Thông tư 06/2016/TT-BXD hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng quy định nội dung, phương pháp xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng gồm tổng mức đầu tư xây dựng, dự toán xây dựng, định mức xây dựng, giá xây dựng công trình, chỉ số giá xây dựng, giá ca máy và thiết bị thi công.

Đang xem: Hệ số chi phí thẩm định giá thiết bị

 

I. Tổng mức đầu tư xây dựng

Điều chỉnh tổng mức đầu tư xây dựng được Thông tư số 06 quy định như sau:

1. Việc bổ sung chi phí dự phòng do yếu tố trượt giá tại Khoản 4 Điều 7 Nghị định 32/2015/NĐ-CP do chủ đầu tư tổ chức xác định khi chỉ số giá xây dựng bình quân của các chỉ số giá xây dựng liên hoàn được công bố từ thời Điểm thực hiện dự án đến thời Điểm Điều chỉnh lớn hơn chỉ số giá xây dựng sử dụng trong tổng mức đầu tư xây dựng đã phê duyệt.

2. Đối với các công trình chưa có trong danh Mục chỉ số giá xây dựng do Sở Xây dựng công bố và công trình xây dựng theo tuyến đi qua địa bàn nhiều tỉnh, thành phố theo Khoản 4 Điều 22 Nghị định 32/2015/NĐ-CP thì chỉ số giá xây dựng bình quân tại Khoản 1 Mục này được xác định căn cứ các chỉ số giá xây dựng từ thời Điểm thực hiện dự án đến thời Điểm Điều chỉnh trên cơ sở phương pháp xác định chỉ số giá xây dựng theo Điều 22 Thông tư 06/2016 Bộ Xây dựng.

II. Dự toán xây dựng

Thẩm định, thẩm tra và phê duyệt dự toán xây dựng công trình

– Nội dung thẩm định, thẩm quyền thẩm định, phê duyệt dự toán xây dựng công trình thực hiện theo Điều 10 Nghị định 32/2015/NĐ-CP.

– Mẫu báo cáo kết quả thẩm định, thẩm tra dự toán xây dựng công trình theo hướng dẫn tại Phụ lục 8 Thông tư số 06/2016/BXD.

 III. Định mức xây dựng, giá xây dựng công trình và chỉ số giá xây dựng

 Thời Điểm công bố chỉ số giá xây dựng theo Thông tư 06 năm 2016:

– Đối với các chỉ số giá xây dựng được công bố theo tháng, việc công bố được thực hiện vào tuần thứ hai của tháng kế tiếp sau.

– Đối với các chỉ số giá xây dựng được công bố theo quý, việc công bố được thực hiện vào tuần thứ hai của tháng đầu quý kế tiếp sau.

– Đối với các chỉ số giá xây dựng được công bố theo năm, việc công bố được thực hiện đồng thời với chỉ số giá quý IV của năm.

IV. Giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng

Nội dung chi phí trong giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng theo quy định tại Thông tư 06/2016/TT-BXD:

– Thông tư số 06 năm 2016 Bộ Xây dựng quy định giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng gồm toàn bộ hoặc một số Khoản Mục chi phí như chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa, chi phí nhiên liệu, năng lượng, chi phí nhân công Điều khiển và chi phí khác của máy.

– Giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng chưa gồm chi phí xây dựng nhà bao che cho máy, nền móng máy, hệ thống cấp điện, khí nén, hệ thống cấp thoát nước tại hiện trường, lắp đặt, tháo dỡ một số loại máy.

 

MỤC LỤC VĂN BẢN

*

BỘ XÂY DỰNG ——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————

Số: 06/2016/TT-BXD

Hà Nội, ngày 10 tháng 03 năm 2016

THÔNGTƯ

HƯỚNGDẪN XÁC ĐỊNH VÀ QUẢN LÝ CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

Theo đề nghị của Viện trưởng Viện Kinhtế xây dựng, Vụ trưởng Vụ Kinh tế xây dựng;

Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Thôngtư hướng dẫn xác địnhvà quản lý chi phí đầu tưxây dựng.

Chương I

QUYĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi Điềuchỉnh

Thông tư này hướng dẫn chi Tiết về nộidung, phương pháp xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng gồm sơ bộ tổng mứcđầu tư xây dựng, tổng mức đầu tư xây dựng, dự toán xây dựng, dự toán gói thầuxây dựng, định mức xây dựng, giá xây dựng công trình, chỉ số giá xây dựng, giáca máy và thiết bị thi công.

Điều 2. Đối tượng ápdụng

2. Khuyến khích các dự án đầu tư xây dựngsử dụng vốn khác vận dụng, áp dụng các quy định của Thông tư này.

Chương II

TỔNGMỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

Điều 3. Nội dung tổngmức đầu tư xây dựng

1. Nội dung tổng mức đầu tư xây dựngtheo quy định tại Khoản 4 Điều 4 Nghị định số 32/2015/NĐ-CP,trong đó chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và chi phí khácđược quy định cụ thể như sau:

a) Chi phí quản lý dự án gồm các chiphí theo quy định tại Khoản 2 Điều 23 Nghị định số32/2015/NĐ-CP là các chi phí cần thiết để tổ chức thực hiện các công việcquản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án và kết thúc xây dựngđưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng như sau:

– Lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thiđầu tư xây dựng (nếu có), báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư (nếu có), báo cáo nghiêncứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng;

– Lập nhiệm vụ khảo sát xây dựng, khảosát xây dựng, giám sát khảo sát xây dựng;

– Thi tuyển, tuyển chọn thiết kế kiến trúccông trình hoặc lựa chọn phương án thiết kế kiến trúc công trình;

– Thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợvà tái định cư thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư;

– Thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thiđầu tư xây dựng hoặc báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng;

– Lập, thẩm định, thẩm tra, phê duyệt thiếtkế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng;

– Lựa chọn nhà thầu trong hoạt độngxây dựng;

– Quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ,chi phí xây dựng, hợp đồng xây dựng;

– Thực hiện, quản lý hệ thống thôngtin công trình;

– Đảm bảo an toàn lao động và vệ sinhmôi trường của công trình;

– Lập mới hoặc Điều chỉnh định mức xâydựng của công trình;

– Xác định giá xây dựng công trình, chỉsố giá xây dựng công trình;

– Kiểm tra chất lượng công trình xây dựngcủa cơ quan quản lý nhà nước khi nghiệm thu hoàn thành;

– Kiểm tra chất lượng vật liệu, cấukiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình;

– Kiểm định chất lượng bộ phận côngtrình, hạng Mục công trình, toàn bộ công trình và thí nghiệm chuyên ngành xây dựngtheo yêu cầu;

– Kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng;

– Quy đổi vốn đầu tư xây dựng côngtrình sau khi hoàn thành được nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng;

– Nghiệm thu, thanh toán, quyết toán hợpđồng; thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình;

– Giám sát, đánh giá dự án đầu tư xâydựng công trình;

– Nghiệm thu, bàn giao công trình;

– Khởi công, khánh thành (nếu có),tuyên truyền quảng cáo;

– Xác định, cập nhật, thẩm định dựtoán gói thầu xây dựng;

– Thực hiện các công việc quản lý củacơ quan nhà nước cóthẩm quyền (nếucó);

– Thực hiện các công việc quản lýkhác.

b) Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng gồmcác chi phí theo quy định tại Khoản 2 Điều 25 Nghịđịnh số 32/2015/NĐ-CP là các chi phí cần thiết để thực hiện cáccông việc tư vấn đầu tư xây dựng từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự ánvà kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng như sau:

– Lập nhiệm vụ khảo sát xây dựng, khảosát xây dựng, giám sát khảo sát xây dựng;

– Lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thiđầu tư xây dựng (nếu có), báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư (nếu có), báo cáo nghiên cứukhả thi đầu tư xây dựng hoặc báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng;

– Thẩm tra thiết kế cơ sở, thiết kếcông nghệ của dự án;

– Thi tuyển, tuyển chọn thiết kếkiến trúc công trình xây dựng;

– Thiết kế xây dựng công trình;

– Thẩm tra tổng mức đầu tư xây dựng, thiếtkế xây dựng công trình, dự toán xây dựng;

– Lập, thẩm tra hồ sơ mời quan tâm, hồsơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và đánh giá hồ sơ quan tâm, hồsơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất để lựa chọn nhà thầu trong hoạt độngxây dựng;

– Thẩm tra kết quả lựa chọn nhà thầutrong hoạt động xây dựng;

– Giám sát thi công xây dựng, giám sátlắp đặt thiết bị;

– Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường;

– Lập, thẩm tra định mức xây dựng, giáxây dựng công trình, chỉ số giá xây dựng công trình;

– Thẩm tra công tác đảm bảo an toàngiao thông;

– Ứng dụng hệ thống thông tin công trình;

– Kiểm soát chi phí đầu tư xây dựngcông trình;

– Tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựnggồm sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng (nếu có), tổng mức đầu tư xây dựng, dự toánxây dựng, giá gói thầu xây dựng, giá hợp đồng xây dựng, định mức xây dựng vàgiá xây dựng, thanh toán và quyết toán hợp đồng xây dựng, thanh toán và quyếttoán vốn đầu tư xây dựng công trình và các công việc khác;

– Tư vấn quản lý dự án (trường hợp thuêtư vấn);

– Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng;

– Kiểm tra chất lượng vật liệu, cấu kiện,sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình theo yêu cầu của chủ đầu tư(nếu có);

– Kiểm định chất lượng bộ phận côngtrình, hạng Mục công trình, toàn bộ công trình;

– Giám sát, đánh giá dự án đầu tư xâydựng công trình (trường hợp thuê tư vấn);

– Tư vấn quan trắc và giám sát môi trường;

– Quy đổi vốn đầu tư xây dựng côngtrình sau khi hoàn thành được nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng;

– Thực hiện các công việc tư vấn khác.

c) Chi phí khác để thực hiện các côngviệc gồm:

– Rà phá bom mìn, vật nổ;

– Bảo hiểm công trình trong thời gianxây dựng;

– Đăng kiểm chất lượng quốc tế, quantrắc biến dạng công trình;

– Kiểm toán, thẩm tra, phê duyệt quyếttoán vốn đầu tư;

– Kiểm tra công tác nghiệm thu trongquá trình thi công xây dựng và khi nghiệm thu hoàn thành hạng Mục công trình,công trình của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;

– Nghiên cứu khoa học công nghệ liênquan đến dự án; vốn lưu động ban đầu đối với các dự án đầu tư xây dựng nhằm Mụcđích kinh doanh, lãi vay trong thời gian xây dựng; chi phí cho quá trình chạythử không tải và có tải theo quy trình công nghệ trước khi bàn giao (trừ giá trịsản phẩm thu hồi được);

– Các Khoản thuế tài nguyên, phí và lệphí theo quy định;

– Hạng Mục chung gồm các Khoản Mục chiphí tại Điểm a Khoản 5 Điều 7 Thông tư này;

– Các chi phí thực hiện các công việckhác.

2. Trường hợp yêu cầu xác định sơ bộ tổngmức đầu tư xây dựng thì nội dung sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng theo quy định tạiKhoản 2 Điều 4 Nghị định số 32/2015/NĐ-CP.

3. Đối với dự án chỉ yêu cầu lập Báocáo kinh tế – kỹ thuật đầutư xây dựng, nội dung tổng mức đầu tư xây dựng quy định tại Khoản3 Điều 4 Nghị định số 32/2015/NĐ-CP.

4. Đối với dự án, sử dụng vốn phát triểnchính thức (gọi tắt là ODA) thì ngoài các nội dung được tính toán trong tổng mứcđầu tư nói trên còn được bổsung các Khoản Mụcchi phí cần thiết khác cho phù hợp với đặc thù, tính chất của dự án đầu tư xâydựng sử dụng nguồn vốn này theo các quy định pháp luật hiện hành có liên quan,bảo đảm nguyên tắc tính đúng, tính đủ phù hợp với Điều kiện cụ thể và mặt bằnggiá thị trường khu vực xây dựng công trình.

Điều 4. Phương phápxác định tổng mức đầu tư xây dựng

1. Tổng mức đầu tư xây dựng được xác địnhtheo một trong các phương pháp quy định tại Khoản 2 Điều 5 Nghịđịnh số 32/2015/NĐ-CP như sau:

a) Xác định từ khối lượng xây dựngtính theo thiết kế cơ sở và các yêu cầu cần thiết khác của dự án.

b) Xác định theo suất vốn đầu tư xây dựngcông trình

c) Xác định từ dữ liệu về chi phí cáccông trình tương tự đã hoặc đang thực hiện.

d) Kết hợp các phương pháp quyđịnh tại Điểm a, b, c Khoản 1 Điều này.

2. Sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng đượcxác định theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị địnhsố 32/2015/NĐ-CP. Trường hợp chưa đủ Điều kiện xác định quy mô, công suấthoặc năng lực phục vụ theo phương án thiết kế sơ bộ của dự án hoặc đã xác địnhđược nhưng chưa có dữ liệu suất vốn đầu tư xây dựng công trình được công bố, sơbộ tổng mức đầu tư xây dựng xác định trên cơ sở dữ liệu chi phí của các dự án tươngtự về loại, cấp công trình, quy mô, công suất hoặc năng lực phục vụ đã, đang thựchiện và Điều chỉnh, bổ sung những chi phí cần thiết khác.

3. Một số Khoản Mục chi phí thuộc nộidung chi phí quảnlý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác của dự án nếu chưa cóquy định hoặc chưa tính được ngay thì được bổ sung và dự tính để đưa vào tổng mứcđầu tư xây dựng.

4. Phương pháp xác định tổng mức đầutư xây dựng, sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng được hướng dẫn tại Phụ lục số 1 củaThông tư này.

Điều 5. Thẩm định, thẩmtra và phê duyệt tổng mức đầu tư xây dựng

1. Nội dung thẩm định, thẩm quyền thẩmđịnh và phê duyệt tổng mức đầu tư xây dựng theo quy định tại Điều6 Nghị định số 32/2015/NĐ-CP.

2. Mẫu báo cáo kết quả thẩmđịnh, thẩm tra tổng mức đầu tư xây dựng theo hướng dẫn tại Phụ lục số 8 củaThông tư này.

Điều 6. Điều chỉnh tổngmức đầu tư xây dựng

1. Tổng mức đầu tư xây dựng đã phê duyệtđược Điều chỉnh đối với các trường hợp theo quy định tại Khoản1 Điều 7 Nghị định số 32/2015/NĐ-CP.

2. Việc bổ sung chi phí dự phòng do yếutố trượt giá quy định tại Khoản 4 Điều 7 Nghị định số32/2015/NĐ-CP do chủ đầu tư tổ chức xác định khi chỉ số giá xây dựng bìnhquân của các chỉ số giá xây dựng liên hoàn do cơ quan nhà nước có thẩm quyềncông bố từ thời Điểm thực hiện dự án đến thời Điểm Điều chỉnh lớn hơn chỉ sốgiá xây dựng sử dụng trong tổng mức đầu tư xây dựng đã phê duyệt.

3. Đối với các công trình chưa cótrong danh Mục chỉ số giá xây dựng do Sở Xây dựng công bố và công trình xây dựngtheo tuyến đi qua địa bàn nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theoquy định tại Khoản 4 Điều 22 Nghị định số 32/2015/NĐ-CP thì chỉ sốgiá xây dựng bình quân tại Khoản 2 Điều này được xác định căn cứ các chỉ số giáxây dựng từ thời Điểm thực hiện dự án đến thời Điểm Điều chỉnh trên cơ sởphương pháp xác định chỉ số giá xây dựng theo quy định tại Điều 22 Thông tưnày.

4. Phần giá trị tăng tổng mức đầu tưxây dựng do bổ sung chi phí dự phòng trào quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này gồmphần giá trị tăng do mức độ tăng thêm của chỉ số giá xây dựng đối với khối lượngđã thực hiện đến thời Điểm Điều chỉnh và phần giá trị tăng do mức độ thay đổichỉ số giá xây dựng (kể cả mức độ biến động dự kiến trên thị trường) đối với khốilượng còn lại phải thực hiện.

5. Việc thẩm tra, thẩm định và phê duyệttổng mức đầu tư xây dựng Điều chỉnh thực hiện theo quy định tại Khoản1 và 2 Điều 7 Nghị định số 32/2015/NĐ-CP.

Chương III

DỰTOÁN XÂY DỰNG

Mục 1. DỰ TOÁN XÂY DỰNGCÔNG TRÌNH

Điều 7. Nội dung dựtoán xây dựng công trình

1. Dự toán xây dựng công trình theoquy định tại Khoản 2 Điều 8 Nghị định số 32/2015/NĐ-CP đượcxác định cho công trình, hạng Mục công trình, công trình phụ trợ, công trình tạmphục vụ thi công. Trong đó, chi phí xây dựng gồm chi phí trực tiếp, chi phíchung, thu nhập chịu thuế tính trước, thuế giá trị gia tăng.

– Chi phí trực tiếp gồm chi phí vật liệu(kể cả vật liệu do chủđầu tư cấp), chi phí nhân công, chi phí máy và thiết bị thi công.

– Chi phí chung gồm chi phí quản lý củadoanh nghiệp, chi phí Điều hành sản xuất tại công trường, chi phí phục vụ côngnhân, chi phí phục vụ thi công tại công trường và một số chi phí phục vụ cho quảnlý khác của doanh nghiệp.

– Thu nhập chịu thuế tính trước là Khoản lợinhuận của doanh nghiệp xây dựng được dự tính trước trong dự toán xây dựng côngtrình.

– Thuế giá trị gia tăng theo quy địnhcủa nhà nước.

2. Chi phí thiết bị của công trình, hạngMục công trình gồm các Khoản Mục chi phí như quy định tại Điểmb Khoản 2 Điều 8 Nghị định số 32/2015/NĐ-CP.

3. Chi phí quản lý dự án gồm các KhoảnMục chi phí như quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 3 của Thông tư này.

4. Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng gồmcác Khoản Mục chi phí như quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 3 của Thông tư này.Đối với dự án có nhiều công trình thì chi phí tư vấn đầu tư xây dựng của dự toán xây dựngcông trình không gồm các chi phí tư vấn đầu tư xây dựng có liên quan đến toàn bộdự án.

5. Chi phí khác trong dự toán xây dựngcông trình gồm các Khoản Mục chi phí như quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 3 củaThông tư này. Trong đó:

a) Chi phí hạng Mục chung gồm:

– Chi phí nhà tạm tại hiện trường để ởvà Điều hành thi công;

– Chi phí an toàn lao động và bảo vệmôi trường cho người lao động trên công trường và môi trường xung quanh;

– Chi phí thí nghiệm vật liệu của nhàthầu;

– Chi phí di chuyển lực lượng lao độngtrong nội bộ công trường;

– Chi phí bơm nước, vét bùn không thườngxuyên;

– Chi phí di chuyển máy, thiết bị thicông đặc chủng và lực lượng lao động (có tay nghề thuộc quản lý của doanh nghiệp,hợp đồng lao động dài hạn của doanh nghiệp) đến và ra khỏi công trường;

– Chi phí bảo đảm an toàn giao thôngphục vụ thi công (nếu có);

– Chi phí hoàn trả hạ tầng kỹ thuật dobị ảnh hưởng khi thi công xây dựng công trình (nếu có);

– Chi phí xây dựng nhà bao che chomáy, nền móng máy, hệ thống cấp điện, khí nén, hệ thống cấp thoát nước tại hiệntrường, lắp đặt, tháo dỡ một số loại máy (như trạm trộn bê tông xi măng, trạmtrộn bê tông nhựa, cần trục di chuyển trên ray, cần trục tháp, một số loại máy,thiết bị thi công xây dựng khác có tính chất tương tự);

b) Không tính lãi vay trong thời gianxây dựng vào dự toán xây dựng công trình. Đối với các dự án đầu tư xây dựng cónhiều công trình thì chi phí khác trong dự toán xây dựng công trình không gồmchi phí rà phá bom mìn, vật nổ; chi phí kiểm toán; thẩm tra, phê duyệt quyếttoán vốn đầu tư; chi phí nghiên cứu khoa học công nghệ liên quan đến dự án; vốnlưu động ban đầuđối với các dự án đầu tư xây dựng nhằm Mục đích kinh doanh; chi phí choquá trình chạythửkhông tải và có tải theo quy trình công nghệ trước khi bàn giao (trừ giá trị sảnphẩm thu hồi được); các Khoản phí, lệ phí và một số chi phí khác đã tính cho dựán.

6. Chi phí dự phòng gồm chi phí dựphòng cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh và chi phí dự phòng cho yếu tốtrượt giá trong thời gian xây dựng công trình.

Điều 8. Phương phápxác định dự toán xây dựng công trình

1. Xác định chi phí xây dựng

Chi phí xây dựng có thể xác định theotừng nội dung chi phí hoặc tổng hợp các nội dung chi phí theo một trong cácphương pháp nêu tại các Điểm a, b dưới đây.

a) Tính theo khối lượng và giá xây dựngcông trình

– Chi phí vật liệu, nhân công, máy và thiếtbị thi công trong chi phí trực tiếp được xác định theo khối lượng và giá xây dựngcông trình. Khối lượng các công tác xây dựng được xác định từ bản vẽ thiết kế kỹthuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công, các chỉ dẫn kỹ thuật, yêu cầu công việc phảithực hiện của công trình, hạng Mục công trình và giá xây dựng công trình đượcquy định tại Điều 18 và Điều 19 của Thông tư này. Để đồng bộ vớidự toán gói thầu thì giá xây dựng để lập dự toán có thể là giá xây dựng đầy đủ.

– Chi phí chung được tính bằng tỷ lệphần trăm (%) trên chi phí trực tiếp hoặc chi phí nhân công trong dự toán xây dựngđối với từng loại công trình như hướng dẫn tại Bảng 3.7 và 3.8 Phụ lục số 3 củaThông tư này. Đối với công trình sử dụng vốn ODA đấu thầu quốc tế thì chi phíchung được xác định bằng định mức tỷ lệ phần trăm (%) theo quy định tại Thôngtư này và bổ sung các chi phí cần thiết theo yêu cầu của gói thầu đấu thầu quốctế, bảo đảm nguyên tắc tính đúng, tính đủ.

– Thu nhập chịu thuế tính trước đượctính bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên chi phí trực tiếp và chi phí chung như hướngdẫn tại Bảng 3.9 Phụ lục số 3 của Thông tư này.

– Thuế giá trị gia tăng theo quy địnhcủa nhà nước.

b) Tính theo khối lượng hao phí vật liệu,nhân công, máy và thiết bị thi công và bảng giá tương ứng.

– Chi phí vật liệu, nhân công, máy và thiếtbị thi công trong chi phí trực tiếp xác định theo khối lượng hao phí vật liệu,nhân công, máy và thiết bị thi công và bảng giá tương ứng. Tổng khối lượng haophí các loại vật liệu, nhâncông, máy và thiết bị thi công được xác định trên cơ sở hao phí vật liệu, nhâncông, máy và thiết bị thi công cho từng khối lượng công tác xây dựng của công trình, hạng Mụccông trình.

Việc xác định bảng giá vật liệu, nhâncông và máy thi công theo quy định tại Điều 19 Thông tư này.

Bảng giá khối lượng hao phí và chi phívật liệu, nhân công, máy và thiết bị thi công được xác định theo hướng dẫn tạibảng 3.4 và 3.5 Phụ lục số 3 của Thông tư này.

– Chi phí chung, thu nhập chịu thuếtính trước, thuế giá trị gia tăng như hướng dẫn tại Điểm a, Khoản 1 Điều này.

2. Xác định chi phí thiết bị

a) Chi phí thiết bị được xác định theokhối lượng, số lượng, chủng loại thiết bị từ thiết kế công nghệ, xây dựng vàgiá mua thiết bị tương ứng. Giá mua thiết bị theo báo giá của nhà cung cấp, nhàsản xuất hoặc theo giá thị trường tại thời Điểm tính toán, hoặc của công trìnhcó thiết bị tương tự (công suất, công nghệ, xuất xứ) đã và đang thực hiện.

Đối với các thiết bị cần sản xuất, giacông thì chi phí này được xác định trên cơ sở khối lượng, số lượng thiết bị cầnsản xuất, gia công và đơn giá sản xuất, gia công phù hợp với tính chất, chủngloại thiết bị theo hợp đồng sản xuất, gia công đã được ký kết hoặc căn cứ vàobáo giá gia công sản phẩm của nhà sản xuất được chủ đầu tư lựa chọn hoặc giá sảnxuất, gia công thiết bị tương tự của công trình đã và đang thực hiện.

b) Chi phí đào tạo và chuyển giao côngnghệ được xác định bằng cách lập dự toán tùy theo yêu cầu cụ thể của côngtrình.

c) Chi phí lắp đặt thiết bị, thí nghiệm,hiệu chỉnh và các chi phí khác có liên quan được xác định bằng cách lập dự toánnhư đối với dự toán chi phí xây dựng.

3. Xác định chi phí quản lý dự án

Chi phí quản lý dự án được xác địnhtrên cơ sở định mức tỷ lệ phần trăm (%) do Bộ Xây dựng công bố đã sử dụng tínhtoán trong tổng mức đầu tư xây dựng hoặc bằng cách lập dự toán.

4. Xác định chi phí tư vấn đầu tư xâydựng

a) Chi phí tư vấn trong dự toán xây dựngcông trình được xác định trên cơ sở định mức tỷ lệ phần trăm (%) do Bộ Xây dựngcông bố hoặc bằng cách lập dự toán. Trường hợp một số công việc tư vấn đầu tưxây dựng thực hiện trước khi xác định dự toán xây dựng công trình thì được xácđịnh bằng giá trị hợp đồng tư vấn đã ký kết phù hợp với quy định của nhà nước.

b) Trường hợp phải thuê chuyêngia tư vấn nước ngoài thì chi phí tư vấn được xác định bằng cách lập dự toánphù hợp với yêu cầu sử dụng tư vấn, các quy định của cấp có thẩm quyền và thônglệ quốc tế. Phương pháp xác định chi phí thuê chuyên gia tư vấn nước ngoài theohướng dẫn của Bộ Xây dựng.

5. Chi phí khác được xác định trên cơsở định mức tỷ lệ phần trăm (%) theo hướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền hoặcbằng cách lập dự toán hoặc bằng giá trị hợp đồng đã ký kết phù hợp vớiquy định của pháp luật.

Đối với một số công trình xây dựng chuyênngành có các yếu tố chi phí đặc thù, công trình sử dụng vốn ODA, nếu còn cácchi phí khác có liên quan thì bổ sung các chi phí này, bảo đảm nguyên tắc tính đúng,tính đủ chi phí, phù hợp với Điều kiện cụ thể của công trình và mặt bằng giá thịtrường nơi xây dựng công trình.

6. Xác định chi phí dự phòng

a) Chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượngcông việc phát sinh được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên tổng chi phí xây dựng,chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và chiphí khác.

b) Chi phí dự phòng cho yếu tố trượtgiá được xác định trên cơ sở thời gian xây dựng công trình (tính bằngtháng, quý, năm), kế hoạch bố trí vốn và chỉ số giá xây dựng phù hợp với loại côngtrình xây dựng có tính đến các khả năng biến động giá trong nước và quốc tế.

7. Phương pháp xác định chi phí xây dựng,chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chiphí khác, chi phí dự phòng quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4, 5,6 Điều này được hướng dẫn cụ thể tại Phụ lục số 2 của Thông tư này.

Điều 9. Thẩm định, thẩmtra và phê duyệt dự toán xây dựng công trình

1. Nội dung thẩm định, thẩm quyền thẩm định,phê duyệt dự toán xây dựng công trình thực hiện theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 32/2015/NĐ-CP.

2. Mẫu báo cáo kết quả thẩm định, thẩm tra dự toánxây dựng công trình theo hướngdẫn tại Phụ lục số 8 của Thông tư này.

Điều 10. Điều chỉnh dựtoán xây dựng công trình

1. Dự toán xây dựng công trình đã phê duyệtđược Điều chỉnh trong các trường hợp theo quy định tại Khoản 1,4 và thẩm quyền xác định, thẩm định và phê duyệt dự toán xây dựng côngtrình Điều chỉnh theo quy định tại Khoản 3, 5 Điều 11Nghị định số 32/2015/NĐ-CP.

2. Phương pháp xác định dự toán xây dựngcông trình Điều chỉnh được hướng dẫn tại phần III Phụ lục số 2 của Thông tưnày.

Mục 2. DỰ TOÁN GÓI THẦUXÂY DỰNG

Điều 11. Dự toán góithầu thi công xây dựng

1. Nội dung và phương pháp xác định dựtoán gói thầu thi công xây dựng theo quy định tại Điều 13 Nghịđịnh số 32/2015/NĐ-CP.

2. Trường hợp dự toán xây dựng côngtrình đã phê duyệt được xác định trên cơ sở đơn giá xây dựng chi Tiết của côngtrình không đầy đủ, khi xác định dự toán gói thầu thi công xây dựng cần tổng hợptheo đơn giá xây dựng chi Tiết của công trình đầy đủ tương ứng với khối lượngcông tác xây dựng cần thực hiện của gói thầu theo quy định tại Điểmb Khoản 2 Điều 13 Nghị định số 32/2015/NĐ-CP. Đơn giá xây dựng chi Tiết củacông trình không đầy đủ và đơn giá xây dựng chi Tiết của công trình đầy đủ theoquy định tại Khoản 1 Điều 18 Thông tư này.

3. Chi phí hạng Mục chung của gói thầu thicông xây dựng gồm một, một số hoặc toàn bộ các chi phí được xác định trong dựtoán xây dựng công trình đã phê duyệt phù hợp với phạm vi công việc, yêu cầu,chỉ dẫn kỹ thuật của gói thầu và được xác định bằng định mức chi phí do cơ quancó thẩm quyền công bố hoặc bằng cách lập dự toán. Tổng chi phí hạng Mục chung củagói thầu thi công xây dựng không được vượt chi phí hạng Mục chung trong dự toánxây dựng công trình đã phê duyệt.

4. Chi phí dự phòng trong dự toán gói thầuthi công xây dựng gồm:

a) Chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượngcông việc phát sinh được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên tổng chi phí xây dựngvà chi phí hạng Mục chung của gói thầu thi công xây dựng.

b) Chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá đượcxác định trên cơ sở thời gian thi công xây dựng của gói thầu và chỉ số giá xâydựng phù hợp với loại công trình xây dựng có tính đến các khả năng biến độnggiá trong nước vàquốc tế.

c) Mức tỷ lệ phần trăm (%) sử dụng đượcxác định chi phí dự phòng theo Điểm a, b Khoản này không vượt mức tỷ lệ % chiphí dự phòng trong dự toán xây dựng công trình đã được phê duyệt.

5. Dự toán gói thầu thi công xây dựng đượcxác định theo hướng dẫn tại Mục 1 phần II Phụ lục số 2 Thông tư này.

Điều 12. Dự toán góithầu mua sắm vật tư, thiết bị lắp đặt vào công trình

1. Nội dung và phương pháp xác định dựtoán gói thầu mua sắm vật tư, thiết bị lắp đặt vào công trình theo quy định tạiĐiều14 Nghị định số 32/2015/NĐ-CP.

2. Chi phí lắp đặt, thí nghiệm, hiệu chỉnhthiết bị gồm các Khoản Mục chi phí như dự toán gói thầu thi công xây dựng và đượcxác định bằng cách lập dự toán theo phương pháp xác định chi phí xây dựng quy địnhtại Khoản 1 Điều 8 Thông tư này.

3. Chi phí dự phòng trong dự toán gói thầumua sắm vật tư, thiết bị lắp đặt vào công trình gồm:

a) Chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượngcông việc phát sinh được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên tổng chi phímua sắm thiết bị; chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ (nếu có); chi phí lắp đặt,thí nghiệm, hiệu chỉnh; chi phí vận chuyển, bảo hiểm; thuế và các loại phí.

b) Chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giáđược xác định trên cơ sở thời gian thực hiện của gói thầu và chỉ số giá xây dựngphù hợp với loại công trình xây dựng có tính đến các khả năng biến động giátrong nước và quốc tế.

Xem thêm: Mua Que Thử Thai Ở Đâu Giá Bao Nhiêu, Que Thử Thai Giá Bao Nhiêu Tiền, Cách Sử Dụng

c) Mức tỷ lệ phần trăm (%) sử dụng đượcxác định chi phí dự phòng theo Điểm a, b Khoản này không vượt mức tỷ lệ phần trăm(%) chi phí dự phòng tương ứng với từng yếu tố của dự toán xây dựng công trìnhđã được phê duyệt.

4. Dự toán gói thầu mua sắm vật tư, thiếtbị lắp đặt vào công trình được xác định theo hướng dẫn tại Mục 2 phần II Phụ lụcsố 2 Thông tư này.

Điều 13. Dự toán góithầu tư vấn đầu tư xây dựng

1. Nội dung và phương pháp xác định dựtoán gói thầu tư vấn đầu tư xây dựng theo quy định tại Điều 15Nghị định số 32/2015/NĐ-CP.

2. Chi phí chuyên gia, chi phí quản lý,chi phí khác, thu nhập chịu thuế tính trước, thuế và chi phí dự phòng được xácđịnh theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng.

3. Chi phí thí nghiệm chuyên ngành xây dựngđược xác định bằng dự toán theo hướng dẫn như phương pháp xác định chi phí xâydựng.

4. Chi phí dự phòng trong dự toán gói thầutư vấn đầu tư xây dựng gồm chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việcphát sinh và chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá được tính bằng định mức tỷ lệphần trăm (%) theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng nhưng tổng tỷ lệ phần trăm (%) chiphí dự phòng không vượt mức tỷ lệ % chi phí dự phòng tương ứng với từng yếu tốcủa dự toán xây dựng công trình đã phê duyệt.

5. Chi phí mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệptư vấn đầu tư xây dựng đối với công việc thiết kế xây dựng của công trình xây dựngtừ cấp II trở lên được xác định trong chi phí khác của gói thầu. Đối với gói thầukhảo sát xây dựng của công trình từ cấpII trở lên, chi phí mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựnglà Khoản Mục chi phí riêng của dự toán gói thầu.

6. Dự toán gói thầu tư vấn đầu tư xây dựngđược xác định theo hướng dẫn tại Mục 3 phần II Phụ lục số 2 Thông tư này.

Điều 14. Dự toán góithầu hỗn hợp

1. Dự toán gói thầu thiết kế và thi côngxây dựng (EC) gồm dự toán các công việc theo quy định tại Điều 13 và Điều 11 củaThông tư này.

2. Dự toán gói thầu mua sắm vật tư, thiếtbị và thi công xây dựng (PC) gồm dự toán các công việc theo quy định tại Điều12 và Điều 11 của Thông tư này.

3. Dự toán gói thầu thiết kế – mua sắm vậttư, thiết bị – thi công xây dựng (EPC) và gói thầu lập dự án – thiết kế – muasắm vật tư, thiết bị – thi công xây dựng (chìa khóa trao tay) theo quy định tạiKhoản3 và Khoản 4 Điều 16 Nghị định số 32/2015/NĐ-CP.

Điều 15. Thẩm quyềnxác định, thẩm tra, thẩm định và phê duyệt dự toán gói thầu xây dựng

1. Việc tổ chức xác định, thẩm tra, thẩmđịnh và phê duyệt dự toán các gói thầu xây dựng thực hiện theo quy định tại Khoản3 và Khoản 4 Điều 12 Nghị định số 32/2015/NĐ-CP.

2. Dự toán gói thầu đã được phê duyệtnhưng chưa tổ chức lựa chọn nhà thầu, chủ đầu tư tổ chức cập nhật bằng chỉ sốgiá hoặc giá và các chế độ chính sách có liên quan khác, phê duyệt để thay thếgiá gói thầu đã duyệt trước thời Điểm mở thầu Khoảng 28 ngày.

3. Trường hợp dự toán gói thầu xây dựngvượt dự toán xây dựng công trình đã được phê duyệt thì chủ đầu tư phải báo cáongười quyết định đầu tư xem xét quyết định.

Chương IV

ĐỊNHMỨC XÂY DỰNG, GIÁ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH VÀ CHỈ SỐ GIÁ XÂY DỰNG

Mục 1. ĐỊNH MỨC XÂY DỰNG

Điều 16. Hệ thống vàphương pháp lập định mức xây dựng

1. Định mức xây dựng gồm định mức kinh tế- kỹ thuật và định mức chi phí được quy định tại Điều 17 và Điều18 Nghị định số 32/2015/NĐ-CP.

2. Phương pháp lập định mức dự toán xây dựngcông trình:

a) Định mức dự toán xây dựng công trìnhđược lập theo trình tự sau:

– Lập danh Mục công tác, công việc hoặckết cấu xây dựng của công trình thể hiện các yêu cầu kỹ thuật và công nghệ, Điềukiện thi công, biện pháp thi công và xác định đơn vị tính phù hợp.

– Xác định thành phần công việc từ khichuẩn bị đến khi hoàn thành công tác, công việc hoặc kết cấu xây dựng của côngtrình.

– Tính toán xác định hao phí vật liệu,nhân công, máy và thiết bị thi công.

– Lập các Tiết định mức trên cơ sở tổnghợp các hao phí về vật liệu, nhân công, máy thi công.

b) Phương pháp lập định mức dự toán xây dựngcông trình theo hướng dẫn tại Phụ lục số 5 của Thông tư này.

3. Định mức chi phí xác định theo hướng dẫncủa Bộ Xây dựng.

Điều 17. Quản lý địnhmức xây dựng công trình

1. Bộ Xây dựng công bố định mức xây dựngtheo Điều 34 Nghị định số 32/2015/NĐ-CP để các cơ quan,tổ chức, cá nhân có liên quan sử dụng, vận dụng, tham khảo vào việc xác định vàquản lý chi phí đầu tư xây dựng.

2. Bộ quản lý công trình xây dựng chuyênngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào phương pháp xác định định mức dựtoán xây dựng theo hướng dẫn tại Phụ lục số 5 Thông tư này tổ chức xây dựng, thốngnhất với Bộ Xây dựng định mức dự toán xây dựng cho các công việc có tính đặcthù riêng chuyên ngành đặc thù của Bộ, của ngành và địa phương chưa có trong hệthống định mức dự toán xây dựng, hoặc đã có danh Mục nhưng theo công nghệ mớitheo quy định tại Khoản 1 Điều này để công bố cho chuyên ngành, địa phương và gửinhững định mức dự toán xây dựng đã công bố về Bộ Xây dựng để theo dõi, quản lýtheo quy định tại Khoản 2 Điều 19 Nghị định số 32/2015/NĐ-CP.

3. Chủ đầu tư sử dụng, vận dụng, tham khảohệ thống định mức dự toán xây dựng có cùng công nghệ và Điều kiện áp dụng đã đượccông bố hoặc vận dụng định mức dự toán có cùng Điều kiện công nghệ và Điều kiệnáp dụng ở các công trình đã và đang thực hiện làm cơ sở xác định tổng mức đầutư xây dựng, dự toán xây dựng và quản lý chi phí đầu tư xây dựng. Đối với cáccông việc xây dựng đã có trong hệ thống định mức dự toán xây dựng được công bốnhưng chưa phù hợp với yêu cầu kỹthuật, Điều kiện thi công, biện pháp thi công cụ thể của công trình hoặc chưacó trong hệ thống định mức dự toán xây dựng được công bố thì chủ đầu tư tổ chứcĐiều chỉnh và bổ sung định mức dự toán xây dựng theo quy định tại Khoản 4 và Khoản 5 Điều 19 Nghị định số 32/2015/NĐ-CP làm cơ sởđể tính chi phí đầu tư xây dựng công trình.

4. Nhà thầu tư vấn lập dự toán xây dựngtheo thiết kế của côngtrình có trách nhiệm đề xuất định mức dự toán xây dựng cho các công tác xây dựngmới hoặc định mức cần phải Điều chỉnh, bổ sung để lập dự toán và đảm bảo tính đầyđủ về hồ sơ tài liệu báo cáo chủ đầu tư.

Mục 2. GIÁ XÂY DỰNGCÔNG TRÌNH

Điều 18. Nội dung vàphương pháp lập giá xây dựng công trình

1. Giá xây dựng công trình gồm đơn giáxây dựng chi Tiết của công trình và giá xây dựng tổng hợp được quy định tại Khoản 1 Điều 20 Nghị định số 32/2015/NĐ-CP.

a) Đơn giá xây dựng chi Tiết được tínhcho các công tác xây dựng cụ thể của công trình gồm đơn giá xây dựng chi Tiết củacông trình không đầy đủ (gồm chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máyvà thiết bị thi công) và đơn giá xây dựng chi Tiết của công trình đầy đủ (gồmchi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy và thiết bị thi công, chi phíchung và thu nhập chịu thuế tính trước), làm cơ sở xác định dựtoán xây dựng công trình và dự toángói thầu xây dựng.

b) Giá xây dựng tổng hợp được tínhcho nhóm, loại công tác xây dựng, đơn vị kết cấu hoặc bộ phận công trình và đượctổng hợp từ các đơn giá xây dựng chi Tiết của công trình tại Điểm a Khoản này gồmgiá xây dựng tổng hợp không đầy đủ(gồm chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy và thiết bị thi công) vàgiá xây dựng tổng hợp đầy đủ (gồm chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy và thiếtbị thi công, chi phí chung và thu nhập chịu thuế tính trước), làm cơ sở xác địnhdự toán xây dựng, tổng mức đầu tư xây dựng.

2. Phương pháp lập giá xây dựng côngtrình theo hướng dẫn tại Phụ lục số 4 Thông tư này.

Điều 19. Quản lý giáxây dựng công trình

1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao Sở Xây dựngchủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xác định và công bố giá vật liệuxây dựng, đơn giá nhân công xây dựng, giá ca máy và thiết bị thi công, chỉ sốgiá xây dựng và đơn giá xây dựng công trình làm cơ sở quản lý giá xây dựng côngtrình theo quy định tại Khoản 2 Điều 36 Nghị định số32/2015/NĐ-CP.

2. Giá vật liệu xây dựng phải được công bốđịnh kỳ theo tháng, quý; phải đảm bảo cập nhật đủ chủng loại vật liệu được sử dụngphổ biến. Mức giá vật liệu xây dựng được công bố phải tương ứng với tiêu chuẩnchất lượng, nguồn gốc xuất xứ và phù hợp với mặt bằng giá thị trường tại thời Điểmcông bố (nêu rõ cự ly vận chuyển). Đối với địa bàn giáp ranh giữa các tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương thì các Sở Xây dựng cần phải trao đổi thông tintrước khi công bố để tránh sự khác biệt quá lớn.

3. Đơn giá nhân công xây dựng được xác địnhvà công bố trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Xây dựng; phải phù hợp với trình độ taynghề theo cấp bậc nhân công trong hệ thống định mức dự toán xây dựng côngtrình; phù hợp với mặt bằng giá nhân công xây dựng trên thị trườnglao động của từng địa phương; phù hợp với đặc Điểm, tính chất công việc củanhân công xây dựng; đáp ứng yêu cầu chi trả một số Khoản chi phí thuộc tráchnhiệm của người lao động phải trả theo quy định (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,bảo hiểm thất nghiệp và một số Khoản phải trả khác).

4. Đơn giá ca máy và thiết bị thi công được xác địnhvà công bố trên cơ sở hướngdẫn của Bộ Xây dựng và phù hợp với mặt bằng giá thị trường địa phương ở thời Điểmcông bố.

5. Trách nhiệm quản lý giá xây dựng côngtrình của chủ đầu tư, tổ chức tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng và nhà thầuthi công xây dựng

a) Chủ đầu tư thực hiện xác định và quảnlý giá xây dựng theo quy định tại Điều 21 và Điều 31 Nghị địnhsố 32/2015/NĐ-CP.

b) Tổ chức tư vấn quản lý chi phí đầu tưxây dựng thực hiện lập, thẩm tra giá xây dựng công trình và quản lý giá xây dựngcông trình theo quy định tại Khoản 2 Điều 21 va Điều 32 Nghị địnhsố 32/2015/NĐ-CP.

c) Nhà thầu thi công xây dựng thực hiệnquản lý giá xây dựng công trình theo quy định tại Điều 33 Nghịđịnh số 32/2015/NĐ-CP.

Mục 3. CHỈ SỐ GIÁ XÂYDỰNG

Điều 20. Quy địnhchung xác định chỉ số giá xây dựng

1. Chỉ số giá xây dựng công bố theo loạicông trình, theo cơ cấu chi phí (gồm chỉ số giá phần xây dựng, chỉ sốgiá phần thiết bị, chỉ số giá phần chi phí khác), yếu tố chi phí gồm chỉ số giávật liệu xây dựng, chỉ số giá nhân công xây dựng, chỉ số giá máy và thiết bịxây dựng được xác định trên cơ sở danh Mục và số lượng công trình đại diện đểtính toán.

2. Chỉ số giá xây dựng được tính bìnhquân trong Khoảng thời gian được lựa chọn, không gồm các chi phí bồi thường, hỗtrợ và tái định cư, lãi vay trong thời gian xây dựng, vốn lưu động ban đầu chosản xuất kinh doanh (nếu có). Đơn vị tính chỉ số giá xây dựng là phần trăm (%).

3. Cơ cấu chi phí sử dụng để tính toán chỉsố giá xây dựng phải phù hợp với cơ cấu chi phí theo quy định về quản lý chiphí đầu tư xây dựng, được tổng hợp các số liệu thống kê và được sử dụng cố địnhđến khi có sự thay đổi thời Điểm gốc. Cơ cấu chỉ số giá để thanh toán hợp đồngđược xác định trên cơ sở cơ cấu dự toán gói thầu.

Điều 21. Phân loại chỉsố giá xây dựng

1. Các chỉ số giá xây dựng được xác địnhtheo công trình, loại công trình gồm:

a) Chỉ số giá theo yếu tố chi phí gồm:

– Chỉ số giá vật liệu xây dựng côngtrình là chỉ tiêu phản ánh mức độ biến động giá vật liệu xây dựng công trình.

– Chỉ số giá nhân công xây dựng côngtrình là chỉ tiêu phản ảnh mức độ biến động giá nhân công xây dựng công trình.

– Chỉ số giá máy và thiết bị thi côngxây dựng công trình là chỉ tiêu phản ảnh mức độ biến động giá máy và thiết bị thicông xây dựng công trình.

b) Chỉ số giá theo cơ cấu chi phí gồm:

– Chỉ số giá phần xây dựng là chỉ tiêu phản ảnhmức độ biến động giá của phần xây dựng công trình.

– Chỉ số giá phần thiết bị là chỉ tiêuphản ảnh mức độ biến động giá của phần thiết bị của công trình.

– Chỉ số giá phần chi phí khác là chỉtiêu phản ảnh mức độ biến động giá của một số loại chi phí như quản lý dự án,tư vấn đầu tư xây dựng công trình và chi phí khác của công trình.

c) Chỉ số giá xây dựng theo loại côngtrình là chỉtiêuphản ảnh mức độ biến động giá của từng loại công trình xây dựng.

2. Chỉ số giá xây dựng được công bố gồmcác loại chỉ số giá theo quy định tại Điểm a, b và c Khoản 1 Điều này.

3. Đối với công trình, gói thầu xây dựngcụ thể, việc tính toán toàn bộ hay một số các chỉ số giá nêu tại Khoản 1 Điềunày căn cứ Mục đích, yêu cầu của công tác quản lý chi phí và cơ cấu chi phí củadự toán gói thầu.

Điều 22. Phương phápxác định chỉ số giá xây dựng

1. Chỉ số giá xây dựng để công bố đượcxác định theo trình tự như sau:

a) Xác định thời Điểm tính toán gồm thời Điểmgốc, thời Điểm so sánh.

b) Lập danh Mục chỉ số giá cần xác định,lựa chọn các yếu tố đầu vào.

c) Thu thập, xử lý số liệu, dữ liệu tínhtoán.

d) Xác định chỉ số giá xây dựng côngtrình gồm xác định cơ cấu chi phí, tính toán chỉ số giá cho từng loại yếu tố đầuvào, theo yếu tố chi phí, theo cơ cấu chi phí và chỉ số giá xây dựng côngtrình.

2. Chỉ số giá xây dựng cho công trình đượcxác định trên cơ sở tiến độ và các Điều kiện thực hiện công việc để lựa chọn thờiĐiểm gốc và thời Điểm so sánh cho phù hợp. Cơ cấu chi phí xác định chỉ số giá đểĐiều chỉnh dự toán là cơ cấu dự toán của công trình. Cơ cấu chi phíxác định chỉ số giá để Điều chỉnh giá hợp đồng là cơ cấu chi phí của giá gói thầu.

3. Chỉ số giá xây dựng được xác định theohướng dẫn tại Phụ lục số 7 của Thông tư này.

Điều 23. Quản lý chỉsố giá xây dựng

1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bố trí nguồnngân sách hàng năm của địa phương để giao Sở Xây dựng tổ chức thực hiện một sốcông việc sau:

a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liênquan căn cứ hướng dẫn của Thông tư này và tình hình biến động giá xây dựng củađịa phương tổ chức xác định để công bố kịp thời chỉ số giá xây dựng trên địa bàn theoquy định tại Khoản 2 Điều 36 Nghị định số 32/2015/NĐ-CP.

b) Cập nhật, lưu trữ thường xuyên cácthông tin giá cả vật tư, vật liệu xây dựng, nhân công xây dựng, giá ca máy và thiếtbị thi công trên thị trường xây dựng tại địa phương và gửi về Bộ Xây dựng địnhkỳ hàng tháng.

c) Công bố các chỉ số giá xây dựng theotháng, quý, năm và gửi về Bộ Xây dựng để theo dõi, quản lý.

2. Chủ đầu tư căn cứ phương pháp xác địnhchỉ số giá xây dựng theo hướng dẫn tại Phụ lục số 7 của Thông tư này tổ chứcxác định chỉ số giá xây dựng công trình theo quy định tại Khoản4 Điều 22 Nghị định số 32/2015/NĐ-CP. Trường hợp sử dụng chỉ số giá xây dựngnêu trên để Điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng thì chủ đầu tư báo cáo người quyếtđịnh đầu tư quyết định áp dụng. Dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tưthì báo cáo Bộ trưởng, Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc Chủ tịch Tập đoàn, Tổng Côngty Nhà nước quyết định áp dụng.

Điều 24. Công bố chỉsố giá xây dựng

1. Chỉ số giá xây dựng được công bố gồm:

a) Chỉ số giá xây dựng quốc gia được BộXây dựng công bố theo quý và theo năm.

b) Các loại chỉ số giá xây dựng theo quyđịnh tại Khoản 1 Điều 21 Thông tư này được Sở Xây dựng công bố theo tháng, quý,năm theo các biểu 7.1, 7.2, 7.3 và 7.4 phần II Phụ lục số 7 của Thông tư này.

2. Thời Điểm công bố

a) Đối với các chỉ số giá xây dựng đượccông bố theo tháng, việc công bố được thực hiện vào tuần thứ hai của tháng kếtiếp sau.

b) Đối với các chỉ số giá xây dựng đượccông bố theo quý, việc công bố được thực hiện vào tuần thứ hai của tháng đầuquý kế tiếp sau.

c) Đối với các chỉ số giá xây dựng đượccông bố theo năm, việc công bố được thực hiện đồng thời với chỉ số giá quý IV củanăm.

Chương V

GIÁCA MÁY VÀ THIẾT BỊ THI CÔNG XÂY DỰNG

Điều 25. Quy địnhchung về xác định giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng

1. Giá ca máy và thiết bị thi công xây dựnglà mức chi phí bình quân xác định cho một ca làm việc theo quy định của máy và thiếtbị thi công xây dựng.

2. Giá ca máy và thiết bị thi công xây dựngđược xác định trên cơ sở yêu cầu quản lý sử dụng máy và thiết bị thi công, cácđịnh mức hao phí tính giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng và mặt bằng giácủa địa phương.

3. Giá ca máy và thiết bị thi công xây dựngcủa công trình cụ thể được xác định phù hợp với thiết kế tổ chức xây dựng, biệnpháp tổ chức thi công xây dựng, loại máy thi công xây dựng (hoặc dự kiến) sử dụngđể thi công xây dựng công trình, tiến độ thi công xây dựng công trình và mặt bằnggiá tại khu vực xây dựng công trình.

Điều 26. Nội dung chiphí trong giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng

1. Giá ca máy và thiết bị thi công xây dựnggồm toàn bộ hoặc một số Khoản Mục chi phí như chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa,chi phí nhiên liệu, năng lượng, chi phí nhân công Điều khiển và chi phí khác củamáy.

2. Giá ca máy và thiết bị thi công xâydựng chưa gồm chi phí xây dựng nhà bao che cho máy, nền móng máy, hệ thống cấpđiện, khí nén, hệ thống cấp thoát nước tại hiện trường, lắp đặt, tháo dỡ một sốloại máy (như trạm trộn bê tông xi măng, trạm trộn bê tông nhựa, cần trục di chuyển trên ray,cần trục tháp và một số loại máy, thiết bị thi công xây dựng khác có tính chấttương tự).

Điều 27. Phương phápxác định giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng

1. Giá ca máy và thiết bị thi công xây dựngđược xác định phù hợp với các loại máy có cùng công nghệ, xuất xứ, các chỉ tiêukỹ thuật chủ yếu và theo trình tự sau:

a) Lập danh Mục máy và thiết bị thi côngxây dựng;

b) Xác định các định mức hao phí tính giáca máy và thiết bị thi công xây dựng;

c) Tính toán giá ca máy và thiết bị thicông xây dựng.

2. Phương pháp xác định giá ca máy và thiếtbị thi công xây dựng được hướng dẫn tại Phụ lục số 6 Thông tư này.

Điều 28. Quản lý giáca máy và thiết bị thi công xây dựng

1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao cho SởXây dựng căn cứ vào phương pháp xác định giá ca máy và thiết bị thi công xây dựngtheo hướng dẫn tại Phụ lục số 6 của Thông tư này tổ chức xác định và công bốgiá ca máy và thiết bị thi công xây dựng trên địa bàn tỉnh, thành phố theo quyđịnh tại Khoản 2 Điều 36 Nghị định số 32/2015/NĐ-CP làm cơsở tham khảo, sử dụng khi xác định giá xây dựng và gửi về Bộ Xây dựngđể theo dõi, quản lý.

2. Chủ đầu tư sử dụng, vận dụng, tham khảogiá ca máy và thiết bị thi công xây dựng đã được công bố làm cơ sở xác định giáxây dựng công trình. Trường hợp các loại máy và thiết bị thi công xây dựngkhông có trong công bố hoặc đã có nhưng chưa phù hợp với yêu cầusử dụng và Điều kiện thi công của công trình thì chủ đầu tư tổ chức xây dựnggiá ca máy và thiết bị thi công của công trình theo hướng dẫn tại Phụ lục số 6Thông tư này.

3. Nhà thầu tư vấn lập dự toán xây dựngtheo thiết kế xây dựng của công trình có trách nhiệm đề xuất giá ca máy và thiếtbị thi công xây dựng chưa được công bố theo quy định tại Khoản 1 Điều này hoặcđã công bố nhưng chưa phù hợp với yêu cầu sử dụng và Điều kiện thi công củacông trình để lập dự toán và đảm bảo tính đầy đủ về hồ sơ tài liệu báo cáo chủđầu tư.

Chương VI

TỔCHỨC THỰC HIỆN

Điều 29. Trách nhiệmquản lý nhà nước về chi phí đầu tư xây dựng

Trách nhiệm quản lý nhà nước về chiphí đầu tư xây dựng của Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính, các Bộ và Ủy ban nhân dân cấptỉnh thực hiện theo quy định tại Điều 34, 35 và 36 Nghịđịnh số 32/2015/NĐ-CP.

Điều 30. Xử lý chuyểntiếp

a) Việc thực hiện xác định và quản lý chiphí đầu tư xây dựng trong giai đoạn chuyển tiếp quy định tại Khoản1 và 2 Điều 37 Nghị định số 32/2015/NĐ-CP.

b) Đối với dự án đã phê duyệt trước ngàycó hiệu lực của Thông tư này nhưng chưa triển khai thực hiện, khi Điềuchỉnh dự án thì thực hiện theo quy định của Nghị định số 32/2015/NĐ-CPvà Thông tư này.

Điều 31. Hiệu lực thihành

2. Trong quá trình thực hiện nếu có vướngmắc, cơ quan, tổ chức, cá nhân gửi ý kiến về Bộ Xây dựng để nghiên cứu, giảiquyết.

Nơi nhận: – Thủ tướng, các PTT Chính phủ; – Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; – HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; – Văn phòng Trung ương Đảng và các ban của Đảng; – Văn phòng Quốc hội; – Văn phòng Chính phủ; – Văn phòng Chủ tịch nước; – Tòa án nhân dân tối cao; – Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; – Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; – Cục kiểm tra văn bản – Bộ Tư pháp; – Các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước; – Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; – Công báo; Website Chính phủ; Website Bộ Xây dựng; – Lưu: VP, Vụ KTXD, Viện KTXD (300b)

KT. BỘ TRƯỞNG THỦ TRƯỞNG Bùi Phạm Khánh

PHỤLỤC SỐ 1

I. TỔNG MỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

1. Phương pháp xác địnhtừ khối lượng tính theo thiết kế cơ sở và các yêu cầu cần thiết khác của dự án

Tổng mức đầu tư của dự án đầu tư xây dựngđược tính theo công thức sau:

VTM = GBT,TĐC + GXD+ GTB + GQLDA + GTV + GK + GDP(1.1)

Trong đó:

– VTM: tổng mức đầu tư xâydựng của dự án;

– GBT, TĐC: chi phí bồithường, hỗ trợ và tái định cư;

– GXD: chi phí xây dựng;

– GTB: chi phí thiết bị;

– GQLDA: chi phí quản lý dựán;

– GTV: chi phí tư vấn đầutư xây dựng;

– GK: chi phí khác;

– GDP: chi phí dự phòng.

Xem thêm: Tổng Hợp Một Số Mẫu Bài Tập Nghiệp Vụ Kế Toán Ngân Hàng Có Đáp Án Lời Giải

1.1. Xác định chi phí bồi thường,hỗ trợ và tái định cư

Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái địnhcư (GBT, TĐC) được xác địnhtheo khối lượng phải bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án và các quy địnhhiện hành của nhà nước về giá bồi thường, tái định cư tại địa phương nơi xây dựngcông trình, được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc ban hành.

1.2. Xác định chi phí xây dựng

Chi phí xây dựng (GXD) bằng tổngchi phí xây dựng của các công trình, hạng Mục công trình thuộc dự án được xác định theocông thức sau:

*

(1.2)

Trong đó:

– GXDCTi: chi phí xâydựng của công trình hoặc hạng Mục công trình thứ i thuộc dự án(i= 1 ÷ n);

– n: số công trình, hạng Mục côngtrình thuộc dự án (trừ công trình làm lán trại để ở và Điều hành thi côn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *