Người tiêu dùng hàng Nhật rất hoang mang khi không biết kiểm tra hạn sử dụng mỹ phẩm Nhật, thực phẩm sức khỏe hay thực phẩm xách tay ở đâu khi các hàng Nhật đều không để hạn sử dụng hay ngày sản xuất theo ngày/tháng/năm.
Đang xem: Cách kiểm tra hạn sử dụng mỹ phẩm nhật
Vậy để lltb3d.com Việt Nam mách cho bạn các cách kiểm tra date sản phẩm nội địa Nhật nhé.
Kiểm tra date thông qua mã vạch – barcode của sản phẩm
Mã vạch hàng hóa lưu thông trên toàn cầu được quy định theo 2 chuẩn:
Chuẩn UPC-A bao gồm 12 số, chỉ dành riêng cho thị trường Mỹ, CanadaChuẩn EAN bao gồm 13 số, dành cho tất cả thị trường còn lại, được quy ước cấu tạo từ trái sang phải như hình:
+ Mã quốc gia: 2 hoặc 3 số đầu – Mã quốc gia của Nhật là 450 – 459 và 490 – 499
+ Mã doanh nghiệp: Từ 4 đến 6 số tiếp theo
+ Mã sản phẩm: Từ 3 đến 5 số tiếp theo
+ Số kiểm tra: Chữ số cuối cùng của mã vạch
Website này sẽ cho bạn được các thông tin:
+ Description: Mô tả – Thường là tên của sản phẩm
+ Size/Weight: Kích cỡ, cân nặng, dung tích của sản phẩm
+ Issuing Country: Nước sản xuất của sản phẩm
+ Last Modified: Ngày barcode của sản phẩm được chỉnh sửa/thay đổi mẫu mã lần cuối (Lưu ý: ngày này khác với Manufacture – Ngày sản xuất)
Hiểu các thông số/ biểu tượng trên bao bì sản phẩm
Hầu hết các mặt hàng thực phẩm dinh dưỡng, thực phẩm tiêu dùng nội địa Nhật luôn được ghi rõ ràng hạn sử dụng theo công thức năm/tháng/ngày để bạn dễ dàng nhận biết, tuy nhiên các loại hóa mỹ phẩm thì phức tạp hơn, họ thể hiện hạn sử dụng thông qua các mã code hay các cụm từ, vậy cùng lltb3d.com tìm hiểu thêm cách đọc hiểu date của mỹ phẩm Nhật nhé.
Expiration date: Những sản phẩm có hạn sử dụng dưới 30 tháng bắt buột phải ghi rõ hạn sử dụng trên bao bì. Các bạn sẽ thấy cụm từ “Use by” – “Best by” – “EXP” trên bao bì, bạn cứ sử dụng theo hạn sử dụng nhé.Manufacture date – MFG Date: Ngày sản xuất của sản phẩm. Thông thường các loại hóa mỹ phẩm đều có hạn sử dụng là từ 3 năm kể từ ngày sản xuất.Period after opening (PAO): Hạn sử dụng tính từ sau khi mở nắp, được ghi chú bằng M = Month – Tháng.
Date mỹ phẩm – Kiểm tra qua bao bì sản phẩm
Hàng Nhật có một ưu điểm rất khó làm giả đó là họ rất hay thay đổi bao bì sản phẩm, có khi là 6 tháng, một năm một lần hoặc có thể là 2 năm…
Bởi một phần họ thay đổi để cải thiện chất lượng, thay đổi thẩm mỹ và mặt khác là tránh bị làm giả và khách hàng mua phải hàng tồn kho,…
Để tránh mua phải mẫu cũ, cận date,… bạn có thể truy cập vào website chợ nội địa lớn nhất Nhật Bản: https://www.rakuten.co.jp/ để tham khảo, tuy nhiên nếu một số sản phẩm nhà sản xuất không đăng bán lên rakuten thì bạn cũng sẽ không tìm thấy chúng trên webiste này.
Xem thêm: Thuật Ngữ Về Nội Thất: Tủ Giày Tiếng Anh Là Gì ? Furniture Là Gì
Hoặc không cần đi đâu xa, lltb3d.com Việt Nam là siêu thị hàng Nhật nội địa được tin dùng nhiều năm nay, luôn giao đến tay khách hàng sản phẩm chất lượng, date xa và mẫu mã mới nhất từ nhà sản xuất.
Kiểm tra date thông qua cách đọc batch code Nhật
Batch code là một dãy các chữ và số, quy định về số lô, ngày xản xuất, hạn sử dụng của sản phẩm tùy theo quy định của từng công ty.
Các công ty mỹ phẩm chỉ thường sử dụng 3 quy chuẩn đặt batch code sau. Hiểu rõ cách đọc batch code nhật thì việc kiểm tra hạn sử dụng mỹ phẩm là dễ như ăn bánh nhé.
Quy tắc 1: Chuỗi ký tự có số đứng trước sau đó đến chữ cái
Thường quy tắc này sẽ có từ 3 đến 5 ký tự trong đó số đầu tiên là năm sản xuất, chữ cái phía sau là tháng (tính theo thứ tự bảng chữ cái như A là tháng 1, B là tháng 2,…)
Ví dụ: Sữa rửa mặt Shirochasou Green Tea Foam Nhật Bản có batch code là “9L1T” trong đó 9 là năm sản xuất 2019, L nằm ở vị trí số 12 trong bảng chữ cái, các số còn lại là lô sản phẩm.
Xem thêm: Xe Ôm Grab Là Gì ? Các Dịch Vụ Được Cung Cấp Trên Ứng Dụng Grab
Vậy ta có thể thấy được sản phẩm này được sản xuất vào tháng 12/2019 và date của nó sẽ là vào tháng 12/2022
Quy tắc 2: Chuỗi ký tự có 4 số đứng rồi mới đến chữ cái
Số đầu tiên là số cuối của năm sản xuất, 3 số còn là là ngày tính theo lịch julian.
Quy tắc 3: Chuỗi ký tự có 3 số đứng trước và 1 chữ cái
Trong đó 2 số đầu là ngày sản xuất, số còn lại là năm sản xuất. Còn chữ cái cuối cùng là tháng sản xuất được đặt theo thứ tự của bảng chữ cái quốc tế, ví dụ A là tháng 1, B là tháng 2,…