Đã có khoảng hơn 100 bài thơ của Đại tá, nhà thơ Tạ Hữu Yên được các nhạc sĩ phổ nhạc thành những ca khúc bất hủ, như: “Đôi dép Bác Hồ”, “Bài ca thanh niên”, “Cảm xúc tháng Mười”, “Nói với khơi xa”, “Đất nước”… Một kỷ lục về mối lương duyên thơ và nhạc gợi mở cho người đọc suy luận ra hai đặc điểm thơ của Tạ Hữu Yên, đó là: Ngôn từ trong sáng và giàu tính nhạc.

Đang xem: đất nước tôi đất nước tôi

Làm thơ về đất nước, nhà thơ Tạ Hữu Yên đã mở đầu bằng tình cảm gắn bó giữa người ở hậu phương hướng về tiền tuyến, những mất mát hy sinh của toàn dân để gìn giữ đất nước, để hòa bình về trên khắp nẻo đường Việt Nam: Đất nước tôi thon thả giọt đàn bầu/ Nghe dịu nỗi đau của mẹ/ Ba lần tiễn con đi, hai lần khóc thầm lặng lẽ/ Các anh không về, mình mẹ lặng im. Lựa chọn hình ảnh Bà mẹ Việt Nam anh hùng thật xác đáng vì trong suy nghĩ con người, đất nước là người Mẹ lớn nhất. Chỉ có Mẹ mới hy sinh thầm lặng, yêu thương chúng ta vô điều kiện! 

Đất nước trong tâm thức của nhà thơ không phải thuần túy là lãnh thổ hữu hình, những con số, sự kiện lịch sử. Điều làm nên bản sắc của đất nước còn là những điều vô hình gắn bó với số phận dân tộc suốt cả ngàn năm: Truyền thống văn hóa, lối suy nghĩ trọng tình cảm: “Yêu trọn tình đời, muối mặn gừng cay”… Chính bản sắc văn hóa ở chiều sâu tâm thức dân tộc có tính “di truyền” theo lý thuyết của nhà tâm lý học Thụy Sĩ G.Jung, khi đối diện với những biến thiên thời đại lập tức trở thành sức mạnh tinh thần vô địch, nhất là trong công cuộc chống ngoại xâm.

Từ góc nhìn trữ tình kể trên, nhà thơ đi tìm những điều làm nên đất nước chứa đựng trong những điều bình dị nhất: “Giọng ca dao”, “câu hò”, “tiếng mẹ ru con”, “tiếng sáo”, “lũy tre làng”, “bãi dâu”, “bến nước”… Chính những điều bình dị mới đáng quý và phải hết lòng gìn giữ. Vậy nên sẽ dễ hiểu vì sao những người mẹ sẵn sàng “gánh gạo nuôi con”, tiễn con lên đường ra trận và chấp nhận những người con mang nặng đẻ đau không trở về. Những hy sinh to lớn mà rất đỗi thầm lặng không tên đã giữ cho đất nước trường tồn, để đất nước còn có tên trên bản đồ, có hình dáng cong cong hình chữ S bên Biển Đông, cùng chung tiếng nói, tập quán.

Xem thêm: Con Gì Đầu Dê Mình Ốc Là Con Gì Đầu Dê Mình Ốc, Con Gì Đầu Dê Mình Ốc

Chiến tranh đã đi qua, tương lai đất nước ra sao? Nhà thơ không phải là nhà tiên tri nhưng ông nhìn lại hành trình vượt thoát quá khứ lam lũ, đau thương để có những câu thơ dự cảm về tương lai đất nước. Ba khổ thơ trữ tình đều được mở đầu bằng hai câu: Xin hát về Người, đất nước ơi!/ Xin hát về Mẹ, Tổ quốc ơi! Hiệu ứng nghệ thuật của việc lặp hai câu thơ làm cho (4) khổ thơ như là (4) đoạn điệp khúc trong một bài hát. Không chỉ biểu hiện tâm thế yêu mến Tổ quốc vô ngần, muốn ngợi ca đất nước, nhân dân vĩ đại mà còn thể hiện sự lạc quan của nhà thơ: Vẫn còn gian khổ/ Hạt thóc chia đều, dẫu no, dẫu đói/ Ta vẫn vẹn tình đắng ngọt cùng vui.

Bài thơ “Đất nước” ra đời năm 1984, hơn 30 năm sau, đời sống nhân dân ta đã khấm khá hơn nhưng thách thức vẫn còn phía trước. Nhưng nhà thơ Tạ Hữu Yên tin tưởng tương lai tươi sáng của dân tộc bằng những câu kết trong sáng tuyệt vời: Đất nước tôi/ Sáng ngời muôn thuở/ Khi trăng đã vào cửa sổ đòi thơ. Chỉ ba câu thơ đã khái quát, nối kết mạch tư tưởng nhất quán của bài thơ, đặc biệt là hình tượng “trăng vào cửa sổ đòi thơ”, qua đó nhấn mạnh thông điệp: Đất nước phát triển phải dựa vào truyền thống văn hóa, bản sắc ngàn đời và lịch sử đáng tự hào.

Xem thêm: Cách Cài Win 10 Uefi Là Gì ? Chuẩn Legacy Là Gì? Và Cách Kiểm Tra?

Trong bài thơ “Đất nước” không tả lại cảnh chiến trận mà chỉ là dư âm của chiến tranh. Nhưng với cái nhìn khác lạ của tác giả, bài thơ “Đất nước” của nhà thơ Tạ Hữu Yên vừa giàu chất thơ mà vẫn sâu sắc tình cảm, nhắc nhở chúng ta về đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, trân trọng những hy sinh to lớn của thế hệ đi trước; từ đó, mỗi người nguyện ra sức phấn đấu để chung tay xây dựng đất nước, gìn giữ Tổ quốc trường tồn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *