Nuôi cá nước ngọt muốn đạt hiệu quả kinh tế cao, trước hết bà con cần quan tâm đến khâu chọn giống sao cho phù hợp với điều kiện khí hậu, môi trường nuôi trồng. Vậy hiện nay nên nuôi cá gì hiệu quả cao nhất, dễ chăm sóc, thời gian thu hoạch ngắn? Các loại cá nước ngọt dễ nuôi sẽ được khomay3.com tổng hợp ở bài viết sau.
Đang xem: Danh sách các loài cá nước ngọt việt nam
Các loại cá nước ngọt dễ nuôi – Tổng hợp 15 loại cácloài cá nước ngọt Việt Nam cho hiệu quả kinh tế cao
1. Cá mè trắng
Cá mè trắng là một loại cá nước ngọt thuộc họ cá chép có thân dẹp, vảy nhỏ, thân hình thon dài, trong cơ thể có tuyến tiết mùi tanh. Cá mè trắng có thể sống ở môi trường nước ngọt, dòng nước chảy yếu, khu ao, hồ, đầm, lầy, sông nhánh, đặc biệt chúng rất thích hợp với vùng nước yên tĩnh.
Ở nước ta hiện nay có 2 giống cá: cá mè trắng Việt Nam và cá mè trắng Nam Hoa.
Giống cá này thường sống ở tầng nước trên và giữa, thích nghi tương đối tốt với môi trường xung quanh:
Nhiệt độ nước từ 20 – 30 độ C Độ pH = 7 – 7,5 Hàm lượng oxy trong nước trên 3mg/lít.
Ưu điểm vượt trội của giống cá này là tốc độ sinh trưởng nhanh, khi nuôi với mật độ dày trong ao, cá 1 năm tuổi có thể đạt từ 0,5 – 0,7kg, cá 2 năm tuổi đạt từ 1,5 – 1,9kg.
NHẬN THÔNG TIN TƯ VẤN MIỄN PHÍ TỪ CHUYÊN GIA NGAY!!!
2. Cá mè hoa
Cá mè hoa là giống cá có nguồn gốc từ Trung Quốc, tốc độ phát triển nhanh hơn mè trắng. Cá có đặc điểm: đầu không có vảy lớn, mắt nằm thấp trên đầu, miệng lớn, tập tính hiền lành, ít nhảy vượt như mè trắng, sống chủ yếu ở tầng nước giữa và trên.
Cá mè hoa dễ nuôi, lớn nhanh, 1 năm tuổi có thể nặng từ 1,5 – 3kg, 2 năm tuổi nặng trên 4kg. Nguồn thức ăn nuôi cá chủ yếu và động vật phù du, thực vật phù du có sẵn.
Cá mè hoa có thể nuôi thâm canh với mật độ cao, một năm có thể thả từ 3 – 4 đợt giống. Hoặc nuôi ghép với một số giống cá khác như mè trắng, cá trắm cỏ, chép, rô phi… với tỷ lệ cá chiếm 3 – 5% tổng số đàn. Bởi vì nuôi cá mè hoa còn có tác giúp làm sạch môi trường ao hồ, chống ô nhiễm.
Bài viết nên tham khảo:Tư vấn máy làm thức ăn cho cá theo chuỗi quy trình khép kín A-Z
3. Cá trắm cỏ
Cá trắm cỏ đang nuôi ở nước ra là giống cá được nhập từ Trung Quốc từ năm 1958. Thân cá thon dài, bụng tròn, ở phần đuôi thót lại, miệng rộng, hàm trên thường dài rộng hơn hàm dưới, vảy cá lớn, có dạng hình tròn.
Cá trắm cỏ nằm trong danh sách các loài cá nước ngọt Việt Nam dễ nuôi, cho hiệu quả kinh tế cao, đã và đang phát triển với mô hình nuôi thâm canh quy mô lớn tại nhiều địa phương. Giống cá này sống ở tầng giữa và tầng dưới, ưa nước sạch, phù hợp với:
Nhiệt độ nước từ 0 – 25 độ C Độ mặn trung bình từ 7 – 11‰.
Cỏ voi, cỏ tự nhiên, bèo dâu, rau, lá sắn, rau muống, các loại hạt ngũ cốc, tôm tép, ấu trùng… là nguồn thức ăn chính của cá trắm cỏ. Khẩu phần ăn chủ yếu của chúng sẽ bằng 8 – 10% khối lượng cá. Càng về sau, khẩu phần càng giảm.
Tuy nhiên cá trắm cỏ không có men tiêu hóa thức ăn tinh, do đó nếu muốn chăn nuôi bằng cám viên thì bà con nên phối trộn thêm với các loại rau xanh, cỏ, chất hỗ trợ tiêu hóa với bột ngũ cốc để ép thành viên cám chất lượng nhất.
Trắm cỏ nuôi trong ao có thể thả với mật độ 1 – 2,5 con/m2.Từ 1 năm tuổi có thể đạt 1kg/con và phát triển rất nhanh về sau, từ năm thứ 2 đạt từ 2 – 9kg, từ năm thứ 3 đạt từ 9 – 12kg. Tuy nhiên cá không thể sinh sản tự nhiên trong ao.
4. Cá chép
Cá chép là một trong những giống cá nước ngọt được nuôi sớm nhất trong nghề nuôi cá ở nước ta. Có nhiều loại cá chép, trong đó giống cá được nuôi phổ biến cho năng suất cao là cá chép vảy – chép trắng. Các nhà khoa học cũng tiến hành nhập thêm giống cá chép mới, lai tạo với chép trắng mang lại nguồn giống phong phú cho bà con nông dân. Ưu việt hơn cả là cá chép lai 3 máu: Việt – Hungary – Indonesia.
Cá chép sống cả ở tầng đáy, giữa và tầng mặt của ao, hồ, đầm, sông, nơi nguồn nước có nhiều mùn bã hữu cơ, cỏ nước, trong các điều kiện khó khăn khắc nghiệt. Bà con có thể thả 2 vụ trong năm để lấy thịt: vụ xuân (tháng 1 – 2) và vụ thu ( 8 – 9).
Chúng sinh trưởng được trong điều kiện:
Nhiệt độ từ 0 – 40 độ C, tốt nhất là từ 20 – 27 độ C Hàm lượng oxy từ 3 – 10mg/ lít Độ pH từ 6,5 – 8,5
Nuôi từ 1 năm tuổi đã thành súc, mùa sinh sản từ tháng 3 – 6 và 8 – 9, có thể đẻ trứng đạt khoảng 150.000 – 200.000 trứng/kg cá cái.
Cá chép có chất lượng thịt thơm ngon bổ dưỡng, giá trị kinh tế cao, nguồn thức ăn lại phong phú rất thích hợp để mở rộng nuôi thâm canh hoặc nuôi ghép cùng một số loại khác.
5. Cá trôi Ấn Độ
Cá trôi Ấn Độ (Rohu) gần giống với cá trôi ta, được nhập vào Việt Nam từ năm 1982. Đây là giống cá ăn tạp, thích sống ở tầng đáy, nơi có nước ấm, thân hình cân đối, đầu múp, đỉnh đầu nhẵn, mõm tù, hơi nhô ra, rạch miệng rộng, viền môi trên và môi dưới phủ lớp thịt, có hai đôi râu. Vảy cá tròn, xếp chặt chẽ, lưng có màu sẫm, môi và mõm đều trắng.
Điều kiện sinh trưởng thích hợp của cá:
Hàm lượng oxy trong nước cần duy trì 5mg/lít Độ mặn của nước sẽ tăng dần theo cỡ cá, với cá thịt thì duy trì độ mặn từ 15,4 – 17,1‰ Nhiệt độ trong nước cần duy trì từ 26 – 32 độ C. Cá chịu lạnh kém, nếu nhiệt độ nước dưới 6 – 7 độ C thì cá có thể chết hoặc bơi lội kém.
Nguồn thức ăn chính của cá trôi là mùn bã hữu cơ, mùn bã hữu cơ động vật, động vật phù du, các loại rau bèo, hạt ngũ cốc, cám viên…
Cá trôi Ấn Độ có tốc độ tăng trưởng nhanh, nếu được nuôi trong môi trường nước ao tốt thì khoảng 1 năm đạt từ 0,5 – 1kg/con, nuôi trên 2 năm đạt từ 1 – 2kg/con. Thịt cá trôi thơm ngon, giàu dinh dưỡng được thị trường ưa chuộng.
6. Cá rô phi
Cá rô phi ở nước ta có thể nuôi ở hầu khắp các địa phương trên cả nước. Chúng có thể sống được cả ở nước ngọt và nước lọn, khả năng chịu mặn tốt. Trong các loài cá nước ngọt thì đây là giống dễ nuôi hơn cả.
Điều kiện sinh trưởng:
Độ mặn của nước 32‰ Nhiệt độ nước từ 25 – 35 độ C, nếu dưới 20 độ C chúng sẽ nhịn ăn, dưới 12 độ C sẽ chết.
Rô phi là giống cá nước ngọt ăn tạp, nguồn thức ăn vô cùng phong phú, bao gồm giun đất, giun quế, động thực vật phù du, ấu trùng, côn trùng, bèo, rau, mùn bã hữu cơ, các loại bột ngũ cốc, cám viên…
Nếu môi trường thuận lợi thì chỉ cần sau 4 tháng, cá từ 2g/con có thể đạt trọng lượng trung bình 160 – 170g/con. Nuôi 1 năm đạt từ 600 – 800gr/con.
Hiện nay ở Việt Nam có các giống cá rô phi phổ biến như:
Rô phi đen: Nhập về từ năm 1951 tuy nhiên cá nuôi chậm lớn nên thường không thích hợp với mô hình nuôi thâm canh. Rô phi vằn:Được nhập năm 1973 từ Đài Loan. Đây là một trong những giống cá nước ngọt lớn nhanh, đẻ thưa, cho năng suất cao. Tuy nhiên hiện nay rô phi vằn đã bị lai tạo với nhiều loại khác nên tốc độ lớn chậm hơn. Rô phi vằn GIFT, rô phi vằn chủng Thái Lan và chủng Ai Cập:Được nhập về Việt Nam từ năm 1994, là giống cá nước ngọt lớn nhanh, cho sản lượng thịt thơm ngon, rất thích hợp để phát triển nuôi thâm canh, quy mô rộng lớn. Rô phi hồng: Là cá có màu sắc sặc sỡ như cá vàng có nguồn gốc từ Malaysia, được nhập về năm 1975. Cá rô phi hồng lớn nhanh, thịt ngon, là giống cá có giá trị kinh tế cao.
7. Cá mrigan
Cá mrigan là giống cá nước ngọt thuộc họ cá trôi có nguồn gốc từ Ấn Độ, được nhập về năm 1984. Giống cá có thân dài, mình dày , đầu dài hơn nhọn, mõm hơi nhô ra, đỉnh đầu nhẵn, có hai đôi râu nhỏ, toàn thân phủ vảy.
Cá mrigan thường sống ở tầng đáy giống như cá trôi ta. Tốc độ sinh trưởng của cá rất nhanh, có thể khai thác quanh năm. Cá nuôi khoảng 1 năm tuổi có thể đạt trọng lượng trung bình từ 0,5 – 1kg/con.
8. Cá lóc bông
Cá lóc bông là một giống cá nước ngọt có kích thước lớn nhất trong họ cá quả, sinh trưởng và phát triển chủ yếu ở các tỉnh phía Nam, đặc biệt là vùng sông nước ĐBSCL, rải rác ở Tây Nguyên.
Cá lóc bông có tốc độ tăng trưởng nhanh, thân hình lớn, có thể đạt chiều dài 25cm, con lớn nhất lên tới 75 – 100cm. Cá có miệng to và rộng, đầu rắn. Cá lóc bông là giống cá ăn thịt động vật tươi sống với bộ răng phát triển, răng nanh nhọn và sắc do đó nguồn thức ăn phong phú. Cá lóc bông thích hợp nuôi trong ao hoặc bè với trọng lượng đạt từ 1 – 1,5kg/con/năm.
Xem thêm: Tác Dụng Của Nhảy Dây Đối Với Nữ Giới, Nhảy Dây Có Tác Dụng Gì
Cá lóc bông được ở điều kiện:
Nhiệt từ 15 – 42 độ C, phù hợp nhất là từ 20 – 30 độ C. Khả năng chịu mặn của cá cao, 22‰, cá càng lớn thì khả năng chịu mặn càng tốt Độ pH từ 4 – 10. Do đó, nếu môi trường pH nước thấp dưới 4 khiến cá chép không sống được thì cá lóc bông vẫn sinh trưởng và phát triển tốt.
Giống cá này ít xương, nhiều thịt, chất lượng thịt thơm ngon được thị trường ưa chuộng.
9. Cá tai tượng
Cá tai tượng là một loài cá xương có kích thước lớn nhất khi so với cá sặc, cá rô phi. Trọng lượng có thể đạt đến 50kg/con. Không chỉ phù hợp để nuôi trong ao hồ, đầm, nước tù, nước lợ mà giống cá tai tượng còn được nuôi làm cảnh trong bể kính.
Cá tai tượng phù hợp sống ở môi trường:
Nước có hàm lượng oxy 3mg/ lít Độ mặn 6‰ Nhiệt độ nước từ 25 – 30 độ C Độ pH trong nước là 5.
Cá tai tượng ăn tạp, tốc độ phát triển rất nhanh, cá từ 3 năm có thể nặng 2,5kg/con. Thịt cá ngon, được dùng để chế biến nhiều món ăn hấp dẫn, đặc biệt là các món rán, chiên xù…
10. Cá bống tượng
Cá bống tượng được phân bố ở vùng ĐBSCL, Đồng Nai, sông Vàm Cỏ. Đay là giống cá có kích thước lớn, chất lượng thịt thơm ngon nên được khai thác nuôi thương phẩm để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của thị trường trong và ngoài nước.
Điều kiện sống lý tưởng của giống cá này:
Có thể sống ở nước có độ mặn không vượt quá 13‰ Hàm lượng oxy trong nước không thấp dưới 1mm/ lít Độ pH = 5,5 – 8,3 Nhiệt độ nước ao duy trì từ 26 – 32 độ. Tuy nhiên từ 15 độ C, cá vẫn phát triển bình thường.
Không chỉ nuôi được trong ao đất mà cá bống tượng còn có thể nuôi thương phẩm trong bể xi măng với năng suất cao hơn, đem lại hiệu quả kinh tế cho các hộ dân.
11. Cá trê lai
Cá trê lai đang được nhân rộng theo mô hình nuôi thâm canh hiện nay là giống cá lai giữa trê phí và cá trê đen hoặc trê Phi và trê vàng. Cá trê lai có tốc độ tăng trưởng rất nhanh, điều kiện nuôi tốt có thể tăng từ 100 – 150g/tháng.
Nuôi cá trê lai ít bệnh, ăn tạp, thịt cá được thị trường ưa chuộng nên trong danh sách các loài cá nước ngọt Việt Nam thì đây là giống cá cho hiệu quả kinh tế cao.
Điều kiện sinh trưởng của cá trê lai:
Nhiệt độ nước từ 7 – 39,5 độ C Độ mặn của nước 15‰ Độ pH = 3,4 – 10,5
Đặc biệt do có cơ quan hô hấp phụ nên cá trê lai có thể sống được ở môi trường có hàm lượng oxy thấp hơn, thậm chí sống ở trên cạn vài giờ mà không chết.
Do thích nghi tốt với nhiều điều kiện nuôi trồng nên mô hình nuôi cá trê lai trong bể xi măng đang được phát triển ở nhiều địa phương giúp cho công tác quản lý, phòng trừ dịch bệnh, thu hoạch trở nên đơn giản, hiệu quả cao.
12.Cá mè vinh
Cá mè Vinh là cá nước ngọt thuộc họ cá chép đang được nuôi rộng rãi ở các tỉnh phía Nam với chiều dài đạt từ 10 – 20cm. Cá ăn tạp, nguồn thức ăn chính là sinh vật phù du, mùn bã hữu cơ. Nuôi sau 6 tháng có thể đạt từ 150 – 240gr/con.
Điều kiện sống của giống cá mè vinh:
Nhiệt độ nước duy trì từ 13 – 33 độ C Độ mặn của nước là 7‰ Độ pH thích hợp là từ 7 – 8
Cá mè vinh có thể nuôi cùng với một số giống khác như cá chép, cá rô phi, cá trôi, cá tra.
13. Cá tra
Cá tra là giống cá nước ngọt có khả năng thích nghi tốt với môi trường, sống được ở mọi tầng nước, phù hợp với nhiệt độ ấm nóng của khu vực miền nam. Chúng sinh trưởng bình thường trong môi trường nước:
Có hàm lượng oxy thấp Độ pH = 4,5 Độ mặn từ 8 – 10‰, sống được cả trong ao nước tù bẩn.
Đặc điểm: cá có da trơn, đẹp ngang, thân dài, bụng hơi có màu bạc, lưng màu xám đen, đầu nhỏ vừa phải nhưng miệng rộng, mắt to. Phần vây ở bụng có 8 tia phân nhánh.
Cá tra phân bố tự nhiên ở trên sông Tiền, khu vực biên giới giáp với Campuchia. Hiện nay giống cá nước ngọt dễ nuôi này được nuôi thâm canh trong ao hoặc lồng bè với quy mô lớn ở vùng ĐBSCL cho năng suất cao.
Cá tra có tốc độ sinh trưởng tương đối nhanh. Cá ương trong ao nuôi chỉ sau khoảng 2 tháng đã đạt 14 – 15gr. Cá 1 năm tuổi có thể tăng trưởng 1 – 1,5kg/con, nuôi 2 năm đạt từ 3 – 3,5kg/con.
Phương pháp sinh sản nhân tạo được áp dụng để sản xuất giống cá tra phục vụ nhu cầu nuôi trồng của các hộ dân trên cả nước. Do đó vãn đề giống luôn chủ động.
14. Cá ba sa
Cá ba sa là cá nước ngọt có đầu bằng, mắt to, trán rộng, râu mép kéo dài tới gốc vây ngực hoặc quá một chút. Phần vây ở lưng và vây ở ngực có màu xanh xám. Vây bụng kéo dài tới hậu môn, vây hậu môn thì có máu trắng và trong.
Cá ba sa được phân bố ở nhiều nước như Thái Lan, Campuchia, Myanmar, Ấn Độ. Còn ở Việt Nam, giống cá nước ngọt này chủ yếu được nuôi ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Nuôi trong ao, cá sống được ở mọi tầng nước, điều kiện:
Hàm lượng oxy trong nước thấp Độ pH = 4,5 Độ mặn của nước khoảng từ 0.8 – 1%.
Thịt cá béo ngậy, thịt ngọt nên có thị trường tiêu thụ rộng lớn, có giá trị xuất khẩu cao. Chính vì vậy đây là một giống cá dễ nuôi, dễ chăm sóc cho hiệu quả kinh tế cao.
Nguồn thức ăn của giống cá này là cá tạp, cá con, giun quế, giun đất, cua ốc, côn trùng, cám viên, rau củ, phân động vật…
15. Cá chim trắng nước ngọt
Cá chim trắng nước ngọt là cá có nguồn gốc từ vùng sông suốt Amazon, được nhập về Việt Nam vào năm 1998. Cá chim nước ngọt có hình dáng gần giống với cá chim ngoài biển.
Cá chim trắng nuôi trong ao nước ngọt thường sống ở tầng giữa và tầng đáy, có tập tính kiếm ăn theo đàn. Ngoài ra, bà con cũng có thể nuôi trong ruộng, lồng bè.
Nguồn thức ăn chính của cá là động vật phù du, cá tạp, cỏ, rau, mùn bã, các loại động vật thủy sinh, bột ngũ cốc, cám viên ép từ bột ngũ cốc, các loại giun, thịt động vật… Đây cũng là nguồn thức ăn phong phú, dễ kiếm ngay tại địa phương.
Xem thêm: Định Lượng Triglycerid Là Gì ? Tìm Hiểu Ngay Trong Bài Viết Sau!
Chim trắng nước ngọt có tốc độ sinh trưởng và phát triển nhanh, nuôi cỡ 1 năm tuổi là cá có thể đạt từ 1 – 2kg. Tuy nhiên giống cá này có khả năng chịu lạnh kém, thường không phù hợp với khí hậu mùa đông lạnh buốt ở miền Bắc. Nếu muốn nuôi qua mùa đông, bà con phải có biện pháp chống rét cho cá.
Trên đây là danh sách các loại cá nước ngọt dễ nuôi, cho hiệu quả kinh tế cao ở Việt Nam để bà con tham khảo chọn giống trước khi bắt đầu với mô hình nuôi trồng của mình. Chúc bà con thành công!