–Trẻ biết một số nghề phổ biến trong xã hội và miêu tả được một số nghề với cô và các bạn trong lớp.
Đang xem: Hình ảnh một số nghề phổ biến trong xã hội
–Trẻ biết bố mẹ làm nghề gì; trang phục của từng nghề.
–Trẻ biết chơi trò chơi “Ước mơ của bé” đúng cách.
b.Kỹ năng:
–Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
–Phát triển khả năng nghi nhớ có chủ đích cho trẻ.
–Phát triển khéo léo đôi bàn tay và kết hợp nhịp nhàng giữa các giác quan khi chơi trò chơi.
c.Thái độ:
–Trẻ biết trong xã hội có nhiều nghề, mỗi nghề đều có ích lợi riêng.
–Trẻ yêu quý và trân trọng các nghề trong xã hội.
2.Chuẩn bị
– Bài giảng PP
–Đĩa nhạc có bài: “Cháu yêu cô chú công nhân”; “Đi một hai”; “Làm chú bộ đội”; “Cô giáo”; “…………………………
–Câu hỏi đàm thoại.
–Lô tô trang phục một số nghề trong xã hội.
–Quần áo trang phục một số nghề.
–Bảng con đủ cho mỗi trẻ
3, Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô |
Hoạt động của trẻ |
HD 1: Gây hứng thú – Chúng mình cùng nhau hát 1 bài hát để tặng các cô nào.Cô và cả lớp hát bài: “Cháu yêu cô chú công nhân”. – Chúng mình vừa hát bài hát nói về điều gì nhỉ? (Gọi 3 – 4 trẻ trả lời). – A, đúng rồi! Bài hát nói về các cô chú công nhân. – Các con ạ, trong xã hội có rất nhiều ngành nghề, mỗi ngành nghề là một công việc khác nhau, cũng giống như bố mẹ chúng mình, tất cả mọi người đều phải làm việc rất vất vả để kiếm tiền nuôi gia đình, nuôi các con ăn học. – Và hômnay lớp mình nhận được một món quà , đó là một video clip. Không biết trong video clip đó có gì? Các con hãy làm nhữngbé ngoan và học thật giỏi cùng đoán xem trong video clip có gì nhé? – Bây giờ các con hãy nhắm mắt lại trong giây lát, khi cô hô: “Trời sáng rồi” các con sẽ biết ngay món quà đó là gi? HĐ2: TRÒ CHUYỆN VỀ MỘT SỐ NGHỀ PHỔ BIẾN TRONG XÃ HỘI: * Nghề thợ xây. – Cô cho trẻ xem video vầ các chú thợ xây + Ai biết chú thợ xây làm những công việc gì? À, đúng rồi, các chú thợ xây đã trộn xi măng, cát, nước để làm vữa đấy. + Chú trộn vữa như thế nào? ( Cho trẻ làm động tác trộn vữa) + Các con có biết chú đã sử dụng những dụng cụ gì không? + Chú đã sử dụng cái gì để trộn vữa? + Có phải cái xẻng để trộn vữa không? (Cho trẻ xem hình ảnh cái xẻng, xô) => À, chú đã dùng xẻng để trộn và xô để đựng đấy các con ạ. – Ai còn biết chú thợ xây còn làm những công việc gì nữa? + Chú sử dụng dụng cụ gì để xây? + Ai nhắc lại tên dụng cụ mà chú dùng để xây? => Để xây được bức tường chú đã dùng nguyên vật liệu là gạch, vữa và sử dụng dao xây để xây đấy. Xem thêm: Phim Ông Ngoại Tuổi 30 Trịnh Thăng Bình Full, Tâm Sự Tuổi 30 ( Cho trẻ xem hình ảnh dao xây) + Khi xây xong đã ở được chưa? + Chú thợ xây làm việc gì nữa? + Để trát được các chú đã dùng những dụng cụ nào? – Cho trẻ xem hình ảnh dụng cụ dao bay, bàn xoa) + Các con có biết chú trát như thế nào không? ( Cho trẻ làm động tác trát vữa lên tường) + Muốn cho ngôi nhà thêm đẹp các chú công nhân còn làm gì? + Ai còn biết chú làm gì để cho ngôi nhà thêm đẹp? + Chú dùng cái gì để lăn sơn? + Chú lăn sơn như thế nào nhỉ? – Cho trẻ xem hình ảnh chú thợ xây lăn sơn ( Cho trẻ làm động tác lăn sơn) => Sau khi xây được ngôi nhà xong, để ngôi nhà thêm đẹp và hoàn thiện các chú đã lăn sơn cho ngôi nhà thêm đẹp đấy + Các chú xây nhà để làm gì? + Ngoài xây nhà các chú công nhân còn xây gì? * Nghề thợ mộc: – Thế có bạn nào biết ở địa phương nhà mình còn có nghề gì cũng phổ biến nữa không? Có một trò chơi liên quan đến nghề ở địa phương của chúng mình đây.Cô Hằng ơi đó là trò chơi gì nhỉ? Cô: À đúng rồi, các con có biết trò chơi kéo cưa lừa xẻ không? Cô Hằng, cô Lan Anh và các con cùng chơi nhé. Kéo cưa lừa xẻ Chú thợ nào khỏe ………………… ………………… – Cô : Trò chơi nói về hành động của nghề gì? – Cho trẻ xem video bác thợ mộc đang cưa gỗ trong xưởng. Hỏi trẻ: + Các con nhìn này các bác thợ mộc đang làm gì đây? + Bác dùng những dụng cụ gì để cưa gỗ? + Con nhìn xem có phải cái cưa không? => À, đúng rồi. Vì các cây gỗ ở trong xưởng rất là to nên các bác thợ mộc đã phải cưa những cây gỗ trong xưởng ra thành những tấm nhỏ đấy. ( Cho trẻ làm động tác cưa gỗ.) + Các bác thợ mộc đã làm gì với những tấm gỗ vừa được xẻ? + Con có biết bác làm gì nữa không? – Mở máy cho trẻ xem video bác thợ mộc đang đục, bào. + Bác thợ mộc làm gì đây? => À, đúng rồi. Bác thợ mộc đã dùng máy bào để bào gỗ, dùng đục để đục gỗ đấy các con ạ. – Các con có biết bác thợ mộc bào gỗ như thế nào không? ( Cho trẻ làm động tác bào gỗ) – Cho trẻ xem video bác thợ mộc đang đóng đồ. Hỏi trẻ: + Các con xem đây là hình ảnh bác thợ mộc đang làm gì? + Con có biết bác thợ mộc đang làm gì đây không? + Bác đã dùng cái gì để đóng đồ nhỉ? => Bác thợ mộc muốn đóng được đồ phải dùng búa và đinh đấy. ( Cho trẻ làm động tác đóng đồ) + Nhưng muốn sản phẩm của bác thợ mộc làm ra đẹp thì phải làm gì? – Cho trẻ xem video bác thợ mộc đang phun sơn. Hỏi trẻ: + Bác đã dùng cái gì để phun sơn? Để sơn lên sản phẩm các bác thợ mộc đã dùng đến máy phun sơn đấy các con ạ. – Cho trẻ xem hình ảnh giường, tủ, bàn, ghế… Đây là những sản phẩm mà các bác thợ mộc đã làm đấy các con ạ. + Những sản phẩm đó để làm gì hả các con? => Các bác thợ mộc làm ra rất nhiều các sản phẩm cần thiết để phục vụ cho cuộc sống của chúng mình. Ví dụ như: Làm ra giường cho chúng mình ngủ, làm tủ để đựng các thứ, làm bàn ghế cho chúng ta ngồi. – Trong 2 nghề mà cô và các con vừa tìm hiểu thì: + Nghề nào làm ra giường tủ? + Nghề nào làm ra nhà? + Nghề nào trộn vôi vữa, xây? + Nghề nào phải đục, bào, cưa? => Khái quát: Nghề xây dựng và nghề thợ môc là 2 nghề phổ biến ở địa phương tuy có những đặc điểm khác nhau nhưng cả 2 nghề này đều có ích cho xã hội và đều phục vụ cho cuộc sống của con nguời đấy các con ạ. *,Nghề giáo viên: – Chia tay với các chú bộ đội chúng mình cùng nhau quay trở lại với trường Mầm non Tề Lỗ thân yêu.Nào, chúng mình cùng đi – Các con ơi, cô đã chuẩn bị một món quà rất là thú vị và hấp dẫn để tặng cho chúng mình đấy.Chúng mình, hai bạn một hãy chụm đầu vào nhau và nhắm mắt lại. Khi nào cô đếm đến 3 thì tất cả hãy mở mắt ra và nhìn lên màn hình chiếu để đón nhận món quà của cô nhé! – Xin mời các con! – Các con đã sẵn sàng chưa? – Chuẩn bị nào, 1,2,3. – Các con thấy gì nào? -Thế lớp mình được gọi là lớp gì? – Vậy trong ảnh có ai? – Còn có ai nữa? – Cô giáo nào vậy? – Cô đang làm gì? – Đúng rồi, cô giáo đang dạy học. Ngoài công việc dạy học ra, hàng ngày cô cũng như các cô giáo khác trong trường còn làm những công việc gì nữa. Bạn nào biết các công việc đó hãy nói chô cô và các bạn cùng biêt nào? – Các con thấy công việc của các cô có vất vả không? Giáo dục:Các cô phải làm việc rất là vất vả, tất cả là để chăm sóc, dạy dỗ các con cho thật tốt, để các con trở thành những bé ngoan, bé đẹp.Vậy các con phải như thế nào với các cô? Hoạt động 3: Trẻ biết nghề của bố mẹ thông qua trò chơi: Quà tặng bố mẹ: – Bây giờ các con có muốn cùng nhau đi mua những bộ trang phục nghề thật đẹp để tặng cho bố mẹ của mình không? – Nếu các con mua được bộ trang phục nghề đúng với nghề của bố mẹ thì bố mẹ các con sẽ vui lắm đấy. – Bạn nào thích mua trang phục nghề cho bố đi làm thì hãy đến bên bàn có rổ màu đỏ, Bạn nào thích mua trang phục nghề cho mẹ đi làm thì hãy về bên bàn có rổ màu xanh. – Nào chúng mình cùng đi. – Nhận xét: (Hỏi trẻ bố mẹ trẻ làm nghề gì?)….. Giáo dục:Trẻ biết giúp đỡ bố mẹ những công việc nhỏ, vừa sức và biết vâng lời bố mẹ. Hoạt động 4: Luyện tập: Trò chơi: Ước mơ của bé. – Và để tỏ lòng biết ơn đối với bố mẹ các con ước mơ lớn lêncác con sẽ làm gì? Thì ngay sau đây cô sẽ cho chúng mình chơi 1 trò chơi rất hấp dẫn, trò chơi có tên: “Ước mơ của bé”. –Cô sẽ chia lớp mình thành 3 đội chơi, phía bên tay phải cô là đội 1, phía bên tay trái cô là đội 2, phía trước mặt cô là đội 3. Mỗi đội sau khi thảo luận xong sẽ đưa ra một ý kiến chung nhất chọn ra 2 nghề mà đội mình ưa thích sau đó cử ra 2 bạn có hình dáng đẹp nhất để mặc 2 bộ trang phục đó. Xem thêm: Cái Gì Đàn Ông Có Mà Đàn Bà Không Có Đáp Án Hay Nhất Năm 2020 Công việc của các bạn còn lại trong tổ sẽ là giúp đỡ 2 bạn mặc trang phục sao cho thật đẹp trong khoảng thời gian là một bản nhạc. Đội nào mặc xong nhanh nhất và đẹp nhất đội đó sẽ chiến thắng. |