìu. Đây chính là nơi cụ Vân “xịn” đang sinh sống và là cơ sở lạc rang húng lìu gia truyền chính hiệu.
Lạc rang húng lìu chính gốc tại số 176 Bà Triệu. Ảnh: VTV
Tự bảo vệ thương hiệu của mình
Nhiều nơi sử dụng tên lạc rang húng lìu Bà Vân cho thấy đây là một thương hiệu có tiếng. Nó cho thấy sức hút của danh tiếng lạc rang Bà Vân phố Bà Triệu. Tuy nhiên, nếu xét về vấn đề kinh doanh, việc này ảnh hưởng rất lớn đển cơ sở chính gốc. Lý do là vì vị lạc rang của hiệu “Cụ Vân” ngon hơn hẳn những hàng còn lại. Đây là một câu chuyện thương hiệu rất đáng được chú ý, đặc biệt với những sản phẩm mang giá trị truyền thống hoặc những cửa hàng gia truyền.
Việc bà Vân đã đăng ký nhãn hiệu “Bà Vân” chưa sẽ quyết định đến khả năng sử dụng nhãn hiệu này cho sản phẩm lạc rang của các cơ sở khác. Đây là tên gọi trong thương mại. Vì thế, muốn được bảo hộ thì phải được đăng ký. Nếu bà Vân không đăng ký thì ai sử dụng cũng được. Trong trường hợp đã đăng ký, chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền yêu cầu những nhà còn lại không được sử dụng tên gọi “Bà Vân” trong các sản phẩm lạc rang húng lìu”.
Xem thêm: “Vặn Mở ( Vòi Nước Tiếng Anh Là Gì ? Nghĩa Của Từ Vòi Nước Trong Tiếng Việt
Mặc dù bị bủa vây giữa ma trận phố lạc húng lìu nhưng không vì thế mà lạc “cụ Vân” bị “bão hoà” theo cơ chế thị trường. Cụ Vân “thật” đã đi đăng ký nhãn hiệu cho thương hiệu của mình cách đây 4 năm. Khi đó nhiều người cùng phố cũng bán lạc rang nhưng lại lấy tên của cụ. Khi cụ hỏi thì họ nói rằng vì nhà cũng có người tên Vân nên đặt biển hiệu như vậy.
“Bà Vân” xuất hiện ở khắp nơi trên phố Bà Triệu. Ảnh: tieudungplus.vn
Luật pháp quy định như thế nào?
Đối với những trường hợp đã đăng ký nhãn hiệu được quy định như sau: Hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu được hiểu là các hành vi sao chép, làm giả, sử dụng trái phép toàn bộ hoặc một phần các yếu tố chính của nhãn hiệu đang được cấp văn bằng bảo hộ.
Hành vi vi phạm nhãn hiệu được thể hiện ở các hình thức: Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng kí kèm theo nhãn hiệu đó. Các hành vi vi phạm nhãn hiệu được cụ thể hóa trong các quy định của Nghị định 99/2013/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp và Thông tư số 11/2015/TT-BKHCN hướng dẫn chi tiết Nghị định 99/2013/NĐ-CP.
Xem thêm: Xem Lời Bài Hát Tự Ngã Em Tự Đứng Lên (Nhạc Chuông), Tự Ngã Em Tự Đứng Lên
Với những trường hợp vi phạm sẽ phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây vì mục đích kinh doanh trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm đến 3.000.000 đồng: Bán; chào hàng; vận chuyển, kể cả quá cảnh; tàng trữ; trưng bày để bán hàng hóa, dịch vụ xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp.