Để có thêm những gợi ý hay cho bài Cảm nhận về đoạn Trao duyên, đặc biệt là cảm nhận 8 câu thơ cuối bài Trao duyên, các em có thể tham khảo dàn ý và bài văn mẫu chúng tôi giới thiệu dưới đây.

Đang xem: Cảm nhận của em về 8 câu cuối trao duyên

*

Cảm nhận về 8 câu thơ cuối bài Trao duyên 

I. Dàn ý Cảm nhận về 8 câu thơ cuối bài Trao duyên (Chuẩn)

1. Mở bài

– Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Du và kiệt tác “Truyện Kiều”.- Giới thiệu về trích đoạn “Trao duyên” và khái quát nội dung tám câu thơ cuối.

2. Thân bài

a. Sự ý thức về quá khứ, hiện tại và tương lai của Thúy Kiều

– Từ ngữ “Bây giờ”: Nàng luôn ý thức về thực tại.- Thành ngữ: “trâm gãy gương tan”, “phận bạc như vôi”, “nước chảy hoa trôi”: thể hiện sự dang dở, tan vỡ, bạc bẽo, trôi nổi của tình duyên và số phận.

– Nghệ thuật tương phản:+ Quá khứ: “muôn vàn ái ân”+ Hiện tại: “bây giờ”, “gãy”, “tan”, “bạc”, “chảy”, “trôi”

– Số từ “trăm nghìn” ước lệ thể hiện sự lớn lao vô hạn và “ngần ấy thôi” nhấn mạnh sự nhỏ bé, khiêm nhường và bất lực…(Còn tiếp)

II. Bài văn mẫu Cảm nhận về 8 câu thơ cuối bài Trao duyên

1. Cảm nhận về 8 câu thơ cuối bài Trao duyên, mẫu số 1 (Chuẩn)

“Truyện Kiều” – kiệt tác nổi tiếng của đại thi hào Nguyễn Du đã tái hiện thành công cuộc đời nhân vật Thúy Kiều – người con gái tài sắc vẹn toàn nhưng cuộc đời gặp nhiều trái ngang, sóng gió. Trích đoạn “Trao duyên” là một trong những minh chứng tiêu biểu thể hiện bi kịch tình yêu tan vỡ, số phận bất hạnh của Thúy Kiều cùng tài năng của Nguyễn Du khi xây dựng, khắc họa tâm lí nhân vật. Sau khi “trao duyên”, nàng Kiều chìm sâu trong thế giới khổ đau của chính mình, nàng nhớ đến Kim Trọng và mối tình còn dang dở. Thông qua tám câu thơ cuối, chúng ta có thể thấy được sự ý thức của Thúy Kiều về thực tại cùng tiếng lòng khắc khoải, thống thiết của nàng dành cho Kim Trọng:

“Bây giờ trâm gãy gương tan,Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân!Trăm nghìn gửi lạy tình quân,Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi!Phận sao phận bạc như vôi!Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng.Ôi Kim lang! Hỡi Kim lang!Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!”

Sau khi trao kỉ vật tình yêu, dặn dò Thúy Vân và chìm sâu vào dòng độc thoại nội tâm, Kiều nhận ra bi kịch phũ phàng của thực tại và tâm sự với Kim Trọng trong nỗi tuyệt vọng. Nàng ý thức rất rõ về quá khứ, hiện tại và tương lai. Những thành ngữ “trâm gãy gương tan”, “phận bạc như vôi”, “nước chảy hoa trôi” đã diễn tả sự tan vỡ, dở dang, bạc bẽo, trôi nổi của tình duyên và số phận con người:

“Bây giờ trâm gãy gương tanKể làm sao xiết muôn vàn ái ân”

“Trâm gãy gương tan” – hai vật hoán dụ cho số phận của nàng Kiều, hoán dụ cho tình duyên lỡ dở, hoán dụ cho số phận bất hạnh, khổ đau. “Phận bạc như vôi” để thể hiện số phận mong manh, bạc bẽo. Bên cạnh đó, “nước chảy hoa trôi” đã nhấn mạnh vào sự lênh đênh, chìm nổi giữa sóng gió cuộc đời. Những câu thơ đã gợi lên số phận chung của những kiếp “hồng nhan bạc mệnh” về người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Danh từ chỉ thời gian “Bây giờ” vang lên đầy xót xa, nhấn mạnh sự đối lập giữa quá khứ – những năm tháng “Êm đềm trướng rủ màn che” cùng tình yêu đầu đời đẹp như hoa như mộng và hiện tại chia lìa, tan vỡ. Miền kí ức “muôn vàn ái ân” không thể đong đếm đã lùi xa vào tiềm thức, chỉ còn lại nỗi đau đớn, xót xa. Tác giả đã sử dụng biện pháp đối lập để nhấn mạnh sự tương phản giữa quá khứ ngọt ngào, ân ái mặn nồng và hiện tại dở dang cùng tương lai vô cùng mịt mờ, đẩy nàng vào bi kịch không có điểm tựa. Vì thế, nàng thổn thức trong nghẹn ngào:

“Trăm nghìn gửi lạy tình quânTơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi”

Tác giả đã sử dụng số từ “trăm nghìn” để ước lệ về sự lớn lao, vô hạn trong sự đối lập với “ngần ấy thôi” thể hiện sự nhỏ bé, khiêm nhường, bất lực. Tác giả đã lấy cái hữu hạn “ngần ấy thôi” để đối lại với cái vô hạn “trăm nghìn” để nói lên tiếng lòng của Thúy Kiều đối với Kim Trọng. Đó là sự day dứt, trăn trở, đau đáu đến khôn nguôi của nàng Kiều. Đặc biệt, hành động “lạy” một lần nữa xuất hiện trong trích đoạn “Trao duyên” đã thể hiện nhiều ý nghĩa sâu sắc. Nếu ở lần lạy thứ nhất với Thúy Vân, Thúy Kiều hiện lên với vị thế của người chịu ơn đối với ân nhân thì trong lần lạy với Kim Trọng, chúng ta thấy được nỗi đau của nàng. “Trăm nghìn gửi lạy tình quân” chính là cái lạy tạ lỗi, thể hiện niềm day dứt mặc cảm, mong nhận được sự cảm thông của Kim Trọng; đó còn là lời tạm biệt đầy tức tưởi của nàng Kiều. 

“Ôi Kim lang! Hỡi Kim lang!Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!”

Trong dòng độc thoại nội tâm, nàng Kiều thu mình vào thế giới đầy khổ đau của chính mình, Kiều thốt lên tiếng kêu thương bi phẫn, oán hờn hiện thực bất công, phi lí, nhưng đó cũng là tiếng kêu xé lòng. Với nhịp thơ 3/3, câu thơ như bẻ gãy làm đôi trong sự nghẹn ngào, nức nở. Các thán từ “ôi”, “hỡi” kết hợp với việc nhắc lại tên gọi của Kim Trọng hai lần đã thể hiện tiếng lòng dồn dập, thống thiết. Điệp từ “Thôi thôi” nhấn mạnh nỗi đau tuyệt vọng, kết hợp từ “phụ” như một lời sám hối đau đớn, thể hiện nhân cách cao đẹp của Thúy Kiều. Trong khoảnh khắc, “Trao duyên” đã thể hiện lời trăng trối của người con gái chung tình mà hóa ra phụ tình ấy. Bằng trái tim nhân đạo, tác giả Nguyễn Du đã dùng nỗi đau để bi thiết nỗi đau, dùng nỗi đau để chạm tới trái tim của người đọc.

Như vậy, thông qua tám câu thơ cuối của trích đoạn “Trao duyên”, chúng ta có thể thấy được bi kịch về tình yêu tan vỡ, thân phận bất hạnh và nhân cách cao đẹp của Thúy Kiều. Đồng thời, những câu thơ trên còn là minh chứng tiêu biểu cho những đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm “Truyện Kiều” qua nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, sắc sảo cùng từ ngữ trau chuốt, đặc sắc. 

2. Cảm nhận về 8 câu thơ cuối trong bài Trao duyên, mẫu số 2 (Chuẩn)

Mối tình Kim – Kiều buổi ban đầu ngỡ sẽ nên duyên đẹp, nhưng số phận đưa đẩy, để cứu cha và em mình, Kiều buộc phải bán thân. Lời hẹn thề cùng vật đính ước, Kiều đánh ngậm ngùi gửi trao cho em gái Thúy Vân. Tình cảm và lý trí mâu thuẫn, Kiểu vừa đau, vừa xót, vừa thương. Đoạn trích Trao duyên đã thể hiện rất rõ tâm trạng ấy của nàng Kiều, đặc biệt, đọc 8 câu cuối đoạn trích ta khóc khỏi xót xa trước những lời thấu tâm can của Kiều:

“Bây giờ trâm gãy gương tanKế làm sao xiết muôn vàn ái ân….Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây.”

Lời thề nguyền đêm xưa con đó, vậy mà bây giờ đây tình đôi ta vụn vỡ, chia lìa “trâm gãy, gương tan”. Tình yêu đẹp biết bao vậy mà phải chia đôi ai khiến lòng người đau đớn, xót xa. Hơn thế nữa, Kiều là phận gái, lại là người nặng tình nghĩa, thủy chung, nàng càng đau gấp bội. Buộc phải trao duyên cho em là lựa chọn cuối cùng của Kiều dù lòng chẳng đặng, thực tại phũ phàng quá, trái tim nàng, cõi lòng nàng tan nát. Mỗi lời thốt ra như một lời ai oán khóc thương cho phận mình, cho cuộc tình mình:

“Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôiPhận sao phận bạc như vôiĐã đành nước chảy, hoa trôi lỡ làng”

Những thành ngữ “phận bạc như vôi” “nước chảy hoa trôi” được tác giả vận dụng vào thơ để đặc tả thân phận bạc bẽo, chìm nổi, lênh đênh của nàng Kiều. Xã hội bất công, lòng người gian dối đã đọa đày nàng vào chỗ tối tăm, đây tình yêu nàng vào cuộc tơ duyên “ngắn ngủi”. Trước sự phũ phàng của số phận, nàng dù rất muốn nhưng chẳng thể nào đấu tranh, đành ngậm ngùi chấp nhận “Đã đánh nước chảy hoa trôi lỡ làng”.

Xem thêm: Rồi Mùa Thu Đi Qua Khi Mùa Đông Đã Về Đây Bên Anh, Hãy Về Đây Bên Anh

Thương biết bao số phận lênh đênh của người phụ nữ phong kiến, cuộc đời may rủi không do mình chọn lựa:

“Thân em như trái bần trôiGió dập, sóng dồi biết tấp vào đâu”.

Thúy Kiều ví mình như hoa giữa dòng, vô định, nhỏ bé, mong lung giữa mênh mông sóng nước. Hoa “lỡ làng” mối duyên đẹp rồi sẽ đi về đâu, có đến được bến bờ hay mãi lênh đênh giữa dòng nước lớn.

Càng nghĩ càng đau đớn, tâm can nàng Kiều nặng trĩu, nàng thương mình một mà thương Kim Trong mười. Nàng thấy bản thân đã phụ lòng kẻ tri âm, Kiều thốt lên lời xin lỗi đẫm nước mắt:

“Ơi !Kim Lang! Hỡi Kim LangThôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây”

Các thán từ ơi, hỡi, kết hợp với hai tiếng Kim Lang nặng lòng tha thiết, dường như bao nhiêu tình cảm dành cho Kim, Kiều đã dồn hết vào trong hai tiếng gọi ấy. Kiều tự nhận lỗi về mình, tự nhận mình là kẻ phụ bạc tấm lòng chàng Kim để rồi đau đớn, cay đắng trào dâng, cồn cào trong trái tim nàng:

“Thôi thôi thiệp đã phủ chàng từ đây”

Lời xin lỗi cuối cùng đau xót đến nghẹn ngào của Kiều khiến ai cũng phải xót thương. Trước chàng Kim, Kiều không đổ lỗi cho số phận hay hoàn cảnh mà nàng tự nhận lỗi về mình. Điều đó cho thấy được tâm tư và tấm lòng của nàng. Nàng không còn nghĩ đến nỗi đau của mình nữa mà mọi lắng lo đều hướng đến chàng Kim – người nàng vốn vẫn hết mực thương yêu.

8 câu thơ cuối bài là một nốt nhạc trầm sâu lắng của đoạn trích. Kiều thương Kim Trọng bao nhiêu thì người đọc càng thương Kiều bấy nhiêu. Và trên hết, con là sự cảm phục một người con gái có cốt cách cao cả, trọng nghĩa, trọng tình.

Xem thêm: Gỡ Cài Đặt / Xóa Windows Media Center Là Gì, Cách Sửa Lỗi Windows Media Center Windows 7

————–HẾT—————

https://lltb3d.com/cam-nhan-ve-8-cau-tho-cuoi-bai-trao-duyen-58342n.aspx Các em vừa tham khảo bài văn mẫu Cảm nhận về 8 câu thơ cuối bài Trao duyên. Ngoài ra, để đi sâu vào khám phá toàn bộ tác phẩm, các em có thể tham khảo thêm các bài văn mẫu lớp 10 cùng chủ đề như: Phân tích đoạn trích Trao duyên, Cảm nhận về đoạn Trao duyên, Vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách của Thúy Kiều qua đoạn trích Trao duyên, Phân tích tâm trạng của Thúy Kiều trong đoạn thơ Trao duyên. Chúc các em học tốt.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *