Giáo án môi trường xung quanh 3-4 tuổi, chủ đề Trường Mầm non, giúp bé khám phá và tìm hiểu những điều thân thuộc nhất về ngôi trường mà bé đang học. Giáo án môi trường xung quanh cho bé 3-4 tuổi với nội dung cụ thể là “Lớp học của bé” có tác dụng cung cấp tri thức cho bé về lớp mẫu giáo, bao gồm: cô giáo, các đồ dùng, đồ chơi trong lớp, các hoạt động diễn ra ở lớp học; biết yêu thương, nhường nhịn và đoàn kết với bạn bè; vâng lời cô giáo, chăm chỉ học bài,…

Để thực hiện tốt Giáo án môi trường xung quanh 3-4 tuổi, giáo viên mầm non cần xác định đúng về mặt mục đích kiến thức, kỹ năng và thái độ cần cung cấp cho trẻ (theo đúng lứa tuổi và khả năng nhận thức của trẻ). Dưới đây là Mẫu giáo án môi trường xung quanh 3-4 tuổi với giờ học tìm hiểu Lớp học của bé. Tùy vào hoàn cảnh thực tế cũng như sự sáng tạo của giáo viên, các cô có thể điều chỉnh, sửa đổi nội dung, hoặc bổ sung thêm những kiến thức mới vào giáo án, sao cho gây hứng thú cao độ và đáp ứng nhu cầu tìm hiểu của học sinh.

Đang xem: Giáo án khám phá khoa học môi trường xung quanh lợi ích của nước

*

Giáo án tổ chức các hoạt động cho trẻ khám phá môi trường xung quanh

Giáo án môi trường xung quanh 3-4 tuổi

Chủ đề : Trường mầm non

Lứa tuổi : 3-4 tuổi

LỚP HỌC CỦA BÉ

I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU

1. Kiến thức:

– Trẻ hiểu biết về lớp mẫu giáo, trẻ biết tên cô giáo và các bạn trong lớp.

– Trẻ biết được các góc chơi, một số đồ dùng, đồ chơi trong lớp.

2. Kĩ năng:

Phát triển ngôn ngữ mạch lạc, rèn luyện khả năng tư duy, chú ý cho trẻ.

3. Thái độ:

– Giáo dục trẻ biết giữ gìn đồ dùng, đồ chơi trong lớp.

– Giáo dục trẻ biết yêu quý và kính trọng cô giáo.

– Giáo dục trẻ quan tâm, giúp đỡ các bạn, yêu quý các bạn trong lớp.

 II. CHUẨN BỊ

1. Chuẩn bị cho cô

– Cô chuẩn bị phòng lớp sạch sẽ, đồ dùng, đồ chơi các góc sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp.

– Một số đồ dùng, đồ chơi ở các góc, 1 mũ chóp.

– Một số hình ảnh hoạt động giờ học, giờ chơi, giờ ăn, ngủ mà cô đã quay video.

– Ti-vi, đầu đĩa video, đài, đĩa nhạc bài hát “Ai ra ngoài”, sáng tác: Phan Huỳnh Điểu; “Tìm bạn thân”, sáng tác: Việt Anh; “Trường mẫu giáo yêu thương”, sáng tác: Hoàng Văn Yến; “Lớp chúng ta đoàn kết”, sáng tác: Mộng Lân.

2. Chuẩn bị cho trẻ

Mỗi trẻ 1 tờ giấy A4, bút sáp đủ màu cho trẻ chơi.

– 6 rổ nhựa (3 đỏ, 3 xanh) và đồ dùng, đồ chơi cho trẻ chơi trò chơi “Lấy quà giúp bạn”.

Dành cho trẻ trai: Ô tô, xe máy, xe đạp, máy bay, tàu thủy, mũ công an, mũ bộ đội, súng,…Dành cho trẻ gái: Búp bê, vòng, lật đật, khăn, áo, gấu bông… được làm bằng xốp, giấy màu, bìa cứng.

– Bàn ghế đủ cho trẻ hoạt động.

III. CÁCH TIẾN HÀNH

HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
1. Ổn định tổ chức, gây hứng thú:
Cô cho trẻ chơi trò chơi “Ai ra ngoài”. Trẻ nghe cô nói cách chơi.
Cách chơi: Mời 1 bạn đội mũ chóp, cô cho 1 bạn ra ngoài lớp đi trốn và cả lớp hát bài “Ai ra ngoài”. Khi kết thúc bài hát, cô cho bạn bỏ mũ chóp và đoán xem ai đi ra ngoài. Nếu bạn đó đoán đúng tên bạn ra ngoài sẽ thưởng 1 gói quà. Bạn ra ngoài sẽ đội mũ chóp và đón tiếp bạn khác. Đoán sai phải chơi tiếp lần 2 hoặc nhảy lò cò xung quanh lớp. Trẻ hát theo nhạc: “Tình tang tình nào đố ai biết. Vừa ra ngoài mà không đoán sái. Tình tang tình nhìn quanh cho khắp. Nào nhanh nào đoán ngay mới tài”.
Cô tổ chức cho trẻ chơi 1-2 lần.
2. Nội dung
2.1 Trò chuyện và đàm thoại về lớp học
Các con vừa chơi trò chơi gì? Trò chơi “Ai ra ngoài”.
Các con thấy bạn A đoán có đúng tên bạn đi trốn không? Trẻ trả lời.
Thế các con học ở lớp nào? Lớp mẫu giáo nhỡ B2.
Các con đến lớp để làm gì? Để học toán, học hát, múa, đọc thơ, kể chuyện…
Lớp mình có những ai? Có cô giáo và các bạn.
Lớp mình có mấy cô giáo? Tên cô giáo là gì? Có 2 cô. Trẻ kể tên cô.
Quan sát hình ảnh cô dạy trẻ học bài. (trẻ học hát, trẻ học vẽ, trẻ học toán…)
Cô giáo đang làm gì? Trẻ trả lời theo suy nghĩ.
Các bạn đang làm gì? Các bạn đang học bài.
Trong lớp học, các bạn ngồi học như thế nào? Trong giờ học các bạn ngồi ngay ngắn, chú ý nghe cô giảng bài.
Ngoài giờ học ra, ở lớp còn có những hoạt động gì nữa? (Cho trẻ xem giờ ăn, giờ ngủ, giờ hoạt động ngoài trời của trẻ). Trẻ kể: giờ ăn, giờ ngủ, chơi tự do, hoạt động ngoài trời …
* Quan sát lớp học
Các con cùng quan sát xem lớp học của chúng mình còn có những gì? (cho trẻ quan sát đồ dùng, đồ chơi ở các góc). Có đồ dùng, đồ chơi ở các góc.
Đây là góc chơi gì? (chỉ vào góc phân vai).
Góc phân vai có đồ dùng, đồ chơi gì? Có bày bán nhiều đồ dùng, đồ chơi. Có đồ chơi cho bác sĩ, y tá…
Hằng ngày, các con chơi ở góc phân vai thì chơi như thế nào? Trẻ trả lời theo suy nghĩ.
Cô cho trẻ quan sát các góc khác (góc Xây dựng, góc Học tập, góc Nghệ thuật, góc Thiên Nhiên) và hỏi tương tự như trên. Trẻ quan sát các góc khác và trả lời câu hỏi của cô.
Những đồ dùng, đồ chơi trong lớp để làm gì? Dùng để chơi.
Ngoài đồ dùng, đồ chơi các góc, lớp mình còn có gì nữa? Bàn ghế, tủ, tranh ảnh treo tường.
Bàn ghế dùng để làm gì? Bàn ghế để ngồi học, ngồi ăn.

Xem thêm: V3 Trong Tiếng Anh Là Gì – Động Từ Bất Quy Tắc Trong Tiếng Anh

* Quan sát tranh ảnh trang trí lớp
Các con nhìn xem xung quanh lớp có gì? Xung quanh lớp có tranh ảnh.
Trên trường có gì? Trên tường có ảnh Bác Hồ, có đồng hồ treo tường…
Cô trang trí lớp như thế nào? Trẻ trả lời theo suy nghĩ.
Muốn các đồ dùng, đồ chơi được bền đẹp, không bị hư hỏng, các con phải làm gì? Trẻ trả lời.
Giáo dục trẻ: Đồ dùng, đồ chơi trong lớp là để cho các con học và chơi. Muốn đồ dùng, đồ chơi được bền, đẹp, chúng ta phải giữ gìn, nhẹ tay, cẩn thận, không quăng ném vứt đồ chơi. Khi chơi xong, các con phải cất dọn đồ dùng, đồ chơi đúng chỗ, gọn gàng, ngăn nắp.
Các con thấy lớp học của chúng mình như thế nào? Lớp học sạch sẽ và đẹp.
Hằng ngày, chúng ta đến lớp để làm gì? Để học bài…
Buổi sáng, khi các con đến lớp thì các con phải làm gì? Chào cô giáo, chào bố/ mẹ, cất đồ dùng cá nhân…
Khi học ở lớp, các con phải như thế nào? Ngoan, nghe lời cô giáo.
Ở lớp, khi các bạn chơi với nhau, các con phải như thế nào? Chơi đoàn kết, yêu quý các bạn, nhường nhịn bạn.
Giáo dục: Hằng ngày, khi đến lớp, trước tiên các con phải chào cô giáo, chào bố mẹ, ông bà đưa con đến lớp, chào các bạn. Ở lớp, các con phải nghe lời cô giáo. Muốn phát biểu thì phải giơ tay, muốn ra ngoài thì phải xin phép cô giáo. Giờ chơi, các con phải chơi đoàn kết, không tranh giành đồ chơi của nhau và biết nhường nhịn, chia sẻ giúp đỡ các bạn. Khi ăn phải ăn hết suất, ăn từ tốn, không làm rơi vãi thức ăn. Giờ ngủ phải ngủ ngoan, đúng giờ. Có như vậy, các con mới khỏe mạnh, thông minh. Trẻ nghe cô nói.
2.2 Ôn luyện, củng cố
* Trò chơi 1: “Tìm bạn thân”
Cô cho cả lớp chơi.
Cách chơi như sau: Trẻ đi vòng tròn xung quanh lớp và hát bài “Tìm bạn thân”. Khi có hiệu lệnh “Tìm bạn thân khác giới” thì một bạn trai – một bạn gái sẽ nắm tay nhau thành đôi bạn thân. Nếu ai không tìm đúng bạn thân của mình sẽ nhảy lò cò xung quanh lớp.
Cô tổ chức cho trẻ chơi 1-2 lần. Trẻ tham gia vào trò chơi.
Chơi lần 2: Tìm bạn thân cùng giới. Cho trẻ trai tạo thành 1 nhóm, trẻ gái tạo thành 1 nhóm.
Trẻ chơi xong, cô nhận xét và khen trẻ.
* Trò chơi 2: “Lấy quà giúp bạn”
Cô cho cả lớp thi đua theo 3 đội
Cách chơi như sau: Trên bàn, cô chuẩn bị rất nhiều đồ dùng, đồ chơi mà bạn trai và bạn gái yêu thích.
Bạn trai thích đồ chơi gì? Bạn trai thích ô tô, xe máy…
Bạn gái thích đồ chơi gì? Bạn gái thích búp bê, vòng, khăn, lật đật….
Cách chơi: Khi có hiệu lệnh “Bắt đầu” trẻ đứng đầu ở 3 đội sẽ chạy lên bàn lấy đồ chơi theo ý thích. Đồ chơi dành cho bạn trai để vào rổ màu đỏ, đồ chơi dành cho bạn gái để vào rổ màu xanh. Trẻ nghe cô nói cách chơi, luật chơi.
Luật chơi: Chơi theo luật tiếp sức. Trò chơi bắt đầu và kết thúc bằng 1 bản nhạc. Đội nào tìm nhiều đồ chơi và để đúng vào rổ theo yêu cầu thì đội đó thắng.
Cô tổ chức cho trẻ chơi (bật nhạc bài “Lớp chúng ta đoàn kết”). Trẻ tham gia vào trò chơi.
Trẻ chơi xong, cô nhận xét chơi và khen trẻ.
* Trò chơi 3: “Ai khéo tay hơn”
Cô cho cả lớp chơi theo bàn.
Cách chơi: Trên mỗi bàn cô chuẩn bị giấy vẽ, bút sáp màu, bút chì. Nhiệm vụ của các con sẽ vẽ đồ dùng, đồ chơi trong lớp theo ý thích để tặng bạn. Trẻ nghe cô nói cách chơi.
Trò chơi bắt đầu và kết thúc bằng một bản nhạc.
Cho trẻ về nhóm bàn để vẽ (Cô gợi ý, bao quát, động viên trẻ vẽ). Trẻ về bàn và ngồi vẽ đồ dùng, đồ chơi theo ý thích.
Trẻ vẽ xong, cho trẻ mang bài vẽ tặng bạn. Trẻ mang bài vẽ tặng bạn.
3. Kết thúc
Cho trẻ hát vận động bài “Trường mẫu giáo yêu thương”. Trẻ hát và vận động theo nhạc.

Tham khảo: Tuyển tập Giáo án khám phá môi trường xung quanh cho trẻ 3-4 tuổi của Hội đồng các Tác giả.

Giáo án môi trường xung quanh 3-4 tuổi có tên gọi đầy đủ là “Giáo án khám phá môi trường xung quanh cho trẻ 3-4 tuổi”. Đây là tư liệu dạy học cần thiết cho các giáo viên mầm non, giúp các cô “làm tròn vai” của mình khi đứng lớp ở trường mầm non. Giáo án môi trường xung quanh 3-4 tuổi có thể tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau, nội dung giảng dạy đa dạng, đi kèm với đó là các trò chơi vận động và sáng tạo giúp trẻ em phát triển một cách toàn diện nhất.

Giáo án khám phá môi trường xung quanh nói chung, giáo án môi trường xung quanh 3-4 tuổi nói riêng được chia sẻ tại Blog Nuôi dạy trẻ. Đây là địa chỉ uy tín chuyên cung cấp các tài liệu tham khảo, có ích, hỗ trợ tốt cho giáo viên mầm non, sinh viên đang theo học chuyên ngành, và tất cả những ai hoạt động trong lĩnh vực Giáo dục Mầm non.

Xem thêm: 8 Website Luyện Nói Tiếng Anh Với Người Nước Ngoài Miễn Phí, Học Tiếng Anh Online Với Người Nước Ngoài Tại Nhà

Giáo án môi trường xung quanh 3-4 tuổi

Giáo án khám phá môi trường xung quanh cho trẻ 4-5 tuổi. Chủ đề “Trường Mầm non”

Giáo án tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ 4-5 tuổi. Dạy hát “Cả nhà đều yêu”.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *