Quản trị kinh doanh luôn là một trong những ngành học được đông đảo các bạn học sinh lựa chọn khi xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng. Đây cũng là ngành học mà rất nhiều trường có nhóm ngành kinh tế đào tạo. Hôm nay, Nova Eguide xin gợi ý cho các bạn Top 5 trường đại học tiêu biểu có khoa quản trị kinh doanh để giúp các bạn có thể đưa ra cho mình những sự lựa chọn phù hợp:
1. Đại học Kinh tế quốc dân
Khoa Quản trị kinh doanh (QTKD – FBM) được thành lập từ năm 1956, tiền thân là Khoa Công – Nông (1956-1965), Khoa Kinh tế Công nghiệp (1965-1990), Khoa QTKD công nghiệp và xây dựng (1990-2003). Hiện nay, Khoa QTKD có 03 Bộ môn (Quản trị doanh nghiệp, QTKD tổng hợp và Văn hoá kinh doanh). Ngoài ra, Khoa còn có Trung tâm Tư vấn doanh nghiệp (ECC) với nhiệm vụ tổ chức các khoá bồi dưỡng ngắn hạn nhằm cập nhật kiến thức quản trị kinh doanh cho các nhà doanh nghiệp; tổ chức các hoạt động tư vấn, NCKH và hợp tác quốc tế. Lực lượng giáo viên cơ hữu hiện có 02 Giáo sư; 09 Phó giáo sư; 15 Tiến sỹ; 28 Thạc sỹ.
Đang xem: Khoa quản trị kinh doanh học viện ngân hàng
Các chương trình, chuyên ngành đào tạo bậc cử nhân gồm có Quản trị doanh nghiệp; Quản trị chất lượng; QTKD tổng hợp và Quản trị doanh nghiệp chất lượng cao; bậc cao học gồm 3 chuyên ngành trên và chuyên ngành Kinh tế công nghiệp; bậc tiến sỹ có chuyên ngành QTKD và chuyên ngành Kinh tế công nghiệp. Khoa QTKD và các Bộ môn được Nhà nước trao tặng 02 Huân chương lao động hạng ba, 02 bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, 06 giáo viên được Nhà nước phong tặng Nhà giáo ưu tú, nhiều giáo viên được nhận bằng khen của Chính phủ và của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Về đào tạo, bậc cử nhân từ năm 1956, bậc cao học từ năm 1991 và bậc tiến sỹ từ năm 1978. Tính đến nay đã có hơn 16.500 sinh viên các chuyên ngành đã tốt nghiệp. Trong đó, hệ chính quy có hơn 5000 sinh viên, hệ vừa làm, vừa học có hơn 8.000 sinh viên, hệ văn bằng hai có hơn 2.000 sinh viên, hệ liên thông từ cao đẳng lên đại học có hơn 1.000 sinh viên, bậc cao học hơn 400 học viên và bậc tiến sỹ hơn 140 học viên.
Về nghiên cứu khoa học và tư vấn, tính đến nay giáo viên của Khoa đã thực hiện khoảng 175 đề tài, bao gồm các chương trình và đề tài cấp Nhà nước, đề tài cấp Bộ, hợp tác với nước ngoài, cấp Trường và đề tài phục vụ doanh nghiệp…
Hoạt động hợp tác quốc tế và quan hệ đối ngoại của Khoa luôn được chú trọng phát triển. Nhiều đề tài, dự án hợp tác với các tổ chức quốc tế (UNIDO, UNESCO, JICA, JETRO, VDF, ASIAN LINK, SAINT MARY UNIVERSITY, KYOTO UNIVERSITY…) đã được thực hiện. Hiện nay nhiều cơ quan, doanh nghiệp trong nước là đối tác chiến lược của Khoa.
Khoa luôn có truyền thống đi đầu trong các phong trào Công đoàn, Đoàn thanh niên và sinh viên của Trường về văn nghệ, thể thao, nghiên cứu khoa học sinh viên (Câu lạc bộ doanh nhân tương lai – CFE), phong trào thanh niên tình nguyện (STQ).
Đại học Kinh tế quốc dân
2. Đại học Ngoại thương Hà Nội
Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Ngoại thương được thành lập tháng 4/1999 trong bối cảnh của toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra hết sức sôi động ở Việt Nam.
Sự ra đời của Khoa Quản trị Kinh doanh đánh dấu một bước ngoặt quan trọng đối với trường Đại học Ngoại thương: từ một trường đơn ngành đã trở thành trường đào tạo đa ngành trong khối các trường đại học về kinh tế. Kế thừa và phát huy truyền thống đào tạo của Nhà trường, kết hợp với sự năng động của mình, Khoa Quản trị Kinh doanh đã nhanh chóng khẳng định vị thế của mình trong hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và đóng góp tích cực vào việc cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước.
Đại học ngoại thương
3. Đại học Kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội
Viện Quản trị Kinh doanh là Viện đào tạo thuộc Trường Đại học Kinh tế – ĐHQGHN với sứ mệnh cung cấp những doanh nhân tài ba và hệ thống lý thuyết quản trị kinh doanh phù hợp với Việt Nam vào từng thời kỳ phát triển.
Giảng viên của Viện Quản trị Kinh doanh là các giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ có uy tín và chuyên môn sâu, được đào tạo từ những trường đại học danh tiếng ở trong và ngoài nước (Mỹ, Anh, Úc, Bỉ, Nga, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Đài Loan), có kinh nghiệm làm việc tại các tập đoàn, liên doanh, các doanh nghiệp Việt Nam và nước ngoài.
Đại học Kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội
4. Học viện Ngân hàng
Được thành lập từ năm 2005, Khoa Quản trị kinh doanh – Học viện Ngân hàng là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực đào tạo các nhà quản trị kinh doanh nói chung và đặc biệt là cho khối ngân hàng nói riêng. Sau hơn 10 năm thành lập, Khoa Quản trị Kinh doanh hiện có 22 giảng viên với trình độ cao, giàu kiến thức thực tiễn, là lựa chọn lý tưởng cho những bạn trẻ yêu thích kinh doanh.
Sự gắn kết chặt chẽ với Hiệp hội doanh nghiệp toàn cầu BNI, hiệp hội nhà quản trị tại Việt Nam và các ngân hàng thương mại giúp cho các sinh viên của Khoa được chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm thực tế, được thực hành, thực tập trong suốt quá trình học và mở ra cơ hội việc làm khi ra trường.
Hiện Khoa QTKD – HVNH có 2 chuyên ngành đào tạo: Quản trị Doanh nghiệp và Quản trị Marketing, cùng với đó là 3 chuyên ngành sâu về:
Khởi sự Kinh doanhQuản trị Nhân sựQuản trị MarketingBên cạnh đó, sinh viên không chỉ được học tập kiến thức mà còn có cơ hội trải nghiệm và hoàn thiện kỹ năng thông qua các hoạt động như mang tính chất học thuật như: nghiên cứu khoa học, hội thảo khoa học, ngoại ngữ, các câu lạc bộ và các hoạt động đoàn thể. Học tập tại Khoa QTKD – HVNH bạn có cơ hội trở thành công dân toàn cầu với khả năng làm việc chuyên nghiệp và không ngừng sáng tạo và đổi mới cho sự phát triển. Khoa QTKD, HVNH sẽ luôn đồng hành cùng với các bạn sinh viên trên con đường trở thành nhà doanh nhân thành đạt.
Học viện ngân hàng
5. Học viện Tài chính
Năm 2006, Học viện quyết định chuyển cả 2 chuyên ngành Kinh doanh chứng khoán và Kinh doanh bất động sản sang khoa Ngân hàng – Bảo hiểm và tài chính doanh nghiệp. Hai bộ môn Thị trường chứng khoán và Định giá tài sản cũng chuyển sang các khoa tương ứng.
Năm 2006 Học viện tài chính mở hai chuyên ngành đào tạo mới là chuyên ngành Marketing và chuyên ngành quản trị doanh nghiệp thuộc khoa Quản tri kinh doanh với quy mô tuyển sinh lúc đó là 120 sinh viên mỗi khóa. Hai bộ môn được chuyển về khoa là Bộ môn Marketing (từ khoa Tài chính quốc tế ) và Bộ môn Quản lý kinh tế (từ khoa Tài chính doanh nghiệp). Từ 2014 (khóa 52) quy mô đào tạo của khoa tăng lên gấp đôi (240 sinh viên mỗi khóa).
Năm 2012 Bộ môn Kinh tế phát triển (tiền thân là Bộ Kinh tế các ngành sản xuất) được điều chuyển sang khoa Kinh tế. Qua nhiều lần xáo trộn, đến nay khoa Quản trị kinh doanh có 3 bộ môn: Marketing, Quản trị kinh doanh và Quản lý kinh tế với tổng số cán bộ, giáo viên là 30 người.
Xem thêm: Truyện Xuyên Thành Mẹ Ruột Của Nhân Vật Phản Diện Phật Hệ Hằng Ngày
Thành tích của đơn vị:
Giảng dạy: Nghiên cứu và đưa vào giảng dạy 19 môn học mới cho các lớp chuyên ngành Quản tri doanh nghiệp và Marketing.Nghiên cứu khoa học: chủ trì 03 đề tài Nghiên cứu khoa học cấp Bộ, 01 đề tài nhánh cấp Nhà nước và hàng chục đề tài cấp Học viện, cấp khoa. Biên soạn trên 20 giáo trình và sách chuyên khảo phục vụ cho hai chuyên ngành đào tạo do khoa quản lý là Marketing và quản trị doanh nghiệp. Các giáo trình về lĩnh vực Quản lý, Kinh tế môi trường và Quản lý hành chính công.Đã được tặng thưởng nhiều Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Học viện tài chính
Trên đây là Top 5 trường đào tạo ngành Quản trị kinh doanh tiêu biểu. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm thông tin về các trường đại học khác tạihttps://lltb3d.com/152-he-thong-cac-don-vi-dao-tao.Nova Eguide chúc bạn lựa chọn được cho mình một ngôi trường phù hợp!