Bà tên thật là Nguyễn Thị Út, sinh ngày 19 tháng 4 năm 1931,nguyên quán tại làng Tích Thiện, tổng Thạnh Trị, quận Cầu Kè, tỉnh Cần Thơ (nay thuộc xã Tam ngãi, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh.
Đang xem: Còn cái lai quần cũng đánh là câu nói nổi tiếng của ai
Bà nổi tiếng với câu nói:
– Còn cái lai quần cũng đánh.
– Nó đánh mình, mình đánh nó!
thể hiện quyết tâm đấu tranh của mình.
Như một nguồn mạch dạt dào bất tận, như một dòng chảy mạnh mẽ không ngừng. Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam đã đi vào văn học một cách hết sức tự nhiên và rồi cứ thế nó xuất hiện xuyên suốt trên hầu khắp các trang viết từ xưa cho đến nay. Đáng quý biết bao người phụ nữ trong truyện cổ tích, ca dao với những phẩm chất cao quý. Đáng trân trọng biết bao người phụ nữ trong văn học trung đại dù trải qua nhiều bất hạnh nhưng vẫn giữ tấm lòng son sắt, để rồi qua bao thăng trầm của lịch sử cùng những thay đổi của thời gian.
“Yêu biết mấy những con người đi tới
Hai cánh tay như hai cánh bay lên
Ngực dám đón những phong ba dữ dội
Chân đạp bùn không sợ các loài sên.”
(Trích: Mùa Thu Mới của Tố Hữu)
Trong kháng chiến chống Mỹ người phụ nữ được miêu tả bằng những nét khỏe khoắn, trẻ trung dũng cảm một cách lạ thường. Hình ảnh chi Út Tịch trong Người mẹ cầm súng của Nguyễn Thi đã để lại đấu ấn sâu đậm trong lòng người đọc với tinh thần chiến đấu mãnh liệt “ còn cái lai quần cũng đánh”. Mang bầu bảy tháng nhưng chị vẫn xông pha giết giặc. Chị đã đại diện cho người phụ nữ Miền Nam anh hùng bất khuất. Bên trong chị hơn cả người mẹ, người vợ mà còn là người chiến sĩ cách mạng hi sinh tất cả vì sự nghiệp giải phóng đất nước. Tác giả xây dựng hình tượng chị Út Tịch mang đầy đủ các đặc điểm của người phụ nữ Nam Bộ hết lòng vì chồng, vì con, vì đất nước mà hy sinh. Chính những lí do trên đã thôi thúc người viết chọn đề tài hình tượng người phụ nữ Nam Bộ trong tác phẩm Người mẹ cầm súng của Nguyễn Thi.
Chị Nguyễn Thị Út – người mẹ 5 con, sinh ra trong một gia đình nghèo khổ, cả gia đình đều phải đi ở đợ. Chính vì vậy ngay từ khi còn nhỏ chị út đã phải đi ở đợ và bị chủ đối xử tàn bạo, bị bóc lột…và lần nào chị cũng vùng lên đánh trả lại.
Xem thêm: Sim Đầu Số 08 Là Mạng Gì ? Tìm Hiểu Đầu Số 08 Là Mạng Gì
Năm 13 tuổi được sự ủng hộ của các cán bộ Việt Minh, chị được chuộc ra khỏi nhà địa chủ, thoát khỏi cảnh nô lệ, là người có tính khí mạnh mẽ, chị sớm chịu ảnh hưởng từ sự tuyên truyền về cuộc cách mạng của các cán bộ việt minh, từ đó tích cực ủng hộ những người cộng sản cho đến sau này…
Khi người Pháp tái chiến Nam bộ, chị xung phong tham gia chiến đấu và lập nhiều chiến công vẻ vang. Chị trở thành người giao liên, liên lạc cho các cán bộ quân sự.
Sau khi lập gia đình với anh Lâm Văn Tịch, chiến sĩ Việt Minh tại địa phương, 2 vợ chồng vẫn tiếp tục tham gia kháng chiến, vừa tham gia chiến đấu vừa chăm lo việc nhà.
Mãi đến cuối năm 1959, gia đình bà trở về Tam Ngãi. Sau Phong trào Đồng khởi, ông bà tham gia hoạt động quân sự của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Dù phải chăm lo chuyện gia đình và con cái, ngay cả khi mang thai bà vẫn tích cực tham gia hoạt động binh vận, du kích, tham gia đánh nhiều trận, tuyên truyền vận động nhiều binh lính bỏ ngũ.
Chị Út Tịch năm 1965 khi ra Bắc dự Đại hội anh hùng chiến sĩ thi đua lực lượng vũ trang toàn miền Nam
Năm 1965, bà được cử đi dự Đại hội anh hùng chiến sĩ thi đua lực lượng vũ trang toàn miền Nam và được bầu là nữ anh hùng lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam, được Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tặng thưởng Huân chương giải phóng hạng nhì với thành tích:
“Đã tham gia 23 trận lớn nhỏ (có 8 trận thời kháng chiến lần I)” góp phần quan trọng cùng đơn vị diệt và làm tan rã trên 200 giặc, thu 70 súng. Đồng chí là một chiến sĩ trinh sát dũng cảm và mưu trí, một chiến đấu viên ngoan cường, một chiến sĩ binh vận tài tình đã vận động phá vỡ nhiều binh sĩ địch, nhiều lần đưa bộ đội vào diệt bót lấy súng không tốn một viên đạn”.
Xem thêm: AG Bong88 Login – Trải nghiệm những tính năng hấp dẫn tại AG Bong88
Chị Út Tịch – một người phụ nữ Việt Nam giỏi việc nước, đảm việc nhà thật xứng đáng với tám chữ vàng: “Anh hùng – Bất khuất – Trung hậu – Đảm đang”.