Cách viết điểm mạnh điểm yếu trong CV gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng? Đây là câu hỏi được rất nhiều ứng viên quan tâm. Để làm rõ hơn vấn đề này, hãy cùnglltb3d.com theo dõi bài viết bên dưới.
Đang xem: điểm mạnh điểm yếu trong hồ sơ xin việc
1. Điểm mạnh, điểm yếu trong bản thân mỗi người
Trước hết ta cần hiểu: Điểm mạnh là gì? Điểm yếu là gì? Điểm mạnh tức là những gì ta cảm thấy mạnh hơn khi làm xong, là những tố chất, kỹ năng hay trình độ chuyên môn nổi bật trong đời sống của bản thân. Mỗi chúng ta đều có những điểm mạnh riêng, nó thể bộc lộ ngay ở bên ngoài hay tiềm ẩn bên trong. Những điểm mạnh đó có thể là:
– Có trình độ chuyên môn cao
– Có các kỹ năng tin học văn phòng
– Khả năng xử lý tình huống tốt
– Trình độ ngoại ngữ tốt, đặc biệt là tiếng Anh
– Lòng kiên nhẫn
– Thái độ thân thiện, tích cực với cuộc sống
– Nắm bắt thông tinh nhanh nhạy
– Chăm chỉ, nhiệt tình
– Có sức khỏe tốt
…
Đối lập với nó là điểm yếu hay chính là những điểm hạn chế của con người. Đó là những thứ chúng ta làm chưa tốt khiến bạn không tự tin hay không thể làm được. Ví dụ như:
– Chưa có trình độ chuyên môn
– Các kỹ năng mềm còn hạn chế
– Nói giọng địa phương
– Dễ nổi nóng, cáu gắt
– Sống cô độc, ngại giao tiếp
– Ích kỷ, chỉ nghĩ đến bản thân
…
Làm cách nào để có thể nhận ra ưu nhược điểm của bạn? Điều này tưởng chừng như đơn giản nhưng không phải ai cũng làm được. Trước tiên, bạn cần nhìn rõ vai trò của bản thân mình và cách đối mặt với khó khăn. Từ đó có thể tạo ra một bản phân tích ngắn bằng những câu hỏi như:
– Bạn có thể làm tốt những công việc gì?
– Đâu làn điều bạn thích?
– Thành công lớn nhất trong cuộc sống của bạn là gì?
– Điều gì làm bạn khó chịu trong cuộc sống?
– Bạn hay ngại làm những công việc gì?
…
Bạn có thể tự đánh giá bản thân một cách khách quan nhất hoặc nhờ sự giúp đỡ của bạn bè, thầy cô,những người thân xung quanh. Từ đó tổng hợp đưa ra điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. Nếu như nhận ra mình có quá nhiều thiếu sót thì bạn hãy từng bước thay đổi, hạn chế những điểm yếu, nâng cao điểm mạnh của mình để có thể thành công. Người ta thường hay nói: “Giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời” ,việc thay đổi bản thân trong ngày một ngày hai là rất khó nhưng không phải là không làm được. Hãy tự khen thưởng bản thân khi thay đổi được một thói xấu, đừng ngần ngại khi nhờ bạn bè nhắc nhở những sai lầm của mình,… Bạn cũng có thể tham gia các khóa học hay câu lạc bộ về phát triển bản thân để tăng cường hiểu biết và rèn luyện kỹ năng.
Khi đó bạn sẽ tự tin hơn trong việc khai thác những thông tin trong CVlàm nổi bật điểm mạnh vàsử dụng những điểm yếu khéo léo để nâng cao giá trị bản thân. Lúc này, bạn sẽ cần đến những công cụ thiết kế CV hoặc sử dụng chính những mẫu CV có sẵn để bắt tay vào viết CV. lltb3d.com giới thiệu đến bạn một trong những website hỗ trợ tạo CV rất nhanh chóng hiện nay là timviec365.vn. Với website này, các bạn có thể thao tác rất tiện lợi trênhttps://timviec365.vn/cv-xin-vieclà có ngay một mẫu CV cực chất, tự tin ứng tuyển.
2. Cách viết điểm mạnh, điểm yếu trong CV xin việc
2.1. Những điểm mạnh cần nêu trong CV
Những gì bạn nêu ra trong Cv xin việc sẽ giúp nhà tuyển dụng biết bạn có khả năng gì, từ đó đưa bạn vào môi trường làm việc hợp lý để phát triển bản thân, tận dụng một cách hiệu quả nhất những ưu điểm của bạn. Trong CV xin việc, bạn cần nêu những điểm mạnh của mình một cách thật hợp lý để chúng có thể hỗ trợ, làm nổi bật nhau. Đồng thời, để nhà tuyển dụng có thể hiểu đúng nhất thì bạn cần dùng những từ ngữ đơn giản, không quá văn hoa. Những điểm mạnh bạn có thể nêu lên là:
– Kỹ năng làm việc tốt. Tùy vào các vị trí, yêu cầu công việc mà đưa ra những kỹ năng phù hợp.
– Chăm chỉ, nhiệt tình trong công việc. Đây là một phẩm chất mà nhà tuyển dụng rất cần ở một người ứng viên. Bởi khi làm việc, mặc dù chưa có kinh nghiệm, nhưng nếu bạn có sự chăm chỉ, nhiệt tình thì sẽ vượt qua mọi khó khăn, không ngại vất vả, gian khổ mà học tập, rèn luyện, từ đó đạt được thành công.
– Có năng khiếu về nghệ thuật. Nhà tuyển dụng sẽ rất chú ý nếu như bạn có nhiều tài lẻ. Tại sao lại như vậy? Bởi nó mang lại một màu sắc khác trong công ty, góp phần phát triển văn hóa doanh nghiệp.
Xem thêm: Cã´Ng Nghá» Var Là Gì Trong Bóng Đá, Công Nghệ Var Của Nước Nào
– Khả năng giao tiếp tốt, thích ứng môi trường nhanh. Đây là một điểm rất quan trọng. Bởi khi đi làm, bạn sẽ phải tiếp xúc với rất nhiều người, không chỉ là đồng nghiệp, sếp mà còn cả các khách hàng. Nếu bạn có kỹ năng này sẽ tạo được môi trường làm việc vui vẻ.
Tuy nhiên không nên liệt kê quá nhiều,dàn trải, chỉ nên tập trung nhấn mạnh một hoặc hai đức tính phẩm chất tốt có liên quan trực tiếp đến công việc mà bạn đang ứng tuyển. Đặc biệt chú ý không nên nói dối về khả năng của mình, bởi chỉ cần một vài kỹ năng nhỏ là nhà tuyển dụng có thể biết bạn chân thực hay không. Và tôi có thể chắc chắn rằng không nhà tuyển dụng nào chấp nhận một người mà ngay từ CV đã gian dối.Khi bạn tạoCV thương mại điện tử tại địa chỉhttps://timviec365.vn/cv365/cv-thuong-mai-dien-tuthì điểm mạnh trong CVsẽ là một điểm cộng cho bạn trước hàng trăm ứng viên khác.
2.2. Cách viết điểm yếu trong CV xin việc
Khi viết điểm yếu trong CV xin việc bạn cần chú ý chọn ra những điểm yếu không ảnh hưởng quá nhiều đến công việc. Phải thật tinh tế, khéo léo nếu không muốn những hạn chế của bản thân biến thành con dao tự sát. Không có bất kỳ nhà tuyển dụng nào chấp nhận một ứng viên mà điểm yếu còn dài hơn điểm mạnh.
Các điểm yếu có thể là:
– Kỹ năng tin học văn phòng chưa tốt
– Không tự tin giao tiếp trước đám đông,, còn rụt rè
– Kinh nghiệm làm việc nhóm còn hạn chế
…
Tránh viết những nhược điểm ảnh hưởng lớn đến công việc. Ví dụ bạn ứng tuyển vào vị trí kinh doanh quốc tế mà lại ghi vào phần nhược điểm là trình độ ngoại ngữ kém, thì thật khó để nhà tuyển dụng có thể nhận bạn.
Xem thêm: Người Ngồi Trên Xe Đạp Đi Xe Đạp Điện Có Phải Đội Mũ Bảo Hiểm Không?
3. Cách trả lời điểm yếu tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng
Không có ai trên đời này là hoàn hảo cả, bất kì ai cũng có điểm yếu, chỉ là người nhiều, người ít mà thôi. Bởi vậy, khi đi phỏng vấn xin việc, nhà tuyển dụng hỏi về điểm yếu của bạn thì không cần phải quá lo lắng, chỉ cần trả lời khéo léo thì bạn có thể có một buổi phỏng vấn thành công. Hãy nói một cách thật tự nhiên, chân thực, tuy nhiên không phải kể lể ra tất cả những tật xấu của bạn như: Ở nhà bạn ăn rất nhiều, lười nấu cơm, lười giặt quần áo,… Cái mà nhà tuyển dụng muốn nghe ở đây là những điểm hạn chế liên quan đến công việc. Bởi vậy, bạn có thể nói về khó khăn khi có quá nhiều việc làm, bởi bản thân là người tham công tiếc việc, nên đôi khi không có thời gian nghỉ ngơi, chăm sóc bản thân. Hay bạn là một người quá cầu toàn nên đôi lúc gây ra áp lực cho mình cũng như những người xung quanh. Với những câu trả lời như thế, chắc chắn bạn sẽ ghi được điểm cộng trong mắt nhà tuyển dụng. Vì vậy, đừng luống cuống khi gặp câu hỏi này, chỉ cần bạn thành thật, khéo léo thì chắc chắn sẽ thành công. Đây cũng là những lưu ý khi viết điểm yếu trong CV tiếp thị quảng cáo tại địa chỉhttps://timviec365.vn/cv365/cv-tiep-thi-quang-caoấn tượng nhà tuyển dụng
Bài viết của lltb3d.com trên đây hy vọng sẽ giúp bạn biết cách ghi điểm mạnh, điểm yếu trong Cv xin việc, từ đó tạo được ấn tượng tốt cho nhà tuyển dụng, nâng cao cơ hội của bản thân.