Ung thư cổ tử cung giai đoạn IV là khi khối u đã xâm lấn bàng quang, trực tràng, có thể lan ra ngoài khung chậu. Tiên lượng sống với người bệnh ung thư cổ tử cung phát hiện giai đoạn cuối rất xấu, có những biến chứng nặng gây nhiều đau đớn, mệt mỏi cho cả người bệnh lẫn người nhà. Trong bài viết này, lltb3d.com sẽ cùng bạn tìm hiểu triệu chứng ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối cũng như cách chăm sóc, điều trị bệnh phù hợp.

Đang xem: 5 triệu chứng ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối phổ biến nhất

1. Những triệu chứng ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối điển hình nhất

Ung thư cổ tử cung chia thành 5 giai đoạn dựa trên mức độ phát triển của khối u ung thư và di căn của chúng đến các cơ quan trong cơ thể. Ban đầu, tế bào ung thư sẽ hình thành trên niêm mạc bề mặt cổ tử cung, sau đó xâm nhập sâu vào các mô cổ tử cung. Khối u ung thư phát triển ngày càng lớn, đồng thời tế bào bệnh cũng di căn sang các mô xung quanh, đến hạch bạch huyết, mạch máu và đi khắp cơ thể.

*

Khi bệnh đã đến giai đoạn cuối, người bệnh sẽ phải chịu nhiều cơn đau đớn

Ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối là khi ung thư đã di căn đến nhiều cơ quan vùng chậu cũng như khắp cơ thể, gây ảnh hưởng lớn đến chức năng và sức khỏe của bệnh nhân. Các triệu chứng điển hình mà người bệnh thường gặp nhất là:

1.1. Đau

Phổ biến nhất là đau vùng chậu do kích thước khối u lớn chèn ép lên các cơ quan, đau bụng do ung thư di căn đến trực tràng, đau phổi, đau ngực do ung thư phổi thứ phát. Những cơn đau đớn này cũng là triệu chứng ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối nghiêm trọng nhất là bệnh nhân ung thư phải chịu đựng.

Để giảm đau, những biện pháp được áp dụng là:

*

Thuốc giảm đau, phẫu thuật sẽ giúp người bệnh giảm đau đớn

Thuốc giảm đau giúp giảm nhanh triệu chứng đau đớn, người bệnh dễ chịu và thoải mái hơn, song tình trạng này không thể duy trì kéo dài khi thuốc hết tác dụng.

Liệu pháp tác động đến quá trình dẫn truyền thần kinh: Có thể là tiêm thuốc vào dây thần kinh, tủy sống hoặc mô quanh dây thần kinh để cản trở việc dẫn truyền tín hiệu, bệnh nhân sẽ không còn cảm giác đau đớn nữa.

1.2. Khó thở

Ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối thường di căn đến phổi, đến 70% trường hợp bệnh nhân bị triệu chứng khó thở, đau ngực, tắc nghẽn phế quản, suy hô hấp do khối u di căn. Một số cách sau sẽ làm giảm triệu chứng bệnh này:

Thay đổi tư thế ngồi, nằm để dễ thở hơn.

Sử dụng giường, nệm, gối có thể nâng cao đầu dễ dàng, tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu.

Dùng thiết bị hỗ trợ thở hoặc bình thở oxy tại nhà.

Can thiệp hỗ trợ thở khi bệnh nhân khó thở nghiêm trọng.

*

Ung thư cổ tử cung gây rối loạn tiểu tiện

1.3. Đi tiểu ra máu

Khi ung thư xâm chiếm bàng quang và hình thành khối u thứ phát, bệnh nhân thường gặp khó khăn khi đi tiểu tiện, đau buốt, đi tiểu ra máu. Đầu tiên cần giữ vệ sinh đường niệu tốt để tránh nhiễm trùng. Bác sĩ sẽ xem xét can thiệp để xử lý tình trạng này, nếu chảy máu ồ ạt cần sớm đưa bệnh nhân đi cấp cứu, tránh mất máu quá nhiều.

1.4. Sụt cân, mệt mỏi

giai đoạn cuối ung thư cổ tử cung, do khối u lan rộng và xâm chiếm nhiều nơi, tế bào hồng cầu trong máu cũng giảm sút khiến người bệnh thường xuyên mệt mỏi, sụt cân nhanh, mất ngủ, thiếu năng lượng,… Một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp cải thiện phần nào tình trạng này. Nếu đáp ứng điều trị tốt, sức khỏe của người bệnh cũng sẽ được cải thiện.

Xem thêm: Vùng Nội Thủy Là Gì ? Cách Phân Định Vùng Nội Thủy Cách Phân Định Vùng Nội Thủy

1.5. Táo bón, nôn, buồn nôn

Khi ung thư cổ tử cung di căn và ảnh hưởng đến trực tràng, ruột non, dạ dày,… bệnh nhân thường gặp phải những triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Để khắc phục vấn đề này, bệnh nhân cần được áp dụng chế độ dinh dưỡng phù hợp, hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng để được hỗ trợ.

*

Điều trị ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối gặp nhiều khó khăn

2. Các biện pháp điều trị ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối

Theo thống kê, tỷ lệ bệnh nhân ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối có thể kéo dài thời gian sống trên 5 năm (được xét là điều trị khỏe bệnh) đạt khoảng 16%. Người bệnh cần tuân thủ điều trị cùng tinh thần lạc quan, tin tưởng vào bác sĩ để cùng chống lại bệnh tật mới đem lại kết quả điều trị tốt.

Những biện pháp điều trị được áp dụng cho ung thư giai đoạn này là:

2.1. Phẫu thuật

Nếu ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối mới lan ra khỏi cổ tử cung song còn khu trú ở vùng chậu thì phẫu thuật một phần đoạn chậu hoặc toàn phần sẽ đạt hiệu quả điều trị tốt. Song đây là một cuộc đại phẫu nên bệnh nhân cần được kiểm tra sức khỏe xem có đáp ứng cho cuộc phẫu thuật cũng như hồi phục sau phẫu thuật hay không.

2.2. Hóa xạ trị

Hai phương pháp này thường được kết hợp để đạt hiệu quả kiểm soát sự phát triển của khối u tốt nhất. Khi tế bào ung thư lan rộng, di căn nhiều nơi thì hóa xạ trị giúp tiêu diệt tốt hơn so với phẫu thuật. Những bệnh nhân giai đoạn cuối không thể chữa khỏi cũng có thể cải thiện chất lượng sống, giảm đau đớn cho người bệnh.

2.3. Điều trị trúng đích

Một số thuốc điều trị trúng đích đã được áp dụng cho bệnh nhân ung thư cổ tử cung và đạt được kết quả tốt. Tuy nhiên chi phí điều trị tương đối cao nên phương pháp này chưa được sử dụng phổ biến.

3. Ung thư cổ tử cung không thể chữa khỏi khi nào?

Những trường hợp ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối sau không còn khả năng điều trị, bệnh nhân có thể được xem xét ngừng điều trị, chăm sóc giảm nhẹ tại bệnh viện hoặc chăm sóc tại nhà.

*

Bệnh nhân tuổi tác lớn khó đáp ứng điều kiện sức khỏe để trị bệnh

Cụ thể:

Khối u phát triển lớn, xâm lấn đến nhiều cơ quan trong cơ thể và điều trị không thể kiểm soát được.

Tuổi tác bệnh nhân lớn, sức khỏe yếu không thể điều trị bằng phẫu thuật hoặc hóa xạ trị.

Bệnh nhân đã được điều trị ung thư nhưng không đáp ứng, ung thư vẫn tiếp tục lan rộng không thể kiểm soát.

Xem thêm: Ứng Dụng Của Đồng Vị Phóng Xạ Là Gì ? Đồng Vị Phóng Xạ

Khi phát hiện những triệu chứng ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối, bệnh nhân nên sớm tới bệnh viện kiểm tra và điều trị vì bệnh sẽ tiến triển rất nhanh. Nếu vượt ngoài mức kiểm soát, các phương pháp điều trị sẽ không đạt hiệu quả nữa.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *