Câu 21: Phơi nhiễm chất da cam/dioxin là gì?
Phơi nhiễm chất da cam/dioxin là sự tiếp xúc và xâm nhập của chất độc này vào trong cơ thể. Sự phơi nhiễm có thể là trực tiếp do bị phun rải trong thời kỳ chiến tranh hoặc ở vùng có tồn lưu dioxin cao trong môi trường, thông qua con đường ăn uống là chủ yếu.
Đang xem: Chất độc màu da cam di truyền như thế nào
Câu 22: Có triệu chứng đặc hiệu khi bị phơi nhiễm với dioxin không?
Chưa tìm thấy có triệu chứng đặc hiệu khi bị phơi nhiễm dioxin. Ảnh hưởng của dioxin lên sức khỏe là hậu quả của quá trình tích tụ dioxin lâu dài trong cơ thể gây rối loạn nhiều chức năng sống dẫn đến làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tật.
Câu 23: Liều an toàn dioxin đối với người là bao nhiêu?
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa ra mức từ 1-4pg TCDD/kg thể trọng/ngày và khuyến cáo nên áp dụng 1 pg TCDD/kg thể trọng/ngày để đảm bảo thực sự an toàn.
pg là đơn vị đo khối lượng, 1 pg = 10-12 g = 0,000000000001 g.
Câu 24: Dioxin có phải là chất gây ung thư ở người không?
Tổ chức Nghiên cứu Ung thư quốc tế (IARC) thuộc WHO đã công bố 2,3,7,8 TCDD (dioxin) là tác nhân gây ung thư đối với người. Các nhà khoa học cũng khẳng định không có liều lượng nào an toàn hoặc ngưỡng dioxin mà dưới ngưỡng đó thì không gây ung thư. Điều này có nghĩa là nếu một người bị phơi nhiễm dioxin dù lượng nhỏ nhất thì đã mang trong mình hiểm họa ung thư.
Xem thêm: Đo Hoạt Độ Ggt Là Gì – Chỉ Số Xét Nghiệm Ggt Khi Nào Đáng Lo Ngại
Câu 25: Ngoài tác động gây ung thư, dioxin còn gây ra những tác hại nào khác?
Không chỉ là tác nhân gây ung thư, dioxin còn gây suy giảm miễn dịch, rối loạn nội tiết, tai biến sinh sản, dị tật bẩm sinh và nhiều tác hại khác đối với con người.
Câu 26: Những bệnh tật nào có liên quan đến phơi nhiễm dioxin?
Ung thư phần mềm (Soft tissue sarcoma)U lympho không Hodgkin (Non-Hodgkin’s lymphoma)U lympho Hodgkin (Hodgkin’s disease)Ung thư phế quản – phổi (Lung and Bronchus cancer)Ung thư khí quản (Trachea cancer)Ung thư thanh quản (Larynx cancer)Ung thư tuyến tiền liệt (Prostate cancer)Ung thư gan nguyên phát (Primary liver cancer)
Bệnh đa u tuỷ xương ác tính (Kahler’s disease)Bệnh thần kinh ngoại biên cấp tính và bán cấp tính (Acute and sub-acute peripheral neuropathy)Tật gai đốt sống chẻ đôi (Spina Bifida)Bệnh trứng cá do clo (Chloracne)Bệnh đái tháo đường type 2 (Type 2 Diabetes)Bệnh Porphyrin xuất hiện chậm (Porphyria cutanea tarda)Các bất thường sinh sản (Unusual births)Các dị dạng, dị tật bẩm sinh (đối với con của người bị nhiễm độc hoá học/dioxin)Rối loạn tâm thần (Mental disorders)Câu 27: Mẹ bị nhiễm dioxin sẽ truyền sang con như thế nào?
Khi mẹ bị nhiễm dioxin, đứa con có thể nhiễm qua 2 con đường: qua nhau thai và qua sữa mẹ.
Câu 28: Bố bị nhiễm dioxin có truyền sang con không?
Bản thân dioxin trong cơ thể bố không truyền sang con. Tuy nhiên, những tác động của dioxin lên cơ thể của bố được di truyền và ảnh hưởng lên thế hệ con cái của họ.
Câu 29: Dioxin có tác động di truyền như thế nào?
Một số nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới và Việt Nam cho thấy dioxin có tác động đến bộ máy di truyền, gây nên những đột biến nhiễm sắc thể và đột biến gen.
Xem thêm: Điểm Chuẩn Đại Học Giao Thông Vận Tải Tp Hcm Điểm Chuẩn 2015
Câu 30: Làm thế nào để biết tôi có nhiễm dioxin hay không?
Để biết mình có bị nhiễm dioxin hay không và nhiễm ở mức nào thì bạn cần phải xét nghiệm đo nồng độ dioxin trong máu hoặc mỡ. Nếu bạn là phụ nữ đang cho con bú thì có thể làm xét nghiệm dioxin trong sữa. Tuy nhiên, việc xét nghiệm nồng độ dioxin đòi hỏi thực hiện ở phòng xét nghiệm với kỹ thuật rất hiện đại và rất tốn kém. Kinh phí cho việc phân tích nồng độ dioxin trong mẫu máu, mẫu mỡ, hay mẫu sữa là khoảng 20 đến 30 triệu đồng. Như vậy, việc xét nghiệm nồng độ dioxin không dễ thực hiện.