MỤC LỤC VĂN BẢN

*

QUỐC HỘI ——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————

Luật số: /QH14

DỰ THẢO

LUẬT

GIAOTHÔNG ĐƯỜNG BỘ (SỬA ĐỔI)

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòaxã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Quốc hội ban hành Luật Giaothông đường bộ (sửa đổi).

Đang xem: Dự thảo luật giao thông đường bộ sửa đổi

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Luật này quy định về quy tắc giaothông đường bộ; kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; phương tiện và người thamgia giao thông đường bộ; vận tải đường bộ và quản lý nhà nước về giao thôngđường bộ.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân liênquan đến giao thông đường bộ trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểunhư sau:

1. Đườngbộ là công trình dạng tuyếncó bề mặt sử dụng cho giao thông đường bộ. Đường bộ gồm đường, điểm dừng xe, đỗ xe trên đườngbộ, đường cứu nạn, cầu, cống, hầm đường bộ, bến phà đường bộ, cầu phao đường bộ.

2. Công trình đường bộ là các công trình, hạngmục công trình xây dựng phục vụ giao thông vận tải đường bộ và quản lý vận hànhđường bộ. Công trình đường bộ bao gồm: đường bộ, công trình báo hiệu đường bộ, côngtrình an toàn giao thông, hệ thống thoát nước đường bộ, hệ thống chiếu sángđường bộ, hệ thống quản lý, giám sát giao thông, tường chắn, kè bảo vệ đườngbộ, hệ thống thu phí đường bộ, , nhà quản lý giao thông, kho vật tư dự phòng vàcác công trình, thiết bị khác của đường bộ.

3. Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ gồmcông trình đường bộ, bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, các công trình phụ trợkhác phục vụ cho giao thông đường bộ, hành lang an toàn đường bộ.

4. Đường cao tốclà đường thiết kế đặc biệt và xâydựngdành cho xe cơ giới nhằm bảo đảm giao thông liên tục, an toàn, rút ngắn thờigian hành trình, chỉ cho xe ra, vào ở những điểm nhất định, không giao nhaucùng mức với đường khác; được bố trí trang thiết bị phục vụ quản lý, vận hành,khai thác; trừ những đặc điểm đặc biệt hoặc có tính chất tạm thời, đường caotốc phải có giải phân cách chia đường cho xe chạy hai chiều riêng biệt;

5.Đường phố là đường đô thị có lòng đường và hè phố.

6. Đường giao thông nông thôn là đường huyện, đường xã, đường thôn xóm.

7. Đường địa phương là đường tỉnh, đường đô thị, đường huyện, đường xã, đường thôn xóm.

8. Đườngchính là đường bảo đảm giao thông chủ yếu trong khu vực.

9. Đường nhánh là đường nối vào đường chính.

10. Đường ưu tiên là đường mà trên đó phương tiệntham gia giao thông đường bộ được các phương tiện giao thông đến từ hướng khácnhường đường khi qua nơi đường giao nhau, được cắm biển báo hiệu đường ưu tiên.

11. Đường gom là đường để gom hệ thống đường giaothông nội bộ của các khu đô thị, công nghiệp, kinh tế, dân cư, thương mại -dịch vụ và các đường khác vào đường chính hoặc vào đường nhánh trước khi đấu nốivào đường chính hoặc đường nhánh.

12. Phần đường xe chạy là phần mặt đường của đườngbộ được sử dụng cho phương tiện giao thông qua lại.

13.Làn đường xe chạy là một phần của phần đường xe chạy được chia theo chiềudọc của đường, có bề rộng đủ cho xe chạy an toàn.

14.Khổ giới hạn của đường bộ là khoảng trống có kích thước giới hạn vềchiều cao, chiều rộng của đường, cầu, bến phà, hầm đườngbộ để các xe, kể cả hànghóa xếp trên xe đi qua được an toàn.

15. Dảiphân cách là bộ phận của đường để phân chia mặt đường thành hai chiều xe chạyriêng biệt hoặc để phân chia phần đường của xe cơ giới và xe thô sơ. Dải phâncách gồm dải phân cách cố định và dải phân cách di động.

16. Nơi đường giao nhau cùng mứclà nơi hai hay nhiều đường bộ hoặc đường bộ và đường sắtgặp nhau trêncùng một mặt bằng, gồm cả mặt bằng hình thành vị trí giao nhau đó.

17. Làn ngoài cùng làlàn đường giápvới lề đường hoặc vỉa hè phía bên phải theo chiều đi của đường.

18. Làn trong cùng là làn đường giápvới tim đường hoặc dải phân cách giữa (trong trường hợp là đường đôi, đường haichiều), giáp với lề đường hoặc vỉa hè phía bên trái (trong trường hợp là đườngmột chiều) theo chiều đi của đường.

19. Đường qua khu đông dân cư là đoạnđường bộ nằm trong khu vực nội thành phố, nội thị xã, nội thị trấn và nhữngđoạn đường có dân cư sinh sống sát dọc theo đường, có các hoạt động có thể ảnhhưởng đến an toàn giao thông đường bộ và được xác định bằng biển báo là đườngqua khu đông dân cư (khi cần thiết có thể xác định riêng cho từng chiều đường).

20. Ùn tắc giao thông là tình trạngcác phương tiện di chuyển chậm hơn đáng kể so với bình thường.

21. Tải trọng của đường bộ là khả năng chịutải khai thác của cầu và đường để bảo đảm tuổi thọ công trình theo thiết kế.

22. Kiểm soát kích thước, khốilượng phương tiện tham gia giao thông là hoạt động sử dụng các phương tiệnthiết bị kỹ thuật, các biện pháp để kiểm tra, xử lý vi phạm đối với xe quá khổgiới hạn, quá tải trọng cho phép của đường bộ, xe cơi nới kích thước thùng chứahàng, xe chở hàng vượt quá khối lượng hàng hóa cho phép chuyên chở của xe.

23. Phương tiện giao thông đường bộ gồmphương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện giao thông thô sơ đường bộ.

24. Phươngtiện tham gia giao thông đường bộ gồm phương tiện giao thông đường bộ và xemáy chuyên dùng.

25. Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (sauđây gọi là xe cơ giới) là những phương tiện sau: xe ô tô (kể cả xe ô tô tựlái); rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô; xe chở hàng bốn bánh cógắn động cơ; xe chở người bốn bánh có gắn động cơ; xe mô tô; xe gắn máy và cácloại xe tương tự (kể cả phương tiện giao thông thông minh, phương tiện giaothôngcông nghệ mới, phương tiện đa tính năng).

26. Phương tiện giao thông thô sơ đườngbộ (sau đây gọi là xe thô sơ) là những phương tiện sau: xe đạp (kể cả xe đạpđiện), xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe súc vật kéo và các loạixe tương tự.

27. Xe máy chuyên dùng là xe máy thựchiện chức năng công dụng đặc biệt, có tham gia giao thông đường bộ gồm: xe máythi công; xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moócđược kéo bởi máy kéo; xe đặc chủng sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh vàcác loại xe máy chuyên dùng khác.

28. Phương tiện giao thôngthông minh, phương tiện giao thông công nghệ mới là phương tiện hoạt độngtrên đường bộ, có các trang thiết bị để cho phép ghi nhận, tự động hóa các nhiệmvụ của người lái xe hoặc có nguyên lý hoạt động mới

29. Phương tiện đatính nănglà phương tiện được thiết kế, sản xuất chủ yếu hoạt động trên đườngbộ nhưng có thể hoạt động trên không hoặc hoạt động dưới nước.

30.Xe ô tôkháchlà xe ô tô chở người có số người cho phép chở kể cả người lái từ10 người trở lên.

31. Xe đạp là xe có ít nhất haibánh và vận hành được chủ yếu do sức cơ bắp của người trên xe đó thông qua bànđạp hoặc tay quay.

32.Máy kéo (kểcả loại máy kéo nhỏ có 2 bánh xe) là phương tiện được thiết kế, sản xuất đểhoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp; sử dụng để kéo rơ moóc, sơ mirơ moóc hoặc dẫn động máy nông nghiệp, lâm nghiệp; có tham gia giao thông đườngbộ.

33. Ngườitham gia giao thông gồm người điều khiển, người sử dụng phương tiện thamgia giao thông đường bộ; người điều khiển, dẫn dắt súc vật; người đi bộ trênđường bộ.

34. Người điều khiển phương tiện gồm người điềukhiển xe cơ giới, xe thô sơ, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ.

35. Người lái xe là người điều khiển xe cơ giới.

36. Người vận tải là tổ chức, cá nhân sử dụng phươngtiện giao thông đường bộ để thực hiện hoạt động vận tải đường bộ.

37. Hành khách là người được chở trên phương tiệnvận tải hành khách đường bộ, có trả tiền.

38. Hành lý là vật phẩm mà hành khách mang theotrên cùng phương tiện hoặc gửi theo phương tiện khác.

39. Hàng hóa là máy móc, thiết bị, nguyên vậtliệu, nhiên liệu, hàng tiêu dùng, động vật sống và các động sản khác được vậnchuyển bằng phương tiện giao thông đường bộ.

40. Hàng hoá ký gửi là hàng hoá gửitheo xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách mà người gửi không đi cùng trên xeđó.

41. Hàng nguy hiểm là hàng hóa có chứa các chấtnguy hiểm khi chở trên đường có khả năng gây nguy hại tới tính mạng, sức khỏecon người, môi trường, an toàn và an ninh quốc gia.

42. Vận tải đường bộ là hoạt động sử dụng phươngtiện giao thông đường bộ để vận chuyển người, hàng hóa trên đường bộ.

43. Vận tải nội bộ là hoạt động vận tải khôngkinh doanh do các tổ chức, cá nhân sử dụng xe ô tô chở người từ 9 chỗ trởlên hoặc xe ô tô tải (trừ xe pick up, xe tải van có khối lượng hàng chuyên chởcho phép tham giao giao thông dưới 950kg) để chở người, hoàng hóa của tổ chức,cá nhân đó và không thu tiền dưới mọi hình thức.

44. Khối lượng bản thân của phương tiện là khốilượng của xe hoàn chỉnh với trang thiết bị tiêu chuẩn và nhiên liệu (tối thiểu90% thể tích thùng nhiên liệu), ở trạng thái sẵn sàng hoạt động; không bao gồmlái xe, hành khách, hàng hóa.

45. Khối lượng toàn bộ thiết kế củaphương tiện là khối lượng lớn nhất của phương tiện theo quy định của nhàsản xuất.

46. Khối lượng toàn bộ cho phépcủa phương tiện là khối lượng toàn bộ của phương tiện do cơ quan chức năngcó thẩm quyền quy định nhưng không lớn hơn khối lượng toàn bộ thiết kế của phươngtiện.

47. Khối lượng hàng chuyên chở theothiết kế là khối lượng toàn bộ thiết kế của phương tiện trừ đi khối lượngbản thân của phương tiện và khối lượng người lái xe.

48. Khối lượng hàng chuyên chở cho phéplà khối lượng toàn bộ cho phép của phương tiện trừ đi khối lượng bản thân củaphương tiện và khối lượng người cho phép chở.

49. Xe ô tô là phương tiện có từ bốnbánh trở lên chạy bằng động cơ được thiết kế, sản xuất để hoạt động trên đườngbộ, không chạy trên đường ray, dùng để chở người và/hoặc hàng hóa; kéo rơ moóc,sơ mi rơ moóc; có kết cấu để thực hiện chức năng, công dụng đặc biệt; có vậntốc thiết kế lớn nhất không nhỏ hơn 60 km/h. Xe ô tô bao gồm cả các loại loạixe sau: các xe được nối với đường dây dẫn điện; các xe ba bánh có khối lượngbản thân lớn hơn 400 kg. Xe ô tô không bao gồm các xe máy chuyên dùng, xe chởngười bốn bánh có gắn động cơ và xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ hoạt động trênđường bộ.

50. Xe ô tô chở người là xe ô tô cókết cấu và trang bị chủ yếu dùng để chở người và hành lý mang theo. Xe ô tô chởngười có thể được thiết kế, sản xuất để kéo theo rơ moóc.

51. Xe ô tô chở hàng (ô tô tải) là xeô tô có kết cấu và trang bị chủ yếu dùng để chở hàng và có tối đa hai hàng ghếtrong cabin. Xe ô tô chở hàng có thể được thiết kế, sản xuất để kéo theo rơmoóc.

52. Xe ô tô chuyên dùng là xe ô tô cókết cấu và trang bị để thực hiện chức năng, công dụng đặc biệt. Xe ô tô chuyêndùng có thể được thiết kế, sản xuất để kéo theo rơ moóc.

53. Xe ô tô khách thành phố là xe ôtô chở người từ 10 chỗ trở lên, kể cả người lái, có kết cấu và trang bị để vận chuyểnhành khách trong thành phố và vùng lân cận; trên xe có bố trí các ghế ngồi, chỗđứng cho hành khách; cho phép hành khách di chuyển phù hợp với việc dừng, đỗ xethường xuyên.

54. Rơ moóc là phương tiện không cóđộng cơ được thiết kế, sản xuất để hoạt động trên đường bộ, được kéo bởi xe ô tô,máy kéo; có kết cấu và trang bị dùng để chở người hoặc hàng hóa; phần chủ yếucủa khối lượng toàn bộ của rơ moóc không đặt lên xe kéo.

55. Sơ mi rơ moóc là phương tiện khôngcó động cơ được thiết kế, sản xuất để hoạt động trên đường bộ, được kéo bởi xeô tô đầu kéo; có kết cấu và trang bị dùng để chở người hoặc hàng hóa và có mộtphần đáng kể khối lượng toàn bộ đặt lên ô tô đầu kéo.

56. Xe ô tô kéo rơ moóc là xe ô tô đượcthiết kế, sản xuất chỉ để kéo rơ moóc.

57. Xe ô tô đầu kéo là xe ô tô đượcthiết kế, sản xuất để kéo sơ mi rơ moóc. Xe ô tô đầu kéo có thể được thiết kế, sảnxuất để kéo theo rơ moóc.

58. Xe đạp điện là xe đạp hai bánh đượcvận hành bằng cơ cấu đạp chân cótrợ lực từ động cơ điện một chiều, cócông suất lớn nhất của động cơ đạt được ở trạng thái hoạt động bình thường liêntục (công suất định mức liên tục lớn nhất) không lớn hơn 250 W. Động cơ điện bịngắt truyền lực tới xe khi người lái xe dừng đạp; giảm dần và ngắt trước khi xeđạt tới tốc độ 25 km/h.

59. Xe gắn máy là phương tiện có haihoặc ba bánh chạy bằng động cơ được thiết kế, chế tạo để hoạt động trên đườngbộ, có vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h. Nếu động cơ dẫn động làđộng cơ nhiệt thì dung tích làm việc hoặc dung tích tương đương không được lớnhơn 50 cm3. Nếu động cơ dẫn động là động cơ điện thì công suất định mức liêntục lớn nhất của động cơ không lớn hơn 4 kW. Xe gắn máy bao gồm cả xe đạp gắnđộng cơ đốt trong và xe đạp gắn động cơ điện, không bao gồm xe đạp điện nêu tạikhoản 61 Điều này.

60. Xe mô tô là phương tiện có hai hoặcba bánh chạy bằng động cơ, được thiết kế, sản xuất để hoạt động trên đường bộvà không bao gồm xe gắn máy. Đối với xe ba bánh thì khối lượng bản thân khônglớn hơn 400 kg.

61. Xe chở người bốn bánh có gắn độngcơlà phương tiện có hai trục, ít nhất bốn bánh xe chạy bằng động cơđược thiết kế, chế tạo để hoạt động trên đường bộ trong phạm vi hạn chế, có kếtcấu để chở người, vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 30 km/h, số chỗ ngồitối đa không quá 15 chỗ (kể cả chỗ ngồi của người lái).

62. Xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơlàphương tiện có hai trục, ít nhất bốn bánh xe chạy bằng động cơ được thiết kế,chế tạo để hoạt động trên đường bộ trong phạm vi hạn chế, có phần động cơ vàthùng hàng lắp trên cùng một khung xe. Xe sử dụng động cơ xăng, có công suấtđộng cơ lớn nhất không lớn hơn 15 kW, vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn60 km/h và khối lượng bản thân không lớn hơn 550 kg.

63. Giao thông công cộng là nơi mà người và phương tiệnđi lại tuân thủ với quy tắc giao thông đường bộ.

64. Trung tâm quản lý, điều hành vàgiám sát giao thông đường bộ gồm công trình xây dựng, các thiết bị công nghệ lưu trữ,xử lý, phân tích dữ liệu và hiển thị để quản lý, giám sát giao thông và cáctrang thiết bị công nghệ phụ trợ khác.

65. Chủ sở hữu công trình đường bộ làtổ chức, cá nhân có quyền sở hữu công trình đường bộ theo quy định của phápluật.

66. Tổ chức, cá nhân quản lý, khai tháccông trình đường bộ là chủ sở hữu trong trường hợp chủ sở hữu trực tiếpquản lý, vận hành khai thác hoặc tổ chức, cá nhân được chủ sở hữu giao hoặc ủyquyền quản lý, vận hành khai thác công trình đường bộ.

67. Cơ quan đăng kiểm phương tiện là cơ quan quảnlý nhà nước chuyên ngành thuộc Bộ Giao thông vận tải thực hiện chức năng quảnlý nhà nước về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới, xe máychuyên dùng.

68. Cơ quan quản lý đường bộ là cơ quan thực hiệnchức năng quản lý nhà nước chuyên ngành thuộc Bộ Giao thông vận tải; cơ quan chuyênmôn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọichung là cấp tỉnh); Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh(sau đây gọi chung là cấp huyện); Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đâygọi chung là cấp xã).

Điều4. Nguyên tắc cơ bản trong hoạt động giao thông đường bộ

1. Hoạt động giao thông đường bộ phải bảo đảm thôngsuốt, trật tự, an toàn, hiệu quả; phục vụ nhu cầu đi lại thuận tiện của ngườidân, góp phần phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninhvà bảo vệ môi trường.

2. Phát triển giao thông đường bộ theo quy hoạch; sửdụng hiệu quả các nguồn lực; kết nối phương thức vận tải đường bộ với các phương thứcvận tải khác; tăng cường ứng dụngkhoa học, công nghệ hiện đại vàhội nhập quốc tế, bảo đảm văn minh, hiện đại vàđồng bộ.

3. Quản lý hoạt động giao thông đường bộ được thực hiệnthống nhất trên cơ sở phân công, phân cấp trách nhiệm, quyền hạn cụ thể, đồngthời có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành và chính quyền địa phương cáccấp.

4. Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là tráchnhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

5. Người tham gia giao thông phải có ý thức tự giác, nghiêmchỉnh chấp hành quy tắc giao thông, ứng xử có văn hóa khi thamgia giao thông,giữ gìn an toàn cho mình và chongười khác. Chủ phương tiện và người điều khiển phương tiện phải chịu trách nhiệmtrước pháp luật về việc bảo đảm an toàn của phương tiện đủđiều kiệntham giagiao thông đường bộ.

6.Mọi hành vi vi phạm pháp luật giao thông đường bộ phải được phát hiện, ngăn chặnkịp thời, xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật.

Điều 5. Chính sách phát triển giao thông đường bộ

1. Nhànước ưu tiên tập trung nguồn lực để đầu tư phát triển, nâng cấp, bảo trì, bảovệ kết cấu hạ tầng đường bộ quốc gia; vận tải hành khách công cộng để bảo đảmgiao thông vận tải đường bộ đóng vai trò chủ đạo trong hệ thống giao thông vậntải cả nước

2. Ưu tiên phân bổ ngân sách trung ương trong kế hoạchđầu tư công trung hạn và hằng năm với tỉ lệ thích đáng để bảo đảm phát triểnkết cấu hạ tầng đường bộ quốc gia theo quy hoạch

3. Đầu tư, kinh doanh kết cấu hạ tầng giao thông đườngbộ là ngành nghề ưu đãi đầu tư. Căn cứ vào khả năng nguồn lực thực tế, Nhà nướccho vay với lãi suất vay tín dụng đầu tư ưu đãi từ nguồn tín dụng đầu tư củaNhà nước hoặc được cấp bảo lãnh Chính phủ về vốn vay theo quy định của phápluật về quản lý nợ công, được hỗ trợ kinh phí GPMB đối với đầu tư phát triểnkết cấu hạ tầng đường bộ quốc gia, đường cao tốc

4.Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoàiđầu tư, kinh doanh khai thác kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và hoạt độngvận tải đường bộ; nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến hiện đạivà đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

Điều 6. Quy hoạch giao thông vận tải đường bộ

1. Quy hoạch mạng lưới đường bộ là quy hoạchngành quốc gia, bao gồm hệ thống quốc lộ và đường cao tốc quốc gia, địnhhướng chung cho các quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và các quyhoạch đường bộ do địa phương quản lý.

2. Việc lập quy hoạchmạng lưới đường bộ tuân thủ các quy định của pháp luật về quy hoạch và bảo đảmkết nối vận tải đường bộ với các phương thức vận tải khác.

Bộ GTVT tổ chức lập quy hoạch mạng lưới đườngbộ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quy định của pháp luật về quy hoạch

3. Quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đườngbộ:

a. Quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đườngbộ là các quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành để chi tiết hóa quyhoạch mạng lưới đường bộ, cho từng hoạch cụm các tuyến đường bộ cùng cáccông trình đường bộ có liên quan. Bộ GTVT chịu trách nhiệm xác định cụ thể cáctuyến đường bộ cần lập quy hoạch này.

b. Quy hoạch kết cấuhạ tầng giao thông đường bộ bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

– Xác định hướng tuyến,các điểm khống chế chính, chiều dài, quy mô các tuyến đường bộ qua từng địaphương, từng vùng; xác định số lượng, quy mô, thông số kỹ thuật chủ yếu của cáccông trình chính gồm cầu, hầm, bến phà trên tuyến đường bộ và các nội dung cầnthiết khác

– Phương ánkết nối với các phương thức vận tải khác hoặc khu vực có phát sinh nhu cầu vận tảinhư đô thị, khu kinh tế, khu du lịch, khu công nghiệp, khu chế xuất…;

d. Xác định nhu cầusử dụng đất, nhu cầu vốn đầu tư, lộ trình thực hiện quy hoạch theo thứ tự ưutiên đầu tư;

e. Xây dựng giải phápchi tiết để thực hiện quy hoạch

g. Thời kỳ Quy hoạch kết cấu hạ tầng giaothông đường bộ là 10 năm, tầm nhìn từ 20 năm đến 30 năm

i. Việc công bố công khai quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đượcthực hiện theo quy định của pháp luật về quy hoạch

k. Chính phủ quy định chi tiết việc lập, thẩmđịnh, phê duyệt, công bố, thực hiện, đánh giá và điều chỉnh quy hoạch kết cấuhạ tầng giao thông đường bộ.

Điều 7. Hệ thống thông tin và Cơ sở dữ liệu giao thôngđường bộ

2. Cơ sở dữ liệu giao thông đường bộ là cơ sở dữ liệudùng chung, cơ sở dữ liệu lớn tập trung, kết hợp với công nghệ trí tuệ nhân tạođể tích hợphình thành hệ thống thông tinthốngnhất phục vụ công tác quản lý nhànước về giao thông đường bộ. Cơ sở dữ liệu giao thông đường bộ là tài sản Nhà nướcvà phải được bảo đảm an ninh, an toàn.

3. Cơ sở dữ liệu giao thông đường bộ gồm:

a) Cơ sở dữ liệu về kết cấu, hạ tầng giao thôngđường bộ;

b) Cơ sở dữ liệu về phương tiện;

c) Cơ sở dữ liệu về người điều khiểnphương tiện;

d) Cơ sở dữ liệu về vận tải đường bộ;

đ) Cơ sở dữ liệu xử phạt vi phạm hành chínhtrong lĩnh vực giao thông đường bộ;

e) Cơ sở dữ liệu giám sát thu phí dịch vụ sửdụng đường bộ;

g) Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông đườngbộ;

h) Cơ sở dữ liệu có liên quan khác.

4. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hànhchính trong lĩnh vực đường bộ được sử dụng hệ thống thông tin,cơ sở dữ liệu giao thông đường bộ, kết quả thu đượctừ phương tiện, thiết bị kỹ thuật do các tổ chức được giao quản lý, khai thác,bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ cung cấp làm căn cứ để xác địnhhành vi vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính; được sử dụng cácthông tin, hình ảnh thu được từ thiết bị ghi âm, ghi hình của cá nhân, tổ chứccung cấp để làm căn cứ xác minh, phát hiện hành vi vi phạm trong lĩnh vực giaothông đường bộ.

5. Chính phủ quy định chi tiết về hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu giao thông đường bộ.

Điều 8. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dụcpháp luật về giao thông đường bộ

1. Cơquan thông tin, tuyên truyền có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, phổ biến phápluật về giao thông đường bộ thường xuyên, rộng rãi đến toàn dân.

2. Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyềnhạn của mình có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luậtvề giao thông đường bộ tại địa phương, có hình thức tuyên truyền, phổ biến phùhợp đến đồng bào các dân tộc thiểu số.

3. Cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo cótrách nhiệm đưa pháp luật về giao thông đường bộ vào chương trình giảng dạy trongnhà trường và các cơ sở giáo dục khác phù hợp với từng ngành học, cấp học.

4. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viêncủa Mặt trận có trách nhiệm phối hợp với cơ quan hữu quan và chính quyền địaphương tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện pháp luật về giao thông đườngbộ.

5.Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến, giáo dụcpháp luậtvề giao thông đường bộ cho cán bộ, công chức, viên chức, nhân viênthuộc phạm vi quản lý của mình; phối hợp với chính quyền địa phương trong việctuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành pháp luậtvề giao thông đường bộ.

Điều 9. Các hành vi bị nghiêm cấm

1. Phá hoại công trình đườngbộ.

2. Đào, khoan, xẻ đường trái phép; đặt, để chướng ngạivật trái phép trên đường; đặt, rải vật nhọn, đổ chất gây trơn trên đường; đểtrái phép vật liệu, phế thải, thải rác ra đường và đất hành lang an toàn đườngbộ; mở đường, đấu nối trái phép vào đường chính, đường nhánh; tự ý tháo dỡ, dichuyển trái phép hoặc làm sai lệch công trình đường bộ.

3. Đào, đắp, san lấp, lấn, chiếm hoặc sử dụng trái phép đất củađường bộ, hành lang an toàn đường bộ

4. Đưa xe cơ giới, xe máychuyên dùng không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường thamgia giao thông đường bộ.

5. Thay đổi tổng thành, linh kiện, phụkiện xe cơ giới để tạm thời đạt tiêu chuẩn kỹ thuật của xe khi đi kiểm định.

6. Đua xe, cổ vũ đua xe, tổ chức đua xetrái phép, lạng lách, đánh võng.

Xem thêm: Thủ Tục Đăng Ký Thi Bằng Lái Xe Máy Ở Đâu, Thi Bằng Lái Xe Máy Tphcm

7. Điều khiển phương tiện tham gia giaothông đường bộ mà trong cơ thể có chất ma túy.

8. Điều khiển phương tiện tham gia giaothông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.

9. Điều khiển xe cơ giới không có giấy phép lái xe theoquy định; điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ không cóchứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, bằng hoặc chứngchỉ điều khiển xe máy chuyên dùng.

10. Điều khiển xe kinh doanh vận tải không có chứng chỉ hànhnghề lái xe kinh doanh vận tải.

11. Giao xe cơ giới, xe máychuyên dùng cho người không đủ điều kiện để điều khiển xe tham gia giao thôngđường bộ.

12. Điều khiển xe cơ giới chạy quá tốc độquy định, giành đường, vượt ẩu.

13. Bấm còi, rú ga liên tục; bấm còi trongthời gian từ 22 giờ đến 5 giờ, bấm còi hơi, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thịvà khu đông dân cư, trừ các xe được quyền ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quyđịnh của Luật này.

14. Lắp đặt, sử dụng còi, đèn không đúngthiết kế của nhà sản xuất đối với từng loại xe cơ giới; sử dụng thiết bị âmthanh gây mất trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng.

15. Vận chuyển hàng cấm lưu thông, vận chuyểntrái phép hoặc không thực hiện đầy đủ các quy định về vận chuyển hàng nguyhiểm, động vật hoang dã.

16. Đe dọa, xúc phạm, tranh giành, lôi kéohành khách; bắt ép hành khách sử dụng dịch vụ ngoài ý muốn; chuyển tải, xuốngkhách hoặc các hành vi khác nhằm trốn tránh phát hiện xe chở quá tải, quá sốngười quy định.

17. Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô khikhông đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh theo quy định.

18. Bỏ trốn sau khi gây tai nạn giao thôngđường bộ để trốn tránh trách nhiệm.

19. Khi có điều kiện mà cố ý không cứugiúp người bị tai nạn giao thông đường bộ.

20. Xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tài sảncủa người bị nạn và người gây tai nạn giao thông đường bộ.

21. Lợi dụng việc xảy ra tai nạn giaothông để hành hung, đe dọa, xúi giục, gây sức ép, làm mất trật tự, cản trở việcxử lý tai nạn giao thông đường bộ.

22. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghềnghiệp của bản thân hoặc người khác để vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ.

23. Sản xuất, sử dụng trái phép hoặc mua,bán biển số xe cơ giới, xe máy chuyên dùng.

24. Hành vi vi phạm quy tắc giao thôngđường bộ gây nguy hiểm cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ,gây hư hỏng tài sản công hoặc tư.

25. Dùng tay sử dụng điện thoại di độngkhi điều khiển phương tiện tham gia giao thông.

26. Ném gạch, đất, đá, cát, hoặc vật thể khác vào người,phương tiện đang tham gia giao thông đường bộ.

27. Điều khiển phương tiện cơ giới đi song song vớiphương tiện bên phải gây cản trở giao thông đường bộ.

28. Quay đầu, lùi xe, đi ngược chiều trên đườngcao tốc.

Chương II

QUY TẮC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

Điều 10. Quy tắc chung

1. Người tham gia giao thông phảiđi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường, chiều đườngquy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.

2. Người điều khiển và người đượcchở trên xe ô tô phải thắt dây đai an toàn tại những chỗ có trang bị dây đai antoàn khi tham gia giao thông trên đường bộ.

PA1: Trẻ em dưới 12 tuổi hoặcdưới 1,3m hoặc dưới 30Kg được chở trên xe ô tô bằng ghế chuyên dụng.

PA2: Không quy định bắt buộc phảicó ghế chuyên dụng.

3. Người tham gia giao thông khôngđược có cử chỉ, hành động có thể gây nguy hiểm, cản trở giao thông hoặc tạo racác rủi ro trên đường bằng việc ném, vứt, để bất cứ vật gì, chất gì trên đườnghoặc tạo ra chướng ngại vật khác trên đường. Trong trường hợp không thể tránhđược việc tạo ra nguy hiểm, chướng ngại vật, phải có những biện pháp cần thiếtđể di chuyển, khắc phục nhanh nhất; nếu không thể di chuyển, khắc phục ngayphải cảnh báo cho người tham gia giao thông khác biết sự hiện diện của nhữngnguy hiểm, chướng ngại vật này.

4. Người điều khiển phương tiện thamgia giao thông phải chú ý đặc biệt để bảo đảm an toàn cho những người tham giagiao thông dễ bị tổn thương như người đi bộ, người đi xe đạp, đặc biệt là trẻ em,người già và người khuyết tật.

5. Người điều khiển phương tiện thamgiao thông chỉ sử dụng cảnh báo khi cần thiết và phải chấm dứt ngay việc cảnhbáo khi tình huống cần cảnh báo đã kết thúc.

6. Người điều khiển phương tiện thamgia giao thông phải chú ý không để phương tiện của mình ảnh hưởng tới nhữngngười tham gia giao thông khác hoặc cư dân bên đường (như gây ra tiếng ồn, bụi,khói) mà thực tế có thể tránh được.

7. Người lái xe phải bảo đảm sứckhỏe về thể chất và tinh thần. Thời gian điều khiển phương tiện của người lái xeô tô không được quá 10 giờ trong 24 giờ và không được lái xe liên tục quá 4 giờ.

8. Khi muốn điều khiển xe ra, vàovị trí dừng đỗ, chuyển làn, chuyển hướng, quay đầu, lùi xe, người điều khiểnphương tiện phải kiểm tra, quan sát, có báo hiệu thể hiện hướng di chuyển vàchỉ thực hiện di chuyển khi không gây nguy hiểm cho người và các phương tiệntham gia giao thông khác.

9. Người điều khiển phương tiện cơgiới phải giảm tốc độ và khi cần thiết phải dừng hẳn lại để nhường đường cho xebuýt, xe đưa đón học sinh thực hiện việc di chuyển ra, vào điểm dừng đón, trảkhách trên đường. Trong bất cứ trường hợp nào, người điều khiển xe buýt, xe đưađón học sinh phải luôn đảm bảo an toàn giao thông cho người và phương tiện thamgia giao thông khác.

10. Khi điều khiển phương tiện từcổng cơ quan, tổ chức, nhà dân di chuyển ra đường, người điều khiển phương tiệnphải chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ và các phương tiện khác đitrên đường (bao gồm phương tiện được phép đi trên vỉa hè).

11. Người điều khiển giao thông đangthi hành nhiệm vụ phải đứng ở vị trí thuận tiện cho người tham giao thông quansát và nhìn thấy rõ cả ban đêm và ban ngày.

Điều 11. Hệ thống báo hiệu đườngbộ

1. Hệ thống báo hiệu đường bộ gồm:

a) Hiệu lệnh của người điều khiểngiao thông;

b) Tín hiệu đèn giao thông;

c) Biển báo hiệu đường bộ;

2. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tảiquy định cụ thể Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật về báo hiệu đường bộ

Điều 12. Hiệu lệnh của người điềukhiển giao thông

1. Người điều khiển giao thông làcảnh sát giao thông mặc sắc phục theo quy định của Bộ Công an hoặc là người đượcgiao nhiệm vụ điều khiển giao thông có mang băng đỏ rộng 10 cm ở khoảng giữacánh tay phải in dòng chữ “ĐIỀU KHIỂN GIAO THÔNG”.

2. Hiệu lực của người điều khiểngiao thông: người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiểngiao thông, kể cả trong trường hợp hiệu lệnh trái với tín hiệu của đèn điềukhiển giao thông, biển báo hiệu hoặc vạch kẻ đường.

3. Hiệu lệnh của người điều khiểngiao thông bao gồm: hiệu lệnh bằng cử chỉ, hiệu lệnh bằng còi và hiệu lệnh bằngtín hiệu ánh sáng.

4. Hiệu lệnh bằng cử chỉ:

a) Tay giơ thẳng đứng để báo hiệucho người tham gia giao thông ở các hướng đều phải dừng lại;

b) Hai tay hoặc một tay dang ngangđể báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía trước và ở phía sau người điềukhiển phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phía bên phải và bên tráingười điều khiển được đi tất cả các hướng; cánh tay trái người điều khiển gậpđi gập lại sau gáy để báo hiệu người tham gia giao thông bên trái người điềukhiển đi nhanh hơn hoặc cánh tay phải người điều khiển gập đi gập lại trướcngực để báo hiệu người tham gia giao thông bên phải người điều khiển đi nhanhhơn; bàn tay trái hoặc phải của người điều khiển ở vị trí ngang thắt lưng vàđưa lên, xuống báo hiệu người tham gia giao thông ở bên trái hoặc bên phảingười điều khiển đi chậm lại; bàn tay trái hoặc phải của người điều khiển giơthẳng đứng vuông góc với mặt đất báo hiệu người tham gia giao thông ở bên tráihoặc bên phải người điều khiển dừng lại;

c) Tay phải giơ về phía trước đểbáo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía sau và bên phải người điều khiển dừnglại; người tham gia giao thông ở phía trước người điều khiển chỉ được rẽ phải;người tham gia giao thông ở phía bên trái người điều khiển được đi tất cả cáchướng; người đi bộ qua đường phía sau lưng người điều khiển giao thông được phépđi; đồng thời tay trái giơ về phía trước lặp đi lặp lại nhiều lần, song songvới tay phải báo hiệu người tham gia giao thông ở phía bên trái người điều khiểnđược rẽ trái qua trước mặt người điều khiển.

5. Hiệu lệnh bằng tín hiệu ánh sáng:người điều khiển giao thông cầm đèn ánh sáng có mặt đỏ giơ cao hướng về phíaphương tiện đang chạy tới.

6. Hiệu lệnh bằng còi được sử dụngkết hợp với động tác chỉ huy, điều khiển giao thông, cụ thể như sau:

a) Một tiếng còi dài,mạnh là ra lệnh dừng lại;

b) Một tiếng còi ngắn,nhanh là cho phép đi;

c) Một tiếng còi dàivà một tiếng còi ngắn cho phép rẽ trái qua mặt;

d) Hai tiếng còi ngắn,mạnh là báo hiệu đi chậm lại;

đ) Ba tiếng còi ngắn,nhanh là báo hiệu đi nhanh lên;

e) Thổi liên tiếp tiếngmột, nhiều lần, mạnh là báo hiệu phương tiện dừng lại để kiểm soát hoặc báohiệu phương tiện vi phạm.

7. Người điều khiển chỉ gậy chỉ huygiao thông vào hướng xe nào thì xe ở hướng đó phải dừng lại.

8. Người tham gia giao thông phảidừng lại khi có hiệu lệnh báo dừng lại của người điều khiển giao thông, trừ cáctrường hợp sau:

a) Trường hợp phương tiện tham giagiao thông đã đi vượt qua “Vạch dừng xe” tại các nơi đường giao nhau mà dừnglại sẽ gây mất an toàn giao thông thì được phép đi tiếp;

b) Trường hợp người đi bộ còn đangđi ở lòng đường thì nhanh chóng đi hết hoặc dừng lại ở đảo an toàn, nếu khôngcó đảo thì dừng lại ở vạch sơn phân chia hai dòng phương tiện giao thông đingược chiều.

Điều 13. Tín hiệu đèn giaothông

1. Tín hiệu xanh là báo hiệu đượcđi, trừ trường hợp hướng định đi tới đang bị ùn tắc nếu tiến vào nút giao thìsẽ không thoát ra khỏi nút giao trước khi đèn tín hiệu giao thông chuyển sangbáo hiệu cho các hướng khác tiến vào nút giao.

2. Tín hiệu đỏ là báo hiệu phải dừnglại trước vạch dừng; trường hợp không có vạch dừng thì phải dừng lại trước đèntín hiệu theo chiều đi, nếu đèn tín hiệu đặt ở giữa hoặc phía bên kia của nútgiao thì không được đi vào nút giao, phải dừng lại trước vạch cho người đi bộ(nếu có).

3. Tín hiệu vàng là báo hiệu phảidừng lại trước vạch dừng; trường hợp không có vạch dừng thì phải dừng lại trướcđèn tín hiệu theo chiều đi, nếu đèn tín hiệu đặt ở giữa hoặc phía bên kia củanút giao thì không được đi vào nút giao, phải dừng lại trước vạch cho người đibộ (nếu có).

Trường hợp đã đi quá vạch dừng, đèntín hiệu hoặc đã quá gần vạch dừng, đèn tín hiệu mà nếu dừng lại có thể gây nguyhiểm thì được đi tiếp.

Trong trường hợp tín hiệu vàng nhấpnháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho ngườiđi bộ qua đường.

Điều 14. Biển báo hiệu đường bộ

1. Biển báo hiệu đường bộ gồmnăm nhóm:

a) Biển báo cấm để biểu thị các điềucấm;

b) Biển báo nguy hiểm để cảnh báocác tình huống nguy hiểm có thể xảy ra;

c) Biển hiệu lệnh để báo các hiệulệnh phải thi hành;

d) Biển chỉ dẫn để chỉ dẫn hướngđi hoặc các điều cần biết;

đ) Biển phụ để thuyết minh bổ sungcác loại biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh và biển chỉ dẫn hoặcđược sử dụng độc lập.

2. Nguyên lắc lắp đặt biển báo hiệuđường bộ:

a) Mặt biển quay về hướng đối diệnchiều đi;

b) Được đặt về phía tay phải hoặcphía trên phần đường xe chạy (trừ các trường hợp đặc biệt);

c) Biển báo hiệu đặt ở vị trí đểngười tham gia giao thông dễ quan sát và thực hiện.

Điều 15. Vạch kẻ đường

1. Vạch kẻ đường là hình thức báohiệu đường bộ trên mặt đường và các công trình đường bộ để hướng dẫn giaothông.

2. Vạch kẻ đường có thể dùng độclập và có thể kết hợp với các loại biển báo hiệu đường bộ hoặc đèn tín hiệu chỉhuy giao thông.

3. Đối với đường có tốc độ thiếtkế từ 60km/h trở lên, vạch kẻ đường phải phản quang.

Điều 16. Cọc tiêu, đinh phản quang,tiêu phản quang, gương cầu lồi, tường bảo vệ, rào chắn, dải phâncách, cột kilômét, cọc H và các thiết bị phục vụ an toàn giao thông khác

1. Cọc tiêu, đinh phản quang, tiêuphản quang, tường bảo vệ, rào chắn, dải phân cách, cột kilômét, cọc H và cácthiết bị phục vụ an toàn giao thông khác được đặt ở các vị trí cần thiết để hướngdẫn, bảo vệ, bảo đảm an toàn giao thông.

2. Cọc tiêu hoặc tường bảo vệ đặtở các đoạn đường nguy hiểm, hướng dẫn cho người tham gia giao thông biết phầnđường an toàn và hướng đi của tuyến đường.

Tường bảo vệ dùng để thay thế cọctiêu, phải được gắn tiêu phản quang hoặc sơn phản quang theo quy định.

3. Đinh phản quang là thiết bị dẫnhướng được lắp đặt trên mặt đường theo chiều dọc hoặc chiều ngang đường.

4. Tiêu phản quang là thiết bị dẫnhướng được gắn các công cụ phản quang để dẫn hướng xe chạy vào ban đêm hoặc trongđiều kiện sương mù, điều kiện hạn chế tầm nhìn. Tiêu phản quang được bố trí tạicác nơi mà tuyến đường có thể gây ngộ nhận hoặc lúng túng về hướng đường.

5. Cột kilômét dùng để xác định lýtrình và kết hợp chỉ dẫn cho những người tham gia giao thông biết khoảng cáchtrên hướng đi trên hệ thống quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện.

6. Cọc H là cọc lý trình 100m trongphạm vi giữa hai cột kilômét liền kề.

7. Dải phân cách là bộ phận của đườngmà xe không chạy trên đó được và để phân chia phần đường xe chạy thành haichiều riêng biệt hoặc để phân chia phần đường dành cho xe cơ giới và xe thô sơhoặc của nhiều loại xe khác nhau trên cùng một chiều đường.

Điều 17. Chấp hành báo hiệu đườngbộ

1. Người tham gia giao thông phảichấp hành báo hiệu đường bộ theo thứ tự dưới đây:

a) Hiệu lệnh của người điều khiểngiao thông;

b) Tín hiệu đèn giao thông;

c) Biển báo hiệu;

d) Vạch kẻ đường và các dấu hiệukhác trên mặt đường.

2. Khi có người điều khiển giao thôngthì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiểngiao thông.

3. Tại nơi có biển báo hiệu cố địnhlại có báo hiệu tạm thời, người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnhcủa báo hiệu tạm thời.

4. Tại nơi có vạch kẻ đường hoặcbáo hiệu khác dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát,giảm tốc độ và nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường.

Những nơi không có vạch kẻ đườngcho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, nếu thấy người đi bộ,xe lăn của người khuyết tật đang qua đường thì phải giảm tốc độ, nhường đườngcho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường bảo đảm an toàn.

Điều 18. Tốc độ xe và khoảng cáchgiữa các xe

1. Nguyên tắc chấp hành quy địnhvề tốc độ và khoảng cách khi điều khiển phương tiện trên đường bộ:

a) Người điều khiển phương tiện thamgia giao thông đường bộ phải giữ một khoảng cách an toàn đối với xe chạy cùngchiều liền trước trên cùng làn xe của mình và điều khiển xe chạy với tốcđộ phù hợp với điều kiện của cầu, đường, mật độ giao thông, khối lượng củaphương tiện, địa hình, thời tiết và các yếu tố ảnh hưởng khác để bảo đảm antoàn giao thông;

b) Khi tham gia giao thông trên đườngbộ, người điều khiển phương tiện phải nghiêm chỉnh chấp hành quy định về tốc độvà cự ly tối thiểu giữa hai xe được ghi trên biển báo hiệu đường bộ;

c) Tại những đoạn đường không bốtrí biển báo quy định về tốc độ, cự ly tối thiểu giữa hai xe, người điều khiển phươngtiện tham gia giao thông phải thực hiện theo quy định tại khoản 2, 3, 4, 5, 6,7 và Khoản 9 Điều này;

d) Người điều khiển phương tiện thamgia giao thông không được chạy chậm để cản trở phương tiện giao thông khác màkhông có lý do hợp lý;

đ) Người điều khiển phương tiện thamgia giao thông không được dừng phương tiện đột ngột hoặc phanh gấp để giảm tốcđộ đột ngột trừ trường hợp buộc phải làm như vậy để tránh nguy hiểm;

e) Khi muốn giảm tốc độ một mức đángkể, người điều khiển phương tiện phải bảo đảm việc giảm tốc độ không gây nguyhiểm, phải báo hiệu cho người điều khiển phương tiện khác biết bằng đèn tínhiệu hoặc bằng tay (trừ trường hợp để tránh nguy hiểm xảy ra ngay tức thì hoặcbiết rõ không có xe nào đi sau, hoặc xe sau còn cách quá xa .

g) Người điều khiển phương tiện vậntải chạy sau phương tiện khác phải giữ khoảng cách đủ để không va chạm vào phươngtiện phía trước nếu nó đột ngột giảm tốc độ hoặc dừng lại;

h) Đối với các đoạn đường ngoài khuvực đông dân cư chỉ có 1 làn xe trên 1 chiều đường, để tạo điều kiện cho xe xinvượt, những người lái xe hoặc tổ hợp xe có khối lượng toàn bộ trên 3.500kg hoặccó độ dài toàn phần trên 10m phải giữ khoảng cách với những xe phía trước saocho những xe đang vượt xe của mình có thể vào được khoảng trống phía trước xecủa mình một cách an toàn.

2. Tốc độ tối đa cho phép tham giagiao thông trên đường bộ trong khu vực đông dân cư (trừ đường cao tốc)đối với xe ô tô, máy kéo, xe mô tô:

a) Trên đường đôi (có dải phân cáchgiữa), đường một chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên không quá 60 km/h;

b) Trên đường hai chiều không códải phân cách giữa, đường một chiều có 1 làn xe cơ giới không quá 50km/h.

3. Tốc độ tối đa cho phép tham giagiao thông trên đường bộ ngoài khu vực đông dân cư (trừ đường cao tốc)đối với xe ô tô con, xe ô tô chở người đến 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải cótrọng tải đến 3,5 tấn:

a) Trên đường đôi (có dải phân cáchgiữa), đường một chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên không quá 90 km/h;

b) Trên đường hai chiều không códải phân cách giữa; đường một chiều có 1 làn xe cơ giới không quá 80 km/h.

4. Tốc độ tối đa cho phép tham giagiao thông trên đường bộ ngoài khu vực đông dân cư (trừ đường cao tốc) đối vớixe ô tô chở người trên 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải trên 3,5 tấn:

a) Trên đường đôi (có dải phân cáchgiữa); đường một chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên không quá 80 km/h;

b) Trên đường hai chiều không códải phân cách giữa; đường một chiều có 1 làn xe cơ giới không quá 70 km/h.

5. Tốc độ tối đa cho phép tham giagiao thông trên đường bộ ngoài khu vực đông dân cư (trừ đường cao tốc) đối vớixe ô tô buýt; ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc; ô tô chuyên dùng; xe mô tô:

a) Trên đường đôi (có dải phân cáchgiữa); đường một chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên không quá 70 km/h;

b) Trên đường hai chiều không códải phân cách giữa; đường một chiều có 1 làn xe cơ giới không quá 60 km/h.

6. Tốc độ tối đa cho phép tham giagiao thông trên đường bộ ngoài khu vực đông dân cư (trừ đường cao tốc) đối vớixe ô tô kéo rơ moóc; ô tô kéo xe khác:

a) Trên đường đôi (có dải phân cáchgiữa); đường một chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên không quá 60 km/h;

b) Trên đường hai chiều không códải phân cách giữa; đường một chiều có 1 làn xe cơ giới không quá 50 km/h.

7. Tốc độ tối đa cho phép tham giagiao thông trên đường bộ (trừ đường cao tốc) đối với xe máy chuyên dùng, xe gắnmáy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự không quá 40 km/h.

8. Tốc độ khai thác tối đa cho phéptrên đường cao tốc không vượt quá 120 km/h; trường hợp vượt quá 120 km/h do Thủtướng Chính phủ quyết định.

9. Các trường hợp phải giảm tốc độ:

a) Có báo hiệu cảnh báo nguy hiểmhoặc có chướng ngại vật trên đường;

b) Chuyển hướng xe chạy hoặc tầmnhìn bị hạn chế;

c) Qua nơi đường bộ giao nhau cùngmức; nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; đường cong; đường có địahình quanh co, đèo dốc; đoạn đường có mặt đường hẹp, không êm thuận;

d) Qua cầu, cống hẹp; đi qua đậptràn, đường ngầm, hầm chui; khi lên gần đỉnh dốc, khi xuống dốc;

đ) Qua khu vực có trường học, bệnhviện, bến xe, công trình công cộng tập trung nhiều người; khu vực đông dân cư,nhà máy, công sở tập trung bên đường; khu vực đang thi công trên đường bộ; hiệntrường xảy ra tai nạn giao thông;

e) Khi có người đi bộ, xe lăn củangười khuyết tật qua đường;

g) Khi có súc vật đi trên đường hoặcchăn thả ở sát đường;

h) Tránh xe chạy ngược chiều hoặckhi cho xe chạy sau vượt; khi có tín hiệu xin đường, tín hiệu khẩn cấp của xeđi phía trước;

i) Khi đến gần bến xe buýt, điểmdừng đỗ xe có khách đang lên, xuống xe;

k) Khi gặp xe ưu tiên đang thực hiệnnhiệm vụ; gặp xe siêu trường, xe siêu trọng, xe chở hàng nguy hiểm; gặp đoànngười đi bộ;

l) Trời mưa; có sương mù, khói, bụi;mặt đường trơn trượt, lầy lội, có nhiều đất đá, vật liệu rơi vãi;

m) Khi điều khiển phương tiện điqua khu vực trạm kiểm soát tải trọng xe, trạm cảnh sát giao thông, trạm giao dịchthanh toán đối với các phương tiện sử dụng đường bộ.

10. Khoảng cách an toàn giữa haixe khi tham gia giao thông trên đường trong điều kiện mặt đường khô ráo:

a) Khi điều khiển xe chạy với tốcđộ lưu hành không quá 60 km/h, người lái xe phải chủ động giữ khoảng cách antoàn phù hợp với xe chạy liền trước xe của mình; khoảng cách này tùy thuộc vàomật độ phương tiện, tình hình giao thông thực tế để đảm bảo an toàn giao thông;

b) Tốc độ lưu hành từ 60 km/h đến80km/h, khoảng cách an toàn tối thiểu là 80m;

c) Tốc độ lưu hành từ 80 km/h đến100 km/h, khoảng cách an toàn tối thiểu là 100m;

d) Tốc độ lưu hành từ 100 km/h đến120 km/h, khoảng cách an toàn tối thiểu là 120m.

Trường hợp vượt quá 120 km/h doThủ tướng Chính phủ quyết định

11. Khi trời mưa, có sương mù, mặtđường trơn trượt, đường có địa hình quanh co, đèo dốc, tầm nhìn hạn chế, ngườiđiều khiển phương tiện phải điều chỉnh khoảng cách an toàn thích hợp lớn hơntrị số ghi trên biển báo hoặc trị số được quy định tại Khoản 10 Điều này.

Điều 19. Sử dụng làn đường

1. Phương tiện tham gia giao thôngđường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải.

2. Trên đường có nhiều làn đườngcho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch phân làn đường, người điều khiển phươngtiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở nhữngnơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảman toàn. Các xe trên các làn khác nhau có thể di chuyển với tốc độ khác nhaunhưng phải tuân thủ về tốc độ và loại phương tiện trên từng làn.

3. Trên đường một chiều có vạch phânlàn đường, xe thô sơ phải đi trên làn ngoài cùng, xe cơ giới, xe máy chuyêndùng đi trên các làn đường còn lại.

4. Trường hợp xe thô sơ đang di chuyểntrong làn dành cho xe thô sơ mà gặp phương tiện khác dừng, đỗ, chướng ngại vậtgây cản trở theo hướng di chuyển thì được phép chuyển sang làn xe cơ giới liềnkề phía bên tay trái để tiếp tục di chuyển; sau khi đã vòng, tránh phải nhanhchóng trở về làn xe thô sơ.

5. Trên làn đường dành riêng chomột loại phương tiện, người điều khiển loại phương tiện khác không được đi vào lànđường đó.

6. Trên đường hai chiều có từ hailàn xe cơ giới trở lên trên một chiều xe chạy, phương tiện tham gia giao thôngcủa chiều này không được đi vào làn đường của chiều ngược lại, trừ trường hợptổ chức giao thông cho phép.

Điều 20. Vượt xe

1. Khi vượt xe, các xe phải vượtvề phía bên trái của xe bị vượt theo chiều đi của đường, trừ các trường hợp quyđịnh tại Khoản 6 Điều này.

2. Trên đường trong khu vực đôngdân cư có từ hai làn xe trở lên trên một chiều xe chạy và trên đường ngoài khu vựcđông dân cư có từ ba làn xe trở lên trên một chiều xe chạy, khi xe ở một lànchạy nhanh hơn xe làn khác thì không được coi là vượt xe.

3. Xe xin vượt phải có báo hiệu bằngđèn hoặc còi; trong đô thị và khu đông dân cư từ 22 giờ đến 5 giờ chỉ được báohiệu xin vượt bằng đèn. Xe thô sơ không có đèn hoặc còi, người điều khiểnphương tiện xin vượt bằng tay hoặc tín hiệu phù hợp khác.

4. Xe xin vượt chỉ được vượt khikhông có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đườngđịnh vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải.

5. Khi có xe xin vượt, nếu đủ điềukiện an toàn, người điều khiển phương tiện phía trước phải giảm tốc độ, đi sátvề bên phải của phần đường xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không đượcgây trở ngại đối với xe xin vượt.

6. Các trường hợp được vượt bên phải:

a) Khi xe phía trước có tín hiệurẽ trái và đang rẽ trái;

b) Khi xe điện đang chạy giữa đường;

c) Khi xe chuyên dùng đang làm việctrên đường mà không thể vượt bên trái được.

7. Không được vượt xe trong các trườnghợp sau đây:

a) Không bảo đảm các điều kiện quyđịnh tại Khoản 4 Điều này;

b) Trên cầu hẹp có một làn xe;

c) Trên đường hai chiều tại khu vựcđỉnh dốc có tầm nhìn bị hạn chế, khu vực đường cong có tầm nhìn bị hạn chế;

d) Nơi đường giao nhau, nơi quy địnhdành cho người đi bộ sang đường, nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt;

đ) Khi điều kiện thời tiết hoặc đườngkhông bảo đảm an toàn cho việc vượt;

e) Xe được quyền ưu tiên đang pháttín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ;

g) Khi xe phía sau bắt đầu vượt hoặcxe phía trước đã báo hiệu vượt xe khác trên cùng làn đường.

Điều 21. Chuyển hướng xe

1. Khi muốn chuyển hướng, người điềukhiển phương tiện phải quan sát, giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ.

2. Trong khi chuyển hướng, ngườilái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải nhường quyền đi trước cho ngườiđi bộ, người đi xe đạp đang đi trên phần đường dành riêng cho người đi xeđạp, nhường đường cho các xe đi ngược chiều và chỉ cho xe chuyển hướng khiquan sát thấy không gây trở ngại hoặc nguy hiểm cho người và phương tiện khác.

Xem thêm: Hết Kinh Bao Nhiêu Ngày Thì Rụng Trứng Kéo Dài Bao Lâu Mỗi Tháng?

3. Trong khu dân cư, người lái xe,người điều khiển xe máy chuyên dùng chỉ được quay đầu xe ở nơi đường giao nhauhoặc nơi có biển báo cho phép quay đầu xe.

4. Người điều khiển phương tiện khôngđược quay đầu xe ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường, trên cầu, đầucầu, gầm cầu vượt đường bộ, ngầm, trong hầm đường

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *