Nuôi gà thả vườn là mô hình chăn nuôi gia cầm phổ biến ở nhiều địa phương hiện nay. Giá gà ta hôm nay cũng đang ở mức cao xét về nhu cầu tiêu thụ và mặt bằng giá các loại gà được sử dụng phổ biến. Nhưng muốn thành công, mang lại hiệu quả kinh tế cao thì đòi hỏi người nuôi phải có kiến thức nhất định về kỹ thuật nuôi. Bài viết dưới đây là những chia sẻ của chuyên gia về kinh nghiệm nuôi gà ta thả vườn đạt hiệu quả cao. Bạn đọc quan tâm mời cùng Gà chạy bộ tìm hiểu và tham khảo.

Đang xem: Kỹ thuật nuôi gà ta

Cách làm chuồng nuôi gà thả vườnCác giống gà thả vườn khác được lựa chọn nuôi phổ biến hiện nayKinh nghiệm, kỹ thuật chung nuôi các loại gà thả vườn

Chuẩn bị chuồng nuôi đúng khoa học

Chuồng nuôi là vấn đề cần được quan tâm đầu tiên với bất kỳ hình thức nuôi gà nào. Và với mô hình nuôi gà thả vườn cũng vậy, chuồng nuôi phải được chuẩn bị kỹ càng.

Mặc dù mô hình nuôi gà thả vườn đang được nhân rộng và phát triển mạnh. Thế nhưng, không phải hộ nuôi nào cũng nắm được cách làm chuồng nuôi gà ta thả vườn khoa học. Điều này có thể xuất phát từ việc chưa tìm hiểu kĩ về kỹ thuật nuôi cũng như vai trò của chuồng nuôi.

*

Trên thực tế, theo phân tích và đánh giá từ phía các chuyên gia thì chuồng nuôi góp phần quan trọng giúp đàn gà phát triển tốt nhất,. Khi chuồng nuôi được thiết kế và xây dựng đạt chuẩn thì sẽ nâng cao sức đề kháng cho gà. Nhờ đó giúp cho sức khỏe của gà ổn định, ít bị dịch bệnh và tăng trưởng tốt.

Cách làm chuồng nuôi gà thả vườn

Cách làm chuồng nuôi gà ta thả vườn phải phù hợp với mô hình chăn nuôi. Chuồng nuôi của mô hình chăn nuôi bán chăn thả khác với mô hình thả vườn hoàn toàn. Tuy nhiên, dù được gà ta được nuôi theo mô hình nào thì cũng phải luôn chú ý đến những điểm sau:

Hướng chuồng nuôi

Hướng chuồng nuôi nên chọn hướng Đông hoặc Đông Nam. Đây là hai hướng được các chuyên gia khuyến khích lựa chọn vì có thể đón ánh nắng mặt trời và tránh được những luồng gió không tốt cho sự phát triển của gà.

Nếu địa hình chuồng không cho phép chọn 2 hướng trên thì có thể chọn hướng chuồng chính là hướng Nam. Hướng này cũng hạn chế tối đa những ảnh hưởng xấu như: nắng nóng, gió mùa đông bắc…

Kích thước chuồng nuôi

Trong cách làm chuồng nuôi gà ta thả vườn thì kích thước chuồng cũng phải chú ý đặc biệt. Nếu chuồng quá hẹp, ẩm thấp cùng với mật độ gà quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của gà. 

*

Chuồng nuôi khi xây dựng phải được thiết kế nền đảm bảo vệ sinh. Hệ thống thoát nước cũng phải linh động, đảm bảo không để nước thừa, nước đọng ở trong chuồng. Quây chuồng có thể bằng lưới, tre hay nứa để tạo sự thoáng mát. Khi đến mùa đông thì cần phải che chắn kỹ lưỡng.

Xây dựng vườn thả

Vườn thả nuôi thường là những khoảng đất trống có sẵn. Khi thả gà ngoài vườn nên rào xung quanh bằng lưới để kiểm soát được số lượng nuôi. Trong khu vực thả cần san lấp kỹ lưỡng mặt bằng, không để nước mưa đọng lại.

Làm thêm các khu vực bãi tắm cát cho gà, đồng thời trồng cây tạo bóng mát.

Chuẩn bị thêm các dụng cụ cần thiết khác:

Cách làm chuồng nuôi gà ta thả vườn ngoài việc thiết kế chuồng trại, vườn thả thì còn phải chuẩn bị thêm các dụng cụ cần thiết. Cụ thể:

– Máng ăn: Gà thả vườn cũng cần phải có máng ăn. Có thể tự chế nhưng phải đảm bảo được tính tiện lợi như dễ sử dụng và đảm bảo vệ sinh. Máng ăn phải phù hợp với độ tuổi của gà. Cần đặt máng ăn ở nơi khô ráo.

– Máng uống: Nên phân tách máng ăn và máng uống cho gà. Đặt gần với vị trí máng ăn nhưng không nên để quá gần, tránh cho thức ăn rơi vào máng.

– Chuẩn bị hệ thống sưởi, dụng cụ sát trùng…

*

Kinh nghiệm nuôi gà ta thả vườn khi làm chuồng nuôi là chọn khu đất cao ráo, thoáng mát để xây dựng. Nên chọn hướng chuồng gà là hướng Đông hoặc Đông Nam để đón nắng và tránh được ánh nắng chiều gay gắt.

Chuồng nuôi được xây dựng phải đảm bảo độ cao, độ rộng phù hợp với mật độ gà cũng như đảm bảo được độ thoáng và công việc dọn vệ sinh , khử trùng. Sàn chuồng có thể lát xi mặn hoặc làm bằng tre nứa đan thưa cách mất đất 0.5 – 08m.

Chọn giống gà ta khi thả vườn

Kinh nghiệm nuôi gà ta thả vườn nên chọn gà phù hợp với mục đích chăm nuôi: để lấy thịt hoặc lấy trứng. Khi xác định được mục đích thương phẩm thì việc lựa chọn giống gà để nuôi sẽ dễ dàng hơn.Gà ta nuôi lấy trứng có các loại: gà tàu vàng, gà tâm hoàng, gà ri… còn gà lấy thịt: gà Nòi, gà Đông Tảo, gà Tàu Vàng, gà Tam Hoàng,…

Khi chọn gà con giống để nuôi: Nên chọn con giống đồng đều. Chọn những con gà khỏe mạnh, chạy nhanh, chân mập bụng gọn, mỏ vàng đều. Không chọn những con giống cánh bị xê, mỏ vẹo và khô chân. Đối với việc chọn gà đẻ giống: Nên chọn những con gà có trọng lượng tương đối, khi 20 tuần tuổi đạt trọng lượng từ 1.5 -1.6 kg là tốt nhất. Gà khỏe mạnh thì mắt sẽ dáng, mỏ ngắn, mông tích to và đỏ tươi. Hậu môn rộng, màu hồng tươi và ẩm ướt.

Thức ăn cho gà ta nuôi thả vườn

Gà ta nuôi thả vườn để phát triển tốt nhất thì cần phải chú trọng đến thức ăn của chúng. kinh nghiệm nuôi gà ta thả vườn là không cho gà ăn các loại thức ăn: bị ôi mốc, bị thối rữa hoặc bị nhiễm nấm…vì chúng rất dễ gây bệnh cho gà.

*

Thức ăn chính của gà là các loại thức ăn công nghiệp hoặc phụ phế phẩm nông nghiệp nhưng cần đảm bảo các thành phần: đạm, khoáng, vitamin cần thiết.

Lượng thức ăn này chỉ nên cung cấp đủ, nếu dư thừa sẽ khiến cho gà bị mỡ, sản lượng trứng giảm. Kết hợp cho gà ăn nhiều các thức ăn từ tự nhiên: lúa, ngô, sắn và rau muống, rau lang xắt nhỏ …để tăng chất lượng thịt cho gà là kinh nghiệm chăn nuôi gà thả vườn được khuyến khích áp dụng. Máng ăn và máng uống nước cho gà phải được vệ sinh đều đặn và thay liên tục để đảm bảo vệ sinh.

Phòng bệnh cho gà 

Kinh nghiệm chăn nuôi gà thả vườn là cần chú ý vệ sinh phòng bệnh. Việc này được thể hiện thông qua các công việc: vệ sinh chuồng trại, máng ăn và nước uống cũng như khu vực vườn thả của gà. Chuồng gà phải được dọn dẹp thường xuyên, khử trùng định kỳ. Đối với vườn thả cần loại bỏ các vũng nước bẩn, ao tù…Tiêm phòng vacxin phòng ngừa bệnh cho gà theo từng giai đoạn phát triển. 

Kinh nghiệm nuôi gà ta thả vườn đã được chia sẻ đầy đủ và chi tiết trong bài viết. Hi vọng những thông tin này sẽ hữu ích đối với những hộ nuôi gà theo mô hình này. Cần tư vấn hoặc giải đáp thêm về vấn đề này hãy liên hệ ngay với chúng tôi.

Cách nuôi gà ta thả vườn không mắc dịch bệnh

Một số người chăn nuôi chia sẻ, lúc ban đầu mới nuôi, họ thường chăn thả theo cách thông thường tuy nhiên không mang lại kết quả cao. Và sau một thời gian tìm tòi, học hỏi, áp dụng họ đã nghiên cứu ra cách nuôi riêng gà con mới nở cho đến khi gà choai mới cho thả vườn.

Ưu điểm của phương pháp này đó chính là hạn chế dịch bệnh với gà con và giúp cho gà mẹ có nhiều thời gian, đẻ trứng sớm hơn. Ngày đầu mới nở, chỉ cho gà con uống nước sạch bởi lúc này gà vẫn đang còn chất dinh dưỡng dự trữ. Tới ngày thứ hai, bổ sung vaccin phòng dịch cho gà vã hãy chích qua cánh của nó. Chú ý, nướng uống của gà con phải sạch sẽ và liên tục thay nước thường xuyên trong 7 ngày đầu tiên.

*

Biết phương phá chăn nuôi sẽ giúp đàn gà khỏe mạnh, không dịch bệnh và mang tới hiệu quả chăn nuôi cao

Bên cạnh đó, người chăn nuôi cũng cần chú ý một số điều sau để gà có khả năng kháng bệnh tốt, phát triển nhanh, đẻ trứng sai và có cân nặng cao, nhất là chất lượng thịt gà tốt, bán với giá cao.

– Chuồng trại: Quy mô chuồng trại không cần quá lớn, tùy thuộc vào số lượng gà mà làm diện tích chuồng phù hợp. Tuy nhiên, chuồng cần phải độc lập, xa các khu dân cư, chợ, bệnh viện, nhà máy,…

Mỗi chuồng nên nuôi khoảng 1000 con đổ lại. Thiết kế nhiều chuồng nuôi để thuận tiện kiểm soát dịch bệnh. Xung quanh chuồng trại hãy trang bị rào lười B40 để gà không bay ra ngoài. Đặt chuồng nơi cao ráo, có nền đất cao ráo, trồng cây bóng mát để gà kiếm ăn, chạy nhảy và có chỗ ngủ vào ban đêm.

– Thức ăn: Khi còn nhỏ chỉ nên cho gà ăn cám ngô hoặc cám gạo và trang bị nước uống đầy đủ. Khi gà bắt đầu lớn, bạn bổ sung thêm giun đất cho gà.

– Phòng chữa bệnh: Người nuôi thường xuyên khử trùng, vệ sinh sạch sẽ và theo dõi lịch tiêm vaccin thường xuyên để có một chú gà khỏe mạnh.

– Xuất chuồng: Từ khi nuôi đến khi xuất bán có thể chỉ trong vòng 3 tháng, với những chú gà ta thời gian nuôi lâu hơn từ 4 tháng trở lên. Vào dịp lễ, Tết gà ta lại càng dễ bán hơn và bán với giá cao.

Xem thêm: Viết Bài Tập Làm Văn Số 2 Lớp 9 Đề 3, Bài Tập Làm Văn Số 3 Lớp 9

Từ những mô hình thành công của nhiều nông dân từ đó chúng ta có thể học hỏi, áp dụng để có thể trang trải cuộc sống, thoát nghèo, vườn lên làm giàu.

Các giống gà thả vườn khác được lựa chọn nuôi phổ biến hiện nay

Nuôi gà thả vườn muốn có hiệu quả kinh tế cao thì việc chọn giống là không thể bỏ qua. Các giống gà phát triển tốt, sức đề kháng cao ít dịch bệnh, chất lượng thịt tốt thường được chọn nuôi:

*

Gà Hồ

Đây là một trong những giống gà quý tại Việt Nam. Giống gà này được nuôi nhiều nhất ở thị trấn Hồ, huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh. Hiện nay, giống gà này đã được nhân rộng nuôi ở nhiều vùng hơn.

Gà chăm nuôi tốt trong khoảng 5 -6 tháng sẽ đạt trọng lượng thích hợp để xuất chuồng. Gà mái sẽ khoản 2.7- 3kg, gà trống là từ 4.1 – 4.5kg. Sản lượng trứng trung bình đạt 40 – 50 quả/năm.

Gà ri

Gà ri là một trong những cái giống gà quen thuộc thường được chọn để nuôi gà thả vườn. Gà có nhiều đặc điểm cực kỳ thích hợp với việc nuôi thả tự do, bán tự do: chịu đựng được điều kiện thời tiết tốt, ăn tạp. Gà ri nuôi để lấy trứng và nuôi lấy thịt đều được.

Gà ri trong thời gian 4 -5 tháng là có thể xuất chuồng. Trọng lượng gà mái đạt được 1.6 – 18kg/con; gà trống là 1.8 – 2.3kg/con. Sản lượng trứng trung bình lên đến 100 – 120 trứng/năm nếu được chăm nuôi kỹ càng. Thịt gà ri thơm, ngọt.

Gà nòi

Giống gà này còn được gọi với cái tên khác: gà chọi, gà đá. Thịt gà nòi được xem như một món ăn đặc sản nên giá bán cũng cao hơn so với các giống gà khác. Gà chọi sức đề kháng cũng cao nhưng khâu chăm sóc cần kỹ càng để đạt được chất lượng thịt tốt nhất.

Gà nòi trưởng thành sẽ có trọng lượng: Gà mái 1.5 – 1.8kg/con; gà trống 2.8 – 3.3kg/con trong thời gian 5 tháng nuôi. Sản lượng trứng trung bình 50 -60 quả/ năm.

Giống gà này chỉ cần nuôi nhốt khoảng 4 tuần đầu chăm nuôi dạng công nghiệp, sau đó có thể thả vườn. Sức khỏe của gà dù vậy vẫn được đảm bảo, ít bệnh. Chi phí đầu tư thấp nhưng giá bán đầu ra cao.

Xu hướng nuôi gà ta thả vườn đang ngày phát triển hơn nữa trong tương lai. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích, phần nào giúp người chăn nuôi lựa chọn được con giống thích hợp cho mô hình chăn nuôi của mình.

Kinh nghiệm, kỹ thuật chung nuôi các loại gà thả vườn

Gà thả vườn là một trong số những loại thực phẩm rất được ưa chuộng hiện nay. Do mang lại giá trị kinh tế cao nên loại gà này đang trở thành xu hướng chăn nuôi mới. Nuôi gà thả vườn không khó nhưng để có được hiệu quả kinh tế cao thì không phải là điều dễ dàng. Bài viết này, Gà chạy bộ sẽ chia sẻ kinh nghiệm nuôi gà thả vườn mang lại năng suất cao giúp các hộ chăn nuôi phát triển kinh tế.

Chuồng nuôi gà thả vườn

Kinh nghiệm nuôi gà thả vườn điểm quan trọng đầu tiên cần phải chú ý là chuồng nuôi. Người dân khi làm chuồng phải chú ý tạo được sự kiên cố nhưng phải linh hoạt để tiện cho việc sát trùng vệ sinh chuồng nuôi. Đặc biệt là phải tạo được thoáng mát cần thiết cho đàn gà (cửa sổ, cửa để gà ra vào). Phần nền phải hơi có độ dốc, có thể thoát nước để tránh tình trạng nước đọng, ẩm ướt làm phát sinh dịch bệnh.

*

Theo đó, kích thước chuồng nuôi nên theo tỉ lệ: chiều cao (h): 1.5m, chiều dài (d): 2.5m và chiều rộng (r): 2m. Mật độ gà trong chuồng: gà con thì 12- 15 con/m2. Gà giò thì chỉ nên 6- 8 con/m2.

Bãi nuôi thả gà

Gà thả vườn rất cần bãi thả nuôi. Theo đó, nên chọn những bãi đất trống rộng và có đất cứng cùng cây xanh để làm bóng mát cho gà nuôi và đặc biệt là phải có nhiều cỏ. Bãi thả nên bằng phẳng và dễ thoát nước. Vệ sinh các vũng nước bẩn cũng như lông gà và phân gà thường xuyên để đảm bảo môi trường sống cho gà.

Có thể bố trí chuồng nuôi ngay trong bãi thả nếu bãi đất rộng. Xây dựng hàng dào lưới để tránh thú hoang xâm nhập hay gà đi lạc.

Chọn giống gà

Nói về kinh nghiệm nuôi gà thả vườn thì giống gà rất quan trọng. Điều này quyết định đến hiệu quả chăn nuôi và chất lượng sản phẩm.

*

Khi quyết định nuôi gà thả vườn, bạn cần lựa chọn những con giống tốt từ những nơi bán uy tín. Những con gà giống đạt tiêu chuẩn: chân đứng vững, ngón chân không vẹo, mắt mở to láu liên, chạy nhanh, mỏ to và khép kín, siêng ăn…

Cách cho gà ăn, uống đúng cách

Muốn gà phát triển tốt cần phải lưu ý chăm sóc theo từng giai đoạn. Đây là kinh nghiệm nuôi gà thả vườn mà bạn cần phải biết. Cụ thể:

Giai đoạn nuôi gà con (1 – 21 ngày tuổi): Gà ở giai đoạn này ăn ít nhưng sẽ phải ăn nhiều lần. Nên rải thức ăn vào khay và cung cấp đồ ăn 3- 4 lần/ngày. Không giữ lại thức ăn thừa sau mỗi lần đảm bảo vệ sinh cho đàn gà.

Giai đoạn gà giò (22 – 42 ngày): Bước vào giai đoạn này, gà đã bắt đầu ăn được thóc, gạo và rau xanh. Vì thế, để tăng cường chất dinh dưỡng cho gà thì nên bổ sung các loại thức ăn này.

Giai đoạn gà thịt (42 ngày trở lên): Gà ở giai đoạn này ăn rất nhiều, gấp đôi so với giai đoạn trước. Nhưng ở giai đoạn này phải bổ sung chất đạm và nhiều loại rau xanh để đảm bảo gà nặng ký và chắc xương.

Phòng bệnh cho gà thả vườn

Kinh nghiệm nuôi gà thả vườn hiệu quả là cần phải theo dõi, kiểm tra sức khỏe cho gà thường xuyên. Bởi vậy, khâu phòng bệnh cho gà là rất quan trọng.

*

Cần chú ý tiêm vac-xin phòng các bệnh: bệnh thương hàn, bệnh tụ huyết trùng, bệnh đậu…Những bệnh này rất dễ lây lan và gây thiệt hại nghiêm trọng đến hiệu quả chăn nuôi.

Xem thêm: Top 3 Sản Phẩm Vữa Không Co Ngót Là Gì ? Vữa Không Co Ngót Là Gì

Vệ sinh chuồng trại

Công việc vệ sinh chuồng trại là hết sức cần thiết, đóng vai trò quan trọng trong việc phòng bệnh và mang lại môi trường sống tốt nhất cho gà nuôi.

Nên thường xuyên thay lót nền ở chuồng trại. Gà thả vườn cần quét sạch sẽ, loại bỏ phân gà và các vũng nước bẩn…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *