Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được xem là một trong những nội dung trọng tâm của phần Luyện từ và câu trong chương trình Tiếng Việt lớp 3. Mời quý độc giả tham khảo một số bài tập đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm lớp 3 dưới đây để hướng dẫn con em mình ôn tập phần kiến thức này nhé!

Trong chương trình tiếng Việt lớp 3, các em học sinh đã được học các kiến thức cơ bản về đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong câu. Để có thể ghi nhớ kiến thức này, các em cần nắm chắc kiến thức và luyện tập với các mẫu câu ngắn và đơn giản sao cho thuần thục, từ đó có thể dễ dàng vận dụng với nhiều mẫu câu khác nhau. 

Các bước làm bài tập đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm

Bước 1: Đọc kỹ cả câu.

Đang xem: đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm

Bước 2: Đọc kỹ bộ phận in đậm và xác định nội dung bộ phận in đậm nói về điều gì.

Bước 3: Tìm từ để hỏi (ai/cái gì/con gì), tương ứng với nội dung của bộ phận in đậm.

Bước 4: Hoàn thiện câu hỏi với đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ.

*

Trước khi làm các bài tập về đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm các bạn nhớ theo dõi các bước làm trên nhé

Bài tập đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm

1. Bé Xuân Mai là ca sĩ nhí mà em yêu thích.

=> Ca sĩ nhí mà em yêu thích là ai? / Ai là ca sĩ nhí mà em yêu thích?

2. Mấy bạn học trò bỡ ngỡ đứng nép bên người thân.

=> Ai bỡ ngỡ đứng nép bên người thân?

3. Trương Vĩnh Ký hiểu biết rất rộng.

=> Trương Vĩnh Ký hiểu biết như thế nào?

 4. Ê-đi-xơn làm việc miệt mài suốt ngày đêm.

=> Ê-đi-xơn làm việc như thế nào?

5. Ở nhà văn hóa thiếu nhi, chúng em chơi thể thao, học hát và múa.

=> Ở nhà văn hóa thiếu nhi, chúng em làm gì? 

6. Hằng năm cứ vào dịp Tết, người dân làm bánh chưng, bánh dày cúng tổ tiên.

=> Hằng năm cứ vào dịp Tết, người dân làm gì? / Người dân làm gì vào dịp Tết hằng năm?

7. Cô ấy là người thông minh nhất mà tôi từng gặp.

Xem thêm: Viết Đoạn Văn Suy Nghĩ Về Tinh Thần Lạc Quan Trong Cuộc Sống Khoẻ Mạnh

=> Cô ấy như thế nào? / Cô ấy là người như thế nào?

8. Bác nông dân đang cấy lúa trên đồng ruộng.

=> Bác nông dân đang cấy lúa ở đâu?

9. Bọn trẻ xóm em hay thả diều ở ngoài chân đê.

=> Bọn trẻ con xóm em hay thả diều ở đâu?

10. Ông ngoại dẫn em đi hiệu sách.

=> Ông ngoại dẫn em đi đâu?

11. Hôm nay Nam đi học.

=> Khi nào Nam đi học?

12. Trường em khai giảng vào ngày mùng 5 tháng 9.

=> Khi nào trường em khai giảng?

13. Cả lớp cười ồ lên vì câu thơ vô lý quá.

=> Vì sao cả lớp cười ồ lên?

14. Với tinh thần đoàn kết một lòng, nhân dân ta đã thắng giặc ngoại xâm.

=> Vì sao nhân dân ta thắng giặc ngoại xâm?

15. Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp.

=> Mẹ tôi làm gì?

*

Lưu ý khi làm bài tập đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm

Muốn đặt đúng câu hỏi cho bộ phận in đậm trong câu, các em học sinh phải lưu ý đọc kỹ cả câu chứ không chỉ đọc mỗi phần in đậm đã vội làm bài ngay. Đặc biệt, không nên quá máy móc dựa vào các dấu hiệu nhận biết, mà phải căn cứ vào nội dung phần in đậm cũng như nội dung cả câu để đặt câu hỏi. 

Ví dụ: Trong trường hợp bộ phận in đậm trong câu chỉ nguyên nhân, lý do, trước bộ phận in đậm thường có các từ nối “vì”, “do”, “tại”, “bởi”, “nhờ”… Tuy nhiên ở câu số 14, các từ nối này không xuất hiện. Dù vậy, nếu đọc kỹ cả câu, sẽ không khó để xác định bộ phận in đậm trong câu đề cập tới nguyên nhân của việc nhân dân ta chiến thắng giặc ngoại xâm, từ đó dễ dàng đặt câu hỏi “vì sao”.

Xem thêm: ” Viêm Dạ Dày Tiếng Anh Là Gì ? Phiên Âm Và Câu Hỏi English

Khi đã thuần thục cách đặt câu hỏi cơ bản và đúng ngữ pháp, các em học sinh có thể luyện tập cách đặt câu hỏi sao cho mềm mại và trôi chảy theo nhiều cách khác nhau.

Chúc các em học sinh lớp 3 ôn tập thật tốt và dễ dàng chinh phục dạng bài tập đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm môn Tiếng Việt! 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *